VH Ứng xử nước của người Việt nhìn từ quan hệ cộng đồng, CN

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: VH Ứng xử nước của người Việt nhìn từ quan hệ cộng đồng,

Gửi bàigửi bởi BichtienVHHK16B » Chủ nhật 19/06/16 21:53

anlanh đã viết:bạn ơi, mình thấy giới hạn không gian là Việt Nam thì quá rộng, thu nhỏ lại phạm vi sẽ dễ viết hơn


Cảm ơn bạn nhé.
Hình đại diện của thành viên
BichtienVHHK16B
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 7 07/05/16 18:59
Cảm ơn: 5 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: VH Ứng xử nước của người Việt nhìn từ quan hệ cộng đồng,

Gửi bàigửi bởi BichtienVHHK16B » Chủ nhật 19/06/16 21:54

Thanh Truc đã viết:chưa có phần tài liệu tham khảo Tiền ơi

Cảm ơn Trúc, T bổ sung thêm rồi.
Hình đại diện của thành viên
BichtienVHHK16B
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 7 07/05/16 18:59
Cảm ơn: 5 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: VH Ứng xử nước của người Việt nhìn từ quan hệ cộng đồng,

Gửi bàigửi bởi BichtienVHHK16B » Chủ nhật 19/06/16 21:55

Quyen 09 đã viết:Tiền ơi, góp ý cái:
1. sao lại là văn hoá ứng xử nước? -> phải là văn hoá ứng xử với nước chứ
2. nên giới hạn phạm vi nghiên cứu lại, vd của người Việt vùng Tây nam Bộ, hay là giới hạn trong ca dao, nếu không thì đề tài quá rộng.
3. trên sơ đồ nên in đậm phầm nào đc giới hạn chứ sao để xanh lè hết trơn

Cảm ơn nha Quên
Hình đại diện của thành viên
BichtienVHHK16B
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 7 07/05/16 18:59
Cảm ơn: 5 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: Văn hóa ứng xử với nước của người Việt

Gửi bàigửi bởi BichtienVHHK16B » Thứ 2 10/10/16 10:04

Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: PHAN THỊ BÍCH TIỀN
Lớp: K16B
MSHV: 156 031 064 026

Chỉnh sửa lại các bài tập và tên đề tài
Tên đề tài: Văn hóa ứng xử với nước của người Việt

Bài tập 1: Chọn đề tài và phân tích
1. Phân tích cấu trúc của tên đề tài
Văn hóa ứng xử với nước của người Việt.
- Văn hóa ứng xử: là cụm từ trung tâm
- Với nước: là phạm vi nghiên cứu.
- Người Việt: chủ thể
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Văn hóa ứng xử với nước
- Phạm vi nghiên cứu:
o Không gian: Việt Nam
o Thời gian: toàn thời
o Chủ thể: người Việt
3. Lập sơ đồ
Cấu trúc hệ của các khái niệm:

Hình ảnh

4. Xác định (các) cặp đối lập cơ bản-> xác định vấn đề cần đi sâu NC
- Tận dụng nước >< Đối phó nước => rõ ràng
- Tính giá trị >< tính phi giá trị -> không rõ ràng => mâu thuẩn = vấn đề đi sâu nghiên cứu.

Bài tập 2: Lập đề cương

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Văn hóa và ứng xử
1.1.2 Văn hóa ứng xử với nước
1.2 Định vị văn hóa ứng xử với nước của người Việt
1.2.1 Không gian văn hóa
1.2.2 Chủ thể văn hóa
1.2.3 Thời gian văn hóa
1.3 Tiểu kết
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA NHẬN THỨC VÀ TẬN DỤNG NƯỚC
2.1 Văn hóa nhận thức
2.1.1 Trong đời sống
2.1.2 Trong lao động sản xuất
2.2 Văn hóa tận dụng
2.2.1 Trong đời sống
2.2.2 Trong lao động sản xuất
2.3 Tiểu kết
CHƯƠNG 3: VĂN HÓA ĐỐI PHÓ, LƯU LUYẾN VÀ SÙNG BÁI NƯỚC
3.1 Văn hóa đối phó với nước
3.1.1 Trong đời sống
3.1.2 Trong lao động sản xuất
3.1.3 Trong giao thông vận tải
3.2 Văn hóa lưu luyến nước
3.2.1 Trong nghệ thuật diễn xướng
3.2.2 Trong nghệ thuật ngôn từ
3.2.3 Trong nghệ thuật tạo hình
3.3 Văn hóa sùng bái nước
3.3.1 Trong tín ngưỡng sùng bái
3.3.2 Ảnh hưởng trong triết lý âm dương
3.4 Tiểu kết
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TƯ LIỆU TRA CỨU

Bài tập 3: Sưu tầm tài liệu và sử dụng Document map
A. Sưu tầm tài liệu/tư liệu đa ngành, đa công cụ, đa ngôn ngữ, đa chủng loại, đa phương tiện một cách hệ thống phục vụ cho đề tài NCKH đã chọn (trên DĐ công bố danh sách và đường dẫn)

1. Đặng Thị Ngọc Phượng, : Biểu tượng nước trong đời sống văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc. – http://vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan- ... -quoc.html
2. E.B Tylor 2000: Văn hóa nguyên thủy (Huyền Giang dịch). – NXB Tạp chí Văn hóa Nghệ Thuật, Hà Nội.
3. Francoise De Bonneville 2008: Lời của nước - thuật tắm và phong cách tắm qua các thời đại (Lưu Văn Hy dịch). – NXB Mỹ Thuật, Hà Nội.
4. Hứa Sa Ni: Nước trong tâm thức người Khmer. - http://www.phatgiaobaclieu.com/index.ph ... &Itemid=51
5. Hồ Liên 2002: Đôi điều về cái thiêng và văn hóa – NXB Văn hóa dân tộc – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 210 tr.
6. Lê Công Lý 2009: Về yếu tố nước trong lễ hội Ok-Om-Bok của đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. - In trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5.
7. Lê Thị Hồng Hạnh: Biểu tượng nước trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. - Khoa văn ĐHSPHN.
8. Nguyễn Đoàn Bảo Tuyền 2006. Văn hóa ứng xử với môi trường sông nước của người Việt miền Tây Nam Bộ. - Luận văn Trần Ngọc Thêm hướng dẫn.
9. Nguyễn Thị Thanh Xuân 2010: Phê bình cổ mẫu nước trong văn chương Việt Nam. - http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-m ... CC%A3t-nam
10. Nguyễn Thị Thu Trang: Sông nước trong tâm thức người Việt. - http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-m ... nguoi-viet.
11. Nguyễn Thị Việt Hương: Tục thờ nước của người Việt ven sông Hồng. - http://vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa- ... -hong.html
12. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, kỳ 2, tháng 3, 2016: Bàn về phát triển bền vững vùng ĐBSCL trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
13. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 2, tháng 3, 2016: Quản lý bền vững nguồn nước hướng tới phát triển kinh tế - xã hội.
14. Trần Quốc Vượng 2000: Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm. - NXB Văn hóa Dân tộc - Tạp chí văn hóa nghệ thuật.
15. Trần Ngọc Thêm 1998: Vai trò của nước trong truyền thống văn hóa Việt Nam và Đông Nam Á. - In trên Tạp chí văn hóa Nghệ thuật số 8,tr.66-72
16. Trần Ngọc Thêm 2006: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. - NXB TPHCM.
17. Trần Ngọc Thêm 2014: Nước, văn hóa và hội nhập. - Trong: Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng. - Nxb Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM.
18. Vũ Thị Hoa 1997: Lễ hội cầu mưa của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.

B. Sử dụng Document map

Hình ảnh

Bài tập 4: Xây dựng định nghĩa
(Chọn một khái niệm cơ bản trong đề tài NC của mình để xây dựng định nghĩa (trình bày theo 7 bước và lập sơ đồ)

1. Tìm tất cả định nghĩa
- Wikipedia
- Trần Ngọc Thêm 2006: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam.
- Trần Quốc Vượng 2007: “Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Giáo dục.
- Fracoise de Bonneville 2008: “Lời của nước - thuật tắm và phong cách tắm qua các thời đại”. NXB Mỹ Thuật.
- Nguyễn Thị Thanh Xuân 2010: Phê bình cổ mẫu nước trong văn chương Việt Nam.
2. Phân tích từng định nghĩa theo yêu cầu của định nghĩa

Hình ảnh

3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét nghĩa chung, có thể tiếp thu, những đặc trưng sai/thiếu cần bổ sung, sửa chửa
- Theo đặc trưng giống:
o Sử dụng: (1) của Wikipedia và (2) của Trần Ngọc Thêm
o Ứng xử: (2) của Trần Ngọc Thêm; (3) của Trần Quốc Vượng; (4) của Fracoise de Bonneville và (5) của Nguyễn Thị Thanh Xuân.
- Theo đặc trưng loài:
o (1) mang tiêu chí sử dụng.
o (2) vừa mang tiêu chí sử dụng và ứng xử.
o Từ 3 đến 5 mang tiêu chí ứng xử ở giá trị tinh thần.
=> Như vậy, có thể tiếp thu đặc trưng giống là sử dụng và ứng xử với nước.
4. Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm hiện hành, đối chiếu với kết quả (3) để điều chỉnh, bổ sung các đặc trưng cùng nội dung cụ thể của chúng
- Người Khmer cho rằng: Nước là một dạng vật chất, có mặt trong vũ trụ từ rất sớm – nước kết hợp với ba dạng vật chất khác là đất, lửa và gió tạo nên mọi thứ trên thế gian, trong đó có cả con người.
- Ở Ấn Độ cho rằng: Khởi thủy của người Ấn được mô tả trong kinh Veda là một trạng thái hỗn mang. Nước được sinh ra đầu tiên rồi mới đến lửa.
- Ở người Yuma tại Brasil, khi đứa trẻ vừa học ngồi, người ta rẩy nước pha một vài thứ cỏ nào đó, đặt cho nó một cái tên của vị tổ tiên.
- Ở một vài bộ lạc Jackun và các bộ lạc khác trên bán đảo Mã Lai, người ta mang đứa trẻ ra sông tắm ngay sau khi đẻ.
- Ở người Tân Tây Lan, lễ rửa tội cho trẻ con không phải là một tập quán gì mới mẻ.
- Tẩy uế bằng nước rất phổ biến ở Tây Phi.
- Ở người Basuto Nam Phi, một chiến binh từ trận đánh trở về phải tẩy sạch những vết máu, nếu không thì bóng ma của nạn nhân đêm đêm sẽ đuổi và phá giấc ngủ anh ta.
- Trong tôn giáo Peru, nghi thức tẩy uế là hết sức đặc sắc và tiêu biểu.
5. Xác định đặc trưng giống (khái niệm rộng hơn cùng loại)
- Văn hóa ứng xử với môi trường (nước)
6. Xác định các đặc trưng loài (khu biệt khái niệm được định nghĩa với những khái niệm khác cùng bậc)
Chúng tôi dựa vào định nghĩa văn hóa của Trần Ngọc Thêm để triển khai định nghĩa về văn hóa ứng xử với nước như sau:
- Văn hóa ứng xử với nước là hệ thống các giá trị do con người tích lũy và sáng tạo trong quá trình tồn tại lấy nước làm nguồn sống chính.
=> Vì nó thuộc văn hóa nên thỏa mãn 4 đặc trưng:
o Tính hệ thống
o Tính giá trị >< phi giá trị
o Tính nhân sinh: được con người nhận thức, tận dụng, đối phó, lưu luyến.
o Tính lịch sử: có thể xem nước là một trong những yếu tố khởi nguyên vũ trụ.
 Ngoài việc thỏa mãn 4 đặc trưng còn có 2 đặc trưng riêng làm nhiệm vụ khu biệt văn hóa ứng xử nước với: văn hóa ứng xử đất, rừng, lửa… Và không gian tồn tại hầu khắp nơi.
7. Lập sơ đồ, kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung, chỉnh sửa lại

Hình ảnh

Bài tập 5: So sánh, lập bảng

Hình ảnh

Bài tập 6: Lập mô hình
(Chọn một nội dung thích hợp trong đề tài của mình để lập mô hình)

Hình ảnh

nguồn: http://water.usgs.gov/edu/watercyclevietnamese.html

Bài tập 7: Áp dụng vào đề tài của mình

Trang bìa
Hình ảnh
Header
Hình ảnh
Footnote
Hình ảnh
Mục lục tự động
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
BichtienVHHK16B
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 7 07/05/16 18:59
Cảm ơn: 5 lần
Được cám ơn: 11 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến138 khách