Văn hóa giao tiếp qua điện thoại của người Việt

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Văn hóa giao tiếp qua điện thoại của người Việt

Gửi bàigửi bởi Unicorn » Chủ nhật 15/05/16 19:34

Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: PHAN KIM KHÁNH DUY
Lớp: Cao học văn hóa học K16B
MSHV: 156031064016

Bài tập thực hành 1: Chọn một đề tài nghiên cứu. Phân tích đề tài đã chọn. (phân tích cấu trúc tên đề tài; xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu; lập sơ đồ; xác định các cặp đối lập cơ bản; xác định các vấn đề cần đi sâu nghiên cứu)

Tên đề tài: Văn hóa giao tiếp qua điện thoại của người Việt

1. Phân tích cấu trúc tên đề tài:
[văn hóa giao tiếp][<qua điện thoại> người Việt]
„Văn hóa giao tiếp là“ cụm từ trung tâm
„Qua điện thoại“ là phạm vi nghiên cứu
„Người Việt“ là chủ thể

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: văn hóa giao tiếp
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Việt Nam, qua điện thoại
+ Thời gian: toàn thời
+ Chủ thể: người Việt

3. Lập sơ đồ:

Hình ảnh

4. Các cặp đối lập cơ bản:
văn hóa giao tiếp > < văn hóa nhận thức
qua điện thoại > < qua thư từ, đối thoại trực tiếp...
người Việt > < dân tộc các quốc gia khác ở phương Tây và phương Đông khác
Việt Nam >< các nước phương Tây và phương Đông khác

5. Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu:
- Cách chào hỏi, tự giới thiệu qua điện thoại
- Cách xưng hô qua điện thoại
- Thói quen dùng điện thoại di động nơi công cộng của người Việt
Hình đại diện của thành viên
Unicorn
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 5 05/05/16 3:53
Cảm ơn: 12 lần
Được cám ơn: 15 lần

Re: Văn hóa giao tiếp qua điện thoại của người Việt

Gửi bàigửi bởi BichtienVHHK16B » Thứ 2 16/05/16 3:31

Chào anh Duy,
Trong phần sơ đồ em còn nhằm lẫn, ở chổ "không gian" và "phạm vi" (vì theo lý thuyết 2 cái này không khác nhau).
Hình đại diện của thành viên
BichtienVHHK16B
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 7 07/05/16 18:59
Cảm ơn: 5 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: Văn hóa giao tiếp qua điện thoại của người Việt

Gửi bàigửi bởi Hoàng Hải Bình » Thứ 2 16/05/16 3:33

Theo mình thấy bài tập này làm ổn rồi.
Chỉ có phần không gian, theo ý kiến cá nhân thì:
- Đề tài này không giới hạn không gian. Vì chủ thể là người Việt rồi. Cách thức giao tiếp là qua điện thoại (để phân biệt với các cách thức giao tiếp khác). Tuy nhiên, dùng điện thoại thì gọi đi quốc tế hay ra nước ngoài cũng được vậy? Chính vì vậy, nếu giới hạn không gian là Việt Nam thì hơi không chính xác so với đề bài rồi. Hoặc là phải nhớ phần dẫn nhập hạn chế lại vấn đề giao tiếp Quốc tế bằng điện thoại.
Thời gian cũng nên tinh chỉnh lại một chút, toàn thời thì nghĩa là bắt đầu từ lúc điện thoại du nhập vào Việt Nam cho tới ngày nay? Tuy nhiên, theo ý mình, thì nên xét thời gian vào lúc mà điện thoại đã phổ biến rộng rãi, trở thành một vận dụng không thể thiếu của cá nhân (sự phát triển của điện thoại di động) thì sẽ thấy rõ hơn văn hoá giao tiếp qua điện thoại. Vì trong thời đại đầu tiên, khi điện thoại còn là điện thoại bàn, gọi điện phải qua tổng đài, chưa phổ biến, thì sự giao tiếp này còn hạn chế và ít mang những đặc điểm như khi dùng điện thoại di động ngày nay.
Đôi lời góp ý.
Thân.
Hình đại diện của thành viên
Hoàng Hải Bình
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 5 05/05/16 13:03
Cảm ơn: 18 lần
Được cám ơn: 25 lần

Re: Văn hóa giao tiếp qua điện thoại của người Việt

Gửi bàigửi bởi thanhthaVHHK16B » Thứ 2 16/05/16 3:36

Hi anh Duy!
Đề tái thú vị đó anh. Có một chút e thấy a co the xem xét lại một chut:
cấp độeZero a để văn hóa tinh thần hình như không ổn. Hay nó thuộc về "văn hóa ứng xử "
Hình đại diện của thành viên
thanhthaVHHK16B
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 7 07/05/16 19:21
Cảm ơn: 30 lần
Được cám ơn: 21 lần

Re: Văn hóa giao tiếp qua điện thoại của người Việt

Gửi bàigửi bởi Unicorn » Thứ 2 16/05/16 6:05

Cảm ơn góp ý của các bạn, mình mới làm lần đầu dĩ nhiên sẽ có những sai sót.
Phần "phạm vi" thì mình nghĩ đó là giới hạn về cách thức giao tiếp, còn không gian K trong bài nghiên cứu thì nó là ở Việt Nam.
Về góp ý của Bình, bài này cần giới hạn không gian vì người Việt ở nước ngoài sẽ có cách giao tiếp khác bằng điện thoại, tức là theo văn hóa giao tiếp và ứng xử của nơi sở tại. Còn người Việt gọi từ Việt Nam ra quốc tế thì sẽ có phần giới hạn trong phần mở đầu của bài nghiên cứu. Ở đây chúng ta chỉ phân tích tên đề tài thôi nên chưa đưa vào được.
@Thà: mình nghĩ "văn hóa ứng xử" và "văn hóa giao tiếp" ngang nhau về cấp độ, đành chờ đến giờ học Thầy sẽ giải đáp cho lớp vậy.
Hình đại diện của thành viên
Unicorn
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 5 05/05/16 3:53
Cảm ơn: 12 lần
Được cám ơn: 15 lần

Re: Văn hóa giao tiếp qua điện thoại của người Việt

Gửi bàigửi bởi Quyên Su » Thứ 3 17/05/16 15:39

Đề tài mới, thú vị đó a! Nhưng vấn đề cần đi sâu nghiên cứu là những gì mâu thuẫn ko rõ ràng. A có thể tham khảo ví dụ trg bài giảng của thầy nhé
RANDOM_AVATAR
Quyên Su
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 24/02/16 19:16
Cảm ơn: 18 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: Văn hóa giao tiếp qua điện thoại của người Việt

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Vy » Thứ 3 17/05/16 18:07

Anh nên thêm cặp đối lặp là điện thoại thời trước và smartphone.Chức năng đổi mới thì cách giao tiếp cũng có phần khác đi.Dùng video call.Hoặc mạng cá nhân để gọi điện.Hoặc gọi bằng zalo.Sẽ làm rõ hơn việc giao tiếp. Và những cách giao tiếp đó qua điện thoại thường và smartphone sẽ làm khoảng cách không gian gần hơn hoặc xa hơn.Vì sao trong thời nay, con người thường thích không gian trong giao tiếp qua điện thoại gần nhau hơn.Hoặc gọi đt free nhiều hơn.Gốc độ giao lưu và tiếp biến văn hóa, văn minh trong việc nâng cao đổi mới công nghệ cũng ảnh hưởng đến văn hóa ứnt xử của người Việt nữa :)
Hình đại diện của thành viên
Nguyễn Vy
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 6 06/05/16 0:29
Cảm ơn: 33 lần
Được cám ơn: 25 lần

Re: Văn hóa giao tiếp qua điện thoại của người Việt

Gửi bàigửi bởi Huyenntt » Thứ 6 20/05/16 4:58

Chào bạn. Mình nghĩ bạn nên bổ sung nghiên cứu thêm một số vấn đề sau:
1. Âm lượng khi sử dụng điện thoại
2. Bối cảnh trong sử dụng điện thoại (không gian và thời gian)
3. Ngôn ngữ trong khi sử dụng điện thoại (nhắn tin, gọi trực tiếp...)
Chúc bạn thành công.
Thanh Huyền
Hình đại diện của thành viên
Huyenntt
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 4 30/09/15 8:42
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hóa giao tiếp qua điện thoại của người Việt

Gửi bàigửi bởi Unicorn » Thứ 2 23/05/16 5:47

Huyenntt đã viết:Chào bạn. Mình nghĩ bạn nên bổ sung nghiên cứu thêm một số vấn đề sau:
1. Âm lượng khi sử dụng điện thoại
2. Bối cảnh trong sử dụng điện thoại (không gian và thời gian)
3. Ngôn ngữ trong khi sử dụng điện thoại (nhắn tin, gọi trực tiếp...)
Chúc bạn thành công.
Thanh Huyền


Cám ơn vì những góp ý của bạn. Mình xin được phản hồi như sau:
- Về âm lượng: mình sẽ phân tích trong mục "Thói quen dùng điện thoại nơi công cộng", có nhắc đến ở mục 5 (vấn đề cần nghiên cứu)
- Bối cảnh sử dụng điện thoại thì cũng nằm trong phần cần đi sâu nghiên cứu
- Phần cuối mình nghĩ là "đường kênh" giao tiếp chứ không phải là ngôn ngữ. Và mình có trình bày trong sơ đồ.

Vì bài tập 1 chỉ là phân tích tên đề tài nên có nhiều nội dung sẽ không ghi cụ thể, tất cả sẽ được trình bày trong bài tập "lập đề cương".
Hình đại diện của thành viên
Unicorn
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 5 05/05/16 3:53
Cảm ơn: 12 lần
Được cám ơn: 15 lần

Re: Văn hóa giao tiếp qua điện thoại của người Việt

Gửi bàigửi bởi Unicorn » Thứ 2 23/05/16 5:53

Sau buổi học thứ 2 với thầy, mình chỉnh sửa lại một số nội dung cho bài tập số 1.

Bài tập thực hành 1:

Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: Phan Kim Khánh Duy
Lớp: Cao học văn hóa học K16B
MSHV: 156031064016

Tên đề tài: Văn hóa giao tiếp qua điện thoại của người Việt

1. Phân tích cấu trúc tên đề tài:
[văn hóa giao tiếp][<qua điện thoại> người Việt]
„Văn hóa giao tiếp là“ cụm từ trung tâm
„Qua điện thoại“ là phạm vi nghiên cứu
„Người Việt“ là chủ thể

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: văn hóa giao tiếp
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Việt Nam
+ Phạm vi: qua điện thoại
+ Thời gian: từ khi có điện thoại ở Việt Nam
+ Chủ thể: người Việt

3. Lập sơ đồ:

Hình ảnh

4. Các cặp đối lập cơ bản:
văn hóa giao tiếp > < văn hóa nhận thức
qua điện thoại > < qua thư từ, đối thoại trực tiếp...
người Việt > < dân tộc các quốc gia khác ở phương Tây và phương Đông khác
Việt Nam >< các nước phương Tây và phương Đông khác
Điện thoại di động >< điện thoại bàn
Gọi thoại trực tiếp >< tin nhắn
Hai cặp đối lập cuối cùng cần đi sâu nghiên cứu.

5. Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu:
- Cách chào hỏi, tự giới thiệu qua điện thoại
- Cách xưng hô qua điện thoại
- Thói quen dùng điện thoại di động nơi công cộng của người Việt
- Những khác biệt khi dùng điện thoại bàn và điện thoại di động
Hình đại diện của thành viên
Unicorn
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 5 05/05/16 3:53
Cảm ơn: 12 lần
Được cám ơn: 15 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến160 khách