Kịch bản trong nghệ thuật Hát Bội dưới góc nhìn văn hóa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: Kịch bản trong nghệ thuật Hát Bội dưới góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi lê quốc duy » Thứ 4 08/03/17 13:00

Em chào chị Trúc
Thanh Truc đã viết:BÀI TẬP SỐ 1
Tên đề tài:KỊCH BẢN TRONG NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU HÁT BỘI DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
1. Đối tượng nghiên cứu:kịch bản trong Hát Bội
Phạm vi nghiên cứu: Nghệ thuật sân khấu Hát Bội
Mục đích nghiên cứu:Tìm hiểu những giá trị nhân văn thông qua những kịch bản sân khấu trong nghệ thuật sân khấu Hát Bội.
2. Phân tích cấu trúc đề tài:
[Kịch bản] trong[<nghệ thuật sân khấu Hát Bội>] dưới góc nhìn văn hóa
Đối tượng là cụm từ trung tâm
Cụm từ phụ nghĩa nhằm giới hạn về tài liệu

Tuy nhiên, ở phần BÀI TẬP THỰC HÀNH SỐ 2

Hình ảnh
Hình như có sự mâu thuẫn giữa xác định đối tượng, phạm vi giữa 2 bài tập.
Và ở bài tập 2, chị có đề cập đến chủ thể là "các kịch bản" em nghĩ, chủ thể là người Việt Nam Bộ (những người soạn kịch bản tuồng) mới chính là chủ thể.
Và cũng chính vì vậy
Ở mục cơ sở thực tiễn trong đề cương, em nghĩ chị có thể thêm phần định vị văn hóa Nam Bộ nó sẽ làm rõ hơn đề tài của chị.
Học viên cao học khóa K17A
Lê Quốc Duy
RANDOM_AVATAR
lê quốc duy
 
Bài viết: 52
Ngày tham gia: Thứ 4 07/11/12 20:28
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: Kịch bản trong nghệ thuật Hát Bội dưới góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi Thanh Truc » Thứ 7 24/06/17 7:53

Đỗ Dũng đã viết:Đề tài về Hát bội trước nay rất hiếm và dường như chưa thấy sự thành công nào đáng kể, nếu bạn quyết tâm bạn sẽ thắng, tôi có nhiều năm làm công tác nghiên cứu sân khấu truyền thống Việt Nam nên ít nhiều tôi có tài liệu và hiểu Hát bội. Phân tích đề tài của bạn chưa ổn, nên cần xem lại. Ta có thể đặt ra cấp zero: văn hóa biểu diễn (văn hóa nghệ thuật quá rộng và không cụ thể; cần định vị "C-K-T" lại. Hát bội ra đời ở Bắc, nhưng phát triển rực rỡ ở Trung (vai trò của Đào Duy Từ), vào Nam vào thời Nguyễn. Nếu toàn thời gian của Hát bội từ thời Trần đến nay, toàn không gian từ Bắc vào Nam. Tại sao ta không chọn chỉ không gian Nam Bộ, thời gian từ thời Nguyễn đến nay, để nguồn tư liệu dễ tìm. Đặc điểm chung Hát bội thể tài là bi hùng, trình thức là cung đình, âm nhạc là nhạc Lễ, loại hình là kịch hát... như vậy Hát bội và Cải lương không phải là cặp đối lập, vũ đạo là một bộ phận của Hát bội, nên cũng không có gì đối lập... Trong đề cương không thấy bạn khái quát về "kịch bản" trong khi đó là hạt nhân bạn nghiên cứu. Còn góc nhìn về văn hóa là văn hóa nào (tên đề tài), đề cương là VHH (nhận thức, thổ chức, ứng xử) đưa Hát bội vào ba khung này thì mệt lắm. Bạn có thể "Kịch bản Hát bội từ văn hóa nhận thức" khai thác tiêt lý âm dương, tam tài, ngũ hành (về vũ trụ); tính chất Nho học trong ngôn ngữ ca từ và các thủ pháp nghệ thuật như ước lệ, cách điệu, tượng trưng... Bạn muốn so sánh loại hình này với loại hình khác, bạn phải biết đặc điểm từng loại hình, thị hiếu khán giả của nó, đóng góp của nó trong xã hội như thế nào thì mới so sánh giá trị văn hóa của nó. Nếu đây là bài tập thể nghiêm thì thôi, còn là đề tài luận văn hay luận án mà bạn theo đuổi thì cần tìm chuyên gia để nhờ trợ giúp nhé. Chúc bạn thành công.
Đỗ Dũng (chuyên gia sân khấu Nam Bộ)

Em xin cảm ơn những góp ý của Thầy! Thật ra đây chỉ mới là bài tập thể nghiệm của e thôi. Thật sự đề tài luận văn của em hiện tại là "Nghệ thuật hóa trang của Hát Bội Nam Bộ". Em đã bảo vệ đề cương luận văn và em cũng rất mong muốn hoàn thành thật tốt đề tài luận văn này vì em thấy nó rất hay. Tuy nhiên, em cũng cần rất nhiều sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của những người có kinh nghiệm về Hát Bội như Thầy để em có thể hoàn thành tốt luận văn. Em mong Thầy có thể chỉ dẫn cho em nhiều hơn. Em cảm ơn Thầy rất nhiều!
RANDOM_AVATAR
Thanh Truc
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 6 13/05/16 11:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 21 lần

Re: Kịch bản trong nghệ thuật Hát Bội dưới góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi Thanh Truc » Thứ 7 24/06/17 7:55

lê quốc duy đã viết:Em chào chị Trúc
Thanh Truc đã viết:BÀI TẬP SỐ 1
Tên đề tài:KỊCH BẢN TRONG NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU HÁT BỘI DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
1. Đối tượng nghiên cứu:kịch bản trong Hát Bội
Phạm vi nghiên cứu: Nghệ thuật sân khấu Hát Bội
Mục đích nghiên cứu:Tìm hiểu những giá trị nhân văn thông qua những kịch bản sân khấu trong nghệ thuật sân khấu Hát Bội.
2. Phân tích cấu trúc đề tài:
[Kịch bản] trong[<nghệ thuật sân khấu Hát Bội>] dưới góc nhìn văn hóa
Đối tượng là cụm từ trung tâm
Cụm từ phụ nghĩa nhằm giới hạn về tài liệu

Tuy nhiên, ở phần BÀI TẬP THỰC HÀNH SỐ 2

Hình ảnh
Hình như có sự mâu thuẫn giữa xác định đối tượng, phạm vi giữa 2 bài tập.
Và ở bài tập 2, chị có đề cập đến chủ thể là "các kịch bản" em nghĩ, chủ thể là người Việt Nam Bộ (những người soạn kịch bản tuồng) mới chính là chủ thể.
Và cũng chính vì vậy
Ở mục cơ sở thực tiễn trong đề cương, em nghĩ chị có thể thêm phần định vị văn hóa Nam Bộ nó sẽ làm rõ hơn đề tài của chị.

Cảm ơn bạn đã góp ý, mình sẽ cố gắng chỉnh sửa hoàn chỉnh hơn!
RANDOM_AVATAR
Thanh Truc
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 6 13/05/16 11:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 21 lần

Re: Kịch bản trong nghệ thuật Hát Bội dưới góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi Thanh Truc » Thứ 7 24/06/17 8:14

Chỉnh sửa đề cương chi tiết của Bài tập 2
Tên đề tài: Nghệ thuật hóa trang của Hát Bội Nam Bộ
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận: Các khái niệm liên quan đề tài
- Tính biểu trưng
- Nghệ thuật sân khấu
- Hát Bội
- Hóa trang
- Mặt nạ
- Nghệ thuật hóa trang
- Tính cách nhân vật
- Đường nét
- Màu sắc
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Văn hóa nghệ thuật Nam Bộ
1.2.2. Lịch sử hình thành nghệ thuật Hát Bội Nam Bộ.
Tiểu kết
Chương 2: Những giá trị bản sắc thể hiện qua đường nét và màu sắc trong nghệ thuật hóa trang Hát Bội Nam Bộ
2.1. Nghệ thuật hóa trang trong sân khấu kịch hát của một số nước trong khu vực Châu Á
2.1.1. Đông Bắc Á( Trung Quốc, Nhật Bản)
2.1.1.1. Kịch Kabuki
2.1.1.2. Kinh Nô
2.1.1.3. Kinh kịch
2.1.2. Đông Nam Á( Campuchia,…)
2.1.2.1. Sân khấu Dù – kê
2.1.3. Việt Nam
2.1.3.1. Chèo
2.1.3.2. Cải lương
2.2. Mỹ học hóa trang trong sân khấu Hát Bội
2.2.1. Hình thức tượng trưng
2.2.2. Tính bất biến của các phạm trù chân lý và đạo đức
2.2.3. Màu sắc, đường nét hóa trang trong sân khấu Hát Bội
2.3. Đặc điểm hóa trang trong Hát Bội Nam Bộ
2.3.1. Cách thức hóa trang trong sân khấu Hát Bội Nam Bộ
2.3.1.1. Phẩm liệu hóa trang
2.3.1.2. Cách thức thể hiện
2.3.1.3. Hóa trang màu da
2.3.1.4. Hóa trang mắt, chân mày
2.3.1.5. Nét vẽ trên mặt
2.3.1.6. Hóa trang râu
2.3.2. Hệ thống nhân vật thể hiện qua cách hóa trang trong nghệ thuật Hát Bội Nam Bộ
2.3.2.1. Hệ thống nhân vật chính diện
2.3.2.2. Hệ thống nhân vật phản diện
2.3.2.3. Hệ thống nhân vật trung gian
2.4. Ảnh hưởng của những yếu tố khác trong nghệ thuật hóa trang Hát Bội
2.4.1. Trang phục
2.4.2. Vũ đạo
Tiểu kết
Chương 3: Sự tương đồng và dị biệt giữa nghệ thuật hóa trang Hát Bội Nam Bộ và nghệ thuật hóa trang Hát Bội Trung Bộ
3.1. Nghệ thuật hóa trang Hát Bội Trung Bộ
3.1.1. Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh
3.2.2. Nhà hát Tuồng Đào Tấn
3.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa nghệ thuật hóa trang Nam Bộ và nghệ thuật hóa trang Trung Bộ
3.2.1. Sự giống nhau
3.2.2. Sự khác nhau
3.3. Bảo tổn và phát huy nghệ thuật Hát Bội Nam Bộ trong thời kỳ hội nhập hiện nay
3.3.1. Giải pháp về chính sách quản lý Nhà nước
3.3.2. Giải pháp về đội ngũ quản lý và lực lượng sáng tạo
3.3.3. Giải pháp về giáo dục nghệ thuật truyền thống trong học đường
Tiểu kết
RANDOM_AVATAR
Thanh Truc
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 6 13/05/16 11:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 21 lần

Re: Kịch bản trong nghệ thuật Hát Bội dưới góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi Thanh Truc » Thứ 7 24/06/17 9:21

Bải tập 4
1. Tìm và phân loại các định nghĩa
Định nghĩa 1: Nghệ thuật sân khấu là toàn bộ thế giới tinh thần và vật chất của con người, được thể hiện bằng sáng tạo của nghệ sĩ ở trên sân khấu trước khán giả xem trực tiếp và khán giả cũng sáng tạo trực tiếp cùng với nghệ sĩ. Chính vì vậy, khán giả tiếp nhận những bài học đạo đức và nhận thức rõ ràng về những gì mà vở diễn đem tới (http://vhnthcm.edu.vn/tim-hieu-ve-nghe-thuat-san-khau/)
Định nghĩa 2: Sân khấu là một hình thức hợp tác của nghệ thuật sử dụng biểu diễn trực tiếp, thường bao gồm việc các diễn viên trình bày những trải nghiệm của một sự kiện có thật hay tưởng tượng trước những đối tượng khán giả tại chỗ ở một nơi cụ thể, thường là nhà hát. Các diễn viên có thể truyền tải kinh nghiệm này đến với khán giả thông qua sự kết hợp của cử chỉ, lời nói, bài hát, âm nhạc, và khiêu vũ. Các yếu tố của nghệ thuật, chẳng hạn như khung cảnh được dàn dựng và kịch nghệ như ánh sáng được sử dụng để nâng cao tính biểu tượng, sự hiện diện và tính tức thời của trải nghiệm. (https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2n_kh%E1%BA%A5u).
2. Phân tích định nghĩa
Định nghĩa 1: khái quát được sự tương tác giữa hai chủ thể chính là nghệ sĩ và khán giả để thể tạo ra được sân khấu, ngắn gọn nhưng cũng tương đối đầy đủ.
Định nghĩa 2: Có liệt kê những yếu tố khác trên sân khấu của các diễn viên bổ sung thêm cho định nghĩa.
3. Sử dụng định nghĩa 1 có thể tương đối đầy đủ
4.Có thể bổ sung trong định nghĩa 1 về việc liệt kê các yếu tố của diễn viên để tác động thêm cho khán giả như ờ trên định nghĩa 2
5. Đặc trưng giống là về nghệ thuật sân khấu
6. Đặc trụng loài là sự tương tác giữa diễn viên và khán giả
7. Lập sơ đồ cấu trúc
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Thanh Truc
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 6 13/05/16 11:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 21 lần

Re: Kịch bản trong nghệ thuật Hát Bội dưới góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi Thanh Truc » Thứ 7 24/06/17 9:37

Bài tập 5: Tiến hành so sánh, tìm các điểm tương đồng và khác biệt.

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Thanh Truc
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 6 13/05/16 11:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 21 lần

Re: Kịch bản trong nghệ thuật Hát Bội dưới góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi Thanh Truc » Thứ 7 24/06/17 9:47

Bài tập 6:
1. LẬP BẢNG SO SÁNH
Hình ảnh

2. LẬP MÔ HÌNH
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Thanh Truc
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 6 13/05/16 11:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 21 lần

Re: Kịch bản trong nghệ thuật Hát Bội dưới góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi Thanh Truc » Thứ 7 24/06/17 10:06

Bài tập 7: Áp dụng vào đề tài của mình.

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Thanh Truc
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 6 13/05/16 11:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 21 lần

Re: Kịch bản trong nghệ thuật Hát Bội dưới góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi Thanh Truc » Chủ nhật 25/06/17 16:33

Thanh Truc đã viết:
Đỗ Dũng đã viết:Đề tài về Hát bội trước nay rất hiếm và dường như chưa thấy sự thành công nào đáng kể, nếu bạn quyết tâm bạn sẽ thắng, tôi có nhiều năm làm công tác nghiên cứu sân khấu truyền thống Việt Nam nên ít nhiều tôi có tài liệu và hiểu Hát bội. Phân tích đề tài của bạn chưa ổn, nên cần xem lại. Ta có thể đặt ra cấp zero: văn hóa biểu diễn (văn hóa nghệ thuật quá rộng và không cụ thể; cần định vị "C-K-T" lại. Hát bội ra đời ở Bắc, nhưng phát triển rực rỡ ở Trung (vai trò của Đào Duy Từ), vào Nam vào thời Nguyễn. Nếu toàn thời gian của Hát bội từ thời Trần đến nay, toàn không gian từ Bắc vào Nam. Tại sao ta không chọn chỉ không gian Nam Bộ, thời gian từ thời Nguyễn đến nay, để nguồn tư liệu dễ tìm. Đặc điểm chung Hát bội thể tài là bi hùng, trình thức là cung đình, âm nhạc là nhạc Lễ, loại hình là kịch hát... như vậy Hát bội và Cải lương không phải là cặp đối lập, vũ đạo là một bộ phận của Hát bội, nên cũng không có gì đối lập... Trong đề cương không thấy bạn khái quát về "kịch bản" trong khi đó là hạt nhân bạn nghiên cứu. Còn góc nhìn về văn hóa là văn hóa nào (tên đề tài), đề cương là VHH (nhận thức, thổ chức, ứng xử) đưa Hát bội vào ba khung này thì mệt lắm. Bạn có thể "Kịch bản Hát bội từ văn hóa nhận thức" khai thác tiêt lý âm dương, tam tài, ngũ hành (về vũ trụ); tính chất Nho học trong ngôn ngữ ca từ và các thủ pháp nghệ thuật như ước lệ, cách điệu, tượng trưng... Bạn muốn so sánh loại hình này với loại hình khác, bạn phải biết đặc điểm từng loại hình, thị hiếu khán giả của nó, đóng góp của nó trong xã hội như thế nào thì mới so sánh giá trị văn hóa của nó. Nếu đây là bài tập thể nghiêm thì thôi, còn là đề tài luận văn hay luận án mà bạn theo đuổi thì cần tìm chuyên gia để nhờ trợ giúp nhé. Chúc bạn thành công.
Đỗ Dũng (chuyên gia sân khấu Nam Bộ)

Em xin cảm ơn những góp ý của chuyên gia! Thật ra đây chỉ mới là bài tập thể nghiệm của e thôi. Thật sự đề tài luận văn của em hiện tại là "Nghệ thuật hóa trang của Hát Bội Nam Bộ". Em đã bảo vệ đề cương luận văn và em cũng rất mong muốn hoàn thành thật tốt đề tài luận văn này vì em thấy nó rất hay. Tuy nhiên, em cũng cần rất nhiều sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của những người có kinh nghiệm về Hát Bội để em có thể hoàn thành tốt luận văn. Em mong nhận được nhiều góp ý của mọi người chỉ dẫn cho em nhiều hơn. Em cảm ơn chuyên gia rất nhiều!
RANDOM_AVATAR
Thanh Truc
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 6 13/05/16 11:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 21 lần

Re: Kịch bản trong nghệ thuật Hát Bội dưới góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Vy » Chủ nhật 25/06/17 16:40

chao Trúc!
đề tài của Trúc hay nghiên cứu về kịch hát bội. Tuy nhiên minh có góp ý. trong tên đề tài chỉ đến "Dưới gốc nhìn văn hóa" tuy nhiên ở phần bài tập 1 so đồ có vẽ ro ràng. tuy nhiên phần cácthwucs thì để là "DƯới gốc nhìn văn hóa học" giữa hai khai niệm văn hóa và văn hóa học khác nhau, dưới gốc nhìn hai phạm trù này cũng khác nhau. vì vậy mình xin có chia sẽ nhỏ để bạn có thể giải thích hoặc tham khảo!
cảm ơn Trúc
Hình đại diện của thành viên
Nguyễn Vy
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 6 06/05/16 0:29
Cảm ơn: 33 lần
Được cám ơn: 25 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến195 khách