LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆN NA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆ

Gửi bàigửi bởi vynguyen » Thứ 7 18/06/16 23:12

Chào bạn.
Trong phần phương pháp nghiên cứu , bạn có ghi là dùng phương pháp so sánh, mình nghĩ là để làm nổi bật thực trạng và sự biến đổi của lễ hội có phải không? Nhưng mình thấy thì trong đề cương của bạn thì chưa thấy mục nào sử dụng phương pháp so sánh này để làm nổi bật sự biến đổi.
Vài ý kiến, bạn xem thử.
Hình đại diện của thành viên
vynguyen
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 5 01/10/15 23:13
Cảm ơn: 11 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆ

Gửi bàigửi bởi Quyên Su » Thứ 6 07/10/16 23:12

Bài tập 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía nam), Nxb Khoa học Xã hội, 1984.
2. Trường Lưu (cb), Văn hoá người Khmer ở ĐBSCL, Nxb Văn hoá Dân tộc, 1993.
3. Nhiều tác giả, Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, 1994.
4. Viện Văn hoá, Tìm hiểu vốn văn hoá dân tộc Khmer Nam Bộ, Nxb Tổng hợp An Giang, 1998.
5. Trần Văn Bổn, Một số lệ tục dân gian của người Khmer ĐBSCL, Nxb Văn hoá Dân tộc, 1999.
6. Nguyễn Chí Bền, “Lễ hội và nguồn truyện dân gian của người Khmer ở Nam Bộ”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật, số 5/1992.
7. Nguyễn Xuân Nghĩa, “Lễ hội nông nghiệp cổ truyền ở người Khmer vùng ĐBSCL”, T/c Văn hoá dân gian, số 4/1987.
8. http://lehoi.cinet.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=310&articleid=1419 (21/06/2016).
9. http://bandantoc.hochiminhcity.gov.vn/lh/-/asset_publisher/xulFWNZZp2uV/content/id/48860 (22/06/2016).

Bài tập 4: Sử dụng Document map để sắp xếp tư liệu

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Quyên Su
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 24/02/16 19:16
Cảm ơn: 18 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆ

Gửi bàigửi bởi Quyên Su » Thứ 6 07/10/16 23:22

vynguyen đã viết:Chào bạn.
Trong phần phương pháp nghiên cứu , bạn có ghi là dùng phương pháp so sánh, mình nghĩ là để làm nổi bật thực trạng và sự biến đổi của lễ hội có phải không? Nhưng mình thấy thì trong đề cương của bạn thì chưa thấy mục nào sử dụng phương pháp so sánh này để làm nổi bật sự biến đổi.
Vài ý kiến, bạn xem thử.

Cảm ơn bạn vynguyen rất nhiều. Mình sẽ xem xét lại bài và sửa lại cho hợp lý.
RANDOM_AVATAR
Quyên Su
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 24/02/16 19:16
Cảm ơn: 18 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆ

Gửi bàigửi bởi Quyên Su » Thứ 7 08/10/16 14:05

Bài tập 4: Xây dựng định nghĩa theo quy trình
1. Tìm và phân loại các định nghĩa hiện có về "Lễ hội"
(1) M.Bachie cho rằng: “Lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và trò biểu diễn, đó là cuộc sống chiến đấu của cộng đồng cư dân. Tuy nhiên bản thân cuộc sống không thể thành lễ hội được nếu chính nó không được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng,vượt lên trên thế giới của những phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại hữu hiện, đạt tới hiện thực lý tưởng mà ở đó, mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả”.
(2) Wikipedia: "Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ 3 thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ "nhân khang, vật thịnh".
(3) Phan Đăng Nhật: “ Lễ hội là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vố số những phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện xã hội – lịch sử quan trọng của dân tộc....Lễ hội còn là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa (theo nghĩa rộng) của nhiều thời kỳ lịch sử trong quá khứ dồn nén lại cho tương lai”.
(4) Trần Ngọc Thêm: "Lễ hội là hệ thống phân bố theo không gian: mỗi vùng có những lễ hội riêng của mình. Lễ hội bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin; phần hội gồm các trò chơi giải trí hết sức phong phú."
2. Phân tích định nghĩa theo yêu cầu định nghĩa
(1) - Hình thức: rõ ràng, cụ thể
- Nội dung: thiếu tính khái quát, dài dòng, khó hiểu.
(2) Hình thức:
- Dễ phù hợp với các đối tượng
- Dễ hiểu
Nội dung: - Phạm vi bao quát rộng
(3) Hình thức: Rõ ràng nhưng liệt kê dài dòng (2 câu)
Nội dung: Chưa có tính khái quát
- Khó phù hợp khi đối tượng thay đổi
(4) Hình thức: Rõ ràng, dẽ hiểu.
Nội dung: - Tính khái quát cao
- Dễ phù hợp với đối tượng khác nhau
- Toàn diện
Nhược điểm: - Chưa ngắn gọn, xúc tích.
3. Phân loại định nghĩa, xác định những nét chung có thể tiếp thu, các đặc trưng sai / thiếu cần sửa chữa bổ sung:
Định nghĩa nêu đặc trưng: (1), (3)
Định nghĩa miêu tả: (2), (4)
Các nét định nghĩa chung có thể tiếp thu:
- Là hệ thống hành vi thể hiện sự tôn kính của con người với thần linh
- Là hệ thống không gian
- Gồm phần lễ và phần hội
4.Tìm tất cả các cách khái niệm hiện hành, đối chiếu với kết quả để điều chỉnh bổ sung các đặc trưng cùng nội dung cụ thể của chúng.
Đa số các định nhĩa đều mang tính miêu tả, chưa có tính khái quát cao nhất do đó cần có một định nghĩa mang tính khái quát và ngắn gọn hơn.
5.Xác định đặc trưng giống (khái niệm rộng hơn cùng loại, cấp zero)
"Lễ hội" nằm trong văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, là nhu cầu về đời sống tinh thần của con người.
6.Xác định đặc trưng loài cho phép khu biệt khái niệm được định nghĩa với các khái niệm khác cùng bậc

Hình ảnh

7. Lập sơ đồ cấu trúc

Hình ảnh
Lễ hội là hệ thống giá trị tinh thần của con người bao gồm phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn, cầu xin (tính thiêng) và phần hội mang tính giải trí (trò chơi, hat múa,...)
RANDOM_AVATAR
Quyên Su
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 24/02/16 19:16
Cảm ơn: 18 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆ

Gửi bàigửi bởi Quyên Su » Thứ 7 08/10/16 14:22

Bài tập 5:
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Quyên Su
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 24/02/16 19:16
Cảm ơn: 18 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆ

Gửi bàigửi bởi thanhthaVHHK16B » Thứ 2 31/10/16 22:32

Hi bạn!
Thà thấy chương 3 có thể thay đổi được không? bởi đây là lễ hội diễn ra hàng năm và năm nào cũng vậy. chưa có gì để thấy rằng những giá trị trong lễ hội này bị sao ca. vì vậy không nhất thiết phải thực trạng, giải pháp mà có thể chương 3 thay thế bằng ảnh hưởng của lễ hội đến với các cộng đồng khác.
Thân
Hình đại diện của thành viên
thanhthaVHHK16B
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 7 07/05/16 19:21
Cảm ơn: 30 lần
Được cám ơn: 21 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến195 khách