Vấn đề giáo dục truyền thống văn hóa cho đoàn viên...

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: Vấn đề giáo dục truyền thống văn hóa cho đoàn viên...

Gửi bàigửi bởi lê quốc duy » Thứ 7 11/03/17 8:30

Phạm Trần Phú Vĩnh đã viết:Cho mình "théc méc" xíu. kkkk
Mình vẫn chưa hình dung được rõ lắm, về mục đích phân chương 2 và chương 3. Nếu mình hình dung không lầm thì chương 2 đã nói rõ về giá trị rồi, chương 3 thực sự chỉ lập lại kiểu tinh giản chương 2. Nếu vậy thì e khối lượng các chương sẽ không cân đối.

Thiệt ra là,
Chương 2 mình muốn nói thực trạng vấn đề, và chương 3 mình muốn làm về hướng đi vấn đề giá trị văn hóa cần được đưa vào sinh hoạt tổ chức đoàn thể bởi vì vai trò của giá trị văn hóa đối với cả tổ chức lẫn thành viên của tổ chức. Hôm trước bạn Vũ có góp ý cho Duy về bố cục và cách đặt tên chương. Nên D đã thay đổi, nhưng vẫn chưa thấy hài lòng về bố cục ấy lắm. Nên rất nhờ Vĩnh và mọi người góp ý và gợi mở thêm.
Học viên cao học khóa K17A
Lê Quốc Duy
RANDOM_AVATAR
lê quốc duy
 
Bài viết: 52
Ngày tham gia: Thứ 4 07/11/12 20:28
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: Vấn đề giáo dục truyền thống văn hóa cho đoàn viên...

Gửi bàigửi bởi vanthinhatruc » Thứ 7 11/03/17 8:50

Duy và Vũ ơi, chỉ in nghiêng tên sách xuất bản, tên bài báo KH khg in nghiêng mà in nghiêng tên tạp chí đã xuất bản bài báo đó.
RANDOM_AVATAR
vanthinhatruc
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/02/17 19:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: Vấn đề giáo dục truyền thống văn hóa cho đoàn viên...

Gửi bàigửi bởi lê quốc duy » Thứ 3 21/03/17 10:20

Chỉnh sửa bài tập số 3:
1. Document map
Hình ảnh
2. Sưu tầm tài liệu
Tài liệu tiếng Việt
1.Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030.
2.Dương Xuân Ngọc (2010). Thực tiễn và sáng tạo lý luận đổi mới thể chế giáo dục văn hóa ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.Tạp chí Triết học số 2 (225), tháng 2-2010.ISSN: 0866-7632.tr.35-44.
3. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X. (Đã được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X thông qua ngày 12/12/2012).
4.Lê Văn Nam (2016). Đóng góp của Nguyễn Hiến Lê trong nghiên cứu, giới thiệu văn hóa qua mảng tác phẩm về giáo dục nhân cách. Luận văn thạc sĩ Văn hóa học. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.
5.Đỗ Ngọc Hà (2004). Đoàn Thanh niên với việc xây dựng lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Đề tài KTN 2004-02. Hà Nội.
6.Lê Cao Thắng (2013). Hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên hiện nay (qua khảo sát một số trường đại học ở Hà Nội). Luận án Tiến sĩ Văn hóa học. Viện nghệ thuật Việt Nam. Hà Nội.
7.Lê Hữu Ái, Trần Quang Ánh (2008). Vấn đề giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên trong bối cảnh hiện nay ở nước ta. Tạp chí Khoa học Công nghệ Đà Nẵng, số 5(28).2008.
8.Lê Thị Mỹ Hạnh (2010). Mối quan hệ giữa văn hoá với giáo dục và thẩm mỹ.Tham luận Hội thảo Giáo dục Nghệ thuật và cuộc sống. Nguồn: http://www.spnttw.edu.vn/Pages/ArticleD ... cleid=1112
9.Manfred B.Steger (Nguyễn Hải Bằng dịch) (2011). Toàn cầu hóa. NXB Tri thức.
10.Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X về “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2013 - 2017” ngày 22 tháng 8 năm 2015.
11.Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ (1972). Mạn đàm về văn hóa và giáo dục. Tạp chí Phương Đông, số 13, tháng 7-1972, chủ đề truyền thống học đường và giáo dục. Nguồn: http://nhantu.net/BienKhaoTongQuat/Mand ... iaoduc.htm
12.Nguyễn Quang Lê (2014). Bản sắc văn hóa qua lễ hội truyền thống người Việt. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.
13.Nguyễn Thị Mỹ Trang (2010). Phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ Giáo học học. Trường Đại học Sư Phạm. Thành phố Hồ Chí Minh.
14.Nguyễn Thị Thu Trang (2016). Toàn cầu hóa và yêu cầu đổi mới giáo dục ở Việt Nam. Tạp chí VHNT số 381, tháng 3-2016.
Nguồn: http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van- ... t-nam.html
15.Nguyễn Thị Thúy Vi (2014). Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với việc giáo dục lối sống cho học sinh trong các trường trung học phổ thông ở quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Luận văn thạc sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa học. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.
16.Nguyễn Thanh Hiếu (2015). Vấn đề giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niện Cộng sản Hồ Chí Minh ở thành phố Đà Nẵng hiện nay. Luận văn thạc sĩ Triết học. Đại học Đà Nẵng. Đà Nẵng.
17.Nguyễn Văn Tiến (2013). Giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho đoàn viên thanh niên thành phố Vinh tỉnh Nghệ An trong gia đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục. Trường Đại học Vinh. Nghệ An.
18.Phạm Duy Đức (2009). Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bài đã in trong sách Phát triển văn hoá Việt Nam giai đoạn 2011-2020 - Những vấn đề phương pháp luận, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
Nguồn: http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/ ... 74663.html
19.Phạm Hồng Quang (2002). Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên sư phạm. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
20.Phạm Hồng Trung (2007). Tính thống nhất và đa dạng văn hóa: Giáo dục và vấn đề bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 10, số 09, tr.87-102.
21.Phạm Ngọc Trung (2016). Giáo dục nhân cách, đạo đức đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước. [i]Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật[/i], số 389.
Nguồn: http://www.vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/ ... -nuoc.html
22.Phan Ngọc (1999). Một cách tiếp cận văn hóa. NXB Thanh niên. Hà Nội.
23.Tô Thị Nhung (2006). Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ Triết học. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Hà Nội.
24.Trần Ngọc Thêm (1998). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB Giáo Dục. Hà Nội.
26.Trần Ngọc Thêm (2015). Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
27.Trần Ngọc Thêm (2016). Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai. NXB Văn hóa -Văn nghệ. Thành phố Hồ Chí Minh
28.Trần Thị Ngân Hà (2006). Vấn đề thông tin và định hướng trên trang văn hóa văn nghệ của báo đoàn thanh niên : khảo sát báo Tiền phong từ năm 1999 đến 2004. Luận văn Thạc sĩ Báo chí học. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh
29.Trần Trung Dũng (2014). Giáo dục văn hoá truyền thống qua hoành phi, câu đối. Tạp chí VHNT số 362, tháng 8-2014.
Nguồn: http://www.vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/ ... u-doi.html
30.R. Aileau. Khái niệm “truyền thống” (Bản dịch tiếng Pháp của Đoàn Văn Chúc). Nguồn: http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-l ... thong.html
31.Vũ Thị Bích Thảo (2015). Vai trò của Đoàn Thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay (Nghiên cứu trường hợp phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội). Luận văn thạc sĩ Xã hội học. Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
1. Pai OBANYA (2005).Culture in education anhd education in culture. Fith conference of African ministers of culture 10-4 December 2005, Narobi,Kenya.
Nguồn: http://www.acpcultures.eu/_upload/ocr_d ... 005_en.pdf
2. Sally Goddard (1998). The Role Of Culture In Education. Saskatchewan Indian, p.27,31.
Nguồn: http://www.sicc.sk.ca/archive/saskindian/a88sep27.htm
3. Huib Wursten & Carel Jacobs (2014). Theimpact of culture on education. Nguồn: http://clubofamsterdam.blogspot.nl/2014 ... ation.html
Học viên cao học khóa K17A
Lê Quốc Duy
RANDOM_AVATAR
lê quốc duy
 
Bài viết: 52
Ngày tham gia: Thứ 4 07/11/12 20:28
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: Vấn đề giáo dục truyền thống văn hóa cho đoàn viên...

Gửi bàigửi bởi lê quốc duy » Thứ 3 21/03/17 10:34

Bài tập thực hành số 4:
1.Tìm tất cả các định nghĩa hiện có:
Trần Ngọc Thêm (2016). Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai. NXB Văn hóa - Văn nghệ. Thành phố Hồ Chí Minh. tr.39: “ Giá trị là tính chất của khách thể, được chủ thể đánh giá là tích cực xét trong so sánh với các khách thể cùng loại trong một bối cảnh không gian - thời gian cụ thể”.
Đại từ điển bách khoa thư của Nga xuất bản trong các năm 1999-2000: “Giá trị là tầm quan trọng tích cực hoặc tiêu cực của các khách thể thuộc thế giới bao quanh con người, của các nhóm xã hội hoặc xã hội nói chung”. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm (2016). Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai. NXB Văn hóa - Văn nghệ. Thành phố Hồ Chí Minh. tr.44)
Phạm Thị Tú Trinh (2014). Giá trị văn hóa Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. tr 18: “Giá trị là hệ thống những quan niệm, những đánh giá về tất cả các hiện tượng liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần nhằm hướng đến thỏa mãn nhu cầu văn hóa của con người, trong những không gian và thời gian xác định”.
Ngô Đức Thịnh (2010). Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập. NXB Khoa học xã hội. tr.22: “Giá trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về bất cứ một hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái đó là cần, là tốt, là hay, là đẹp nói theo cách khác của các nhà triết học phương Tây một thời, đó chính là những cái được con người cho là chân thiện, mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất người. Một khi những nhận thức giá trị ấy hình thành và định hình thì nó chi phối suy nghĩ, niềm tin, hành vi, tình cảm của con người.
2.Phân tích từng định nghĩa theo yêu cầu của định nghĩa
Hình ảnh
3.Phân loại các định nghĩa, xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những đặc trung sai/thiếu cần bổ sung, sửa chữa.
Theo đặc trưng giống: có 2 loại: là hệ thống (Ngô Đức Thịnh 2010, Nguyễn Thị Tú Trinh 2014) và là tính chất (Trần Ngọc Thêm 2016). Định nghĩa trong Đại từ điển Bách Khoa không có đặc trưng giống.
Theo đặc trưng loài: cả 3 định nghĩa (trừ Đại từ điển Bách khoa Nga) đều đề cập đền sự đánh giá chủ quan.
- Định nghĩa của Trần Ngọc Thêm và Nguyễn Thị Tú Trinh đều đề cập đến không gian - thời gian xác định.
Như vậy, có thể tiếp thu đặc trưng giống “là tính chất” vì ngoại diên rộng hơn “giá trị” và hẹp hơn “hệ thống”.
Có thể tiếp thu: đặc trưng loài “tính chủ quan” và “không gian - thời gian xác định”.
4.Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm hiện hành, đối chiếu với kết quả (3) để điều chỉnh, bổ sung các đặc trưng cùng nội dung cụ thể của chúng
- Quan điểm đồng nhất giá trị với khách thể, cho rằng giá trị thuộc về bản thân sự vật. (trong tiếng La-tinh từ valere nghĩa gốc làm mạnh mẽ, và từ này cũng có nghĩa là “có giá trị”)
- Quan điểm giá trị thuộc về chủ thể định giá, gắn liền giá trị với chủ thể (giá cả, giải thưởng)
- Quan điểm giá trị nằm trong các mối quan hệ (giá trị hàng hóa)
- Quan điểm giá trị tồn tại độc lập trong một thế giới bên cạnh thế giới các sự kiện.
Như vậy, nói đến giá trị là nói đến thuộc tính của một đối tượng, đồng thời thuộc tính đó được chủ thể định giá thông qua sự đánh giá chủ quan trong tương quan so sánh đối tượng đó với một đối tượng khác cùng loại.
5.Xác định đặc trưng giống (khái niệm rộng hơn cùng loại)
Là tính chất (của khách thể)
6.Xác định các đặc trưng loài (khu biệt khái niệm được định nghĩa với những khái niệm cùng bậc
1)Được chủ thể đánh giá là tích cực (phân biệt với phi giá trị)
2)Xét trong quan hệ so sánh với các khách thể khác (phân biệt trị giá)
3)Được định vị trong một bối cảnh không gian-thời gian cụ thể (phân biệt với
Sản phẩm sơ bộ: Giá trị là tính chất của khách thể, được chủ thể đánh giá là tích cực xét trong so sánh với các khách thể cùng loại trong một bối cảnh không gian - thời gian cụ thể.
7.Lập sơ đồ, kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung, chỉnh sửa lại:
Hình ảnh
Từ “bối cảnh” theo Từ điển của Hoàng Phê 2003 thì bối cảnh nghĩa là hoàn cảnh chung khi một sự việc phát sinh và phát triển. Như vậy từ “không gian, thời gian” là thừa.
Từ “chủ thể” ở đây có thể là con người, động vật, thực vật. Tuy nhiên khi nói đến giá trị thì đó là sự đánh giá của con người. Vì vậy thay từ “chủ thể” bằng từ “con người” sẽ rõ định nghĩa hơn.
Sản phẩm cuối cùng: Giá trị là tính chất của khách thể, được con người đánh giá là tích cực xét trong so sánh với các khách thể cùng loại trong một bối cảnh cụ thể.
Học viên cao học khóa K17A
Lê Quốc Duy
RANDOM_AVATAR
lê quốc duy
 
Bài viết: 52
Ngày tham gia: Thứ 4 07/11/12 20:28
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: Vấn đề giáo dục truyền thống văn hóa cho đoàn viên...

Gửi bàigửi bởi lê quốc duy » Thứ 3 28/03/17 20:23

CHỈNH SỬA BÀI TẬP 4:
ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA
1.Tìm các định nghĩa hiện có:
Trần Ngọc Thêm (2016). Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai. NXB Văn hóa - Văn nghệ. Thành phố Hồ Chí Minh. tr.39: “Giá trị là tính chất của khách thể, được chủ thể đánh giá là tích cực xét trong so sánh với các khách thể cùng loại trong một bối cảnh không gian - thời gian cụ thể”.
Đại từ điển bách khoa thư của Nga xuất bản trong các năm 1999-2000: “Giá trị là tầm quan trọng tích cực hoặc tiêu cực của các khách thể thuộc thế giới bao quanh con người, của các nhóm xã hội hoặc xã hội nói chung”. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm (2016). Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai. NXB Văn hóa - Văn nghệ. Thành phố Hồ Chí Minh. tr.44)
Phạm Thị Tú Trinh (2014). Giá trị văn hóa Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. tr 18: “Giá trị là hệ thống những quan niệm, những đánh giá về tất cả các hiện tượng liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần nhằm hướng đến thỏa mãn nhu cầu văn hóa của con người, trong những không gian và thời gian xác định”.
Ngô Đức Thịnh (2010). Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập. NXB Khoa học xã hội. tr.22: “Giá trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về bất cứ một hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái đó là cần, là tốt, là hay, là đẹp nói theo cách khác của các nhà triết học phương Tây một thời, đó chính là những cái được con người cho là chân thiện, mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất người. Một khi những nhận thức giá trị ấy hình thành và định hình thì nó chi phối suy nghĩ, niềm tin, hành vi, tình cảm của con người".
2.Phân tích từng định nghĩa theo yêu cầu của định nghĩa
Hình ảnh
3.Phân loại các định nghĩa, xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những đặc trung sai/thiếu cần bổ sung, sửa chữa.
Theo đặc trưng giống có 2 loại: là hệ thống (Ngô Đức Thịnh 2010, Nguyễn Thị Tú Trinh 2014) và là tính chất (Trần Ngọc Thêm 2016). Định nghĩa trong Đại từ điển Bách Khoa không có đặc trưng giống.
Theo đặc trưng loài: cả 3 định nghĩa (trừ Đại từ điển Bách khoa Nga) đều đề cập đền sự đánh giá chủ quan.
- Định nghĩa của Trần Ngọc Thêm và Nguyễn Thị Tú Trinh đều đề cập đến không gian - thời gian xác định.
Như vậy, có thể tiếp thu đặc trưng giống “là tính chất” vì ngoại diên rộng hơn “giá trị” và hẹp hơn “hệ thống”.
Có thể tiếp thu: đặc trưng loài “tính chủ quan” và “không gian - thời gian xác định”.
4.Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm hiện hành, đối chiếu với kết quả (3) để điều chỉnh, bổ sung các đặc trưng cùng nội dung cụ thể của chúng
- Quan điểm đồng nhất giá trị với khách thể, cho rằng giá trị thuộc về bản thân sự vật. (trong tiếng La-tinh từ valere nghĩa gốc làm mạnh mẽ, và từ này cũng có nghĩa là “có giá trị”)
- Quan điểm giá trị thuộc về chủ thể định giá, gắn liền giá trị với chủ thể (giá cả, giải thưởng)
- Quan điểm giá trị nằm trong các mối quan hệ (giá trị hàng hóa)
- Quan điểm giá trị tồn tại độc lập trong một thế giới bên cạnh thế giới các sự kiện.
Như vậy, nói đến giá trị là nói đến thuộc tính của một đối tượng, đồng thời thuộc tính đó được chủ thể định giá thông qua sự đánh giá chủ quan trong tương quan so sánh đối tượng đó với một đối tượng khác cùng loại.
5.Xác định đặc trưng giống (khái niệm rộng hơn cùng loại)
Là tính chất (của khách thể)
6.Xác định các đặc trưng loài (khu biệt khái niệm được định nghĩa với những khái niệm cùng bậc
1)Được chủ thể đánh giá là tích cực (phân biệt với phi giá trị)
2)Xét trong quan hệ so sánh với các khách thể khác (phân biệt trị giá)
3)Được định vị trong một bối cảnh không gian-thời gian cụ thể (phân biệt với phi không gian - thời gian)
Sản phẩm sơ bộ: Giá trị là tính chất của khách thể, được chủ thể đánh giá là tích cực xét trong so sánh với các khách thể cùng loại trong một bối cảnh không gian - thời gian cụ thể.
7.Lập sơ đồ, kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung, chỉnh sửa lại:

Hình ảnh
Từ “bối cảnh” theo Từ điển của Hoàng Phê 2003 thì bối cảnh nghĩa là hoàn cảnh chung khi một sự việc phát sinh và phát triển. Như vậy từ “không gian, thời gian” góp phần làm rõ nghĩa hơn cho từ bối cảnh.
Sản phẩm cuối cùng: Giá trị là tính chất của khách thể, được chủ thể đánh giá là tích cực xét trong so sánh với các khách thể cùng loại trong một bối cảnh cụ thể.
Học viên cao học khóa K17A
Lê Quốc Duy
RANDOM_AVATAR
lê quốc duy
 
Bài viết: 52
Ngày tham gia: Thứ 4 07/11/12 20:28
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: Vấn đề giáo dục truyền thống văn hóa cho đoàn viên...

Gửi bàigửi bởi lê quốc duy » Thứ 5 30/03/17 8:37

Bài tập số 5: Chọn một khái niệm/ sự việc/ hiện tượng trong đề tài và một đối tượng có liên quan, tiến hành so sánh tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt, lập bảng.
KHÁI NIỆM: VĂN HÓA VÀ VĂN MINH

Hình ảnh
Học viên cao học khóa K17A
Lê Quốc Duy
RANDOM_AVATAR
lê quốc duy
 
Bài viết: 52
Ngày tham gia: Thứ 4 07/11/12 20:28
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: Vấn đề giáo dục truyền thống văn hóa cho đoàn viên...

Gửi bàigửi bởi lê quốc duy » Chủ nhật 25/06/17 10:27

CHỈNH SỬA Bài tập số 5: Chọn một khái niệm/ sự việc/ hiện tượng trong đề tài và một đối tượng có liên quan, tiến hành so sánh tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt, lập bảng.
KHÁI NIỆM: GIÁ TRỊ VÀ TRUYỀN THỐNG
Hình ảnh
Học viên cao học khóa K17A
Lê Quốc Duy
RANDOM_AVATAR
lê quốc duy
 
Bài viết: 52
Ngày tham gia: Thứ 4 07/11/12 20:28
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: Vấn đề giáo dục truyền thống văn hóa cho đoàn viên...

Gửi bàigửi bởi lê quốc duy » Chủ nhật 25/06/17 10:27

CHỈNH SỬA Bài tập số 5: Chọn một khái niệm/ sự việc/ hiện tượng trong đề tài và một đối tượng có liên quan, tiến hành so sánh tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt, lập bảng.
KHÁI NIỆM: GIÁ TRỊ VÀ TRUYỀN THỐNG
Hình ảnh
Học viên cao học khóa K17A
Lê Quốc Duy
RANDOM_AVATAR
lê quốc duy
 
Bài viết: 52
Ngày tham gia: Thứ 4 07/11/12 20:28
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: Vấn đề giáo dục truyền thống văn hóa cho đoàn viên...

Gửi bàigửi bởi lê quốc duy » Chủ nhật 25/06/17 10:41

BÀI TẬP THỰC HÀNH 6: LẬP MÔ HÌNH
Tên mô hình: Giáo dục giá trị văn hóa cho đoàn viên
1. Xác định danh sách thành tố
Đoàn viên
Giáo dục
Giá trị văn hóa (truyền thống, hiện tại, định hướng)
Người Việt Nam
Công dân toàn cầu
Giải thích: Trong mô hình: Thành tố giáo dục là cầu nối giúp thành tố đoàn viên đoàn viên hiểu biết được giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đồng thời tích hợp giá trị văn hóa mang tính thời đại để vừa có thể hoàn thiện bản thân tự hào mình là người Việt Nam mang giá trị văn hóa Việt đồng thời vừa tự tin là công dân toàn cầu.
2. Mô hình mối quan hệ giữa các thành tố
Hình ảnh
Học viên cao học khóa K17A
Lê Quốc Duy
RANDOM_AVATAR
lê quốc duy
 
Bài viết: 52
Ngày tham gia: Thứ 4 07/11/12 20:28
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: Vấn đề giáo dục truyền thống văn hóa cho đoàn viên...

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Vy » Chủ nhật 25/06/17 16:33

hi Chào anh Duy!
đề tài của anh có ý nghĩa lắm. Nhưng em có ý kiến nhỏ chia sẽ a xem có thể tham khảo không nhé!
tựa đề có cả Đoàn viên thanh niên đó là câu nói chung chung trong hệ thống tổ chức Đoàn thanh niên khi nói về thế hệ trẻ Việt Nam. o day có cả hai đối tượng luốn gồm có Đoàn viên và Thanh niên nua như vậy hai độ tuổi này có khác nhau không? nếu khác nhau sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc nghiên cứu.
Nếu có thể anh chi cần chọn một trong hai đối tượng đó thôi "ĐOàn viên" hoặc thanh niên. và cần làm rõ theo độ tuổi nào của quy định nào.
cảm ơn anh!
Hình đại diện của thành viên
Nguyễn Vy
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 6 06/05/16 0:29
Cảm ơn: 33 lần
Được cám ơn: 25 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến149 khách