Sự chuyển hoá từ cựu học sang tân học của sĩ phu Việt Nam từ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: Sự chuyển hoá từ cựu học sang tân học của sĩ phu Việt Na

Gửi bàigửi bởi Võ Anh Vũ » Thứ 4 22/03/17 16:17

Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.VS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: Võ Anh Vũ
Lớp: Cao học văn hóa học K17A
MSHV: 166031064013


Tên đề tài: Sự chuyển hoá từ cựu học sang tân học của sĩ phu Việt Nam từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20.

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài:
- Cụm từ trung tâm: <Sự chuyển hoá> <từ cựu học sang tân học>
- Cụm từ định tố: [<sĩ phu Việt Nam> từ <cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20>]

2. Xác định đối tượng phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Cựu học chuyển đổi
- Giới hạn: Chủ thể là sĩ phu
- Không gian: Việt Nam
- Thời gian: từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20

3.Lập sơ đồ:
Hình ảnh

4. Xác định các cặp đối lập cơ bản
- Cựu học chuyển đổi >< Tân học: Chưa rõ, cần đi sâu nghiên cứu.
- Cựu học >< Cựu học chuyển đổi: Cựu học chuyển đổi đã bao hàm cựu học trong đó.
- Cựu học >< Tân học: Rõ ràng.

Bài tập thực hành 2: Lập đề cương chi tiết cho đề tài đã chọn.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Các khái niệm cơ bản (Nhận thức, Văn hóa nhận thức, Cựu học, Cựu học chuyển đổi, Tân học)
1.2.Sĩ phu trong bối cảnh xã hội Việt Nam từ cuối TK XIX đến đầu TK XX


CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC CỦA SĨ PHU CỰU HỌC CHUYỂN ĐỔI VÀ TÂN HỌC
2.1.Nhận thức của sĩ phu cựu học chuyển đổi
2.1.1.Thế giới quan
2.1.2.Nhân sinh quan
2.2.Nhận thức của trí thức tân học
2.2.1.Thế giới quan
2.2.2.Nhân sinh quan
2.3.Mối quan hệ giữa sĩ phu cựu học chuyển đổi và trí thức tân học

CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG SỰ CHUYỂN HÓA NHẬN THỨC CỦA SĨ PHU VIỆT NAM

3.1.Yếu tố vật chất
3.2.Yếu tố tinh thần
3.3.Sự chuyển hóa của sĩ phu Việt Nam nhìn trong tương quan với sĩ phu Trung Quốc

Bài tập thực hành 3: Sử dụng Document map và Sưu tập tài liệu

1/Sử dụng document map

Hình ảnh

2/Sưu tập tài liệu

1. Lý Trạch Hậu 2016: Trung Quốc tư tưởng sử luận (Nguyễn Quang Hà dịch) - Nxb Thế giới.
2. Nguyễn Hiến Lê 2002: Đông kinh nghĩa thục - Nxb Văn hóa Thông tin.
3. Nguyễn Hiến Lê 2013: Sử Trung Quốc - Nxb Văn hóa Thông tin.
4. Nguyễn Lân Bình (cb) 2013: Nguyễn Văn Vĩnh là ai? - Nxb Tri Thức.
5. Nguyễn Ngọc Lanh 2015: Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi” - https://nghiencuulichsu.com/2015/07/17/ ... hoi-bai-1/
6. Nguyễn Q.Thắng 2006: Phong trào duy tân với các khuôn mặt tiêu biểu - Nxb Văn hóa Thông tin.
7. Nguyễn Tài Thư 1997: Nho học và Nho học ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Nxb Khoa học xã hội.
8. Nguyễn Thế Anh 2008: Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ - Nxb Văn học.
9. Nhiều tác giả 1997: Tân thư và xã hội Việt Nam cuối TK XIX đầu TK XX - Nxb Chính trị Quốc gia.
10. Nhiều tác giả 2009: Nguyễn An Ninh - Tác phẩm - Nxb Văn học.
11. Phạm Quỳnh 2016: Luận giải văn học và triết học - Nxb Văn học.
12. Phan Bội Châu 2000: Toàn tập (10 tập) - Nxb Thuận Hóa.
13. Phan Châu Trinh 2005: Toàn tập (3 tập) - Nxb Đà Nẵng.
14. Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa 2006: Tư tưởng lập hiến Việt Nam nửa đầu TK XX - Nxb Chính trị Quốc gia.
15. Phan Ngọc 2006: Sự tiếp xúc văn hóa Việt Nam với Pháp - Nxb Văn hóa Thông tin & Viện Văn hóa.
16. Phan Trọng Báu 2015: Nền giáo dục “Pháp-Việt” (1861-1945) - Nxb Khoa học xã hội.
17. Phan Trọng Thưởng 2011: Tân thư và phong trào duy tân ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam thời kỳ cận đại - https://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen- ... ky-can-dai
18. Phùng Hữu Lan 2013: Lịch sử triết học Trung Quốc, Quyển II: Thời đại Kinh học (Lê Anh Minh dịch) - Nxb Khoa học xã hội.
19. Trần Ngọc Thêm (2013, 2014): Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng - Nxb Văn hóa-Văn nghệ TP.HCM.
20. Trần Thuận (cb) 2014: Thái độ của sĩ phu Việt Nam thời tiếp xúc Đông-Tây (từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX) - Nxb Tổng hợp TP.HCM.
21. Trần Trọng Kim 2012: Nho giáo - Nxb Thời đại
22. Trần Viết Nghĩa 2015: Phạm Quỳnh: Chính trị và Văn hóa - Nxb ĐHQG Hà Nội.
23. Trịnh Văn Thảo 2013: Ba thế hệ trí thức người Việt (1863-1954) - Nxb Thế giới.
24. Trịnh Văn Thảo 2014: Xã hội Nho giáo Việt Nam dưới nhãn quan của xã hội học lịch sử - Nxb Tri Thức.

Bài tập thực hành 4: Xây dựng định nghĩa


1.Tìm tất cả các định nghĩa hiện có

- K.Marx, P.Engels, V.I.Lenin về những vấn đề triết học 2003. Nxb ĐHQG-HCM, tr.272: Nhận thức là quá trình xâm nhập (của trí tuệ) vào giới tự nhiên, để làm cho giới tự nhiên ấy chịu sự chi phối của chủ thể và để khái quát (nhận thức cái chung trong các hiện tượng của) giới tự nhiên ấy.
- Hoàng Phê 2000. Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng, tr.712: Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan, hoặc kết quả của quá trình đó.
- Từ điển xã hội học Oxford 2012. Nxb ĐHQG Hà Nội, tr.376: Nhận thức là quá trình của sự biết (suy nghĩ), đôi khi được dùng để phân biệt với cảm nhận (cảm xúc) và ý chí (ý muốn) trong một cặp ba các quá trình tinh thần của con người.
- Wikipedia: Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

2.Phân tích từng định nghĩa theo các yêu cầu của định nghĩa

Hình ảnh

3.Phân loại các định nghĩa, xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những đặc trưng sai/thiếu cần bổ sung, sửa chữa

4 định nghĩa trên đều là định nghĩa nêu đặc trưng. Trong đó, định nghĩ của Từ điển xã hội học Oxford chỉ nhắc đến đặc trưng giống (tinh thần) chứ không xác định rõ ràng, ngay từ đầu trong định nghĩa. Về đặc trưng loài, có 3 định nghĩa đều có cùng một tiêu chí là “quá trình phản ánh” (ngoại trừ định nghĩa của Từ điển xã hội học Oxford). Định nghĩa nhận thức trong K.Marx, P.Engels, V.I.Lenin về những vấn đề triết học nêu được 2 tiêu chí khác biệt là “khái quát” và “chi phối”.
Do đó có thể tiếp thu các tiêu chí: quá trình phản ánh, khái quát và chi phối. Cần bổ sung đặc trưng giống.

4.Xác định đặc trưng giống (khái niệm rộng hơn cùng loại): Tinh thần.

5.Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm lưu hành

*Trong lĩnh vực triết học, khái niệm nhận thức được các triết gia sử dụng mang tính khái quát cao: Nhận thức là sự phản ánh thế giới tự nhiên bởi con người. Nhưng đó không phải là một phản ánh đơn giản, trực tiếp, hoàn chỉnh mà là quá trình của sự trừu tượng, sự cấu thành các khái niệm và quy luật và chính các khái niệm, quy luật này bao quát một cách có điều kiện, gần đúng tính quy luật phổ biến của giới tự nhiên. Các nhà triết học quan tâm đến con đường của nhận thức (từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và cuối cùng là thực tiễn), các hình thức của nó (ý niệm, giả thiết…), nhận thức và chủ nghĩa bất khả tri,… Do đó, các nhà triết học nghiên cứu về bản chất, nguồn gốc, và phạm vi của quá trình nhận thức.

*Trong lĩnh vực giáo dục học, các nhà giáo dục xem xét nhận thức vừa là quá trình vừa là kết quả phản ánh và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người. Khi phân tích nhận thức là kết quả của quá trình phản ánh, các nhà giáo dục phân thành hai cấp độ nhận biết và hiểu biết. Trong đó, nhận biết là mức độ thấp, nhận thức được hình thức, bề ngoài của sự vật, hiểu biết là mức độ cao hơn, hiểu được các thuộc tính bản chất. Do đó, các nhà giáo dục học nghiên cứu khả năng, mức độ của nhận thức.

*Trong lĩnh vực tâm lý học, tâm lý học nhận thức là một chuyên ngành hẹp, nghiên cứu nhận thức của con người ở các khía cạnh giao thoa của tri giác, học tập và tư duy, nghiên cứu việc con người thu thập, biến đổi, tích lũy và tái hiện tri thức. Do đó, khái niệm nhận thức trong tâm lý học nhận thức được sử dụng để nghiên cứu trí thông minh của con người và quan hệ của nó với (1) việc chú ý và thu thập thông tin về thế giới như thế nào? (2) việc thông tin đó được lưu giữ trong trí nhớ bởi bộ não ra sao? (3) việc sử dụng các hiểu biết đó như thế nào để giải quyết vấn đề về tư duy và diễn đạt ngôn ngữ.

*Trong lĩnh vực văn hóa học, nhận thức được GS Trần Ngọc Thêm xem xét ở góc độ hoạt động và là một thành tố trong cấu trúc 3 thành phần của văn hóa: nhận thức - tổ chức - ứng xử. Trong đó, “nhận thức bao gồm nhận thức về vũ trụ và nhận thức về con người. Vì con người là một bộ phận của vũ trụ, nên nhận thức về vũ trụ giữ vai trò quan trọng, nó chi phối và ảnh hưởng tới nhận thức về con người. Nhận thức về vũ trụ bao gồm nhận thức về không gian (các tư tưởng Âm dương, Ngũ hành, Bát quái) và thời gian (lịch pháp). Thuyết Âm dương giải thích bản chất của vũ trụ và vạn vật; còn Ngũ hành, Bát quái thì giải thích cấu trúc của vũ trụ và vạn vật”. (Trần Ngọc Thêm 1996. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb Tổng hợp TP.HCM, tr.110).

6.Xác định các tiêu chí (= các đặc trưng loài) cho phép khu biệt khái niệm được định nghĩa với các khái niệm có liên quan. Lập bản đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của k/n.

1/phản ánh (phân biệt với sao chép mang ý nghĩa rập khuôn, nguyên mẫu đối tượng, trong khi đó nhận thức là sự phản ánh, tái hiện những đặc trưng, thuộc tính, quan hệ của một đối tượng nhất định).

2/cảm tính (phân biệt với tư duy: giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lý (giai đoạn lý tính của nhận thức).

3/lý tính (phân biệt với ý niệm: sự hiểu biết bước đầu về một sự vật, sự việc, hay quan hệ, quá trình nào đó (giai đoạn cảm tính của nhận thức).

4/khái quát (phân biệt với quan điểm: điểm xuất phát quy định hướng suy nghĩ, cách xem xét, đánh giá về một sự vật, hiện tượng. Do đó, tính khái quát thấp hoặc không có).

5/Chi phối (phân biệt với ý kiến: cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá riêng của mỗi người về một sự vật, hiện tượng. Do đó, mức độ chi phối thấp, thậm chí là không có).

*Lập bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của k/n:

Hình ảnh

7.Tổng hợp kết quả của 4 và 6 thành một định nghĩa (= sản phẩm sơ bộ). Lập sơ đồ cấu trúc để kiểm tra xem định nghĩa đã xây dựng có đáp ứng yêu cầu về hình thức và nội dung không? Nếu không thì chỉnh sửa lại để hoàn tất sản phẩm.

Sản phẩm sơ bộ: Nhận thức là hoạt động tinh thần của con người thông qua quá trình phản ánh cảm tính và lý tính hiện thực khách quan nhằm khái quát và chi phối hiện thức khách quan đó.

*Sơ đồ cấu trúc

Hình ảnh

Sản phẩm cuối cùng: Nhận thức là hoạt động tinh thần của con người thông qua quá trình phản ánh cảm tính và lý tính hiện thực khách quan nhằm khái quát và chi phối hiện thức khách quan đó.
RANDOM_AVATAR
Võ Anh Vũ
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 9:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Sự chuyển hoá từ cựu học sang tân học của sĩ phu Việt Na

Gửi bàigửi bởi Ngô Thị Thanh Tâm » Thứ 5 23/03/17 10:28

Chào Vũ,
Phần phân tích định nghĩa của Vũ rất chi tiết, rất công phu. Chị có chút băn khoăn chia sẻ cùng Vũ:
1."Sản phẩm sơ bộ" của Vũ cho phép người đọc hiểu "Nhận thức" là ĐỘNG TỪ (ĐT). Nghĩa là Vũ không quan tâm đến "Nhận thức" như là một DANH TỪ (DT), tức "kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy" (Từ Điển Tiếng Việt của Hoàng Phê).
Nhưng ở bước thứ 6: Xác định các tiêu chí (= các đặc trưng loài) cho phép khu biệt khái niệm được định nghĩa với các khái niệm có liên quan.
Việc Vũ phân biệt Nhận thức với các khái niệm có liên quan dường như có chỗ không thống nhất . Cụ thể:
1Tiêu chí phản ánh (phân biệt nhận thức với sao chép --> ĐT - ĐT
2/Tiêu chí cảm tính (phân biệt nhận thức với tư duy---> ĐT - ĐT/DT
3/Tiêu chí lý tính (phân biệt nhận thức với ý niệm---> ĐT-DT?
4/Tiêu chí khái quát (phân biệt nhận thức với quan điểm---> ĐT - DT?
5/Tiêu chí chi phối (phân biệt nhận thức với ý kiến---> ĐT- DT?
Đến bước thứ 7, Lập bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của k/n:
Vũ đã phân biệt Nhận thức với các khái niệm có liên quan lần lượt là: nhận định, nhận biết, nhận diện, phán đóan, cảm nhận, phóng chiếu, [b]tư tưởng. [/b]
nhận thức phân biệt với tư tưởng --> ĐT – DT?
Từ những băn khoăn này, TRỞ LẠI VỚI BƯỚC 4. ĐẶC TRƯNG GIỐNG LÀ “TINH THẦN”. Chị chưa rõ chỗ này:
- Nếu đặc trưng giống là “Tinh thần” thì các tiêu chí (= các đặc trưng loài) phản ánh/khái quát/chi phối … liệu có phù hợp?
- Nếu đặc trưng giống của đ/n là “Tinh thần” thì đ/n liệu có phải là ĐT?
- Vậy thử nghĩ về việc xác định lại đặc trưng giống?--> “Hoạt động” ? hay “Hoạt động tinh thần” ?
Mong Vũ giúp chị "gỡ rối", hihi…
RANDOM_AVATAR
Ngô Thị Thanh Tâm
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 12:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: Sự chuyển hoá từ cựu học sang tân học của sĩ phu Việt Na

Gửi bàigửi bởi Võ Anh Vũ » Thứ 5 23/03/17 14:31

Ngô Thị Thanh Tâm đã viết:Chào Vũ,
Phần phân tích định nghĩa của Vũ rất chi tiết, rất công phu. Chị có chút băn khoăn chia sẻ cùng Vũ:
1."Sản phẩm sơ bộ" của Vũ cho phép người đọc hiểu "Nhận thức" là ĐỘNG TỪ (ĐT). Nghĩa là Vũ không quan tâm đến "Nhận thức" như là một DANH TỪ (DT), tức "kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy" (Từ Điển Tiếng Việt của Hoàng Phê).
Nhưng ở bước thứ 6: Xác định các tiêu chí (= các đặc trưng loài) cho phép khu biệt khái niệm được định nghĩa với các khái niệm có liên quan.
Việc Vũ phân biệt Nhận thức với các khái niệm có liên quan dường như có chỗ không thống nhất . Cụ thể:
1Tiêu chí phản ánh (phân biệt nhận thức với sao chép --> ĐT - ĐT
2/Tiêu chí cảm tính (phân biệt nhận thức với tư duy---> ĐT - ĐT/DT
3/Tiêu chí lý tính (phân biệt nhận thức với ý niệm---> ĐT-DT?
4/Tiêu chí khái quát (phân biệt nhận thức với quan điểm---> ĐT - DT?
5/Tiêu chí chi phối (phân biệt nhận thức với ý kiến---> ĐT- DT?
Đến bước thứ 7, Lập bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của k/n:
Vũ đã phân biệt Nhận thức với các khái niệm có liên quan lần lượt là: nhận định, nhận biết, nhận diện, phán đóan, cảm nhận, phóng chiếu, [b]tư tưởng. [/b]

nhận thức phân biệt với tư tưởng --> ĐT – DT?
Từ những băn khoăn này, TRỞ LẠI VỚI BƯỚC 4. ĐẶC TRƯNG GIỐNG LÀ “TINH THẦN”. Chị chưa rõ chỗ này:
- Nếu đặc trưng giống là “Tinh thần” thì các tiêu chí (= các đặc trưng loài) phản ánh/khái quát/chi phối … liệu có phù hợp?
- Nếu đặc trưng giống của đ/n là “Tinh thần” thì đ/n liệu có phải là ĐT?
- Vậy thử nghĩ về việc xác định lại đặc trưng giống?--> “Hoạt động” ? hay “Hoạt động tinh thần” ?
Mong Vũ giúp chị "gỡ rối", hihi…


Cám ơn chị Tâm đã hỏi ngày điều rất thú vị. Em xin phép được giải đáp như sau:

1/Về chuyện từ loại động từ và danh từ: Nhận thức là phản ánh tức mang nghĩa ĐT và là kết quả của phản ánh tức DT như chị đã nêu. Thực ra, em ko hề bỏ qua vấn đề nhận thức là “kết quả của phản ánh”. Vì trong sản phẩm sơ bộ, em có nhắc đến ý “quá trình phản ánh cảm tính và lý tính hiện thực khách quan (HTKQ)”. Nhận thức cảm tính, tức giai đoạn đầu tiên của nhận thức, cơ bản có các đặc điểm sau:

(1)phản ánh, tái hiện HTKQ vào não bộ thông qua các giác quan.
(2)Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất. Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.
(3)Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính. Tức, quy chiếu theo cách nói của chị, NT lúc này mang nghĩa là 1 ĐT.

Ở giai đoạn thứ hai là nhận thức lý tính, lúc này tiến trình trừu tượng hóa đã diễn ra, đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng. Và sau đó, nó Nhận thức trở về thực tiễn. Và NT lúc này mang nghĩa là 1 DT (kết quả của quá trình phản ánh).

2/Về đặc trưng giống, đây cũng là điều em băn khoăn. Em băn khoăn ở chỗ là để “hoạt động tinh thần” hay chỉ là “tinh thần”. Nhưng em nghĩ, khái niệm tinh thần đã đủ bao quát nó. Còn việc khi đ/n em có thêm từ hoạt đông vô phía trước để cho rõ nghĩa hơn. Mong được trao đổi thêm vs chị và mọi người ở điểm này.
RANDOM_AVATAR
Võ Anh Vũ
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 9:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến217 khách