Các câu lạc bộ trong trường phổ thông Nhật Bản

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: Các câu lạc bộ trong trường phổ thông Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi Lê T. Ngọc Hà » Thứ 5 09/03/17 10:43

Chào chị Hương,

Đề tài này của chị rất thú vị, em cũng khá quan tâm đến vấn đề này. Em có một vài góp ý sau cho đề cương, chị xem thử nhé.
Em đồng ý với Duy là vì đối tượng ở đây của chị là học sinh Việt Nam, nên em nghĩ chị cũng không cần thiết nêu ra quá nhiều chi tiết liên quan đến Nhật Bản như trong Cơ sở lý luận mà chị đã đề ra. Theo em chị có lược bỏ một số phần như 1.1.3. , 1.2.2. , 1.2.3. , 1.3.2. và 1.3.3.
Về phần 1.4 Các đặc điểm của học sinh phổ thông Việt Nam, em nghĩ thuộc về cơ sở thực tiễn thì hợp lý hơn.
Về tên của 2 chương nội dung, em thấy chị có thể sửa theo gợi ý của Duy là thành Nhận thức và Ứng xử, nhưng em thấy chương 3 chị để là Hành động là cũng ổn rồi, có chăng nên sửa lại chương 2 là Nhận thức thôi. Như vậy chị sẽ có cấu trúc Nhận thức - Hành động. Đó là ý kiến của em.

Ngoài ra em còn chút góp ý về bài tập 1, chỗ cặp đối lập thì em thấy chị đưa ra shounen >< shoujo, nếu chị đã đưa ra cặp đối lập này thì chị có thể phát triển theo hướng ảnh hưởng đến nam sinh >< ảnh hưởng đến nữ sinh, nhưng em lại không thấy chị nêu ra. Thêm nữa là otaku và hikikomori theo em biết thì không đồng nhất với nhau, chị xem lại nhé.

Thân mến.
RANDOM_AVATAR
Lê T. Ngọc Hà
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 6 17/02/17 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Các câu lạc bộ trong trường phổ thông Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi Bùi Đình Lan Hương » Thứ 2 20/03/17 15:30

Lê T. Ngọc Hà đã viết:Chào chị Hương,

Đề tài này của chị rất thú vị, em cũng khá quan tâm đến vấn đề này. Em có một vài góp ý sau cho đề cương, chị xem thử nhé.
Em đồng ý với Duy là vì đối tượng ở đây của chị là học sinh Việt Nam, nên em nghĩ chị cũng không cần thiết nêu ra quá nhiều chi tiết liên quan đến Nhật Bản như trong Cơ sở lý luận mà chị đã đề ra. Theo em chị có lược bỏ một số phần như 1.1.3. , 1.2.2. , 1.2.3. , 1.3.2. và 1.3.3.
Về phần 1.4 Các đặc điểm của học sinh phổ thông Việt Nam, em nghĩ thuộc về cơ sở thực tiễn thì hợp lý hơn.
Về tên của 2 chương nội dung, em thấy chị có thể sửa theo gợi ý của Duy là thành Nhận thức và Ứng xử, nhưng em thấy chương 3 chị để là Hành động là cũng ổn rồi, có chăng nên sửa lại chương 2 là Nhận thức thôi. Như vậy chị sẽ có cấu trúc Nhận thức - Hành động. Đó là ý kiến của em.

Ngoài ra em còn chút góp ý về bài tập 1, chỗ cặp đối lập thì em thấy chị đưa ra shounen >< shoujo, nếu chị đã đưa ra cặp đối lập này thì chị có thể phát triển theo hướng ảnh hưởng đến nam sinh >< ảnh hưởng đến nữ sinh, nhưng em lại không thấy chị nêu ra. Thêm nữa là otaku và hikikomori theo em biết thì không đồng nhất với nhau, chị xem lại nhé.

Thân mến.


Cám ơn những nhận xét của Hà rất nhiều. Thực ra lúc đầu mình cũng định so sánh ảnh hưởng giữa Anime và Manga đến học sinh nam và nữ. Nhưng do sự ảnh hưởng này ở Việt Nam chưa có sự phân biệt rõ nét nên mình quyết định sẽ bỏ phần này :)
Ngoài ra, mình cũng đã tìm hiểu về khác khác biệt giữa Otaku và Hikikomori ( đúng là có nhiều người hiện nay vẫn còn lẫn lộn 2 khái niệm này nhưng nhờ Hà mình đã tra cứu lại :)))
+ the term otaku refers to a fan of any particular theme, topic, or hobby. Common uses are anime otaku (a fan of anime), cosplay otaku and manga otaku (a fan of Japanese graphic novels), pasokon otaku (personal computer geeks), gēmu otaku (playing video games), and wota (pronounced ‘ota’, previously referred to as “idol otaku”) that are extreme fans of idols, heavily promoted singing girls. There are also tetsudō otaku or denshamania (railfans) or gunji otaku (military geeks).
+Hikikomori people have sever difficulty in social interaction so that they stay at home all the time, have nothing better to do with their life, and pass the time by watching anime, playing videogames and surfing the internet as Urban Dictionary explains about Otaku people.

Hy vọng sẽ nhận thêm được nhiều góp ý khác từ Hà :)))))
RANDOM_AVATAR
Bùi Đình Lan Hương
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 15:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Sửa bài tập số 1 (lần 2)

Gửi bàigửi bởi Bùi Đình Lan Hương » Thứ 2 20/03/17 15:35

Chào các anh/chị
Đây là bài sửa của bài tập số 1 của em. Tuy nhiên, em biết rằng do sửa bao nhiêu lần thì chắc chắn nó vẫn còn sai sót. Rất mong sự góp ý của mọi người!!!!

GVHD: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Tên học viên: Bùi Đình Lan Hương
MSHV: 166031060109
Học viên cao học ngành Châu Á học 2016-2018 / Đợt 2


Bài tập thực hành 1: Chọn một đề tài nghiên cứu. Phân tích đề tài đã chọn. (Phân tích cấu trúc tên đề tài; xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu; lập sơ đồ; xác định các cặp đối lập cơ bản; xác định các vấn đề cần đi sâu nghiên cứu)

Tên đề tài: Ảnh hưởng của Manga và Anime đến học sinh phổ thông Việt Nam
( Nghiên cứu trường hợp tại Hồ Chí Minh)

1. Phân tích cấu trúc của tên đề tài
[Ảnh hưởng của Manga và Anime] [<đối với học sinh phổ thông><Việt Nam>]
- Cụm từ trung tâm: Ảnh hưởng của Manga và Anime
- Cụm từ định tố: học sinh phổ thông Việt Nam.

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của Manga và Anime
Phạm vi nghiên cứu:
- Chủ thể: Manga và Anime
- Không gian: Việt Nam (giới hạn tại Hồ Chí Minh)
- Thời gian: Hiện nay

3. Lập sơ đồ

Hình ảnh

4. Xác định vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
- Truyện tranh và phim hoạt hình Nhật Bản >< truyện tranh và phim hoạt hình các nước phương Tây
- Ảnh hưởng của Manga và Anime đến Việt Nam >< Ảnh hưởng của Manga và Anime đến các nước khác.
- Mặt tốt của Manga và Anime >< mặt xấu của Manga và Anime
-Lứa tuổi học sinh phổ thông >< các lứa tuổi khác.
-Học sinh phổ thông tại Việt Nam >< học sinh phổ thông ở các nước khác.

Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu:
-Sự phát triển của Manga và Anime ở Việt Nam trong 10 năm gần đây và ảnh hưởng của nó đến học sinh phổ thông.
- Làm thế nào để hạn chế những ảnh hưởng xấu của Manga và Anime?
RANDOM_AVATAR
Bùi Đình Lan Hương
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 15:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Sửa bài tập 2

Gửi bàigửi bởi Bùi Đình Lan Hương » Thứ 2 20/03/17 21:14

GVHD: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Tên học viên: Bùi Đình Lan Hương
MSHV: 166031060109
Học viên cao học ngành Châu Á học 2016-2018 / Đợt 2


ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA MANGA –ANIME ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG
(Nghiên cứu trường hợp tại Hồ Chí Minh)
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7. Bố cục
CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận:
1.1 Khái niệm văn hóa giải trí và các hình thức giải trí của học sinh phổ thông Việt Nam hiện nay.
1.1.1 Khái niệm văn hóa giải trí.
1.1.2 Các hình thức giải trí của học sinh phổ thông Việt Nam hiện nay
1.2 Khái niệm Manga và Anime
1.2.1 Khái niệm Manga và Anime Nhật Bản.
1.2.2 Phân loại, đặc điểm của Manga và Anime Nhật Bản
1.2.3 Sự phát triển của Manga và Anime qua các thời kỳ.
1.3 Các đặc điểm của học sinh phổ thông Việt Nam
1.3.1 Độ tuổi và sự thay đổi tâm lý.
1.3.2 Các đặc điểm về thị hiếu và thẩm mỹ.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1 Những đặc thù chính của văn hóa-con người Việt Nam
2.2 Quá trình du nhập của Manga và Anime vào Việt Nam.
2.2.1 Giai đoạn sơ khai ban đầu.
2.2.2 Giai đoạn bùng nổ.
2.3 Thực trạng đọc Manga và xem Anime ở học sinh phổ thông hiện nay.
CHƯƠNG HAI: ẢNH HƯỞNG CỦA MANGA VÀ ANIME ĐẾN NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH
1. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ của học sinh.
1.1 Những mặt tích cực.
1.2 Những mặt tiêu cực.
2. Ảnh hưởng đến thế giới quan của học sinh.
2.1 Những mặt tích cực.
2.2 Những mặt tiêu cực.
3. Ảnh hưởng đến suy nghĩ về tình cảm gia đình và tình cảm nam- nữ
3.1 Những mặt tích cực.
3.2 Những mặt tiêu cực.
CHƯƠNG BA: ẢNH HƯỞNG CỦA MANGA VÀ ANIME ĐẾN HÀNH ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ảnh hưởng đến những hành động trong nhà trường.
1.1 Những mặt tích cực.
1.2 Những mặt tiêu cực.
2. Ảnh hưởng đến những hành động trong gia đình và xã hội.
2.1 Những mặt tích cực.
2.2 Những mặt tiêu cực
RANDOM_AVATAR
Bùi Đình Lan Hương
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 15:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Bài tập 3

Gửi bàigửi bởi Bùi Đình Lan Hương » Thứ 4 22/03/17 9:08

GVHD: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Tên học viên: Bùi Đình Lan Hương
MSHV: 166031060109
Học viên cao học ngành Châu Á học 2016-2018 / Đợt 2


Bài tập 3: Tìm kiếm tài liệu tham khảo và sử dụng Document Map

1. Tài liệu tham khảo
1.1 Tài liệu tiếng Việt
1.1.1 Vũ Dũng (chủ biên) (2000), Từ điển Tâm lý học, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội
1.1.2 Nguyễn Thị Mai Lan (2010), Định hướng giá trị nhân cách của học sinh phổ thông. Nxb Từ điển Bách khoa, Hà nội
1.1.3 Nguyễn Tiến Lực (2012) “Nhật Bản và Việt Nam: phong trào văn minh hóa cuối TKXIX đầu TK XX” Nxb Giáo dục.
1.1.4 Hạ Thị Lan Phi (2012), Sự du nhập và ảnh hưởng của Manga ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á
1.1.5 Phạm Tuấn Long- Phạm Phú Phong (2012), Các đặc trưng của truyện tranh Nhật Bản trong tương quan với truyện tranh Đông Á.
1.1.6 Mai Thị Kim Thanh, Nguyễn Thị Lý (2012), Tác động của ngôn ngữ trong truyện tranh tới hoạt động sử dụng ngôn ngữ của trẻ em ngày nay. Kỷ yếu hội thảo “Văn hóa truyền thống trong thời kỳ hội nhập” của trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội.
1.1.7 http://www.manganetworks.net/mat-trai-c ... nen-tranh/
1.1.8 https://www.animevietnam.org/blogs/su-kien-anime

1.2 Tài liệu tiếng Anh
1.2.1 Angela Drummond- Mathew (2008) “What Boy Will Be: A study of Shoune Manga”, Peter Lang Publishing, Inc.New York
1.2.2 Cooper-Chen Anne (2010) “Cartoon cultures: the globalization of Janpanese popular media”, Peter Lang Publishing, Inc.New York

1.3 Tài liệu tiếng Nhật
1.3.1 “おたくの本”、1989 年 12 月 JICC出版局
1.3.2 家島, 明彦、(2007)“心理学におけるマンガに関する研究の概観と展望 ”(The review and perspective of the study on manga in psychology)、京都大学大学院教育学研究科
1.3.3 家島明彦. (2007)“漫画心理学”(京都大学大学院教育学研究科)
1.3.4 Author. 玉田, 圭作(Tamada, Keisaku).“教育とマンガに関する研究の全体像 : 既存の研究と最近の動向から”Publisher. 三田哲學會. Jtitle. 哲學 No.123 (2010. 3)
RANDOM_AVATAR
Bùi Đình Lan Hương
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 15:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Các câu lạc bộ trong trường phổ thông Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi Bùi Đình Lan Hương » Thứ 2 17/07/17 6:47

Bài tập 3: bổ sung
Sử dụng DOcument Map

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Bùi Đình Lan Hương
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 15:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Các câu lạc bộ trong trường phổ thông Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi Bùi Đình Lan Hương » Thứ 2 17/07/17 7:05

Bài tập thực hành số 4:
1. Tìm tất cả các định nghĩa hiện có về khái niệm “Giải trí”
Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, Tái bản năm 2012: “Giải trí là khi làm việc rỗi để cho trí não được khoan thái”
Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, NXB Từ điển bách khoa: “Giải trí là làm cho trí óc thảnh thơi, tâm hồn thanh thản bằng một hoạt động gây được hứng thú”
Từ điển Tiếng Việt, NXB Thống Kê (2005): “Giải trí là làm cho đầu óc thư giãn, cơ thể hết mệt mỏi, tinh thần vui vẻ”
Đinh Thị Vân Chi., Nhu cầu giải trí của thanh niên., H. Nhà xuất bản Sự thật, 2003, tr. 39-40: “Giải trí là hoạt động thẩm mỹ trong thời gian rỗi, nhằm giải tỏa căng thẳng trí não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện phát triển con người một cách toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ”
2. Phân tích định nghĩa:
Hình ảnh
3. Phân loại định nghĩa, xác định các nét nghĩa chung, những đặc trưng cần sửa chữa, bổ sung.
+ theo đặc trưng giống: hoạt động
+ theo đặc trưng loài: làm khi rãnh rỗi để thư giãn
4. Xác định đặc trưng giống: hoạt động
5. Các cách sử dụng khái niệm lưu hành, ngoại diên
+ Về phương diện sinh học thì giải trí giúp con người có thể xóa đi những căng thẳng, mệt mỏi trong công việc, học tập… lấy lại căng bằng tâm-sinh lý.
+ Về phương diện xã hội thì việc giải trí mang đến cho con người sự phát triển toàn diện về nhân cách, thư thái, sảng khoái…
6. Xác định các tiêu chí (= các đặc trưng loài) cho phép khu biệt khái niệm được định nghĩa với các khái niệm có liên quan. Lập bản đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của k/n.
Hình ảnh
7. Định nghĩa sơ bộ, lập sơ đồ cấu trúc, hình thành nên định nghĩa:
Giải trí là một hoạt động thẩm mỹ, được làm trong thời gian rảnh rỗi nhằm giải tỏa những căng thẳng của trí óc và tâm hồn.
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Bùi Đình Lan Hương
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 15:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Các câu lạc bộ trong trường phổ thông Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi Bùi Đình Lan Hương » Thứ 2 17/07/17 7:22

Bài tập 5: Lập bảng so sánh
So sánh giữa Manga và Anime

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Bùi Đình Lan Hương
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 15:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Các câu lạc bộ trong trường phổ thông Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi Bùi Đình Lan Hương » Thứ 2 17/07/17 7:40

Bài tập 6: Chọn một nội dung thích hợp trong đề tài của mình để lập mô hình
Tên mô hình: Ảnh hưởng của Manga và Anime đến học sinh phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Bùi Đình Lan Hương
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 15:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến169 khách

cron