Giá trị truyền thống của một số ngôi làng cổ ở Bắc Bộ hiện n

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: Giá trị văn hóa của một số làng nghề thủ công truyền thố

Gửi bàigửi bởi Phiến » Thứ 5 23/03/17 8:09

BÀI TẬP THỰC HÀNH 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA
Chọn một khái niệm cơ bản trong đề tài NC của mình để xây dựng định nghĩa (trình bày theo 7 bước và lập sơ đồ)
1. Tìm và phân loại tất cả những định nghĩa hiện có về khái niệm:
Hà Duyên, Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ: "Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp, tự túc. Mặt khác làng là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình tông tộc, gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng bền vững của xã hội nông nghiệp ấy".
-> Đây là định nghĩa vừa miêu tả vừa nêu đặc trưng.
Phạm Nhân Đức, Làng xã Việt Nam: " Làng là danh từ (theo tiếng Nôm) dùng để chỉ đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng chặt chẽ và hoàn thiện nhất của người Việt".
-> Định nghĩa miêu tả.
Wikipedia:" Làng là một đơn vị cư trú và một hình thức tổ chức xã hội quan trọng của nông thôn ở Việt Nam".
-> Định nghĩa miêu tả.
Nguyễn Thị Lan Hương, Làng và văn hóa làng của người Việt ở Việt Nam:" Làng gắn với hình ảnh làng xã cổ truyền ở Việt Nam, gắn với ba đặc trưng cơ bản: ý thức cộng đồng làng (ý thức dân chủ làng xã...), ý thức tự quản (thể hiện rõ trong việc xây dựng hương ước) và tính đặc thù độc đáo, riêng biệt của mỗi làng".
-> Định nghĩa nêu đặc trưng.
Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt: "Làng là khối dân cư ở nông thông làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến (làng xã, làng xóm..) hay là những người cùng một nghề, một việc nào đó (làng báo, làng nghề, ...)
-> Định nghĩa vừa miêu tả vừa nêu đặc trưng.
2. Phân tích từng (nhóm) định nghĩa theo các yêu cầu của định nghĩa.
Nhận xét chung: Đa số các định nghĩa đều bị trùng lặp từ ngữ.
Nhận xét riêng:
- Định nghĩa của Hà Duyên, hình thức: quá dài (gồm 2 câu) và nội dung: hẹp, chưa có tính khái quát cao
- Định nghĩa của Phạm Nhân Đức, Wikipedia và Nguyễn Thị Lan Hương, hình thức: ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng nhưng nội dung: cũng rất chung chung mà chưa thực sự có tính khái quát.
- Định nghĩa của Hoàng Phê, hình thức: dài dòng, liệt kê, khó nhớ và nội dung: tương đối đầy đủ, nhưng chưa nhận diện chính xác được đối tượng vì thấp nhất có thể là thôn...
3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những đặc trưng sai/thiếu cần sửa chữa, bổ sung.
- Định nghĩa của Phạm Nhân Đức, Wikipedia và Nguyễn Thị Lan Hương đều là những định nghĩa miêu tả, rất ngắn gọn nhưng lặp từ và nội dung chưa có tính khái quát cao. -> Định nghĩa miêu tả, ngắn gọn.
- Định nghĩa của Hà Duyên và Hoàng Phê: dài dòng, vừa miêu tả vừa nêu đặc trưng.
-> Nét nghĩa chung có thể tiếp thu: đơn vị, cư trú/tụ cư, có hình thức tổ chức xã hội và nghề nghiệp riêng.
4. Xác định đặc trưng giống
ĐƠN VỊ
5. Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm lưu hành, xác định ngoại diên của khái niệm.

Trong ngành xã hội học, làng (nông thôn) được phân biệt rất rõ ràng với đô thị, có sự khác biệt về nghề nghiệp, lao động, mức độ ..hay lối sống, giao tiếp văn hóa...Nhấn mạnh từ góc độ xã hội, làng có nét đặc trưng riêng biệt như những xã hội nhỏ, có đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội và các thiết chế xã hội, trong đó có hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trong ngành nhân học, làng là một tổ chức xã hội cơ sở có kết cấu chặt chẽ và thiết chế riêng biệt, làng tạo nên sức mạnh cố kết cộng đồng và bảo lưu các giá trị văn hóa cổ truyền, nó luôn giữ vị trí và vai trò quan trọng trong mục tiêu cũng như chiến lược phát triển của quốc gia.
Trong ngành văn hóa học, làng được hiểu như là một nơi cư trú, một xã hội thu nhỏ của những người cùng nghề nghiệp và những người sinh sống trong mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với nghề đó.
Ngoại diên của khái niệm: làng xã, làng xóm, làng nghề, làng chài, làng báo.
6. Xác định các tiêu chí (= các đặc trưng loài) cho phép khu biệt khái niệm được định nghĩa với các khái niệm liên quan. Lập bảng đối chiếu tiêu chí với các ngoại diên của khái niệm.
Các tiêu chí cho phép khu biệt khái niệm được định nghĩa: Đơn vị hành chính, cư trú/tụ cư, chung nghề nghiệp, gần nhau và hình thức tổ chức xã hội.
Bảng đối chiếu tiêu chí với các ngoại diên của khái niệm:
Xin vui lòng coi hình đính kèm!

Hình ảnh
7. Tổng hợp kết quả của 4 và 6 thành một định nghĩa (= sản phẩm sơ bộ). Lập sơ đồ cấu trúc để kiểm tra xem định nghĩa đã xây dựng có đáp ứng yêu cầu về hình thức và nội dung không? Nếu không thì chỉnh sửa lại để hoàn tất sản phẩm.
Sản phẩm sơ bộ: Làng là đơn vị hành chính, nơi cư trú của những người chung nghề nghiệp ở gần nhau và có hình thức tổ chức xã hội riêng biệt.
Sơ đồ:

Hình ảnh
Sản phẩm cuối cùng: Làng là đơn vị cư trú của những người chung nghề nghiệp ở gần nhau và có hình thức tổ chức xã hội riêng biệt.
RANDOM_AVATAR
Phiến
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/02/17 15:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Giá trị truyền thống của một số ngôi làng cổ ở Bắc Bộ hi

Gửi bàigửi bởi nguyenhoangdungvhh » Thứ 5 23/03/17 8:59

Phiến ơi! Em đang định nghĩa "làng nghề" phải không? Nếu chỉ là "làng" thì đâu nhất thiết phải có chung nghề nghiệp phải không.
RANDOM_AVATAR
nguyenhoangdungvhh
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 3 21/02/17 9:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Giá trị truyền thống của một số ngôi làng cổ ở Bắc Bộ hi

Gửi bàigửi bởi Phiến » Thứ 5 23/03/17 13:38

lê quốc duy đã viết:Chào Phiến,
Bài tập 1:
Ở phần lập sơ đồ bạn có đưa ra 2 cặp đối lập làng nghề thủ công truyền thống <> làng nghề hiện đại (làng nghề hiện đại ở đây phải chăng là "làng nghề truyền thống trong bối cảnh hiện nay, phải chăng nó trùng với làng nghề thủ công truyền thống)
Ở phần 4: mình nghĩ cặp đối lặp của bạn sẽ là giá trị>< phi giá trị. Bởi lẽ, hiện nay có những làng nghề truyền thống, có những mặt phi giá trị cần phải loại bỏ, và có những giá trị cần gìn giữ lại, vấn đề đặt ra bỏ gì và giữ gì==> Mình nghĩ đây sẽ là cặp mâu thuẫn để bạn có thể đi sâu nghiên cứu thêm.
Bài tập 2
Các tiểu mục ở cơ sở thực tiễn:
1.2.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.2.1. Nghề thủ công
1.2.2.2. Làng
1.2.2.3. Làng nghề thủ công
Hình như những tiểu mục trên là phần nằm ở phần cơ sở lý luận (các khái niệm, lý thuyết liên quan đến đề tài) và bạn cũng nên đề cập đến cách phân loại nghề, làng nghề hiện nay ở Việt Nam, bởi không phải bất kỳ nghề nào cũng thành làng nghề và không phải làng nghề nào đều được "phong" làng nghề truyền thống.

Duy thân mến! Rất cảm ơn Duy đã luôn quan tâm đến đề tài của tớ. Và mong rằng sẽ nhận được nhiều góp ý từ bạn hơn nữa nhé! :)
Tớ xin giải đáp một số thắc mắc của bạn như sau:
- Bài tập 1: Ở phần lập sơ đồ, tớ có đưa ra cặp đối lập "làng nghề hiện đại >< làng nghề thủ công truyền thống". Theo tớ nghĩ, làng nghề hiện đại là mô hình của những ngôi làng nghề có sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, chứ không còn phương pháp thủ công nữa, nó đã được thay thế bằng máy móc, kĩ thuật tiên tiến... chứ không trùng lặp với làng nghề thủ công truyền thống (sử dụng lao động tay chân và phương pháp thủ công) nên có thể chúng đối lập với nhau. Do đó, bạn hỏi "làng nghề hiện đại ở đây phải chăng là "làng nghề truyền thống trong bối cảnh hiện nay" xin thưa rằng không phải nhé!
Ở phần 4, cặp đối lập giá trị văn hóa >< giá trị phi văn hóa là tớ muốn đề cập đến giá trị văn hóa của những ngôi làng nghề thủ công truyền thống, có thể bây giờ giá trị ấy đang dần bị mai một và trở thành phi văn hóa trong bối cảnh phát triển của đất nước hiện nay.
Ý kiến của bạn rất hay, tớ sẽ suy nghĩ lại và bổ sung thêm phần này.
- Bài tập 2: Phần tiểu mục 1.2.2. Một số khái niệm cơ bản, thực ra là tớ muốn định vị Chủ thể văn hóa - Làng nhưng chưa tìm được từ phù hợp nên đặt vậy. Tớ sẽ chỉnh sửa lại để tên tiểu mục phù hợp hơn.
Việc đề cập đến cách phân loại nghề, làng nghề hiện nay ở Việt Nam thì chắc chắn sẽ là nội dung không thể thiếu trong phần tiểu mục 1.2.2 ở trên rồi. Chân thành cảm ơn bạn Duy đã góp ý nha! Mong được nhận ý kiến thêm để sửa đổi và bài được hoàn thiện hơn nữa. :)
RANDOM_AVATAR
Phiến
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/02/17 15:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Giá trị truyền thống của một số ngôi làng cổ ở Bắc Bộ hi

Gửi bàigửi bởi Phiến » Thứ 5 23/03/17 13:42

Lê T. Ngọc Hà đã viết:Hi Phiến,
Mình có một số góp ý như sau cho đề tài của bạn.
Thứ nhất mình đồng tình với ý kiến của chị Trúc và Duy, Phiến xem lại cách sắp xếp cơ sở lý luận và thực tiễn nhé.
Nếu như Phiến nói là
Phiến đã viết:Trong chương 2, em chủ yếu muốn khảo sát về môi trường địa lí của làng nghề, quá trình hình thành và phát triển của làng nghề...

Thì phần này là cơ sở thực tiễn rồi. Và như vậy phân thành một chương nội dung lớn như vậy có thể không hợp lý lắm, Phiến xem lại nhé.
Thân mến.

Hi Hà, cảm ơn Hà nhiều nhé! Đã ghé qua và góp ý đề tài cho mình.
Mình xin đính chính là trong đề tài, phần chương 2 mình muốn khảo sát và định vị rõ ràng, cụ thể hơn về một số ngôi làng nghề truyền thống (chủ thể) ở Hà Nội (không gian) nên quyết định tách ra và làm thành một chương mới để bố cục đề tài cân bằng. :)
Tớ cũng sẽ suy nghĩ lại. Mong được Hà đóng góp thếm nha! :)
RANDOM_AVATAR
Phiến
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/02/17 15:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Giá trị truyền thống của một số ngôi làng cổ ở Bắc Bộ hi

Gửi bàigửi bởi Phiến » Thứ 5 23/03/17 13:45

nguyenhoangdungvhh đã viết:Phiến ơi! Em đang định nghĩa "làng nghề" phải không? Nếu chỉ là "làng" thì đâu nhất thiết phải có chung nghề nghiệp phải không.

Dạ không chị Dung ơi, em đưa ra định nghĩa ấy là muốn bao quát cả định nghĩa và ngoại diên của khái niệm được định nghĩa (theo yêu cầu về nội dung trong bài giảng của thầy mà).
Trong định nghĩa cuối cùng em đưa ra, có thể thấy đặc trưng cần và đủ để cho phép nhận diện "làng" đó là gần nhau, chung nghề nghiệp và có hình thức tổ chức xã hội riêng biệt, độc đáo.
RANDOM_AVATAR
Phiến
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/02/17 15:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Giá trị truyền thống của một số ngôi làng cổ ở Bắc Bộ hi

Gửi bàigửi bởi Phiến » Thứ 2 27/03/17 21:52

SỬA BÀI TẬP THỰC HÀNH 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA
Chọn một khái niệm cơ bản trong đề tài NC của mình để xây dựng định nghĩa (trình bày theo 7 bước và lập sơ đồ)
Định nghĩa: LÀNG
1. Tìm và phân loại tất cả những định nghĩa hiện có về khái niệm:
Hà Duyên, Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ: "Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp, tự túc. Mặt khác làng là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình tông tộc, gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng bền vững của xã hội nông nghiệp ấy".
-> Đây là định nghĩa vừa miêu tả vừa nêu đặc trưng.
Phạm Nhân Đức, Làng xã Việt Nam: " Làng là danh từ (theo tiếng Nôm) dùng để chỉ đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng chặt chẽ và hoàn thiện nhất của người Việt".
-> Định nghĩa miêu tả.
Wikipedia:" Làng là một đơn vị cư trú và một hình thức tổ chức xã hội quan trọng của nông thôn ở Việt Nam".
-> Định nghĩa miêu tả.
Nguyễn Thị Lan Hương, Làng và văn hóa làng của người Việt ở Việt Nam:" Làng gắn với hình ảnh làng xã cổ truyền ở Việt Nam, gắn với ba đặc trưng cơ bản: ý thức cộng đồng làng (ý thức dân chủ làng xã...), ý thức tự quản (thể hiện rõ trong việc xây dựng hương ước) và tính đặc thù độc đáo, riêng biệt của mỗi làng".
-> Định nghĩa nêu đặc trưng.
Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt: "Làng là khối dân cư ở nông thông làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến (làng xã, làng xóm..) hay là những người cùng một nghề, một việc nào đó (làng báo, làng nghề, ...)
-> Định nghĩa vừa miêu tả vừa nêu đặc trưng.
2. Phân tích từng (nhóm) định nghĩa theo các yêu cầu của định nghĩa.
Nhận xét chung: Đa số các định nghĩa đều bị trùng lặp từ ngữ.
Nhận xét riêng:
- Định nghĩa của Hà Duyên:
+ Hình thức: quá dài (gồm 2 câu)
+ Nội dung: hẹp, chưa có tính khái quát cao
- Định nghĩa của Phạm Nhân Đức, Wikipedia và Nguyễn Thị Lan Hương:
+ Hình thức: ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng.
+ Nội dung: rất chung chung, chưa thực sự có tính khái quát.
- Định nghĩa của Hoàng Phê:
+ Hình thức: dài dòng, liệt kê, khó nhớ
+ Nội dung: tương đối đầy đủ, nhưng chưa nhận diện chính xác được đối tượng vì thấp nhất có thể là "thôn"...
3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những đặc trưng sai/thiếu cần sửa chữa, bổ sung.
- Định nghĩa của Phạm Nhân Đức, Wikipedia và Nguyễn Thị Lan Hương đều là những định nghĩa miêu tả, rất ngắn gọn nhưng lặp từ và nội dung chưa có tính khái quát cao. -> Định nghĩa miêu tả, ngắn gọn.
- Định nghĩa của Hà Duyên và Hoàng Phê: dài dòng, vừa miêu tả vừa nêu đặc trưng.
-> Nét nghĩa chung có thể tiếp thu: đơn vị, cư trú/tụ cư, có hình thức tổ chức xã hội và nghề nghiệp riêng.
4. Xác định đặc trưng giống
ĐƠN VỊ
5. Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm lưu hành, xác định ngoại diên của khái niệm.

Trong ngành xã hội học, làng (nông thôn) được phân biệt rất rõ ràng với đô thị, có sự khác biệt về nghề nghiệp, lao động, mức độ ..hay lối sống, giao tiếp văn hóa...Nhấn mạnh từ góc độ xã hội, làng có nét đặc trưng riêng biệt như những xã hội nhỏ, có đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội và các thiết chế xã hội, trong đó có hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trong ngành nhân học, làng là một tổ chức xã hội cơ sở có kết cấu chặt chẽ và thiết chế riêng biệt, làng tạo nên sức mạnh cố kết cộng đồng và bảo lưu các giá trị văn hóa cổ truyền, nó luôn giữ vị trí và vai trò quan trọng trong mục tiêu cũng như chiến lược phát triển của quốc gia.
Trong ngành văn hóa học, làng được hiểu như là một nơi cư trú, một xã hội thu nhỏ của những người cùng nghề nghiệp và những người sinh sống trong mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với nghề đó.
Ngoại diên của khái niệm: làng xã, làng xóm, làng nghề, làng chài, làng báo.
6. Xác định các tiêu chí (= các đặc trưng loài) cho phép khu biệt khái niệm được định nghĩa với các khái niệm liên quan. Lập bảng đối chiếu tiêu chí với các ngoại diên của khái niệm.
Các tiêu chí cho phép khu biệt khái niệm được định nghĩa: Đơn vị hành chính, cư trú/tụ cư, chung nghề nghiệp, gần nhau và hình thức tổ chức xã hội.
Bảng đối chiếu tiêu chí với các ngoại diên của khái niệm:
Xin vui lòng coi hình đính kèm!
Hình ảnh

7. Tổng hợp kết quả của 4 và 6 thành một định nghĩa (= sản phẩm sơ bộ). Lập sơ đồ cấu trúc để kiểm tra xem định nghĩa đã xây dựng có đáp ứng yêu cầu về hình thức và nội dung không? Nếu không thì chỉnh sửa lại để hoàn tất sản phẩm.
Sản phẩm sơ bộ: Làng là đơn vị hành chính, nơi cư trú của những người chung nghề nghiệp ở gần nhau và có hình thức tổ chức xã hội riêng biệt.
Sơ đồ:
Hình ảnh

Sản phẩm cuối cùng: Làng là đơn vị cư trú của những người sống ở gần nhau và có hình thức tổ chức xã hội riêng biệt, độc đáo.
RANDOM_AVATAR
Phiến
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/02/17 15:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Giá trị truyền thống của một số ngôi làng cổ ở Bắc Bộ hi

Gửi bàigửi bởi Phiến » Thứ 2 27/03/17 22:19

BÀI TẬP THỰC HÀNH SỐ 5:
Chọn một khái niệm/ sự việc/ hiện tượng trong đề tài và một đối tượng có liên quan, tiến hành so sánh, tìm các điểm tương đồng và khác biệt -> Lập bảng so sánh.
Bài làm:
SO SÁNH: LÀNG - LỄ HỘI

1. Xác lập các tiêu chí so sánh:
- Bản chất
- Gía trị
- Chủ thể sáng tạo
- Không gian, phạm vi
- Mục đích
- Cấu trúc
- Tổ chức xã hội
- Không khí
- Biểu tượng
- Lịch sử hình thành
2. Xác lập các đặc trưng đồng nhất và khác biệt của cặp đối tượng theo tiêu chí đã chọn.
- Các đặc trưng đồng nhất: lễ nghi, phong tục, tập quán, văn hóa, con người....
- Các đặc trưng khác biệt: vật chất/tinh thần, phức tạp/ đơn giản, khép kín/ mở...
3. Lập bảng so sánh:
Xin vui lòng coi hình ảnh đính kèm:

Hình ảnh

Mong được mọi người góp ý thêm! Chân thành cảm ơn!
RANDOM_AVATAR
Phiến
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/02/17 15:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Giá trị truyền thống của một số ngôi làng cổ ở Bắc Bộ hi

Gửi bàigửi bởi Phiến » Thứ 3 27/06/17 15:55

BÀI TẬP THỰC HÀNH 6: LẬP MÔ HÌNH
Tên mô hình: Giá trị văn hóa của một số làng nghề ở Hà Nội hiện nay
1. Xác định danh sách thành tố
Làng

Giá trị văn hóa:
giá trị vật chất
giá trị tinh thần

Du lịch
Kinh tế
Chính trị

2. Mô hình mối quan hệ giữa các thành tố

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Phiến
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/02/17 15:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến173 khách

cron