Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi vanthinhatruc » Chủ nhật 21/05/17 19:48

Thảo ơi, mô hình rất đẹp. Chị hơi băn khoăn chút: 3 thành tố: người LĐ, dân ca, giao duyên là parallel (song hành)? Có mối quan hệ đẳng lập?
RANDOM_AVATAR
vanthinhatruc
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/02/17 19:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Hiếu Thảo K17A » Thứ 7 24/06/17 9:17

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI (HIỆU CHỈNH)
Tên đề tài: Hò đối đáp của người Việt vùng Tây Nam Bộ
1. Phân tích cấu trúc (ngữ pháp) của tên đề tài:
- Cụm từ trung tâm: [Hò đối đáp]
- Cụm từ định tố: [của người Việt][vùng Tây Nam Bộ]
2. Xác định đối tượng phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: hò đối đáp
- Chủ thể: người Việt (Kinh)
- Không gian: Tây Nam Bộ
- Thời gian: Thế kỷ XX
3.Lập sơ đồ:
Xin xem trong file hình đính kèm
Hình ảnh
4. Xác định (các) cặp đối lập cơ bản
- Hò >< Lý => rõ ràng
- Thế kỷ XX >< trước thế kỷ XX và sau thế kỷ XX => rõ ràng
- Hò đối đáp vùng Tây Nam Bộ >< hò đối đáp ở Bắc Trung Bộ => Không rõ ràng, nhiều người hiểu nhầm chúng giống nhau => Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu, làm rõ.
- Hò phản ánh tính cách con người >< Không phản ánh tính cách con người => không rõ ràng, cần đi sâu nghiên cứu.
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Thảo K17A
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 21:50
Cảm ơn: 29 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Hiếu Thảo K17A » Thứ 7 24/06/17 9:23

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG (HIỆU CHỈNH)
DẪN NHẬP
    1. Lý do chọn đề tài
    2. Mục đích nghiên cứu
    3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
    7. Bố cục của tiểu luận

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    I. Cơ sở lý luận
      1. Khái niệm dân ca
      2. Khái niệm hò và hò đối đáp
      3. Phân loại hò
    II. Cơ sở thực tiễn
      1. Định vị vùng văn hóa Tây Nam Bộ
      2. Sơ lược về hò đối đáp ở Tây Nam Bộ
CHƯƠNG II: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HÒ ĐỐI ĐÁP Ở TÂY NAM BỘ
    I. Những đặc trưng chung về nghệ thuật
      1. Đặc trưng về nội dung
      2. Đặc trưng về hình thức
      3. Đặc trưng về diễn xướng
    II. Đặc trưng tính cách người Tây Nam Bộ thể hiện qua hò đối đáp
      1. Tính sông nước
      2. Tính bộc trực
      3. Tính thiết thực
      4. Tính mở thoáng
      5. Tính trọng nghĩa tình
CHƯƠNG III: SO SÁNH HÒ ĐỐI ĐÁP Ở TÂY NAM BỘ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC
    I. So sánh hò đối đáp với lý
      1. Khái lược về Lý
      2. Những tương đồng và khác biệt giữa hò đối đáp và lý
    II. So sánh hò đối đáp Tây Nam Bộ với hò đối đáp Bắc Trung Bộ
      1. Khái lược về hò đối đáp Bắc Trung Bộ
      2. Những tương đồng và khác biệt
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Thảo K17A
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 21:50
Cảm ơn: 29 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Hiếu Thảo K17A » Thứ 7 24/06/17 9:31

BÀI TẬP THỰC HÀNH 3: SƯU TẦM TÀI LIỆU VÀ SỬ DỤNG DOCUMENT MAP (HIỆU CHỈNH)
1. Tài liệu tham khảo
    1. Đặng Văn Lung, Hò và lao động, Tạp chí Văn học, 1972
    2. Lê Nhất Vũ - Lê Giang, Dân ca Bến Tre, NXB Văn hóa thông tin Bến Tre, 1981
    3. Lê Văn Chưởng, Đề nghị một cách phân loại hò, Tạp chí Văn học, 1979
    4. Lê Văn Chưởng, Tình cảm và văn minh trong hò Huế trong tạp chí Nghiên cứu văn học, 1971
    5. Lê Văn Hào, Bước đầu phân vùng và phân loại hò Bình Trị Thiên, Tạp chí dân tộc học, 1977
    6. Nguyễn Đức Hưng, Việt Nam văn hóa và con người, NXB Chính trị Quốc gia, 2009
    7. Nguyễn Hữu Thu, Hò chèo thuyền, Tạp chí Những vấn đề về âm nhạc và múa, tập 5, 1968
    8. Phạm Bích Ngọc, Dạy hát ca khúc sử dụng chất liệu dân ca Nam Bộ
    9. Phạm Ngọc Trung, Sông, biển với văn hóa Việt Nam, Tạo chí Văn hóa Nghệ thuật số 333, tháng 3, 2012
    10. Thạch Phương, Một số nét về thơ ca quần chúng chống Mỹ ở miền Nam, Tạp chí Văn học, số tháng 7-1966
    11. Tô Vũ, Âm nhạc Việt Nam truyền thống và hiện đại, Viện âm nhạc Hà Nội, 2002
    12. Tôn Thất Bình, Những đặc trưng của hò Trị Thiên, NXB Trẻ, 2007
    13. Tôn Thất Bình, Hò đối đáp nam nữ Bình Trị Thiên, Tạp chí dân tộc học số 3, 1984
    14. Trần Hoàng Tiến, luận văn Tiến sĩ: Nghệ thuật diễn xướng hò sông nước Bắc Trung Bộ, 2006
    15. Trần Kiều Quang, Vài nét về hò đối đáp ở Nam Bộ Xưa (http://www.baocantho.com.vn)
    16. Trần Ngọc Thêm (Chủ biên), Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, NXB Văn hóa Văn nghệ, 2013
    17. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP.HCM, 2001
    18. Trần Quốc Vượng, 2009, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục
    19. Trần Văn Khê, Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, NXB Trẻ, 2004
2. Sử dụng Document Map
Hình ảnh bên dưới (MICROSOFT WORD 2013)
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Thảo K17A
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 21:50
Cảm ơn: 29 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Hiếu Thảo K17A » Thứ 7 24/06/17 9:41

BÀI TẬP THỰC HÀNH 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA (HIỆU CHỈNH)
1. Tìm và phân loại tất cả những định nghĩa hiện có
Định nghĩa:
Hò (tiếng Anh: Chanty) là một thể loại diễn xướng nhạc điệu phổ biến trong đời sống Việt Nam từ cổ đại, khởi nguồn từ tập quán sinh hoạt vùng chiêm trũng, diễn tả tâm trạng của người lao động. (Trần Văn Khê, Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, NXB Trẻ, 2004, trang 81).
=> Đây là định nghĩa nêu đặc trưng.
2. Phân tích từng định nghĩa theo các yêu cầu của định nghĩa
Hò (tiếng Anh: Chanty) là một thể loại diễn xướng nhạc điệu phổ biến trong đời sống Việt Nam từ cổ đại, khởi nguồn từ tập quán sinh hoạt vùng chiêm trũng, diễn tả tâm trạng của người lao động.
Yêu cầu về hình thức:
    Rõ ràng, sáng sủa, dễ hiểu
    Ngắn gọn (dưới dạng 1 câu)
Yêu cầu về nội dung:
    Đặc trưng giống: diễn xướng nhạc điệu => chưa rõ ràng.
    Không định nghĩa vòng hoặc trùng lặp.
    Không định nghĩa bằng phủ định hoặc từ trái nghĩa.
    Không diễn đạt mập mờ, hoặc định nghĩa bằng ẩn dụ.
    => Không đạt yêu cầu.
3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét nghĩa chung, những đặc trưng sai/thiếu
Có thể tiếp thu: diễn tả tâm trạng của người lao động.
Những đặc trưng sai/thiếu cần sửa chữa, bổ sung:
    Là một thể loại diễn xướng nhạc điệu => chưa rõ ràng, vì “diễn xướng nhạc điệu” cũng chưa có định nghĩa chính xác.
    Phổ biến trong đời sống Việt Nam từ cổ đại => chưa chắc.
4. Xác định đặc trưng giống
Đặc trưng giống: dân ca
5. Xác định ngoại diên của khái niệm
Hò, lý, hát ru
6. Xác định các tiêu chí (các đặc trưng loài)
Bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của khái niệm:
Hình ảnh
7. Nêu định nghĩa. Lập sơ đồ cấu trúc để kiểm tra định nghĩa
Định nghĩa: “Hò là một thể loại dân ca gắn với sinh hoạt, tâm trạng của người lao động, cũng có thể dùng để giao duyên giữa nam và nữ".
Sơ đồ cấu trúc:
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Thảo K17A
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 21:50
Cảm ơn: 29 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Hiếu Thảo K17A » Thứ 7 24/06/17 10:02

BÀI TẬP THỰC HÀNH 5: LẬP BẢNG SO SÁNH (HIỆU CHỈNH)
So sánh: hò đối đáp Tây Nam Bộ và hò đối đáp Bắc Trung Bộ
1. Xác lập tiêu chí so sánh
    Bản chất
    Chủ thể sáng tạo
    Không gian diễn xướng
    Mục đích
    Lịch sử hình thành
    Cách thể hiện
    Cấu trúc câu
    Thủ pháp dùng từ
    Các cặp từ xưng hô
    Âm vực
    Yếu tố cảm xúc
2. Xác lập các đặc trưng đồng nhất và khác biệt của cặp đối tượng theo tiêu chí đã chọn
Đặc trưng tương đồng: đều là hò đối đáp của người lao động; diễn xướng trên đồng ruộng, sông nước, hội hè; mang ý nghĩa tinh thần
Đặc trưng khác biệt:
    Hò đối đáp Tây Nam Bộ: có sau; nói thẳng nói thật; thường thay đổi; nói lái, đối nghĩa; âm vực thoáng đạt; tình cảm chi phối
    Hò đối đáp Bắc Trung Bộ: có trước; kín đáo, hướng nội; ổn định; ẩn dụ, từ trái nghĩa; âm vực hẹp; tình cảm nảy nở theo thời gian
3. Lập bảng so sánh
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Thảo K17A
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 21:50
Cảm ơn: 29 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Hiếu Thảo K17A » Thứ 7 24/06/17 10:04

BÀI TẬP THỰC HÀNH 6: LẬP MÔ HÌNH (HIỆU CHỈNH)
Tên mô hình: Hò đối đáp của người Việt vùng Tây Nam Bộ
1. Xác định danh sách thành tố
    Hò đối đáp
    Người lao động
      Tính sông nước
      Tính bộc trực
      Tính thiết thực
      Tính mở thoáng
      Tính trọng nghĩa tình
    Dân ca
    Giao duyên
2. Mô hình mối quan hệ giữa các thành tố
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Thảo K17A
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 21:50
Cảm ơn: 29 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Vy » Chủ nhật 25/06/17 20:40

Theo mình thời gian nên giới hạn lại là từ lúc hò ra đời.Bắt nguồn từ khi nào, trong giai đoạn nào cho đến nay.
Hình đại diện của thành viên
Nguyễn Vy
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 6 06/05/16 0:29
Cảm ơn: 33 lần
Được cám ơn: 25 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến200 khách