Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Hiếu Thảo K17A » Thứ 3 21/02/17 20:43

Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.VS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: Lê Nguyễn Hồng Hiếu Thảo
Lớp: Cao học văn hóa học K17A
MSHV: 166031064009

Bài tập thực hành 1: Chọn một đề tài nghiên cứu. Phân tích đề tài đã chọn.
Bài làm:
Tên đề tài: Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài:
- Cụm từ trung tâm: "Hò đối đáp"
- Cụm từ định tố: "của người Việt ở Tây Nam Bộ"
2. Xác định đối tượng phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: hò đối đáp
- Chủ thể: người Việt (Kinh)
- Không gian: Tây Nam Bộ
- Thời gian: Toàn thời gian
3.Lập sơ đồ:
Xin xem trong file hình đính kèm
Hình ảnh
4. Xác định các cặp đối lập cơ bản
- Hò >< Lý => rõ ràng
- Hò đối đáp ><Hò trên cạn >< Hò trên sông nước => rõ ràng
- Hò đối đáp vùng Tây Nam Bộ >< hò đối đáp ở các vùng khác => Không rõ ràng, nhiều người hiểu nhầm chúng giống nhau => Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu, làm rõ.
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Thảo K17A
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 21:50
Cảm ơn: 29 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi vanthinhatruc » Thứ 3 21/02/17 21:07

Cho chị hỏi chút: có phải hò đối đáp diễn ra ở nơi khác, không phải trên cạn, cũng khg phải trên sông nước? Nên em mới để trong bảng đối lập?
RANDOM_AVATAR
vanthinhatruc
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/02/17 19:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Hiếu Thảo K17A » Thứ 3 21/02/17 21:16

Em cũng đang phân vân chỗ này, có nhiều cách chia, tuy nhiên bài này em dựa theo cách chia 3 phần: đối đáp (còn gọi là giao duyên), trên cạn, trên sông nước. Em chưa thu thập đủ tài liệu. Tuy nhiên thì em có thấy rằng:
- hò trên cạn bao gồm: hò giã gạo, hò cấy lúa, hò leo dốc, hò kéo gỗ
- hò trên sông: gồm hò kéo chài, hò chèo thuyền, hò kéo lưới.
- hò đối đáp: là có vế đối và vế đáp.
Theo em, về hình thức thì nó khác so với các loại hò kia, nhưng về không gian diễn xướng thì nó giao nhau với không gian của hò trên cạn và hò trên sông.
Em hiểu như vậy nhưng em cũng đang lay hoay tìm cách diễn đạt chỗ này. Chị có ý tưởng gì thì gợi ý cho em với nhé :)
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Thảo K17A
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 21:50
Cảm ơn: 29 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Hiếu Thảo K17A » Thứ 3 21/02/17 21:36

C thấy tên đề tài e như thế được chưa?
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Thảo K17A
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 21:50
Cảm ơn: 29 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Hiếu Thảo K17A » Thứ 3 21/02/17 22:12

:P
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Thảo K17A
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 21:50
Cảm ơn: 29 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Phạm Trần Phú Vĩnh » Thứ 4 22/02/17 1:15

Chào Thảo, mình bổ sung thêm một góc nhìn. Nếu thảo đã chọn thời gian toàn thời thì việc chia đoạn nó và đem ra phân tách cũng dựng thành các cặp đối lập, nhiều mâu thuẫn. Hiện nay theo mình biết, vì là người Miền Tây rặc ri, câu hò giờ không còn trong đời sống thực tế nữa. Chất văn hóa giữa các giai đoạn khác nhau cũng rất mâu thuẫn.
Thứ hai, nếu chọn cặp hò đối đáp <>hát tân cổ giao duyên thì mình thấy cũng có nhiều mâu thuẫn, chưa rõ ràng. Tân cổ hiện còn, hò thì đã mất.
Hình ảnh
Phạm Trần Phú Vĩnh
*******
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên.
Trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi.


- Khổng Khâu -
Hình đại diện của thành viên
Phạm Trần Phú Vĩnh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 3 11/10/16 0:20
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi vanthinhatruc » Thứ 4 22/02/17 10:46

Thảo ơi, nếu đã có giao nhau về nơi diễn xướng thì khg nên chia 3 cái đối lập như vậy. Chị thấy ý kiến của Vĩnh đáng lưu ý. Hình như quan họ cũng có hát đối đáp, giao duyên, trên cạn hay trên sông nước. Vậy có nên so sánh với quan họ. Tên đề tài nghe hấp dẫn nhưng chị chưa rõ em sẽ triển khai ntn.
RANDOM_AVATAR
vanthinhatruc
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/02/17 19:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi nguyenhoangdungvhh » Thứ 4 22/02/17 12:30

đề tài của Thảo hay đó, thật sự chị cũng không hiểu rõ sự khác nhau giữa hò đối đáp Tây Nam bộ và các vùng khác như thế nào.
RANDOM_AVATAR
nguyenhoangdungvhh
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 3 21/02/17 9:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Hiếu Thảo K17A » Thứ 4 22/02/17 15:35

Cảm ơn Vĩnh, Thảo sẽ xem xét và sửa lại thời gian truyền thống cho dễ làm. :geek: :geek:
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Thảo K17A
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 21:50
Cảm ơn: 29 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hò đối đáp của người Việt ở Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Hiếu Thảo K17A » Thứ 4 22/02/17 15:40

Em cảm ơn chị Trúc, mới đầu em phân vân giữa so sánh nội bộ các loại hò hoặc so sánh hò với các loại diễn xướng khác, mà giờ nghe chị góp ý nên em sẽ xem xét chỉnh sửa lại đối tượng so sánh cho dễ khu biệt. Cám ơn chị :) :P
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Thảo K17A
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 21:50
Cảm ơn: 29 lần
Được cám ơn: 3 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến169 khách