Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Phạm Trần Phú Vĩnh » Thứ 4 22/02/17 3:29

Vài dòng: Do tên đề tài hơi dài [quá giới hạn cho phép] và để thu hút sự chú ý của cả nhà nên chúng tôi mạn phép đặt tiêu đề có phần "lệch chuẩn". Mong mọi người thứ lỗi và nhiệt tình góp ý thảo luận.

Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài


Đề tài: Ảnh hưởng của nền giáo dục chữ Quốc Ngữ thời Pháp thuộc đối với văn hóa Việt Nam

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài:
[Ảnh hưởng của nền giáo dục chữ Quốc Ngữ] [<thời Pháp thuộc> đối với văn hóa Việt Nam]
+ [Ảnh hưởng của nền giáo dục chữ Quốc Ngữ] là cụm từ trung tâm, chỉ đối tượng cơ bản.
+ [<thời Pháp thuộc> đối với văn hóa Việt Nam] là cụm từ định tố, giới hạn về K-C-T.

2. Xác định đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng cụ thể: Ảnh hưởng của nền giáo dục chữ Quốc Ngữ đối với văn hóa Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
- Chủ thể: Dân tộc Việt Nam, đại diện chính là Người Kinh.
- Không gian: Việt Nam
- Thời gian: Từ Hòa ước năm Giáp Tuất (1874) đến nay.

3. Cấu trúc cấp hệ của các khái niệm
Cấp zero: Văn hóa giáo dục thuộc địa Pháp
Hình ảnh
Chủ thể: Dân tộc Việt Nam, đa sắc tộc, đại diện chính là Người Kinh.

4. Xác định các cặp đối lập cơ bản. Xác định vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
- VH chữ Hán - Nôm <> VH chữ Quốc Ngữ
- VH chữ Quốc Ngữ <> VH tiếng Pháp
- VH chữ Quốc Ngữ <> VH tiếng dân tộc bản xứ khác
- VH chữ Quốc Ngữ<>VH tiếng nước khác
=> Cần đi sâu khai thác các cặp đối lập trên, vốn chứa đầy mâu thuẫn về tính giá trị văn hóa, để làm rõ sự ảnh hưởng của nền giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc đối với văn hóa Việt Nam.

Rất mong nhận được sự chỉ điểm nhiệt tình của cả nhà.
Hình ảnh
Phạm Trần Phú Vĩnh
*******
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên.
Trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi.


- Khổng Khâu -
Hình đại diện của thành viên
Phạm Trần Phú Vĩnh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 3 11/10/16 0:20
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Ngô Thị Thanh Tâm » Thứ 4 22/02/17 4:35

Chào Vĩnh,

Đề tài của bạn nhắc tôi nhớ tới nhà nghiên cứu Hữu Ngọc trong bài viết "Duyên nợ Việt - Pháp" cũng từng nói về vai trò của chữ Quốc ngữ trong việc góp phần vào sự phát triển của Văn học Việt Nam hiện đại. Rồi đến đầu thế kỷ XX, những nhà cách mạng Việt Nam lại sử dụng chữ quốc ngữ để nâng cao dân trí v.v...
Nhưng hình như đề tài của bạn không chỉ dừng lại ở việc khảo sát vai trò/ ảnh hưởng của chữ Quốc ngữ mà là ảnh hưởng của NỀN GIÁO DỤC chữ quốc ngữ (với tư cách là một hệ thống giáo dục?). Nếu vậy, nên chăng nên đổi chữ NỀN thành HỆ THỐNG? Không biết tôi hiểu như vậy có đúng ý bạn hay không? Mong bạn trao đổi thêm.
RANDOM_AVATAR
Ngô Thị Thanh Tâm
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 12:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Mai Trọng An Vinh » Thứ 4 22/02/17 9:55

Ý kiến quá hay!
RANDOM_AVATAR
Mai Trọng An Vinh
 
Bài viết: 95
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 10:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi vanthinhatruc » Thứ 4 22/02/17 11:02

Vĩnh ơi, trong Sơ đồ, chị chưa thấy có sự đối lập ở khg gian và tgian.

Theo chị, là luận văn CH, em nên xác định các cặp đối lập mâu thuẫn để nghiên cứu ít hơn. 4 cặp hơi nhiều -> thích hợp cho luận án NCS hơn.
RANDOM_AVATAR
vanthinhatruc
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/02/17 19:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Võ Anh Vũ » Thứ 4 22/02/17 13:18

Thêm một đề tài hết sức cuốn hút mình. Đề tài của Vĩnh là "nền giáo dục chữ quốc ngữ thời Pháp" có thể hiểu là:
(1)chữ quốc ngữ như một phương tiện trong giao tiếp, truyền đạt trong giáo dục bên cạnh việc sử dụng chữ Pháp, chữ Hán trong giáo dục.
(2)giáo dục chữ quốc ngữ không chỉ sử dụng quốc ngữ như một phương tiện mà còn bao hàm các quan điểm về giáo dục như kiến tạo nên quốc học chẳng hạn.
Vậy nên hiểu theo cách nào? Do trong phần xác định các cặp đối lặp, Vĩnh có nêu: VH chữ Hán - Nôm <> VH chữ Quốc Ngữ; VH chữ Quốc Ngữ <> VH tiếng Pháp; VH chữ Quốc Ngữ <> VH tiếng dân tộc bản xứ khác; VH chữ Quốc Ngữ<>VH tiếng nước khác, mình thấy dường như thiêng về việc đối sánh chữ quốc ngữ như một phương tiện, công cụ ngôn ngữ trong giáo dục so với các phương tiện khác là chữ Pháp, chữ Hán - Nôm?
RANDOM_AVATAR
Võ Anh Vũ
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 9:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Đặng Thị Hoa » Thứ 4 22/02/17 13:33

Em ơi chữ VH viết tắt có nên thay bằng chữ GD như tiêu đề không?
- VH chữ Hán - Nôm <> VH chữ Quốc Ngữ
- VH chữ Quốc Ngữ <> VH tiếng Pháp
- VH chữ Quốc Ngữ <> VH tiếng dân tộc bản xứ khác
- VH chữ Quốc Ngữ<>VH tiếng nước khác
RANDOM_AVATAR
Đặng Thị Hoa
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 10:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Phạm Trần Phú Vĩnh » Thứ 4 22/02/17 20:02

Ngô Thị Thanh Tâm đã viết:Chào Vĩnh,

Đề tài của bạn nhắc tôi nhớ tới nhà nghiên cứu Hữu Ngọc trong bài viết "Duyên nợ Việt - Pháp" cũng từng nói về vai trò của chữ Quốc ngữ trong việc góp phần vào sự phát triển của Văn học Việt Nam hiện đại. Rồi đến đầu thế kỷ XX, những nhà cách mạng Việt Nam lại sử dụng chữ quốc ngữ để nâng cao dân trí v.v...
Nhưng hình như đề tài của bạn không chỉ dừng lại ở việc khảo sát vai trò/ ảnh hưởng của chữ Quốc ngữ mà là ảnh hưởng của NỀN GIÁO DỤC chữ quốc ngữ (với tư cách là một hệ thống giáo dục?). Nếu vậy, nên chăng nên đổi chữ NỀN thành HỆ THỐNG? Không biết tôi hiểu như vậy có đúng ý bạn hay không? Mong bạn trao đổi thêm.


Dạ em cám ơn chị nhiều, ý kiến của chị thực sự đã đánh vào đúng chỗ em phân vân.
Thực ra vấn đề tìm hiểu về đóng góp của chữ Quốc Ngữ cho tiến bộ lịch sử, các ngành đã được khai thác khá nhiều. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, nếu mình chỉ nhìn nhận mặt tích cực không thì em vẫn nghĩ mình đã bỏ qua những vấn đề quan trọng; rất có thể nó đã dẫn đến những hệ quả không mấy tốt đẹp mà chúng ta phải đối diện nhưng tưởng lầm giữa chúng không có quan hệ. Điều này không tương đồng với việc ủng hộ giáo dục khác như Hán - Nôm hay bằng thứ ngoại ngữ khác. Mục đích của em là tìm hiểu những ảnh hưởng đa chiều mà giáo dục Quốc Ngữ mang lại, không đứng nghiêng hẳn về một phía nào hết. Em vẫn chưa hình dung được sự thực thì chữ Quốc Ngữ có ảnh hưởng tốt/ xấu đến đâu mà việc đào sâu về những mâu thuẫn sẽ giúp em có được một câu trả lời rõ ràng hơn.
Ban đầu em cũng phân vân chữ hệ thống hay nền, không ngờ chị cũng có băn khoăn giống em hehe. Tuy nhiên, suy đi xét lại, em thấy chữ nền đảm bảo được nội dung và hình thức; hình thức ngắn gọn; nội dung thì hội đủ hai điều kiện: về tính thời gian (từ năm 1874 đến nay) và về tính khách quan khi đánh giá một vấn đề phức tạp về quá trình hình thành có nhiều giai đoạn đan xen khó phân định (vì ban đầu giáo dục Quốc Ngữ chỉ là một bộ phận trong hệ thống: tiếng Pháp, chữ Quốc Ngữ và một bộ phận Hán - Nôm còn tồn tại song hành; mãi sau này Quốc Ngữ mới đóng vai trò chủ đạo trong giáo dục).
Hình ảnh
Phạm Trần Phú Vĩnh
*******
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên.
Trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi.


- Khổng Khâu -
Hình đại diện của thành viên
Phạm Trần Phú Vĩnh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 3 11/10/16 0:20
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Phạm Trần Phú Vĩnh » Thứ 4 22/02/17 20:14

vanthinhatruc đã viết:Vĩnh ơi, trong Sơ đồ, chị chưa thấy có sự đối lập ở khg gian và tgian.

Theo chị, là luận văn CH, em nên xác định các cặp đối lập mâu thuẫn để nghiên cứu ít hơn. 4 cặp hơi nhiều -> thích hợp cho luận án NCS hơn.


Dạ cám ơn chị đã nhắc em.
Em cũng không biết nên vẽ sơ đồ theo hướng tiếp cận nào. Vì vấn đề quan tâm lại tự thân đã khu biệt nó về không gian và thời gian rồi. Nền giáo dục chữ Quốc Ngữ là danh từ riêng, có hẳn K-T bên trong, ở Việt Nam từ sau hòa ước 1874 đến nay. Em nghĩ mãi vẫn thấy tuy chưa ổn nhưng không biết phải sửa lại sao để khái quát được vấn đề. Ngay cả cấp độ Zero theo em vẫn có gì đó chưa ổn, có gì đó sai sai.
Vấn đề các cặp đối lập em cũng thấy khai thác nó chắc em mọc râu dài như Quan Vũ mới xong :D :D Giờ không biết bỏ cái nào, giữ cái nào, bỏ thì em sợ làm gãy tính hệ thống, giữ thì nhiều quá.
Hình ảnh
Phạm Trần Phú Vĩnh
*******
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên.
Trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi.


- Khổng Khâu -
Hình đại diện của thành viên
Phạm Trần Phú Vĩnh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 3 11/10/16 0:20
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Phạm Trần Phú Vĩnh » Thứ 4 22/02/17 20:39

Võ Anh Vũ đã viết:Thêm một đề tài hết sức cuốn hút mình. Đề tài của Vĩnh là "nền giáo dục chữ quốc ngữ thời Pháp" có thể hiểu là:
(1)chữ quốc ngữ như một phương tiện trong giao tiếp, truyền đạt trong giáo dục bên cạnh việc sử dụng chữ Pháp, chữ Hán trong giáo dục.
(2)giáo dục chữ quốc ngữ không chỉ sử dụng quốc ngữ như một phương tiện mà còn bao hàm các quan điểm về giáo dục như kiến tạo nên quốc học chẳng hạn.
Vậy nên hiểu theo cách nào? Do trong phần xác định các cặp đối lặp, Vĩnh có nêu: VH chữ Hán - Nôm <> VH chữ Quốc Ngữ; VH chữ Quốc Ngữ <> VH tiếng Pháp; VH chữ Quốc Ngữ <> VH tiếng dân tộc bản xứ khác; VH chữ Quốc Ngữ<>VH tiếng nước khác, mình thấy dường như thiêng về việc đối sánh chữ quốc ngữ như một phương tiện, công cụ ngôn ngữ trong giáo dục so với các phương tiện khác là chữ Pháp, chữ Hán - Nôm?


Cám ơn Vũ đã đặt vấn đề hết sức chi tiết. Cách tiếp cận của Vũ, theo hình dung của mình [nếu đúng :D ], có liên quan đến cách đặt vấn đề của chị Hoa bên dưới.

Đặng Thị Hoa đã viết:Em ơi chữ VH viết tắt có nên thay bằng chữ GD như tiêu đề không?
- VH chữ Hán - Nôm <> VH chữ Quốc Ngữ
- VH chữ Quốc Ngữ <> VH tiếng Pháp
- VH chữ Quốc Ngữ <> VH tiếng dân tộc bản xứ khác
- VH chữ Quốc Ngữ<>VH tiếng nước khác


Em cám ơn chị Hoa, xin phép được trao đổi chung vấn đề này với Vũ và chị.
Trong các cặp đối lập em dùng chữ Văn hóa thay vì chữ giáo dục là có cơ sở riêng. Vì mới chập chững tập đặt vấn đề nghiên cứu nên em rất lúng túng, sợ nhất là làm sai mã ngành, đào không ra chất văn hóa cho nghiên cứu của mình. Vấn đề em muốn tìm hiểu rất dễ bị lệch sang văn học - ngôn ngữ, quản lý giáo dục, lịch sử hay triết học [kể cả kinh tế - chính trị] nếu chủ quan. Em cũng không đủ khả năng đi vào đào bới ở những lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn sâu như vậy. :D :D
Thực tế, từ xuất phát điểm mục đích của em là "tìm hiểu những ảnh hưởng đa chiều mà giáo dục Quốc Ngữ mang lại, không đứng nghiêng hẳn về một phía nào hết. Em vẫn chưa hình dung được sự thực thì chữ Quốc Ngữ có ảnh hưởng tốt/ xấu đến đâu mà việc đào sâu về những mâu thuẫn sẽ giúp em có được một câu trả lời rõ ràng hơn." Ảnh hưởng đó là ảnh hưởng về mặt giá trị đến văn hóa; nghiên cứu chính là tìm hiểu giá trị văn hóa trong đó; bao gồm nhưng không thay thế các đối tượng nghiên cứu của những ngành học khác.
Theo dự kiến, em sẽ thu thập và xử lý, sắp xếp lại các thành quả nghiên cứu của các ngành vừa nêu, khai thác chúng với quan điểm Văn hóa học. Do vậy, các cặp đối lập của em chọn không phải là về giáo dục hay ngôn ngữ mà là văn hóa.
Hình ảnh
Phạm Trần Phú Vĩnh
*******
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên.
Trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi.


- Khổng Khâu -
Hình đại diện của thành viên
Phạm Trần Phú Vĩnh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 3 11/10/16 0:20
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi lê quốc duy » Thứ 4 22/02/17 21:45

Chào Vĩnh,
Ở mục xác định đối tượng phạm vị, phần thời gian Vĩnh có để là "từ Hòa ước năm Giáp Tuất (1874) đến nay". Mặc dù chính hòa ước này chính thức Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp nhưng vấn đề giáo dục chữ quốc ngữ thời Pháp thuộc có một dấu một quan trọng đó là "sự ra đời Nghị định ra ngày 6-4-1878 “về việc dùng tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin” do thống đốc Nam kỳ Lafont ký". [dẫn theo Trần Nhật Vy, 130 năm thăng trầm chữ Việt Kỳ 1: Hai thế kỷ và một quyết định, http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/ ... 69886.html]
Duy nghĩ Vĩnh có thể lấy dấu mốc này để làm giới hạn thì giới thuyết về mặt thời gian sẽ chặt chẽ có có tính thuyết phục cao hơn.
Về phần các cặp đối lập: Bên cạnh chữ quốc ngữ là "chữ Latinh ghi âm tiếng Việt" thì có "chữ ghi âm Latinh tiếng Lào" và "chữ Latinh ghi âm tiếng Khmer" không? Bởi Pháp muốn xóa bỏ chữ Hán-Nôm vậy khả năng họ muốn xóa bỏ chữ Lào, Khmer cũng rất cao. Nhưng hiện nay Lào và Khmer vẫn dùng thứ chữ có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Học viên cao học khóa K17A
Lê Quốc Duy
RANDOM_AVATAR
lê quốc duy
 
Bài viết: 52
Ngày tham gia: Thứ 4 07/11/12 20:28
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 6 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến176 khách