Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài (sửa lần 2)

Gửi bàigửi bởi Phạm Trần Phú Vĩnh » Thứ 4 08/03/17 22:10

Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài
(tiếp theo, có hiệu chỉnh)
-lần thứ 2-


*Lần hiệu chỉnh này tập trung vào bổ khuyết phần Đối tượng và Chủ thể cho sơ đồ.
    => Mong nhận được sự phê bình của cả nhà! :D :D :D


Đề tài: Ảnh hưởng của nền giáo dục chữ Quốc Ngữ thời Pháp thuộc đối với văn hóa Việt Nam

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài:
[<Ảnh hưởng> của nền giáo dục chữ Quốc Ngữ] [<thời Pháp thuộc> đối với văn hóa Việt Nam]
    + [<Ảnh hưởng> của nền giáo dục chữ Quốc Ngữ] là cụm từ trung tâm, chỉ đối tượng cơ bản.
    + <Ảnh hưởng> là từ khóa trọng tâm.
    + [<thời Pháp thuộc> đối với văn hóa Việt Nam] là cụm từ định tố, giới hạn về K-C-T.

2. Xác định đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng cụ thể: Ảnh hưởng của nền giáo dục chữ Quốc Ngữ đối với văn hóa Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
    - Chủ thể: Dân tộc Việt Nam, đại diện chính là Người Kinh.
    - Không gian: Việt Nam.
    - Thời gian: Từ Hòa ước năm Giáp Tuất (1874) đến nay.

3. Cấu trúc cấp hệ của các khái niệm

Hình ảnh

4. Xác định các cặp đối lập cơ bản. Xác định vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
    - VH chữ Hán - Nôm <> VH chữ Quốc Ngữ
    - VH chữ Quốc Ngữ <> VH tiếng Pháp
    - VH chữ Quốc Ngữ <> VH tiếng dân tộc bản xứ khác
    - VH chữ Quốc Ngữ<>VH tiếng nước khác
=> Cần đi sâu khai thác các cặp đối lập trên, vốn chứa đầy mâu thuẫn về tính giá trị văn hóa, để làm rõ sự ảnh hưởng của nền giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc đối với văn hóa Việt Nam.
Hình ảnh
Phạm Trần Phú Vĩnh
*******
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên.
Trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi.


- Khổng Khâu -
Hình đại diện của thành viên
Phạm Trần Phú Vĩnh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 3 11/10/16 0:20
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Bài tập thực hành 2: Lập đề cương (tt + có hiệu chỉnh)

Gửi bàigửi bởi Phạm Trần Phú Vĩnh » Thứ 4 08/03/17 22:40

Bài tập thực hành 2: Lập đề cương
(tt + có chỉnh sửa)



Đề tài: Ảnh hưởng của nền giáo dục chữ Quốc Ngữ thời Pháp thuộc đối với văn hóa Việt Nam


DẪN NHẬP


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    1.1.Cơ sở lý luận
      1.1.1. Các khái niệm cơ bản về văn hóa
        1.1.1.1. Khái niệm văn hóa
        1.1.1.2. Cấu trúc của văn hóa
        1.1.1.3. Tiếp xúc - tiếp biến văn hóa
        1.1.1.4. Bản sắc văn hóa dân tộc
      1.1.2. Khái quát về nền giáo dục thời Pháp thuộc tại Việt Nam
        1.1.2.1. Chữ Hán - Nôm và nền giáo dục Hán - Nôm
        1.1.2.2. Chữ Quốc Ngữ và nền giáo dục Quốc Ngữ
        1.1.2.3. Tiếng Pháp và nền giáo dục Tiếng Pháp
        1.1.2.4. Nền giáo dục của Pháp ở các nước Đông Dương khác
    1.2. Cơ sở thực tiễn hình thành nền giáo dục Quốc Ngữ
      1.2.1. Điều kiện tự nhiên
        1.2.1.1. Thực tiễn giáo dục cũ [Hán - Nôm]
        1.2.1.2. Sự phát triển của chữ Quốc Ngữ
      1.2.2. Điều kiện chính trị - xã hội
        1.2.2.1. Thách thức của nền giáo dục cũ với chính quyền thuộc địa
        1.2.2.2. Những phương án cho việc xây dựng nền giáo dục thuộc địa
        1.2.2.3. Ưu thế của chữ Quốc Ngữ trong lựa chọn sách lược cai trị

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC QUỐC NGỮ ĐỐI VỚI VĂN HÓA NHẬN THỨC
    2.1. Văn hóa nhận thức trong nền giáo dục cũ
      2.1.1. Trong tương quan với các nước Đồng Văn - Đông Bắc Á
      2.1.2. Trong tương quan với các nước Đông Nam Á
    2.2. Văn hóa nhận thức theo nền tảng giáo dục Quốc Ngữ
      2.2.1. Trong tương quan với các nước Đồng Văn - Đông Bắc Á
      2.2.2. Trong tương quan với các nước Đông Nam Á

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC QUỐC NGỮ ĐỐI VỚI VĂN HÓA TỔ CHỨC
    3.1. Văn hóa tổ chức trong nền giáo dục cũ
      3.1.1. Trong tương quan với các nước Đồng Văn - Đông Bắc Á
      3.1.2. Trong tương quan với các nước Đông Nam Á
    3.2. Văn hóa tổ chức theo nền tảng giáo dục Quốc Ngữ
      3.2.1. Trong tương quan với các nước Đồng Văn - Đông Bắc Á
      3.2.2. Trong tương quan với các nước Đông Nam Á

CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC QUỐC NGỮ ĐỐI VỚI VĂN HÓA ỨNG XỬ
    4.1. Văn hóa ứng xử trong nền giáo dục cũ
      4.1.1. Trong tương quan với các nước Đồng Văn - Đông Bắc Á
      4.1.2. Trong tương quan với các nước Đông Nam Á
    4.2. Văn hóa ứng xử theo nền tảng giáo dục Quốc Ngữ
      4.2.1. Trong tương quan với các nước Đồng Văn - Đông Bắc Á
      4.2.2. Trong tương quan với các nước Đông Nam Á

KẾT LUẬN


----------------------------------------------------------------------------------------------------
Một vài trao đổi nhỏ:
- Về kết cấu 4 chương, chúng tôi cảm thấy hơi dài và khi triển khai nguy cơ đối diện với "đuối sức" về khối lượng [làm sao để vừa cân đối, vừa đầy đủ luận cứ]thời gian thực hiện [chắc không đủ].
- Riêng cấu trúc sử dụng là mô hình cấu trúc theo hoạt động, dùng động chế động thì cũng khó đảm bảo được tính ổn định trong quá trình triển khai; có thể dẫn đến tình trạng rối, trùng, vừa thừa vừa thiếu các luận cứ. Tuy nhiên quá trình tiếp xúc, tiếp biến thực sự rất độngrất phức tạp nên ngoài cấu trúc này chúng tôi vẫn chưa tìm được một phương án tốt hơn.
=> Rất mong nhận được sự chỉ dạy nhiệt tình của các anh chị và các bạn để chúng tôi từng bước hoàn chỉnh chiến lược làm bài của mình.
Thân mến.
Hình ảnh
Phạm Trần Phú Vĩnh
*******
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên.
Trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi.


- Khổng Khâu -
Hình đại diện của thành viên
Phạm Trần Phú Vĩnh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 3 11/10/16 0:20
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Phạm Trần Phú Vĩnh » Thứ 4 08/03/17 22:48

Đỗ Dũng đã viết:Vinh ạ, đề cương của em rất cụ thể và xác định được góc nhìn. Tuy nhiên, khi viết, mình còn phải điều chỉnh và đẻ thêm các tiểu mục khác. Theo chú thì chương 4 em nên thêm 4.3 "Những vấn đề cần đặt ra" hay là "Tổng quan kết quả nghiên cứu và đề xuất", là em đưa ra kết quả công trình đã có những đóng góp gì, theo quan điểm em như thế nào về những kết quả khảo sát, cần gìn giữ lại những gì, nhằm để làm gì cho đời - thế hệ sau, đề xuất quan điểm mới của em từ cơ sở kết quả nghiên cứu... Chúc em thành công.
Thân,
Đỗ Dũng


Dạ con cảm ơn chú đã nhắc nhở. Riêng góp ý của chú con dự kiến sẽ sử dụng vào các mục chi tiết ở phần dẫn nhập [nếu có thể]; cụ thể là ở các phần mục đích nghiên cứu và lịch sử nghiên cứu vấn đề. Còn về phần kiến nghị, đề xuất hay định hướng... con nghĩ không cần nêu, vì đã khai thác rõ vấn đề rồi thì "trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi". Vả lại, con không có tư cách cá nhân và xã hội để làm điều đó. :D :D :D Con chỉ mong thực hiện tốt đề tài, trước là giải được thắc mắc của chính mình, sau là cung cấp một góc nhìn nữa về vấn đề này. Vậy là con mừng lắm rồi. Mong chú chỉ dạy con thêm. :D :D
Hình ảnh
Phạm Trần Phú Vĩnh
*******
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên.
Trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi.


- Khổng Khâu -
Hình đại diện của thành viên
Phạm Trần Phú Vĩnh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 3 11/10/16 0:20
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Bài tập thực hành 3: Sưu tầm tài liệu & Sử dụng Document map

Gửi bàigửi bởi Phạm Trần Phú Vĩnh » Thứ 5 09/03/17 0:21

Bài tập thực hành 3: Sưu tầm tài liệu & Sử dụng Document map



1. ỨNG DỤNG TRÌNH SOẠN THẢO VĂN BẢN [VỀ DOCUMENT MAP]

Hình ảnh

2. KẾ HOẠCH SƯU TẦM TÀI/TƯ LIỆU
    2.1. Các ngành có liên quan trong lúc nghiên cứu
      - Lịch sử [phương pháp tiếp cận/góc nhìn/ kết quả] -> Lịch sử Việt Nam-> Lịch sử giai đoạn cuối thời Nguyễn, đầu thời Pháp + Lịch sử truyền giáo Kitô + Lịch sử Văn Hóa Việt Nam.
      - Văn hóa học [phương pháp tiếp cận/góc nhìn/ kết quả] + Văn hóa Pháp + Văn hóa Việt Nam + Văn hóa các nước Đồng Văn + Văn hóa các nước từng thuộc Pháp.
      - Ngôn ngữ học [phương pháp tiếp cận/góc nhìn/ kết quả] + ngôn ngữ Hán - Nôm + chữ Quốc ngữ.
      - Giáo dục học -> Chính sách giáo dục.
      - Tôn giáo học [phương pháp tiếp cận/góc nhìn/ kết quả]-> Kitô Việt Nam.
      - Xã hội học + Nhân loại học + Nhân chủng học [phương pháp tiếp cận/góc nhìn/ kết quả]
      - Chính trị - quản lý -> Chính sách cai trị.
      - Báo chí.
      - Triết học. [phương pháp tiếp cận/góc nhìn/ kết quả]
    2.2. Các từ khóa tìm kiếm quan trọng: - quấc ngữ, quốc ngữ
    2.3. Tìm bằng các ngôn ngữ khác: tiếng Anh, Pháp, [Hoa].
    2.4. Tìm kiếm đa chủng loại: chuyên luận, báo mạng, báo giấy, sách,...
    2.5. Tìm kiếm đa phương tiện: ảnh, mp3, video

3. KẾT QUẢ SƯU TẦM
(Sẽ bổ sung ở entry kế tiếp)
Hình ảnh
Phạm Trần Phú Vĩnh
*******
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên.
Trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi.


- Khổng Khâu -
Hình đại diện của thành viên
Phạm Trần Phú Vĩnh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 3 11/10/16 0:20
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài (sửa lần 3)

Gửi bàigửi bởi Phạm Trần Phú Vĩnh » Thứ 5 23/03/17 11:29

Bài tập thực hành 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI
(Tiếp theo, có hiệu chỉnh)
-lần thứ 3-


*Đây là kết quả thu được sau buổi thảo luận trên lớp mà chúng tôi đã ghi nhận, tiếp thu có chọn lọc.

Đề tài: Ảnh hưởng của nền giáo dục chữ Quốc Ngữ thời Pháp thuộc đối với văn hóa Việt Nam

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài:
[<Ảnh hưởng> của < nền giáo dục chữ Quốc Ngữ thời Pháp thuộc>] [đối với văn hóa Việt Nam]
    + [<Ảnh hưởng> của < nền giáo dục chữ Quốc Ngữ thời Pháp thuộc>] là cụm từ trung tâm, chỉ đối tượng cơ bản.
    + <Ảnh hưởng> là từ khóa trọng tâm.
    + < nền giáo dục chữ Quốc Ngữ thời Pháp thuộc> là chủ thể của <Ảnh hưởng>.
    + Sự thống nhất [ở phạm vi nhất định về mặt hành động/lựa chọn] của chính quyền Pháp thuộc và nhân dân Việt Nam [đại diện là tầng lớp trí thức tinh hoa] là chủ thể chính của < nền giáo dục chữ Quốc Ngữ thời Pháp thuộc>.
    + < nền giáo dục chữ Quốc Ngữ thời Pháp thuộc> cũng giới hạn phạm vi khảo sát trong thời đoạn Pháp thuộc.
    + [đối với văn hóa Việt Nam] là cụm từ định tố, giới hạn về K-C-T.

2. Xác định đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng cụ thể: Ảnh hưởng của nền giáo dục chữ Quốc Ngữ thời Pháp thuộc.
Phạm vi nghiên cứu:
    - Chủ thể: Sự thống nhất [về lựa chọn] của chính quyền Pháp thuộc và nhân dân Việt Nam [đại diện là tầng lớp trí thức tinh hoa].
    - Không gian: Việt Nam.
    - Thời gian: Thời Pháp thuộc.

3. Cấu trúc cấp hệ của các khái niệm

Hình ảnh

4. Xác định các cặp đối lập cơ bản. Xác định vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
    - GD Quốc Ngữ <> GD Hán Ngữ
    - GD Quốc Ngữ <> GD Pháp Ngữ

=> Cần đi sâu khai thác cặp đối lập GD Quốc Ngữ <> GD Hán Ngữ, vốn chứa đầy mâu thuẫn về tính giá trị văn hóa, để làm rõ sự ảnh hưởng của nền giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc đối với văn hóa Việt Nam.

Trong quá trình thảo luận và ghi nhận, do giới hạn của bản thân về vốn kiến thức và vốn sống xã hội, kết quả thu được có thể bị tri kiến của riêng chúng tôi làm méo mó. Kết quả trên là quan điểm của cá nhân còn hạn chế nhiều điểm. Rất mong nhận được sự chỉ điểm nhiệt tình của cả nhà.
Hình ảnh
Phạm Trần Phú Vĩnh
*******
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên.
Trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi.


- Khổng Khâu -
Hình đại diện của thành viên
Phạm Trần Phú Vĩnh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 3 11/10/16 0:20
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Bài tập thực hành 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA

Gửi bàigửi bởi Phạm Trần Phú Vĩnh » Thứ 4 26/07/17 0:12

Bài tập thực hành 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA


1. Tìm và phân tích tất cả các định nghĩa hiện có về “chữ Quốc Ngữ” [“chữ Quốc ngữ”/ “chữ quốc ngữ”]

Chữ Quốc Ngữ là danh từ được sử dụng phổ biến nhưng định nghĩa về nó trong phạm vi đề tại lại hạn chế, cụ thể:
    a.Wikipedia (Tiếng Việt):
    Chữ Quốc Ngữ là hệ chữ viết thống nhất chính thức hiện nay của tiếng Việt, sử dụng ký tự La Tinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman, đặc biệt là bảng chữ cái Bồ Đào Nha, với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp.
      - Đặc trưng giống: hệ chữ viết.
      - Đặc trưng loài:
        + thống nhất chính thức hiện nay của tiếng Việt;
        + sử dụng ký tự La Tinh;
        + dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman, đặc biệt là bảng chữ cái Bồ Đào Nha;
        + với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp.
    => Đặc trưng giống của định nghĩa này còn quá rộng, chưa sát với đối tượng cần định nghĩa, cần thu hẹp lại. Các đặc trưng loài khá chi tiết nhưng vừa thừa vừa thiếu. Đặc trưng loài đầu tiên thừa phần “của tiếng Việt” (nên được bổ sung ở đặc trưng giống), thiếu sự phân biệt của các đặc trưng “thống nhất”, “chính thức”, “hiện nay”.
    b. Wikipedia (English):
    The Vietnamese alphabet (Vietnamese: chữ Quốc ngữ; literally national language script) is the modern writing system for the Vietnamese language.
      - Đặc trưng giống: the modern writing system.
      - Đặc trưng loài: for the Vietnamese language.
    => Đặc trưng giống của định nghĩa này còn quá rộng, chưa sát với đối tượng cần định nghĩa, cần thu hẹp lại. Đặc trưng loài không đầy đủ, mơ hồ chưa khu biệt được đối tượng cần định nghĩa (vốn là một phần của đặc trưng giống).
    c. Từ điển Tiếng Việt (Viện NNH 2003 - Hoàng Phê chủ biên):
    Chữ Quốc Ngữ là chữ viết ghi âm của tiếng Việt, được tạo ra trên cơ sở hệ chữ cái Latin.
      - Đặc trưng giống: chữ viết ghi âm của tiếng Việt.
      - Đặc trưng loài: được tạo ra trên cơ sở hệ chữ cái Latin.
    => Đặc trưng giống của định nghĩa này đã cụ thể, sát với đối tượng cần định nghĩa. Đặc trưng loài còn sơ sài, mơ hồ chưa nói được yếu tố “dấu”.

2.Các tiêu chí có thể rút ra:

    - Đặc trưng giống: hệ chữ viết ghi âm của tiếng Việt.
    - Đặc trưng loài:
      + được dùng chính thức - thống nhất hiện nay;
      + sử dụng ký tự La Tinh;
      + dựa trên bảng chữ cái Bồ Đào Nha;
      + với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp.

3.Định nghĩa thu được:

Do không có các đặc điểm ngoại diên để mở rộng và phân tích thêm nên trên cơ sở đặc trưng về giống và loài đã ghi nhận, ta có định nghĩa:
    Chữ Quốc Ngữ là hệ chữ viết ghi âm của tiếng Việt được dùng chính thức - thống nhất hiện nay, sử dụng ký tự La Tinh dựa trên bảng chữ cái Bồ Đào Nha, với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp.
Hình ảnh
Phạm Trần Phú Vĩnh
*******
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên.
Trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi.


- Khổng Khâu -
Hình đại diện của thành viên
Phạm Trần Phú Vĩnh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 3 11/10/16 0:20
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Bài tập thực hành 5: SO SÁNH VIỆC SD CHỮ HÁN-NÔM-QN

Gửi bàigửi bởi Phạm Trần Phú Vĩnh » Thứ 4 26/07/17 1:38

Bài tập thực hành 5: SO SÁNH VIỆC SỬ DỤNG
CHỮ HÁN - CHỮ NÔM - CHỮ QUỐC NGỮ


Bảng so sánh việc sử dụng chữ Hán - chữ Nôm - chữ Quốc Ngữ

Hình ảnh
Hình ảnh
Phạm Trần Phú Vĩnh
*******
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên.
Trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi.


- Khổng Khâu -
Hình đại diện của thành viên
Phạm Trần Phú Vĩnh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 3 11/10/16 0:20
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Bài tập thực hành 6: MÔ HÌNH SỬ DỤNG CÁC LOẠI CHỮ VIẾT

Gửi bàigửi bởi Phạm Trần Phú Vĩnh » Thứ 4 26/07/17 2:12

Bài tập thực hành 6: MÔ HÌNH SỬ DỤNG CÁC LOẠI CHỮ VIẾT


Mô hình sử dụng các loại chữ viết cho nhu cầu thực tế Việt Nam hiện nay
Hình ảnh

Mối liên hệ giữa ba loại hình chữ viết này hiện nay vô cùng phức tạp, thống nhất và đan xen lẫn nhau. Trong đó:
    - Chữ Quốc Ngữ được sử dụng nhiều nhất, dễ nhất đóng vai trò trung tâm của các hoạt động giao tế thông thường.
    - Chữ Hán và chữ Nôm sử dụng ít phổ biến hơn, đóng vai trò phụ trợ, nhất là trong những trường hợp phân biệt các từ ngữ đồng âm (chữ Quốc Ngữ không thể phân định rõ ràng được) hoặc thể hiện những yêu cầu văn hóa chuyên sâu (tái hiện các phối cảnh cổ xưa).
    - Ranh giới và vị trí nguồn phát - thu giữa ba loại hình chữ viết linh hoạt, không cố định.
Hình ảnh
Phạm Trần Phú Vĩnh
*******
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên.
Trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi.


- Khổng Khâu -
Hình đại diện của thành viên
Phạm Trần Phú Vĩnh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 3 11/10/16 0:20
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến215 khách