Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Phạm Trần Phú Vĩnh » Thứ 4 22/02/17 22:18

lê quốc duy đã viết:Chào Vĩnh,
Ở mục xác định đối tượng phạm vị, phần thời gian Vĩnh có để là "từ Hòa ước năm Giáp Tuất (1874) đến nay". Mặc dù chính hòa ước này chính thức Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp nhưng vấn đề giáo dục chữ quốc ngữ thời Pháp thuộc có một dấu một quan trọng đó là "sự ra đời Nghị định ra ngày 6-4-1878 “về việc dùng tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin” do thống đốc Nam kỳ Lafont ký". [dẫn theo Trần Nhật Vy, 130 năm thăng trầm chữ Việt Kỳ 1: Hai thế kỷ và một quyết định, http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/ ... 69886.html]
Duy nghĩ Vĩnh có thể lấy dấu mốc này để làm giới hạn thì giới thuyết về mặt thời gian sẽ chặt chẽ có có tính thuyết phục cao hơn.
Về phần các cặp đối lập: Bên cạnh chữ quốc ngữ là "chữ Latinh ghi âm tiếng Việt" thì có "chữ ghi âm Latinh tiếng Lào" và "chữ Latinh ghi âm tiếng Khmer" không? Bởi Pháp muốn xóa bỏ chữ Hán-Nôm vậy khả năng họ muốn xóa bỏ chữ Lào, Khmer cũng rất cao. Nhưng hiện nay Lào và Khmer vẫn dùng thứ chữ có nguồn gốc từ Ấn Độ.


Cảm ơn Duy đã giới thiệu một thông tin thú vị.
Trong một số công trình khảo sát về quan hệ Việt - Pháp, các học giả tên tuổi đã dựa trên các thư tịch, công văn, sắc lệnh của chính quyền thuộc địa đương thời để xác định dấu mốc cho nền học Quốc Ngữ ở toàn xứ Nam Kỳ, mà tài liệu Duy dẫn chứng là một trong số đó. Vĩnh đồng tình với quan điểm đó và ý kiến gợi mở của Duy về việc tiếp tục sử dụng cột mốc thời gian ngày 6-4-1878 để giới hạn phạm vi thời gian. Tuy nhiên, để tìm ý nghĩa văn hóa của nền giáo dục Quốc Ngữ [liên quan đến việc xóa sổ văn tự cũ - văn hóa cũ của các nước thuộc địa] Vĩnh chọn nới rộng phạm vi về thời gian, cụ thể kéo lùi cột mốc về năm 1874. Vì trong khoảng 4 năm đó, chính quyền thuộc địa rất có thể đứng từ nhiều vai trò vị thế khác nhau đã tiến hành xem xét, đánh giá tiến tới lựa chọn giải pháp mà họ cho là tối ưu để thực hiện.
Riêng về các cặp đối lập, để khái quát ý tưởng của Duy, trong sơ đồ, Vĩnh có thêm một đối tượng là GD tiếng khác; trong cặp đối lập, Vĩnh cũng đề cập VH chữ Quốc Ngữ <> VH tiếng dân tộc bản xứ khác [ở đây là tiếng của các dân tộc/ nước tại Đông dương thân phận thuộc địa thuộc Pháp], VH chữ Quốc Ngữ<>VH tiếng nước khác [ở đây Vĩnh muốn so sánh với các trường hợp các nước Đồng văn ở Đông Bắc Á, các nước ĐNÁ và cả các nước thuộc địa có bối cảnh chuyển hóa tương tự như Việt Nam]. Nhiều nước họ vẫn giữ hệ chữ cũ và có sự phát triển khác hẳn chúng ta về cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Hình ảnh
Phạm Trần Phú Vĩnh
*******
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên.
Trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi.


- Khổng Khâu -
Hình đại diện của thành viên
Phạm Trần Phú Vĩnh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 3 11/10/16 0:20
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Mai Trọng An Vinh » Thứ 5 23/02/17 7:53

Đề tài này hay nhưng tương đối khó!
RANDOM_AVATAR
Mai Trọng An Vinh
 
Bài viết: 95
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 10:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Hiếu Thảo K17A » Thứ 5 23/02/17 14:05

Đề tài hay đó Vĩnh, mà nhìn tự như bài báo nhỉ
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Thảo K17A
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 21:50
Cảm ơn: 29 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Hiền VHHK17A » Thứ 5 23/02/17 20:32

tên đề tài là một câu hỏi liệu có ổn không em?
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Hiền VHHK17A
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 7:02
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Mai Trọng An Vinh » Thứ 6 24/02/17 8:31

Đề tài nay thú vị quá!
RANDOM_AVATAR
Mai Trọng An Vinh
 
Bài viết: 95
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 10:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Phạm Trần Phú Vĩnh » Thứ 3 28/02/17 13:21

Mai Trọng An Vinh đã viết:Đề tài này hay nhưng tương đối khó!

Dạ em cám ơn anh, mong nhận được góp ý của anh về tên đề tài và đề cương nghiên cứu. :D :D
Hình ảnh
Phạm Trần Phú Vĩnh
*******
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên.
Trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi.


- Khổng Khâu -
Hình đại diện của thành viên
Phạm Trần Phú Vĩnh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 3 11/10/16 0:20
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Phạm Trần Phú Vĩnh » Thứ 3 28/02/17 13:29

Hiếu Thảo K17A đã viết:Đề tài hay đó Vĩnh, mà nhìn tự như bài báo nhỉ

Nguyễn Hiền VHHK17A đã viết:tên đề tài là một câu hỏi liệu có ổn không em?



Cám ơn chị Hiền và Thảo nhe. Ở đầu bài viết mình có nêu lý do đặt tựa cho topic kiểu này rồi đó:
"Do tên đề tài hơi dài [quá giới hạn cho phép] và để thu hút sự chú ý của cả nhà nên chúng tôi mạn phép đặt tiêu đề có phần "lệch chuẩn". Mong mọi người thứ lỗi và nhiệt tình góp ý thảo luận"

Mọi người góp ý phân tích giúp mình đi, ở phần sơ đồ vẫn chưa ổn và mình đang bế tắc.
Hình ảnh
Phạm Trần Phú Vĩnh
*******
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên.
Trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi.


- Khổng Khâu -
Hình đại diện của thành viên
Phạm Trần Phú Vĩnh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 3 11/10/16 0:20
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài (tt + có hiệu chỉnh)

Gửi bàigửi bởi Phạm Trần Phú Vĩnh » Thứ 3 28/02/17 15:02

Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài
(tiếp theo, có hiệu chỉnh)



Đề tài: Ảnh hưởng của nền giáo dục chữ Quốc Ngữ thời Pháp thuộc đối với văn hóa Việt Nam

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài:
[<Ảnh hưởng> của nền giáo dục chữ Quốc Ngữ] [<thời Pháp thuộc> đối với văn hóa Việt Nam]
    + [<Ảnh hưởng> của nền giáo dục chữ Quốc Ngữ] là cụm từ trung tâm, chỉ đối tượng cơ bản.
    + <Ảnh hưởng> là từ khóa trọng tâm.
    + [<thời Pháp thuộc> đối với văn hóa Việt Nam] là cụm từ định tố, giới hạn về K-C-T.

2. Xác định đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng cụ thể: Ảnh hưởng của nền giáo dục chữ Quốc Ngữ đối với văn hóa Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
    - Chủ thể: Dân tộc Việt Nam, đại diện chính là Người Kinh.
    - Không gian: Việt Nam
    - Thời gian: Từ Hòa ước năm Giáp Tuất (1874) đến nay.

3. Cấu trúc cấp hệ của các khái niệm

Hình ảnh

4. Xác định các cặp đối lập cơ bản. Xác định vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
    - VH chữ Hán - Nôm <> VH chữ Quốc Ngữ
    - VH chữ Quốc Ngữ <> VH tiếng Pháp
    - VH chữ Quốc Ngữ <> VH tiếng dân tộc bản xứ khác
    - VH chữ Quốc Ngữ<>VH tiếng nước khác
=> Cần đi sâu khai thác các cặp đối lập trên, vốn chứa đầy mâu thuẫn về tính giá trị văn hóa, để làm rõ sự ảnh hưởng của nền giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc đối với văn hóa Việt Nam.

Rất mong nhận được sự chỉ điểm nhiệt tình của cả nhà.
Hình ảnh
Phạm Trần Phú Vĩnh
*******
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên.
Trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi.


- Khổng Khâu -
Hình đại diện của thành viên
Phạm Trần Phú Vĩnh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 3 11/10/16 0:20
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Bài tập thực hành 2: Lập đề cương

Gửi bàigửi bởi Phạm Trần Phú Vĩnh » Thứ 3 28/02/17 18:35

Bài tập thực hành 2: Lập đề cương


Đề tài: Ảnh hưởng của nền giáo dục chữ Quốc Ngữ thời Pháp thuộc đối với văn hóa Việt Nam


DẪN NHẬP

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    1.1.Cơ sở lý luận
      1.1.1. Các khái niệm cơ bản về văn hóa
        1.1.1.1. Khái niệm văn hóa
        1.1.1.2. Cấu trúc của văn hóa
        1.1.1.3. Tiếp xúc - tiếp biến văn hóa
        1.1.1.4. Bản sắc văn hóa dân tộc
      1.1.2. Khái quát về nền giáo dục thời Pháp thuộc tại Việt Nam
        1.1.2.1. Chữ Hán - Nôm và nền giáo dục Hán - Nôm
        1.1.2.2. Chữ Quốc Ngữ và nền giáo dục Quốc Ngữ
        1.1.2.3. Tiếng Pháp và nền giáo dục Tiếng Pháp
    1.2. Cơ sở thực tiễn hình thành nền giáo dục Quốc Ngữ
      1.2.1. Điều kiện tự nhiên
        1.2.1.1. Thực tiễn giáo dục cũ [Hán - Nôm]
        1.2.1.2. Sự phát triển của chữ Quốc Ngữ
      1.2.2. Điều kiện chính trị - xã hội
        1.2.2.1. Thách thức của nền giáo dục cũ với chính quyền thuộc địa
        1.2.2.2. Những phương án cho việc xây dựng nền giáo dục thuộc địa
        1.2.2.3. Ưu thế của chữ Quốc Ngữ trong lựa chọn sách lược cai trị

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC QUỐC NGỮ ĐỐI VỚI VĂN HÓA NHẬN THỨC
    2.1. Văn hóa nhận thức trong nền giáo dục cũ
      2.1.1. Trong tương quan với các nước Đồng Văn - Đông Bắc Á
      2.1.2. Trong tương quan với các nước Đông Nam Á
    2.2. Văn hóa nhận thức theo nền tảng giáo dục Quốc Ngữ
      2.2.1. Trong tương quan với các nước Đồng Văn - Đông Bắc Á
      2.2.2. Trong tương quan với các nước Đông Nam Á

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC QUỐC NGỮ ĐỐI VỚI VĂN HÓA TỔ CHỨC
    3.1. Văn hóa tổ chức trong nền giáo dục cũ
      3.1.1. Trong tương quan với các nước Đồng Văn - Đông Bắc Á
      3.1.2. Trong tương quan với các nước Đông Nam Á
    3.2. Văn hóa tổ chức theo nền tảng giáo dục Quốc Ngữ
      3.2.1. Trong tương quan với các nước Đồng Văn - Đông Bắc Á
      3.2.2. Trong tương quan với các nước Đông Nam Á

CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC QUỐC NGỮ ĐỐI VỚI VĂN HÓA ỨNG XỬ
    4.1. Văn hóa ứng xử trong nền giáo dục cũ
      4.1.1. Trong tương quan với các nước Đồng Văn - Đông Bắc Á
      4.1.2. Trong tương quan với các nước Đông Nam Á
    4.2. Văn hóa ứng xử theo nền tảng giáo dục Quốc Ngữ
      4.2.1. Trong tương quan với các nước Đồng Văn - Đông Bắc Á
      4.2.2. Trong tương quan với các nước Đông Nam Á

KẾT LUẬN

----------------------------------------------------------------------------------------------------
Rất mong nhận được sự phê bình và đóng góp từ đại gia đình văn hóa học
Hình ảnh
Phạm Trần Phú Vĩnh
*******
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên.
Trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi.


- Khổng Khâu -
Hình đại diện của thành viên
Phạm Trần Phú Vĩnh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 3 11/10/16 0:20
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi vanthinhatruc » Thứ 3 28/02/17 21:15

OK. Hy vọng mọi việc sẽ ổn khi triển khai NC. Chúc thành công!
RANDOM_AVATAR
vanthinhatruc
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/02/17 19:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 17 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến149 khách