Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Phạm Trần Phú Vĩnh » Thứ 3 28/02/17 21:18

vanthinhatruc đã viết:OK. Hy vọng mọi việc sẽ ổn khi triển khai NC. Chúc thành công!


Em hoang mang quá chị ơi @@
Hình ảnh
Phạm Trần Phú Vĩnh
*******
Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên.
Trạch kỳ thiện, giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện, giả nhi cải chi.


- Khổng Khâu -
Hình đại diện của thành viên
Phạm Trần Phú Vĩnh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 3 11/10/16 0:20
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi vanthinhatruc » Thứ 3 28/02/17 21:48

So về mức độ hoang mang, chị ... hơn em. Hehe. Đề cương của em rõ ràng và logic mà, chỉ là hơi "tham vọng" chút :)
RANDOM_AVATAR
vanthinhatruc
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/02/17 19:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Phiến » Thứ 4 01/03/17 14:37

Chào Vĩnh, thực sự đề tài của bạn rất hay và khó, phần đề cương chi tiết cũng rất oke. Nhưng theo ý kiến của cá nhân mình, mình nghĩ khi làm bài, bạn sẽ vấp phải sự trùng lặp trong chương 2,3,4 khi so sánh trong tương quan như vậy?
RANDOM_AVATAR
Phiến
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/02/17 15:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi lê quốc duy » Thứ 4 01/03/17 14:52

Chào Vĩnh,
Ở tiểu mục Điều kiện tự nhiên Vĩnh có đề cập đến thực tiễn giáo dục và sự phát triển chữ Quốc ngữ. Duy nghĩ 2 yếu tố này không phải là điều kiện tự nhiên, mà nó nằm ở Điều kiện chính trị xã hội.
Duy nghĩ trong phần này Vĩnh có thể tách ra thành 2 yếu tố chính trị và xã hội bởi chính vì sự suy tàn của chế độ phong kiến mà nền giáo dục chữ Hán trở nên lỗi thời, thêm vào đó là sự du nhập đạo Gia-tô truyền đạo bằng thứ chữ Latinh chính điều này khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đã chọn chữ Quốc ngữ để làm công cụ cai trị dưới danh nghĩa đi "khai hóa".
1.2.1 Điều kiện chính trị
1.2.1.1 Sự suy tàn của chế độ phong kiến nhà Nguyễn
1.2.1.2 Sự xâm lược của thực dân Pháp dưới chế độ thuộc địa
1.2.2 Điều kiện xã hội
1.2.2.1 Sự du nhập đạo Gia-tô (Thiên Chúa giáo)
1.2.2.2 Sự lỗi thời của nền giáo dục cũ
Học viên cao học khóa K17A
Lê Quốc Duy
RANDOM_AVATAR
lê quốc duy
 
Bài viết: 52
Ngày tham gia: Thứ 4 07/11/12 20:28
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Lê T. Ngọc Hà » Thứ 4 01/03/17 18:46

Hi Vĩnh,

Đầu tiên phải nói là đề tài của Vĩnh rất hay và có ý nghĩa. Về phần phân tích cấu trúc đề tài Hà thấy ổn rồi nên không có góp ý gì thêm. Nhưng phần đề cương chi tiết Hà có vài điểm muốn trao đổi thêm.

Phần này trong đề cương của Vĩnh:
1.1.2. Khái quát về nền giáo dục thời Pháp thuộc tại Việt Nam
1.1.2.1. Chữ Hán - Nôm và nền giáo dục Hán - Nôm
1.1.2.2. Chữ Quốc Ngữ và nền giáo dục Quốc Ngữ
1.1.2.3. Tiếng Pháp và nền giáo dục Tiếng Pháp

Khái quát như thế này có phải là cơ sở lý luận không? Hà thấy phần này có vẻ như Vĩnh nói về các nền giáo dục ở Việt Nam lúc bấy giờ, thì Hà nghĩ là thực tiễn chứ?

Thêm nữa, Hà cũng đồng tình với ý kiến của Duy, rằng phần này:
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Thực tiễn giáo dục cũ [Hán - Nôm]
1.2.1.2. Sự phát triển của chữ Quốc Ngữ

Với 2 nội dung nhỏ như vậy thì đây không thể là điều kiện tự nhiên được, Vĩnh xem lại nhé. Phần này có thể xếp vào Bối cảnh văn hóa - giáo dục không? :)
Vĩnh xem thêm ý kiến góp ý của Duy, nhưng Hà thấy thì mình để Chính trị - xã hội chung cũng được. :P

Còn về các chương 2, 3, 4 thì Hà thấy cấu trúc như vậy là ổn rồi, nhưng mà khối lượng thông tin có vẻ "khủng" quá khi so sánh như vậy, Vĩnh coi chừng "đuối" nha!

Thân mến. ;)
RANDOM_AVATAR
Lê T. Ngọc Hà
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 6 17/02/17 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Võ Anh Vũ » Thứ 4 01/03/17 20:38

Vĩnh ơi, mình có mấy góp ý như sau:

*Về chương I, có 2 vấn đề:

(1) Theo như phân bổ của Vĩnh thì mục 1.1.2.Khái quát về nền giáo dục thời Pháp thuộc tại Việt Nam năm trong phần giới thuyết về cơ sở lý luận (mục 1.1). Mình nhớ, trong bài giảng của thầy, phần CSLL bao gồm 2 nội dung chính là: Các khái niệm cơ bản (Cấp độ Zero; Các từ khóa trong tên đề tài) và Các lý thuyết/hướng tiếp cận chọn sử dụng. Trong khi phần cơ sở thực tiễn (CSTT) là định vị KCT. Do đó, mình chi rằng, việc phân bổ mục 1.1.2.Khái quát về nền giáo dục thời Pháp thuộc tại Việt Nam năm trong phần giới thuyết về cơ sở lý luận là không thỏa đáng vì phần này thuộc về cơ sở thực tiễn.

(2) Bên cạnh đó, trong phần CSTT, mục 1.2.1. Điều kiện tự nhiên với các tiểu mục: 1.2.1.1. Thực tiễn giáo dục cũ [Hán - Nôm] và 1.2.1.2. Sự phát triển của chữ Quốc Ngữ. Mình cho rằng việc sử dụng cụm từ ĐKTN ở đây là không thỏa đáng. Vì đối với cụm từ này, thông thường được diễn tả về các yếu tố tự nhiên. Phải chăng, ĐKTN ở đây mà bạn nói được hiểu như các yếu tố khách quan trong sự vận động XH VN đương thời dẫn đến sự ra đời và phát triển chữ Quốc ngữ?

*Về chương II

(1) Trong các tiểu mục, Vĩnh đều sử dụng cụm “các nước Đồng Văn - Đông Bắc Á”. Từ “đồng văn” này e rằng chưa xác đáng. Vì nếu hiểu “đồng văn” là cùng dạng thức văn hóa thì Việt Nam thuộc loại hình văn hóa trọng âm điển hình của Đông Nam Á, trong khi khu vực ĐBA thược loại hình văn hóa trung gian. Như vậy, yếu tố đồng văn không thỏa đáng cho lắm. Không biết, từ “đồng văn” mà Vĩnh sử dụng ở đây nên hiểu như thế nào?

(2) Mặc dù ở trên, Vĩnh có mở ngoặt chú thích “giáo dục cũ [Hán - Nôm]”. Nhưng trong Chương II, khi đặt trong cấu trúc tương quan với giáo dục Quốc ngữ là cụm từ “giáo dục cũ” thì chưa được đối sánh về nghĩa lắm. Nếu dùng “giáo dục Quốc ngữ” thì nên đối lại là “giáo dục Hán-Nôm” như vậy về mặt cấu trúc từ ngữ sẽ chặt chẽ hơn.

Trên đây là ý kiến của mình, mong Vĩnh cùng trao đổi thêm.
RANDOM_AVATAR
Võ Anh Vũ
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 9:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Hiếu Thảo K17A » Thứ 4 01/03/17 20:57

Chỗ cơ sở lý luận Thảo nghĩ những cái lý thuyết đó mình học hết rồi, Vĩnh k cần nhắc lại hết 1 loạt lý thuyết đó đâu. Còn lại thì cấu trúc tương đối ổn. :) Chúc Vĩnh triển khai ổn.
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Thảo K17A
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 21:50
Cảm ơn: 29 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Hiền VHHK17A » Thứ 5 02/03/17 15:50

Võ Anh Vũ đã viết:Vĩnh ơi, mình có mấy góp ý như sau:

*Về chương I, có 2 vấn đề:

(1) Theo như phân bổ của Vĩnh thì mục 1.1.2.Khái quát về nền giáo dục thời Pháp thuộc tại Việt Nam năm trong phần giới thuyết về cơ sở lý luận (mục 1.1). Mình nhớ, trong bài giảng của thầy, phần CSLL bao gồm 2 nội dung chính là: Các khái niệm cơ bản (Cấp độ Zero; Các từ khóa trong tên đề tài) và Các lý thuyết/hướng tiếp cận chọn sử dụng. Trong khi phần cơ sở thực tiễn (CSTT) là định vị KCT. Do đó, mình chi rằng, việc phân bổ mục 1.1.2.Khái quát về nền giáo dục thời Pháp thuộc tại Việt Nam năm trong phần giới thuyết về cơ sở lý luận là không thỏa đáng vì phần này thuộc về cơ sở thực tiễn.

(2) Bên cạnh đó, trong phần CSTT, mục 1.2.1. Điều kiện tự nhiên với các tiểu mục: 1.2.1.1. Thực tiễn giáo dục cũ [Hán - Nôm] và 1.2.1.2. Sự phát triển của chữ Quốc Ngữ. Mình cho rằng việc sử dụng cụm từ ĐKTN ở đây là không thỏa đáng. Vì đối với cụm từ này, thông thường được diễn tả về các yếu tố tự nhiên. Phải chăng, ĐKTN ở đây mà bạn nói được hiểu như các yếu tố khách quan trong sự vận động XH VN đương thời dẫn đến sự ra đời và phát triển chữ Quốc ngữ?

*Về chương II

(1) Trong các tiểu mục, Vĩnh đều sử dụng cụm “các nước Đồng Văn - Đông Bắc Á”. Từ “đồng văn” này e rằng chưa xác đáng. Vì nếu hiểu “đồng văn” là cùng dạng thức văn hóa thì Việt Nam thuộc loại hình văn hóa trọng âm điển hình của Đông Nam Á, trong khi khu vực ĐBA thược loại hình văn hóa trung gian. Như vậy, yếu tố đồng văn không thỏa đáng cho lắm. Không biết, từ “đồng văn” mà Vĩnh sử dụng ở đây nên hiểu như thế nào?

(2) Mặc dù ở trên, Vĩnh có mở ngoặt chú thích “giáo dục cũ [Hán - Nôm]”. Nhưng trong Chương II, khi đặt trong cấu trúc tương quan với giáo dục Quốc ngữ là cụm từ “giáo dục cũ” thì chưa được đối sánh về nghĩa lắm. Nếu dùng “giáo dục Quốc ngữ” thì nên đối lại là “giáo dục Hán-Nôm” như vậy về mặt cấu trúc từ ngữ sẽ chặt chẽ hơn.

Trên đây là ý kiến của mình, mong Vĩnh cùng trao đổi thêm.



Hình như có gì hiểu lầm ở đây. "Đồng văn" không phải là cùng dạng thức văn hoá, "văn" trong trường hợp này được hiểu là văn tự, hay chữ viết. Cho nên Vĩnh dùng "Đồng văn" thì không có gì là không thoả đáng. Chỉ có điều chị hơi băn khoăn là không biết Vĩnh theo đề cương quá hoành tráng kiểu này, Vĩnh xoay sở có vất vả quá không?
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Hiền VHHK17A
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 7:02
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi Đặng Thị Hoa » Thứ 5 02/03/17 19:47

sao làm hay thế.
RANDOM_AVATAR
Đặng Thị Hoa
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 10:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Giáo dục Quốc Ngữ thời Pháp thuộc: công hay tội?

Gửi bàigửi bởi caothikieuvinh » Thứ 5 02/03/17 19:57

Rất mạch lạc! Nhưng các đề mục bên trong chương Chị thấy chỉ có một cấu trúc nên cảm giác bị lặp em có thấy vậy không?
RANDOM_AVATAR
caothikieuvinh
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 3 21/02/17 15:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến168 khách