BIỂU TƯỢNG TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: BIỂU TƯỢNG TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Đỗ Dũng » Thứ 4 01/03/17 14:10

Trong văn học nghệ thuật thì "tình yêu " là đề tài muôn thuở và cũng muôn màu, tình yêu đôi lứa là chủ đề được xác định. Tuy nhiên, trong văn hóa Việt Nam mình nghĩ rất nhiều lĩnh vực: văn học dân gian (ca dao, tục ngữ), văn học hiện đại (truyện ngắn, tiểu thuyết, ký, thơ ca); nghệ thuật: âm nhạc, múa, sân khấu, điện ảnh, hội họa, kiến trúc, điêu khắc... tất cả đều nằm trong văn hóa Việt Nam, không biết bạn sẽ nghiên cứu tình yêu đôi lứa ở lĩnh vực hoặc loại hình nào?
RANDOM_AVATAR
Đỗ Dũng
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 18:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: BIỂU TƯỢNG TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Ngô Thị Thanh Tâm » Thứ 4 01/03/17 17:01

Dạ vâng, em làm đề cương ngay đây. Cảm ơn Chị Ngọc Trang, Chị Kiều Vinh đã nhắc.
RANDOM_AVATAR
Ngô Thị Thanh Tâm
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 12:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: BIỂU TƯỢNG TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Ngô Thị Thanh Tâm » Thứ 4 01/03/17 17:13

Đỗ Dũng đã viết:Trong văn học nghệ thuật thì "tình yêu " là đề tài muôn thuở và cũng muôn màu, tình yêu đôi lứa là chủ đề được xác định. Tuy nhiên, trong văn hóa Việt Nam mình nghĩ rất nhiều lĩnh vực: văn học dân gian (ca dao, tục ngữ), văn học hiện đại (truyện ngắn, tiểu thuyết, ký, thơ ca); nghệ thuật: âm nhạc, múa, sân khấu, điện ảnh, hội họa, kiến trúc, điêu khắc... tất cả đều nằm trong văn hóa Việt Nam, không biết bạn sẽ nghiên cứu tình yêu đôi lứa ở lĩnh vực hoặc loại hình nào?


Chào Chú Dũng,

Như mọi người đã góp ý, đề tài "Biểu tượng tình yêu đội lứa trong văn hóa Việt Nam" không đứng vững được vì nhiều lý do. Lý do lớn nhất là vì đối tượng nghiên cứu không tồn tại. Vì vậy, cháu đã điều chỉnh ĐỔI TÊN ĐỀ TÀI rồi ạ. Mời Chú theo dõi và đóng góp ý kiến cho đề tài mới :HUỲNH THÚC KHÁNG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC..
Cảm ơn Chú.
RANDOM_AVATAR
Ngô Thị Thanh Tâm
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 12:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 7 lần

BÀI TẬP 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG

Gửi bàigửi bởi Ngô Thị Thanh Tâm » Thứ 4 01/03/17 17:32

LẬP ĐỀ CƯƠNG CHO ĐỀ TÀI:
HUỲNH THÚC KHÁNG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC


PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm văn hóa
1.1.2. Khái niệm nhân vật lịch sử - văn hóa
1.1.3. Khái niệm bản sắc văn hóa
1.1.4. Khái niệm tiếp xúc - tiếp biến văn hóa
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thân thế Huỳnh Thúc Kháng
1.2.1.1.Quê hương Huỳnh Thúc Kháng
1.2.1.2. Gia thế và cuộc đời Huỳnh Thúc Kháng
1.2.2. Sự nghiệp của Huỳnh Thúc Kháng
1.2.2.1. Hoạt động cách mạng
1.2.2.2. Báo Tiếng Dân
1.2.2.3. Thơ văn và các trước tác khác
1.3. Bối cảnh thời đại
1.3.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX
1.3.2. Bối cảnh văn hóa thời đại nửa cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX

CHƯƠNG 2. HUỲNH THÚC KHÁNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA NHẬN THỨC

2.1. Huỳnh Thúc Kháng nhìn từ góc độ văn hóa tư tưởng
2.1.1. Tư tưởng “hợp dân thành nước”
2.1.2. Tư tưởng “thay cũ học mới”
2.1.3. Đóng góp của HTK ở góc độ văn hóa tư tưởng
2.2. Huỳnh Thúc Kháng nhìn từ góc độ văn hóa học thuật
2.2.1. Chủ trương tự do hóa môi trường học thuật
2.2.2. Chủ trương hiện đại hóa môi trường học thuật
2.2.3. Đóng góp của HTK ở góc độ văn hóa học thuật

CHƯƠNG 3. HUỲNH THÚC KHÁNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA ỨNG XỬ

3.1. Huỳnh Thúc Kháng qua ứng xử với dân với nước
3.1.1. Những biểu hiện cụ thể
3.1.2. Mặt văn hóa của ứng xử HTK với dân với nước
3.2. Huỳnh Thúc Kháng qua ứng xử với người khác
3.2.1. Những biểu hiện cụ thể
3.2.2. Mặt văn hóa của ứng xử HTK với người khác

PHẦN KẾT LUẬN
RANDOM_AVATAR
Ngô Thị Thanh Tâm
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 12:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: BIỂU TƯỢNG TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Lê T. Ngọc Hà » Thứ 4 01/03/17 18:20

Hi chị Tâm,

Đề tài mới này có vẻ ổn hơn đề tài trước rồi, nhưng kiến thức chuyên môn về Huỳnh Thúc Kháng thì em không biết gì nhiều, em chỉ xin góp ý chút đỉnh râu ria ngoài rìa.

Ở phần Bài tập 1, chị có ghi thế này:
2. Xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Huỳnh Thúc Kháng
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Chủ thể: HTK và toàn bộ sự nghiệp của ông (sự nghiệp sáng tác, sự nghiệp hoạt động cách mạng bao gồm cả hoạt động làm báo)
+ Không gian: Việt Nam
+ Thời gian: Bối cảnh thời đại Huỳnh Thúc Kháng sinh sống, từ nửa cuối thế kỷ XIX – nửa đầu thế kỷ XX.

Theo em, chủ thể chỉ là HTK thôi ạ, còn toàn bộ sự nghiệp của ông thì chị có thể đưa lên vào đối tượng nghiên cứu.
Với trong không gian ở đây chị chỉ ghi là Việt Nam, nhưng trong sơ đồ thì chị còn đi sâu hơn nữa là ở Trung Kỳ. Sao ở đây chị không ghi là Trung Kỳ luôn? :?:

Còn trong Đề cương chi tiết, trương Chương 3 của chị:
3.2. Huỳnh Thúc Kháng qua ứng xử với người khác
3.2.1. Những biểu hiện cụ thể
3.2.2. Mặt văn hóa của ứng xử HTK với người khác

Em thắc mắc không biết người khác ở đây là ai vậy ạ? Sao lại đưa vào nghiên cứu, có tương quan gì với dân và nước ở phần trên không. Chị có thể nói rõ hơn được không? :?:

Thân mến. :P
RANDOM_AVATAR
Lê T. Ngọc Hà
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 6 17/02/17 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: BIỂU TƯỢNG TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Hiếu Thảo K17A » Thứ 4 01/03/17 21:01

Em nghĩ chỗ cơ sở lý luận, những lý thuyết đã học rồi chị không nên liệt kê vào lại, hoặc nếu có chị chỉ cần nói sơ qua thôi chứ không cần cho nó hẳn 1 mục nhỏ như vậy.
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Thảo K17A
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 2 20/02/17 21:50
Cảm ơn: 29 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: BIỂU TƯỢNG TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Đặng Thị Hoa » Thứ 5 02/03/17 20:04

Chị nghĩ phần này:
Sự nghiệp của Huỳnh Thúc Kháng
1.2.2.1. Hoạt động cách mạng
1.2.2.2. Báo Tiếng Dân
1.2.2.3. Thơ văn và các trước tác khác

có thể để vào phân chương chính (vì ở chương sau em cũng phân tích từ những thữ đóng góp của HTK mà ông ý mới được nhìn nhận như một nhân vật văn hóa đúng k?)
RANDOM_AVATAR
Đặng Thị Hoa
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 10:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: BIỂU TƯỢNG TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi caothikieuvinh » Thứ 5 02/03/17 20:13

Cái món này được này. Mọi hôm chị quên mất chứ lấy ngay đề tài của mình thì hay, để có được ý kiến của mọi người hỗ trợ mình thêm. Hiii...
Em thật là khôn ngoan! Chúc thành công em nhé!
RANDOM_AVATAR
caothikieuvinh
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 3 21/02/17 15:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: BIỂU TƯỢNG TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Ngô Thị Thanh Tâm » Thứ 5 02/03/17 21:49

Đặng Thị Hoa đã viết:Chị nghĩ phần này:
Sự nghiệp của Huỳnh Thúc Kháng
1.2.2.1. Hoạt động cách mạng
1.2.2.2. Báo Tiếng Dân
1.2.2.3. Thơ văn và các trước tác khác

có thể để vào phân chương chính (vì ở chương sau em cũng phân tích từ những thữ đóng góp của HTK mà ông ý mới được nhìn nhận như một nhân vật văn hóa đúng k?)



Cảm ơn chia sẻ của chị. Tuy nhiên, ở phần này em dự định chỉ điểm qua thôi. Còn ở chương 2 và 3 đương nhiên em sẽ khảo sát kĩ hơn vì nguồn là tư liệu chính.
RANDOM_AVATAR
Ngô Thị Thanh Tâm
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 12:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: BIỂU TƯỢNG TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Ngô Thị Thanh Tâm » Thứ 5 02/03/17 21:51

caothikieuvinh đã viết:Cái món này được này. Mọi hôm chị quên mất chứ lấy ngay đề tài của mình thì hay, để có được ý kiến của mọi người hỗ trợ mình thêm. Hiii...
Em thật là khôn ngoan! Chúc thành công em nhé!


Dạ vâng, em cũng mong nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của mọi người. Cảm ơn chị.
RANDOM_AVATAR
Ngô Thị Thanh Tâm
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 12:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 7 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến209 khách