Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa...

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa..

Gửi bàigửi bởi nguyenhoangdungvhh » Thứ 6 24/03/17 5:07

Chào a Đức! Định nghĩa mới của A Đức hay thật!
RANDOM_AVATAR
nguyenhoangdungvhh
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 3 21/02/17 9:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa..

Gửi bàigửi bởi trinhvanduc10101955 » Thứ 6 24/03/17 8:38

BÀI TẬP 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH (EDIT)
BÀI LÀM
-Khái niệm về một sự vật, hiện tượng là toàn bộ thông tin về sự vật hiện tượng ấy, được ghi nhận bởi bộ não thông qua quá trình nhận thức thế giới khách quan. (Khái niệm tồn tại trước khi có ngôn ngữ).
-Định nghĩa là sự xác định bằng ngôn ngữ những đặc trung cơ bản cấu thành nội dung của khái niệm (về một sự vật, hiện tượng hay quá trình..) nhằm phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Định nghĩa có vai trò quan trọng trong khoa học và là bộ phận căn bản của mọi lý thuyết khoa học.
Nói cách khác: Định nghĩa là cách diễn đạt cô đọng, rõ ràng, những đặc trưng cần và đủ cho phép nhận diện chính xác khái niệm (không nhầm lẫn với khái niệm khác)

*Bước 1: Một số khái niệm về gia đình
1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục.
2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Đà Nẳng: Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
3. Luật HNGĐ.Viêt Nam 2014: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của luật này .
4. Theo UNESCO: Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và ngân sách chung.
5. Đại tự điển Tiếng Việt: Gia đình là tập hợp những người có quan hệ hôn nhân và huyết thống sống chung trong cùng một nhà (Nguyễn Như Ý, chủ biên, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.719).
6. Ngô Công Hoàn: Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm sinh lý, có chung các giá trị vật chất, tinh thần, ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định (Tâm lý học gia đình, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996, tr.9).
7. Nguyễn Khắc Viện: Gia đình, đó là sự chung sống của hai nhóm người, cha mẹ và con cái, có cùng một mối quan hệ là những người sinh ra và những người nối dõi (Tâm lý gia đình, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1999, tr.20).
8. Nguyễn Quốc Tuấn: Gia đình là một tập hợp dựa trên các quan hệ về hôn nhân và huyết thống và về nuôi dưỡng đã gắn bó những người có quan hệ với nhau bởi các quyền và nghĩa vụ về tài sản và nhân thân, bởi sự cộng đồng về đạo đức và vật chất, để tương trợ nhau, cùng làm kinh tế chung và nuôi dạy con cái (Tìm hiểu các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, Nxb Tp.Hồ Chí Minh, 1977, tr.15-16).
9. Lê Thi: Khái niệm gia đình dược sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và huyết thống nảy sinh từ hôn nhân đó và cùng chung sống. Đồng thời cũng có thể bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng tuy không có quan hệ huyết thống. Các thành viên trong gia đình gắn bó về trách nhiệm và quyền lợi, giữa họ có những điều ràng buộc có tính pháp lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Đồng thời, trong gia đình có những quy định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên. (Vai trò của gia đình trong việc xây dụng nhân cách con người Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, tr.20-21).
10. Trong một số công trình, bài viết khác cho rằng: Gia đình là tế bào của xã hội, là một thiết chế xã hội bền vững tồn tại trên cơ sở gắn bó, kết hợp giữa các thành viên bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống, nhận nuôi, được pháp luật công nhận.

*Bước 2: Phân tích các định nghĩa theo yêu cầu về hình thức và nội dung của định nghĩa
-ĐN 1: thừa quan hệ giáo dục, và thiếu về tính pháp lý, cụm từ cộng đồng người không phù hợp.
-ĐN 2: Cụm từ nhóm xã hội không phù hợp, trùng lắp ở tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
-ĐN 3: Tương đối gọn về hình thức, đủ về nôi dung, song dùng cụm từ tập hợp người cùng với cụm từ theo quy định của luật từ này là chưa ổn.
-ĐN 4 và 5: Quá ngắn, không đủ về nội hàm.
-ĐN 6 và 7: Khá gọn, song thừa về nội hàm.
-ĐN 8 và 9: dài dòng, quá rộng về ngoại diên.

*Bước 3: Xác định những điểm tương đồng hoặc bổ sung đặc trưng mới
-Những điểm tương đồng: tập thể người, quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, ràng buộc về quyền và nghĩa vụ, do luật định.

*Bước 4: Xác định đặc trưng giống: một thiết chế xã hội

*Bước 5: Xác định ngoại diên của khái niệm gia đình
-Nội hàm của khái niệm là tập hợp tất cả các thuộc tính chung, bản chất được phản ánh trong khái niệm ấy, cũng là định nghĩa, tức xét khái niệm về mặt nội hàm, cho biết gia đình là gì. Nội hàm của khái niệm gia đình ở đây bao gồm các thuộc tính: cùng chung sống, có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng, ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
-Ngoại diên là tập hợp tất cả các đối tượng chứa những thuộc tính chung, bản chất được phản ánh trong khái niệm. Ở đây, phạm vi bao quát của định nghĩa và ngoại diên của khái niệm trùng nhau. Thí dụ: Gia đình người Việt, người Hoa, người Thái, người Nhật…gia đình nông dân, gia đình công nhân, gia đình trí thức..cũng đều có chung những đăc trưng ( thuộc tính) kể trên.

*Bước 6: Xác định các tiêu chí (đặc trưng loài), lập bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên khái niệm:
-Các tiêu chí: cùng sống chung, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyêt thống, quan hệ nuôi dưỡng (con nuôi, cha mẹ nuôi), quyền nuôi dưỡng giáo dục con cái, nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ già…., luật định.
-Ngoại diên: Gia đình công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, gia đình người Châu Á, gia đình người Châu Âu…(so sánh với các thiết chế xã hội khác: Nhóm nghề nghiệp, công ty kinh doanh, nhà nước, tôn giáo.)

*Bước 7: Định nghĩa mới

Bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của khái niệm:


Hình ảnh



Hình ảnh

Định nghĩa gia đình: Gia đình là một thiết chế xã hội, gồm những người cùng sống chung và gắn bó nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, có sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ theo luật định.
RANDOM_AVATAR
trinhvanduc10101955
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 21:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa..

Gửi bàigửi bởi Đỗ Dũng » Thứ 6 24/03/17 15:43

Đại huynh ơi, định nghĩa của huynh sao giống như một điều luật quá vậy? Xét về lịch đại thì nó không phù hợp, vì ngày xửa ngày xưa thì thiết chế là gì, "quyền lợi và nghĩa vụ theo luật định", có luật nào định về vấn đề này, ví dụ như thời tiền Lê, Lý, Trần... Định nghĩa này xét theo đồng đại thì một nét phù hợp với thời cận hiện đại và đương đại, vậy nó không bao quát, mà nó hạn chế về mặt thời gian. Hơn thế nữa, nếu áp dụng xét về nội hàm của dân tộc thiểu số vùng núi có những tiêu chí không phù hợp... Một định định phải bao quát và sử dụng không hạn chế thời gian, không gian và chủ thể... em cảm thấy khó quá đại huynh ơi. Đó là suy nghĩa chủ quan em, huynh đừng quá bận tâm, nếu có sai lệch xin bỏ qua.
Thân,
Đỗ Dũng
RANDOM_AVATAR
Đỗ Dũng
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 18:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa..

Gửi bàigửi bởi trinhvanduc10101955 » Thứ 5 30/03/17 23:41

BÀI TẬP 5 - LẬP BẢNG SO SÁNH

SO SÁNH GIA ĐÌNH VÀ LÀNG VIỆT NAM
Bảng 1
Hình ảnh

Bảng 2
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
trinhvanduc10101955
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 21:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa..

Gửi bàigửi bởi trinhvanduc10101955 » Thứ 6 31/03/17 0:13

Đỗ Dũng đã viết:Đại huynh ơi, định nghĩa của huynh sao giống như một điều luật quá vậy? Xét về lịch đại thì nó không phù hợp, vì ngày xửa ngày xưa thì thiết chế là gì, "quyền lợi và nghĩa vụ theo luật định", có luật nào định về vấn đề này, ví dụ như thời tiền Lê, Lý, Trần... Định nghĩa này xét theo đồng đại thì một nét phù hợp với thời cận hiện đại và đương đại, vậy nó không bao quát, mà nó hạn chế về mặt thời gian. Hơn thế nữa, nếu áp dụng xét về nội hàm của dân tộc thiểu số vùng núi có những tiêu chí không phù hợp... Một định định phải bao quát và sử dụng không hạn chế thời gian, không gian và chủ thể... em cảm thấy khó quá đại huynh ơi. Đó là suy nghĩa chủ quan em, huynh đừng quá bận tâm, nếu có sai lệch xin bỏ qua.
Thân,
Đỗ Dũng


-Ui, Thời phong kiến VN - Luật Hồng Đức, Luật Gia Long - đều có những quy định hình phạt nếu người con bất hiếu với cha mẹ, hoặc người chồng không được bỏ vợ trong một số trường hợp í mà! Mình định nghĩa theo khuynh hướng hiện đại và cố gắng đạt yêu cầu về nội dung (sự phù hợp giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm). Mình xin ghi nhận và nghiên cứu tiép nghe. Xin cám ơn bạn rất nhiều, Đỗ Dũng ơi!
RANDOM_AVATAR
trinhvanduc10101955
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 21:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa..

Gửi bàigửi bởi trinhvanduc10101955 » Thứ 6 07/04/17 2:15

BÀI TẬP 6: LẬP MÔ HÌNH
Hình ảnh


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
trinhvanduc10101955
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 21:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa..

Gửi bàigửi bởi vanthinhatruc » Chủ nhật 21/05/17 18:50

Em thấy Bảng SS 2 ổn hơn bảng 1. Tuy nhiên, tiêu chí cuối cùng "Loại hình" thì bên GĐ là đa dạng, còn bên LX lại không có tính từ để miêu tả.
RANDOM_AVATAR
vanthinhatruc
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/02/17 19:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa..

Gửi bàigửi bởi vanthinhatruc » Chủ nhật 21/05/17 18:57

trinhvanduc10101955 đã viết:BÀI TẬP 6: LẬP MÔ HÌNH

Hình ảnh


Trong mô hình 2, em chưa rõ về sự khác nhau giữa gia đình TT và gia đình hiện đại. Hay là giống nhau hết phải khg anh Đức?
RANDOM_AVATAR
vanthinhatruc
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/02/17 19:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa..

Gửi bàigửi bởi Đỗ Dũng » Chủ nhật 18/06/17 3:02

Chưa thấy anh lập đề cương? Chắc đang chỉnh lại sau "bảo tố" hả? Cố gắng anh bạn cao niên, chúc thành công.
RANDOM_AVATAR
Đỗ Dũng
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 18:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa..

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Vy » Chủ nhật 25/06/17 20:16

Mình thấy đây là đề tài rất hay và ý nghĩa.Trong giai đoạn hiện đại hội nhập thời nay, văn hóa gia đình người Việt ắt hẳn sẽ có sự thay đổi khá nhiều.Hiểu và nghiên cứu về vấn đề này sẽ giúp chúng ta trong sự nhìn nhận, đối xử quan tâm và dung hòa với các thành viên sẽ tốt hơn. Đề cương của bạn khá hoàn chỉnh.Các phần tài liệu bạn có đầu tư.Định nghĩa cũng tra được từ nhiều nguồn.Chúc bạn thành công
Hình đại diện của thành viên
Nguyễn Vy
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 6 06/05/16 0:29
Cảm ơn: 33 lần
Được cám ơn: 25 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến166 khách