Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa...

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Bài tập 2 - Lập đề cương chi tiết

Gửi bàigửi bởi trinhvanduc10101955 » Thứ 5 02/03/17 8:34

VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRONG QUÁ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG LUẬN ÁN
1.1.1.gia đình và chức năng gia đình
1.1.1.1. Gia đình
1.1.1.2. Chức năng gia đình
1.1.2. Khái niệm văn hóa và văn hóa gia đình
1.1.2.1. Văn hóa
1.1.2.2. Văn hóa gia đình
1.1.3. Khái niệm đô thị, đô thị hóa, hội nhập quốc tế
1.1.3.1. Đô thị
1.1.3.2. Đô thị hóa
1.1.3.3. Hội nhập quốc tế
1.2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA
1.2.1. Vai trò, chức năng đô thị được xác lập, phát triển
1.2.2. Các căn bệnh đô thị
1.2.3. Hình thành lối sống đô thị
Tiểu kết chương 1

CHƯƠNG 2
SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ – HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở TP.HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

2.1. ĐẶC ĐIỂM GIA ĐÌNH Ở TP.HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
2.1.1.Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2.Đặc điểm gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh
2.2. SỰ BIẾN ĐỔI TỪ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG SANG GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI
2.2.1. Sự biến đổi về cấu trúc và chức năng gia đình
2.2.2. Sự biến đổi về hệ thống các giá trị văn hóa gia đình truyền thống
-Về đạo đức gia đình (gia đạo): Thờ cúng tổ tiên, đạo hiếu, đạo vợ chồng, đạo anh em, đoàn kết gắn bó họ hàng - thân tộc)
-Về giáo dục gia đình (gia giáo): ý thức và sự tự ý thức của mỗi thành viên về vai trò trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội và với chính bạn thân mình…)
-Về gia phong: việc gìn giữ các lễ giáo, phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của gia đình và dân tộc
2.2.3. Những căn bệnh gia đình trong tiến trình đô thị hóa – hội nhập quốc tế
-Xung đột gia đình
-Bạo hành gia đình
-Trẻ em hư hỏng
-Ly hôn tự do
-Sống thử
-Quan hệ đồng tính
2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRONG ĐÔ THỊ HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1.1. Môi trường xã hội
-Sự giao lưu, tiếp xúc và tiếp biến văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế.
-Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội liên quan đến gia đình.
-Tệ nạn xã hội
2.1.2. Môi trường giáo dục ở nhà trường
-Việc giáo dục văn hóa truyền thống: Yêu lao động; yêu gia đình, yêu đất nước; lòng hiếu thảo; tinh thần đoàn kết, nhân ái; tinh thần hiếu học…cho việc hình thành nhân cách của học sinh.
-Việc giáo dục kỹ năng trong tổ chức đời sống gia đình; tâm lý gia đình.
-Việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy môn giáo dục đạo đức công dân, đặc biệt chú trong giáo dục về văn hóa đạo đức trong gia đình.
2.1.3. Môi trường sống của gia đình
-Giáo dục gia đình
-Tình cảm gia đình
-Tổ chức đời sống gia đình
-Ứng xử trong gia đình.

Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VỀ CÁC MÔ HÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH Ở TP.HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ

3.1. CÁC MÔ HÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VÀ THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ Ở TP.HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
3.1.1. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở -Phong trào tuyên dương gương “người tốt việc tốt”
-Phong trào tuyên dương gương “người con hiếu thảo”
-Phong trào tuyên dương người “công dân kiễu mẫu” và “gia đình cách mạng gương mẫu”
-Phong trào xây dựng Câu lạc bộ “gia đình hạnh phúc”
-Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, Phường văn hóa, nhà hàng – tiệc cưới văn hóa, v.v…
-Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
3.1.2. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị
-Nội dung, tiêu chí Phường, Thị Trấn đạt chuẩn văn minh đô thị
-Đánh giá kết quả thực hiện nếp sống văn minh đô thị của cơ quan chức năng
3.1.3. Những hạn chế trong xây dựng văn hóa gia đình và nếp sống văn minh đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh dưới góc nhìn văn hóa học
-Về nhận thức (đánh giá sự hiểu biết, ý thức của người dân trong xây dựng văn hóa gia đình và văn hóa đô thị).
-Về tổ chức (đánh giá về trùng các tiêu chí, nội dung giữa các mô hình; bệnh thành tích trong tổ chức thực hiện.)
-Về ứng xử (đánh giá về thái độ chấp hành pháp luật và biểu hiện hành vi văn hóa, văn minh của con người khi tham gia đời sống cộng đồng).
3.1.3. Hệ quả tác động của đô thị hóa và hội nhập quốc tế đến văn hóa gia đình ở Tp.Hồ Chí Minh
-Phương diện tích cực
-Phương diện tiêu cực
3.2. KHUYẾN NGHỊ
3.2.1. Vai trò quan trong của gia đình trong phát triển đô thị và hội nhập quốc tế
-Tạo nguồn nhân lực tại chổ cho thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
-Bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc từ nền tảng gia đình
-Góp phần tạo ra những giá trị mới trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị
3.2.2. Quan tâm hơn nữa việc gắn kết giữa định hướng phát triển đô thị với xây dựng văn hóa gia đình hiện đại
3.2.4. Xác định một mô hình xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện đại riêng của Tp.Hồ Chí Minh.
Việc xác định mô hình xây dựng văn hóa gia đình đúng, phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hóa xã hội và ngược lại (đây là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, giữa bản chất và hiện tượng, giữa khả năng và hiện thực trong xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình về văn hóa gia đình)
3.2.5. Tạo môi trường lành mạnh trong xây dựng, phát triển văn hóa gia đình; đặc biệt là các chính sách xã hội (nhà ở, giải tỏa đền bù, đào tạo nghề - giải quyết việc làm, tăng hộ khá – giảm hộ nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội trong lứa tuổi vị thành niên.
3.2.6. Gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa gia đình Việt Nam truyền thống thông qua các chính sách, giải pháp vĩ mô một cách toàn diện và đồng bộ giữa gia đình, nhà trường, xã hội.
Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN
RANDOM_AVATAR
trinhvanduc10101955
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 21:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa..

Gửi bàigửi bởi Đặng Thị Hoa » Thứ 5 02/03/17 19:38

Chú yêu quý, con có một số thắc mắc:
1Mục 2.2.2. Sự biến đổi về hệ thống các giá trị văn hóa gia đình truyền thống
-Về đạo đức gia đình (gia đạo): Thờ cúng tổ tiên, đạo hiếu, đạo vợ chồng, đạo anh em, đoàn kết gắn bó họ hàng - thân tộc)
-Về giáo dục gia đình (gia giáo): ý thức và sự tự ý thức của mỗi thành viên về vai trò trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội và với chính bạn thân mình…)
-Về gia phong: việc gìn giữ các lễ giáo, phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của gia đình và dân tộc
Vậy sự biến đổi mà chú sẽ nói tới là gì? Có phải là ngày xưa thờ cúng tổ tiên giời thi k thờ nữa?...
2.Con thấy nhà mình có mô hình "Gia đình văn hóa", "khu phố văn hóa" "làng văn hóa" "xã văn hóa"...khắp nơi đều gắn biển "văn hóa" nhưng sao ra đường con vẫn bị giựt dây chuyền (con mới bị giựt dây chuyền hồi trước tết đó)? Phải chăng những mô hình đó chỉ nêu ra có có phong trào mà thui. hihi
RANDOM_AVATAR
Đặng Thị Hoa
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 10:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa..

Gửi bàigửi bởi Võ Anh Vũ » Thứ 5 02/03/17 20:13

Đề tài của chú rất thú vị. Con đang suy nghĩ thêm về cấu trúc và cách triển khai của chú. Có lẽ con phải ngẫm nghĩ kỹ rồi mới góp ý cho chú được. Chú làm quá chi tiết luôn!
RANDOM_AVATAR
Võ Anh Vũ
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 9:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa..

Gửi bàigửi bởi caothikieuvinh » Thứ 5 02/03/17 20:20

Chú ơi! Con rất thích đề tài này.Chú làm chi tiết ghê! Tổng quan thì con thấy cũng ổn, nhưng coi xong con chưa nhận ra sự biến đổi Chú ơi!
Chắc con phải nghĩ thêm quá!
RANDOM_AVATAR
caothikieuvinh
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 3 21/02/17 15:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa..

Gửi bàigửi bởi huynhngoctrang » Thứ 5 02/03/17 20:53

Chào chú,
Theo con, mục 1.2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA, chú có thể ghi rõ hơn là "Sự tác động của Đô thị hóa đến văn hóa gia đình" và tiểu mục 1.2.1. Vai trò, chức năng đô thị được xác lập, phát triển --> phần này phải chăng chú đang phân tích vai trò và chức năng của đô thị trong sự phát triển kinh tế không ạ? Nếu đúng vậy thì chu có thể chỉnh lại tên tiểu mục xíu chú ạ.
Con cũng đồng tình với ý kiến của chị Vinh, ở chương 2 dường như chưa thấy rõ sự biến đổi lắm qua các mục.

Chúc chú luôn khỏe ạ!
RANDOM_AVATAR
huynhngoctrang
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 3 21/02/17 12:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

BÀI TẬP 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ SỬ DỤNG DOCUMENTMAP

Gửi bàigửi bởi trinhvanduc10101955 » Thứ 5 09/03/17 20:48

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

*Các tác giả là người trong nước
1. Đào Duy Anh (2014), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Nxb Văn học, Hà Nội.
2. Hoàng Anh (2012), Giáo dục vối việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
3. Toan Ánh (1992), Nếp cũ – Con người Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Toan Ánh (1991), Nếp cũ – Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Hoàng Chí Bảo (2001), “Nhân cách và giáo dục văn hóa nhân cách”,Triết học,(1).
6. Hoàng Quốc Bảo – chủ biên (2012), Giáo trình Hệ tư tưởng học, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
7. Mai huy Bích (2003), Xã hội học gia đình, NXb Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Trần Văn Bính (2013), “Xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị,(7).
9. Phan Xuân Biên – Hồ Hữu Nhựt chủ biên (2005), Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh – những vấn đề cần nghiên cứu, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Phan Xuân Biên – chủ biên (2006), Sài Gòn-Tp.Hồ Chí Minh con người và văn hóa trên đường phát triển, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Khắc Cảnh, Loại hình công xã của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Lịch sử năm 1997 trường Đại học KHXH&NV Tp.HCM.
12. Bùi Đình Châu (2002), Văn hóa gia đình, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội
13. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb.Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
14. Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên – đồng chủ biên (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Phạm Khắc Chương (2006), Văn hóa ứng xữ trong gia đình, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
16. Diêm Ái Dân, Gia giáo Trung Quốc cổ, Cao Tự Thanh dịch (2001), Nxb Trẻ, Quận 3-Tp.Hồ Chí Minh.
17. Lê Dân (1994), Thờ cúng tổ tiên, một số nét đậm trong tâm linh người Việt, văn hóa gia đình Việt Nam, trong phát triển xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội.
18. Cao Xuân Diên (2009), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Lê Thị Dung (2005), “Văn hóa gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện đại”, Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh – những vấn đề cần nghiên cứu, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.311-339.
20. Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
21. Nguyễn Đăng Duy (2012), Văn hóa học Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
22. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, NXB KHXH, Hà Nội.
23. Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.Hồ Chí Minh (2015), Nhân học về thân tộc, dòng họ, hôn nhân và gia đình, Nxb Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5, khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 12-5-1988.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, ngày 9-6-2014
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội.
27. Nguyễn Tấn Đắc (2010), Văn hóa Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Khai Đăng (2009), Tản mạn về tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
29. Nguyễn Khoa Điềm - chủ biên (2002), Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Phạm Văn Đồng (1995), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Trịnh Hoài Đức (2005) Gia Định thành thông chí, Nxb Tổng hợp Đồng Nai.
32. Đổ Ngọc Hà (1991), “Những định hướng giá trị trong đời sống gia đình”, Kỷ yếu hội nghị Nhận diện gia đình Việt Nam hiện nay, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tr.25.
33. Nguyễn Ngọc Hà (1990), Về người Việt Nam định cư nước ngoài, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
34. Vũ Quang Hà (20010, Các lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
35. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Phạm Minh Hạc – Thái Duy Tuyên (2011), Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Nguyễn Văn Hiệu (2013), “Văn hóa đạo đức truyền thông – từ bối cảnh văn hóa Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX”, Những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn chuyên đề văn hóa học, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr 211 – 215.
38. Lê Như Hoa (2001), Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
39. Lê Như Hoa (2002), Văn hóa vì sự phát triển xã hội, Nxb Văn hóa Thông tin & Viện văn hóa, Hà Nội.
40. Lê Như Hoa (2003), Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
41. Nguyễn Minh Hòa (1995), Những vấn đề cơ bản của xã hội học, Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
42. Nguyễn Minh Hòa (2012), Đô thị học – những vấn đề lý thuyết và thực tiển, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
43. Nguyễn Minh Hòa (2006), “Một vài nhận diện gia đình thành phố Hồ Chí Minh hôm nay nhìn từ quá khứ”, Sài Gòn-Tp.Hồ Chí Minh con người và văn hóa trên đường phát triển, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.615 – 626.
44. Ngô Công Hoàng (1993) Tâm lý học gia đình, NxbTrường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Hà Nội.
45. Nguyễn Khắc Hùng chủ biên (2011), Văn hóa và văn hóa học đường, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
46. Đặng Phương Kiệt (2006), Gia đình Việt Nam – các giá trị truyền thống và các vấn đề tâm-bệnh lý xã hội, Nxb Lao Động, Hà Nội.
47. Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý (2007), Gia đình học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội
48. Trần Ngọc Khánh (2005), “Chủ động thể hiện và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập hiện nay”, Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh – những vấn đề cần nghiên cứu, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.219 -232.
49. Trần Ngọc Khánh (2012), Văn hóa đô thị giản yếu, Nxb Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh.
50. Vũ Ngọc Khánh (1998), Văn hóa gia đình, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
51. Vũ Ngọc Khánh (2007), Văn hóa gia đình Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh.
52. Vũ Ngọc Khánh (2007), Nghiên cứu văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
53. Vũ Ngọc Khánh – Hoàng Khôi (2012), Gia đình – gia phong trong văn hóa Việt, Nxb Hà Nội.
54. Nguyễn Văn Khi biên dịch (2005), Tuổi trẻ và trách nhiệm, Nxb Lao động, Hà Nội.
55. Nguyễn Văn Lê (2001), Văn hóa ứng xử trong giáo dục gia đình, Nxb Tp.Hồ Chí Minh.
56. Thanh Lê (2000), Văn hóa và lối sống, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
57. Thanh Lê (2003), Xã hội học phương Tây, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, tr.145
58. Thanh Lê (2005), Hành trang văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
59. Đặng Vũ Cảnh Linh (2008), “Một số chỉ báo về định hướng giá trị của sinh viên các trường Đại học hiện nay”, Tạp chí Tâm lý học số 1 (106), I-2008, tr.42-46
60. Nguyễn Thị Mỹ Linh (2006), “Giáo dục đạo đức trong thanh niên học sinh nhìn từ góc độ gia đình, nhà trường và xã hội”, Sài Gòn-Tp.Hồ Chí Minh con người và văn hóa trên đường phát triển, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.674 – 684.
61. Nguyễn Đức Lộc chủ biên (2015), Giáo trình Phương pháp thu thập và xử lý thông tin định tính, Nxb Đại học quốc gia Tp.Hồ Chí Minh.
62. Trường Lưu (1998), Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
63. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2010), Nxb Lao động, Hà Nội.
64. Luật Hôn nhân và gia đình (2015), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
65. Luật Người cao tuổi (2010), Nxb Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh.
66. Luật Phòng chống bạo lực gia đình (2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Nguyễn Đức Lữ, Nguyễn Thị Hải Yến (2013), Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên xưa và nay, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
68. Hà Thúc Minh (2000), Lịch sử Triết học Trung quốc tập 1, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
69. Hà Thúc Minh (2000), Lịch sử Triết học Trung quốc tập 2, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
70. Hồ Chí Minh (1983), Toàn tập-tập 3, Nxb Sự Thật, Hà Nội,
71. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập-tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
72. Lê Minh (1994), Thực trạng văn hóa gia đình Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
73. Lê Minh (1997). Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội. Nxb Lao Động Hà Nội.
74. Lương Ninh – chủ biên (2015), Lịch sử Việt Nam giản yếu, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
75. Nguyễn sỹ Nồng chủ biên (2009), Môn học về Thành phố Hồ Chí Minh cho cán bộ cong chức, Nxb Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh.
76. Nguyễn Sỹ Nồng – Đinh Phương Duy (2014), Nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
77. Lê Hữu Nghĩa, Lê Ngọc Tòng – chủ biên (2004), Toàn cầu hóa những vấn đề lý luận và thực tiển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
78. Nhiều tác giả (2007), Văn hóa học – những phương pháp nghiên cứu, Nxb Viện Văn hóa Thông tin, Hà nội.
79. Phan Ngọc (1999), Một cách tiếp cận văn hóa, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
80. Phan Ngọc (2001), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội.
81. Thích Nhật Quang (2009 – Kỹ Mão), Hạnh hiếu trong đạo Phật, Nxb Tp.hồ Chí Minh.
82. Lê Thị Quý chủ nhiệm (2011), Vấn đề gia đình trong xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước, Mã số KX.02.23/06-10, Hà Nội, tr.13
83. Nguyễn Thơ Sinh (2008), Các học thuyết tâm lý nhân cách, Nxb Lao Động, Hà Nội.
84. Hà Văn Tác (2011), Vai trò của gia đình đối với sự phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
85. Dương Thiệu Tống (2002), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
86. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê – Statistical yearbook of Việt Nam 2014, Nxb Thống kê, Hà Nội.
87. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh– Statistical yearbook 2014, Nxb Thống kê Tp.Hồ Chí Minh.
88. Nguyễn Thanh Tuấn (2008), Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện đại, Nxb Từ điển Bách khoa & Viện văn hóa, Hà nội
89. Nguyễn Văn Tuấn (2012), Đi vào nghiên cứu khoa học, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
90. Mai Thị Kim Thanh (2011), Giáo trình xã hội học văn hóa, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
91. Thích Đàm Thanh (2013), “Lễ Vu Lan Phật giáo và đạo hiếu của người Việt”, Công tác tôn giáo, số 8, tr.40-44.
92. Tạ Văn Thành (1997), “Văn hóa gia đình và gia đình văn hóa”, Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 162-167.
93. Tạ Văn Thành (2006) “Xây dựng và phát triển văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh vấn đề và giải pháp”, Sài Gòn-Tp.Hồ Chí Minh con người và văn hóa trên đường phát triển, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.645 – 658.
94. Hồ Bá Thâm (2003), Khoa học con người và phát triển nguồn nhân lực, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
95. Trần Đình Thêm (2010), Hội nhập kinh tế quốc tế và giáo dục đào tạo nhân tài Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
96. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
97. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
98. Trần Ngọc Thêm (2013), “Khái luận về văn hóa”, Những vấn đề khoa học xã hội & nhân văn chuyên đề văn hóa học, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.9 – 24.
99. Trần Ngọc Thêm (2013), “Nhận diện văn hóa và văn hóa học”, Những vấn đề khoa học xã hội & nhân văn chuyên đề văn hóa học, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.29 – 42.
100. Trần Ngọc Thêm chủ biên (2015), Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, NXb Đại học quốc gia Tp.Hồ Chí Minh.
101. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
102. Nguyễn Thị Thọ (2015), “Giáo dục đạo hiếu cho học sinh qua môn giáo dục công dân”, Tạp chí Tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương, số 10-2015, tr.70 -73.
103. Lương Thị Thoa – chủ biên (2015), Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở một số quốc gia trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
104. Mai Thị Diệu Thúy (2014), “Bàn về vấn đề Hiếu - nghĩa trong quan hệ hôn nhân gia đình qua một số quy định của Hoàng Việt luật lệ”, Nghiên cứu và phát triển số 3, tr.151 – 159.
105. Nguyễn Khắc Thuần (2005), Đại cương lịch sử Văn hóa Việt Nam tập 1, tập 2”, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
106. Tôn nữ Quỳnh Trâm (2006), “Biến động văn hóa trong vùng đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, Sài Gòn-Tp.Hồ Chí Minh con người và văn hóa trên đường phát triển, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.635 – 644.
107. Hoàng Trinh (2000), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
108. Phan Thị Yến Tuyết, Văn Ngọc Lan (2002) Chuyên đề phương pháp nghiên cứu khoa học, Trường Đại học KHXH&NV Tp.Hồ Chí Minh.
109. Phan Thị Yến Tuyết (2009), Vùng văn hóa (culture Area) và các vùng văn hóa ở Việt Nam, Trường Đại học KHXH&NV Tp.Hồ Chí Minh.
110. Trường Đại học KHXN&NV TP.HCM (2015), Nhân học về thân tộc, dòng họ, hôn nhân&gia đình, Nxb Đại học quốc gia Tp.HCM, tr 32-33
111. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố hồ Chí Minh (2013), Những vấn đề khoa học xã hội & nhân văn chuyên đề văn hóa học, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
112. Trường Đại học Luật Hà Nội (1996), Tập bài giảng Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam – từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
113. Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh (2008 – 2009), Tập bài giảng Đại cương văn hóa Việt Nam, Lưu hành nội bộ.– 2009),
114. Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2008), Tập bài giảng Lịch sử văn minh thế giới, Tài liệu lưu hành nội bộ.
115. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
116. Lê Ngọc Văn (1991), Nhận diện gia đình Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
117. Lê Ngọc Văn (1997), Gia đình với chức năng xã hội hóa , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
118. Nguyễn Khắc Viện (1999), Tâm lý gia đình, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
119. Viện nghiên cứu Phật giáo Việt Nam (1995), Đạo đức học Phật giáo, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
120. Châu hồng Vũ, Trình Khải Hạo, Dư Hoài Ninh, Hùng Kiện Hoa, “Mấy vấn đề trong nghiên cứu văn hóa học”, Nguyễn Ngọc Thơ dịch (2013), Những vấn đề khoa học xã hội & nhân văn chuyên đề văn hóa học, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.43 – 59.
121. Viện Văn hóa – Thông tin (2004), Văn hóa học – những bài giảng, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
122. Viện Văn hóa – Thông tin (2007), Văn hóa học – những phương pháp nghiên cứu, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
123. Trần Quốc Vượng – chủ biên (2013), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
124. Trần Quốc Vượng – chủ biên (2015), Văn hóa Việt Nam những hướng tiếp cận liên ngành, Nxb Văn học, Hà Nội.
Các tác giả là người nước ngoài:
125. James George Frazer, Cành Vàng – bách hoa toàn thư về văn hóa nguyên thủy, Ngô Bình Lâm dịch (2007), Nxb Văn Hóa Tư Tưởng, Hà Nội.
126. Anthony Giddens, 2001. Sociology. Polity.
127. Các Mác – Phri-đrich Ăng-ghen (1980), Tuyển tập – tập I, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
128. Các Mác – Phri-đrich Ăng-ghen (1984), Tuyển tập – tập VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
129. Các Mác– Phri-đrich Ăng-ghen (1993), Toàn tập – tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
130. R.Jon Mcgee – Richard L.Warms , Lý thuyết nhân loại học-giới thiệu lịch sử, Lê Sơn Phương Ngọc, Nguyễn Hoàng Trung, Đinh Hồng Phúc, Chu Thị Quỳnh Giao, Đinh Hùng Dũng dịch (2010), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
131. John J.Macionis (2004), Xã hội học, Nxb Thống kê, Hà Nội.Epstein Mikhail, “Văn hóa và xuyên văn hóa”, Nguyễn Văn Hiệu dịch (2013), Những vấn đề khoa học xã hội & nhân văn chuyên đề văn hóa học, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.25 – 28.
132. Epstein Mikhail, “Văn hóa học: Culturology và Cultural Studies”, Nguyễn Văn Hiệu dịch (2013), Những vấn đề khoa học xã hội & nhân văn chuyên đề văn hóa học, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.60 – 67.
133. A.A.Radughin chủ biên (2004), Văn hóa học – những bài giảng, Nxb Viện Văn hóa Thông tin.
134. Ritzer, 2000. Classical sociological Theory. Third Edition. Mc. Graw Hill.
135. V.M. RôĐin, Văn hóa học, Nguyễn Hồng Minh dịch (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
136. Martine Segalen (2013), Xã hội học gia đình, Nxb Thế giới, Hà Nội.]
137. William Sweet (2013), “Tương lai của truyền thống dân tộc”, Những vấn đề khoa học xã hội & nhân văn chuyên đề văn hóa học, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.513 – 524.
138. E.B.Tylor, Văn hóa nguyên thủy, Huyền Giang dịch (2000),Tạp chí văn học nghệ thuật, Hà Nội.
139. Dominique Wolton (2006), Toàn cầu hóa văn hóa, do Đinh Thùy Anh, Ngô Hữu Long dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội.
140. Bettie B.Youngs. Ph.D, “Helping your teenager deal with stress”.
Những bài viết trên các trang mạng Internet
141. Nguyễn Ngọc Thơ (2011), Quan niệm chữ Hiếu trong văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc, http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van- ... a-hoi/2083.
142. Ngô Thị Minh Hằng: Chữ hiếu trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đến pháp luật Việt Nam xưa và nay http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?
option=com_content&view=article&id=10361:s-kcb-nckh&catid=309:s-kcb-nckh&Itemid=357
143. Nguyễn Chính Kết: Đạo hiếu và vấn đề hội nhập văn hóa tại Việt Nam http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Gia ... uvaHNVH.hm .
144. https://en.wikipedia.org/wiki/Lewis_H._Morgan
RANDOM_AVATAR
trinhvanduc10101955
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 21:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa..

Gửi bàigửi bởi Đỗ Dũng » Thứ 7 11/03/17 7:23

Sao không thấy Document map của anh?
Thân,
Đỗ Dũng
RANDOM_AVATAR
Đỗ Dũng
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 18:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa..

Gửi bàigửi bởi vanthinhatruc » Thứ 7 11/03/17 8:52

Anh Đức ơi, nếu anh đã sửa lại ĐC chi tiết theo góp ý của Thầy và các bạn thì anh nên post lên ĐC đã chỉnh sửa + Document map để mọi người học tập theo với.
RANDOM_AVATAR
vanthinhatruc
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/02/17 19:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa..

Gửi bàigửi bởi Đỗ Dũng » Thứ 2 13/03/17 14:28

Đề cương anh quá chi tiết. Chúc anh thành công.
Thân,
Đỗ Dũng
RANDOM_AVATAR
Đỗ Dũng
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 18:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Văn hóa gia đình người Việt trong quá trình đô thị hóa..

Gửi bàigửi bởi trinhvanduc10101955 » Thứ 6 24/03/17 1:24

BÀI TẬP 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH
BÀI LÀM
-Khái niệm về một sự vật, hiện tượng là toàn bộ thông tin về sự vật hiện tượng ấy, được ghi nhận bởi bộ não thông qua quá trình nhận thức thế giới khách quan. (Khái niệm tồn tại trước khi có ngôn ngữ).
-Định nghĩa là sự xác định bằng ngôn ngữ những đặc trung cơ bản cấu thành nội dung của khái niệm (về một sự vật, hiện tượng hay quá trình..) nhằm phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Định nghĩa có vai trò quan trọng trong khoa học và là bộ phận căn bản của mọi lý thuyết khoa học.
Nói cách khác: Định nghĩa là cách diễn đạt cô đọng, rõ ràng, những đặc trưng cần và đủ cho phép nhận diện chính xác khái niệm (không nhầm lẫn với khái niệm khác)

*Bước 1: Một số khái niệm về gia đình
1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục.
2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Đà Nẳng: Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
3. Luật HNGĐ.Viêt Nam 2014: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của luật này .
4. Theo UNESCO: Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và ngân sách chung.
5. Đại tự điển Tiếng Việt: Gia đình là tập hợp những người có quan hệ hôn nhân và huyết thống sống chung trong cùng một nhà (Nguyễn Như Ý, chủ biên, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.719).
6. Ngô Công Hoàn: Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm sinh lý, có chung các giá trị vật chất, tinh thần, ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định (Tâm lý học gia đình, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996, tr.9).
7. Nguyễn Khắc Viện: Gia đình, đó là sự chung sống của hai nhóm người, cha mẹ và con cái, có cùng một mối quan hệ là những người sinh ra và những người nối dõi (Tâm lý gia đình, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1999, tr.20).
8. Nguyễn Quốc Tuấn: Gia đình là một tập hợp dựa trên các quan hệ về hôn nhân và huyết thống và về nuôi dưỡng đã gắn bó những người có quan hệ với nhau bởi các quyền và nghĩa vụ về tài sản và nhân thân, bởi sự cộng đồng về đạo đức và vật chất, để tương trợ nhau, cùng làm kinh tế chung và nuôi dạy con cái (Tìm hiểu các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, Nxb Tp.Hồ Chí Minh, 1977, tr.15-16).
9. Lê Thi: Khái niệm gia đình dược sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và huyết thống nảy sinh từ hôn nhân đó và cùng chung sống. Đồng thời cũng có thể bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng tuy không có quan hệ huyết thống. Các thành viên trong gia đình gắn bó về trách nhiệm và quyền lợi, giữa họ có những điều ràng buộc có tính pháp lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Đồng thời, trong gia đình có những quy định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên. (Vai trò của gia đình trong việc xây dụng nhân cách con người Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, tr.20-21).
10. Trong một số công trình, bài viết khác cho rằng: Gia đình là tế bào của xã hội, là một thiết chế xã hội bền vững tồn tại trên cơ sở gắn bó, kết hợp giữa các thành viên bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống, nhận nuôi, được pháp luật công nhận.

*Bước 2: Phân tích các định nghĩa theo yêu cầu về hình thức và nội dung của định nghĩa
-ĐN 1: thừa quan hệ giáo dục, và thiếu về tính pháp lý, cụm từ cộng đồng người không phù hợp.
-ĐN 2: Cụm từ nhóm xã hội không phù hợp, trùng lắp ở tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
-ĐN 3: Tương đối gọn về hình thức, đủ về nôi dung, song dùng cụm từ tập hợp người cùng với cụm từ theo quy định của luật từ này là chưa ổn.
-ĐN 4 và 5: Quá ngắn, không đủ về nội hàm.
-ĐN 6 và 7: Khá gọn, song thừa về nội hàm.
-ĐN 8 và 9: dài dòng, quá rộng về ngoại diên.

*Bước 3: Xác định những điểm tương đồng hoặc bổ sung đặc trưng mới
-Những điểm tương đồng: tập thể người, quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, ràng buộc về quyền và nghĩa vụ, do luật định.

*Bước 4: Xác định đặc trưng giống: một thiết chế xã hội

*Bước 5: Xác định ngoại diên của khái niệm gia đình
-Nội hàm của khái niệm là tập hợp tất cả các thuộc tính chung, bản chất được phản ánh trong khái niệm ấy, cũng là định nghĩa, tức xét khái niệm về mặt nội hàm, cho biết gia đình là gì. Nội hàm của khái niệm gia đình ở đây bao gồm các thuộc tính: cùng chung sống, có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng, ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
-Ngoại diên là tập hợp tất cả các đối tượng chứa những thuộc tính chung, bản chất được phản ánh trong khái niệm. Ở đây, phạm vi bao quát của định nghĩa và ngoại diên của khái niệm trùng nhau. Thí dụ: Gia đình người Việt, người Hoa, người Thái, người Nhật…gia đình nông dân, gia đình công nhân, gia đình trí thức..cũng đều có chung những đăc trưng ( thuộc tính) kể trên.

*Bước 6: Xác định các tiêu chí (đặc trưng loài), lập bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên khái niệm:
-Các tiêu chí: cùng sống chung, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyêt thống, quan hệ nuôi dưỡng (con nuôi, cha mẹ nuôi), quyền nuôi dưỡng giáo dục con cái, nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ già…., luật định.
-Ngoại diên: Gia đình công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, gia đình người Châu Á, gia đình người Châu Âu…(so sánh với các thiết chế xã hội khác: Nhóm nghề nghiệp, công ty kinh doanh, nhà nước, tôn giáo.)

*Bước 7: Định nghĩa mới
Định nghĩa gia đình: Gia đình là một thiết chế xã hội, gồm những người cùng sống chung và gắn bó nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, có sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ theo luật định.


Bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của khái niệm:


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
trinhvanduc10101955
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 21:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến151 khách

cron