Đóng góp của Vọng cổ nhịp 32 trong một số hoạt động văn hóaộ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: Đóng góp của Vọng cổ nhịp 32 trong một số hoạt động văn

Gửi bàigửi bởi Đỗ Dũng » Thứ 7 11/03/17 7:17

Cảm ơn các bạn đã góp ý, mình sẵn sàng tiếp thu mọi sự chỉ giáo nhé. Xin góp ý cho mình, không biết tại sao, tựa công trình tham khảo mình đã viết nghiêng (italic), khi post lên diễn đàn nó thành kiểu chữ đứng (bold). Nhờ các bạn chỉ giùm. Cảm ơn.
RANDOM_AVATAR
Đỗ Dũng
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 18:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Đóng góp của Vọng cổ nhịp 32 trong một số hoạt động văn

Gửi bàigửi bởi vanthinhatruc » Thứ 7 11/03/17 9:00

Anh ơi, trong ĐC chi tiết, tên C3 hình như còn thiếu vài từ sau "một số": "...MỘT SỐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT THANH SẮC VÀ TRUYỀN THÔNG NAM BỘ ".

Theo em, có thể đưa mục 4.3 xuống phần Kết luận và kiến nghị, vừa phù hợp về mặt nội dung, vừa cân đối về độ dài giữa các chương.
RANDOM_AVATAR
vanthinhatruc
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/02/17 19:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: Đóng góp của Vọng cổ nhịp 32 trong một số hoạt động văn

Gửi bàigửi bởi Đỗ Dũng » Thứ 2 13/03/17 14:16

Cảm ơn cô Trúc, góp ý hay, mình sẽ chỉnh lại đề cương. Chúc cô thành công đề cương của mình.
Thân,
Đỗ Dũng
RANDOM_AVATAR
Đỗ Dũng
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 18:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Đóng góp của Vọng cổ nhịp 32 trong một số hoạt động văn

Gửi bàigửi bởi Đỗ Dũng » Thứ 4 15/03/17 5:26

Bài tập thực hành 4: xây dựng định nghĩa
1.Định nghĩa về định nghĩa: Định nghĩa là cách diễn đạt cô đọng, rõ ràng, những đặc trưng cần và đủ cho phép nhận diện chính xác khái niệm.
2.Quy trình định nghĩa:
2.1.Tìm và phân loại tất cả những định nghĩa hiện có:
Vọng cổ nhịp 32 là một thể điệu nằm trong hai hệ thống: nhạc Tài tử có khoảng 150 thể điệu, nhạc Cải lương hơn 300 thể điệu; vì vậy, xưa nay các công trình nghiên cứu về chúng chỉ khái niệm về nhạc Tài tử và nhạc Cải lương là hai loại hình lớn, còn các thể điệu nhỏ trong hệ thống của hai loại hình này không có định nghĩa hay khái niệm riêng. Tuy nhiên, Vọng cổ 32, xét về cấp hệ thì nó cũng đồng cấp trong mấy trăm thể điệu của nhạc Tài tử và Cải lương, nhưng do nó có nhiều đặc điểm độc đáo, tính tiêu biểu, điển hình nhất trong các thể điệu mà một số ít tài liệu có đề cập khái quát về nó.
1) Theo Wikipedia: Vọng cổ hay Vọng cổ Bạc Liêu là một điệu nhạc rất thịnh hành ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Việt Nam. Nó được bắt nguồn từ bài "Dạ Cổ Hoài Lang" (nghe tiếng trống đêm, nhớ chồng) của nghệ sĩ Cao Văn Lầu (tức Sáu Lầu). Bản Vọng cổ là một trong những điệu nhạc căn bản của Sân khấu Cải lương. Đây là một khái quát về nguồn gốc và vị trí của Vọng cổ, không đúng tiêu chí của một định nghĩa: nó cấu trúc dài tới 3 câu mà không bao quát được tính hệ thống, giá trị, tính lịch sử...; có thể sử dụng chỉnh sửa để bổ sung cho khái niệm.
2) Theo Tự điển tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản (cb): Vọng cổ là điệu ca Cải lương, giọng kéo dài, nghe như tiếng thở than, ai oán [tr. 1318]. Đây là định nghĩa ngắn gọn, nêu tính chất và đặc điểm chung của sự vật, nó không bao quát được nội hàm và ngoại diên. Vì Vọng cổ có các thể loại, Vọng cổ hùng, Vọng cổ hài, Tân cổ giao duyên... thì không thể nói là “ai oán”. Định nghĩa này hoàn toàn không sử dụng được, có lẽ tác giả chưa hiểu nhiều về nó.
3) Theo tác giả Trần Phước Thuận: Vọng cổ là một tên gọi rất quen thuộc với người Việt Nam, nhất là ở Bạc Liêu, ai cũng biết nó là một bản nhạc phổ thông nhất và tiêu biểu nhất trong cổ nhạc Nam Bộ. Vọng cổ hiện nay còn là đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu âm nhạc và thực tế đã có nhiều sách vở, nhiều cuộc hội thảo khoa học đề cập đến. Tuy nhiên tên gọi Vọng cổ từ đâu mà có và ý nghĩa đích thực của nó là gì thì đến nay vẫn chưa có lời đáp thỏa đáng. [Hội Khoa học tỉnh Đồng Tháp: 2016]. Đây là một khái quát thông tin về Vọng cổ còn đang bỏ ngỏ.
4) Theo PGS.TS. Trần Lê Hoa Tranh “Tìm hiểu về khái niệm và nguồn gốc của từ “Vọng cổ”: Vọng cổ là một bài ca xuất xứ tại miền Nam và rất được phổ biến trong đại chúng. “Vọng cổ” là những bài ca buồn não nùng, tha thiết và lâm ly. Có lẽ chưa bài ca nào được đại chúng miền Nam ưa thích bằng những bài Vọng cổ. [http://www.htv.com.vn/Trang/iHTV/HTV-Tre/Ban-va-HTV/Trong-sang-cung-tieng-Viet-Khai-niem-vong-co], ngày 09/12/2016. Khái niệm này có ba ý: nguồn gốc, tính chất, giá trị, nhưng thiếu tính hệ thống, lịch sử... Tuy nhiên, có thể chỉnh lý và bổ sung về đặc trưng để hình thành trong nội hàm định nghĩa.
5) Theo tác giả Đỗ Dũng trong (2013): Đặc điểm ngôn ngữ của ca từ Vọng cổ, Nxb Văn hóa – Văn nghệ Tp. HCM, khái quát: Vọng cổ nhịp 32 là một thể điệu đơn lập, nó đều nằm trong hai hệ thống của âm nhạc Tài tử và âm nhạc Cải lương, tính chất mang âm hưởng cả hai điệu thức Nam – Oán nên nó có khả năng kết hợp với bất cứ thể điệu nào trong cùng cấp hệ; nó có nhiều đặc điểm độc đáo, đặc điểm nổi bật là bài ca “vua” trong Cải lương, mà không thể điệu nào có thể hơn nó. [tr. 36]. Đây là một khái quát theo kiểu giới thiệu chung về hệ thống, đặc điểm và chức năng của Vọng cổ nhịp 32, chưa cô đọng, rõ ràng, những đặc trưng cần và đủ. Tuy nhiên, có thể sử dụng làm cơ sở để chỉnh lý, bổ sung trong hình thành định nghĩa.
2.2. Định nghĩa Vọng cổ nhịp 32
Căn cứ vào việc khảo sát các khái quát, khái niệm trên, so sánh và đối chiếu về nguồn gốc, tính chất, đặc điểm của thể điệu Vọng cổ nhịp 32; dựa vào lý thuyết phương pháp nghiên cứu trong văn hóa học của tác giả Trần Ngọc Thêm, Vọng cổ nhịp 32 có thể định nghĩa như sau:
“Vọng cổ nhịp 32 là sự kế thừa và phát triển từ bản Dạ cổ hoài lang, là một thể điệu tiêu biểu nhất trong hệ thống âm nhạc Tài tử và Cải lương Nam Bộ, thuộc hơi Nam - Oán; nó có một hệ thống giá trị nhất định do người dân Nam Bộ sáng tạo và phát triển qua quá trình hoạt động văn hóa nghệ thuật trong mối quan hệ với môi trường xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí thẩm mỹ trong đời sống tinh thần của cộng đồng”. Định nghĩa này có 4 đặc trưng: sự kế thừa và phát triển (tính hệ thống), một hệ thống giá trị nhất định (tính giá trị), qua quá trình hoạt động (tính lịch sử), đáp ứng nhu cầu giải trí (tính nhân sinh) là những đặc trưng cần và đủ cho việc phân biệt Vọng cổ nhịp 32 trong văn hóa nghệ thuật thanh sắc Nam Bộ với những hiện tượng có liên quan như các thể điệu nhạc Tài tử, Ca ra bộ, các thể điệu Cải lương...
Bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của k/n:
Hình ảnh
2.3. Sơ đồ cấu trúc của định nghĩa:
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Đỗ Dũng
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 18:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Đóng góp của Vọng cổ nhịp 32 trong một số hoạt động văn

Gửi bàigửi bởi Lý Ngọc Bảo Trân » Thứ 3 21/03/17 14:25

Theo ý kiến của cá nhân em, đề tài rất hay, dàn bài cũng chi tiết và phù hợp, các định nghĩa rất cụ thể.
RANDOM_AVATAR
Lý Ngọc Bảo Trân
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 3 28/02/17 22:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Đóng góp của Vọng cổ nhịp 32 trong một số hoạt động văn

Gửi bàigửi bởi Đỗ Dũng » Thứ 6 24/03/17 15:28

Cảm ơn Bảo Trân. Định nghĩa của mình chưa được, còn phải suy nghĩa, tính toán lại. Chúc Trân thành cộng.
RANDOM_AVATAR
Đỗ Dũng
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 18:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Đóng góp của Vọng cổ nhịp 32 trong một số hoạt động văn

Gửi bàigửi bởi Đỗ Dũng » Thứ 5 30/03/17 16:01

BÀI TẬP THỰC HÀNH SỐ 5
Chọn một khái niệm/ sự việc/ hiện tượng trong đề tài và một đối tượng có liên quan, tiến hành so sánh, tìm các điểm tương đồng và khác biệt -> Lập bảng so sánh.
Bài làm:
SO SÁNH TÁC PHẨM CA NHẠC TRUYỀN THỐNG NAM BỘ QUA THỂ ĐIỆU VỌNG CỔ NHỊP 32 VÀ TỨ ĐẠI OÁN
1. Các tiêu chí để so sánh:
Bản chất
Mục đích
Chủ thể sáng tạo
Quan hệ
Chức năng
Cấu trúc
Giai điệu
Nhịp thức
Khả năng liên kết
2. Các đặc trưng tương đồng và khác biệt của cặp đối tượng theo tiêu chí đã chọn:
- Các đặc trưng tương đồng:
Nhân tạo, văn hóa giải trí, người Nam Bộ, họ hàng nhạc Ngũ cung Việt Nam, ca nhạc và ca kịch.
- Các đặc trưng khác biệt:
Phức tạp/đơn giản, trữ tình – mùi – thiết tha/buồn - sầu bi – oán than, 32/8, rộng/hẹp, sớm, muộn.
3. Bảng so sánh:

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Đỗ Dũng
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 18:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Đóng góp của Vọng cổ nhịp 32 trong một số hoạt động văn

Gửi bàigửi bởi Đỗ Dũng » Thứ 5 30/03/17 16:05

Tôi rất mong các bạn góp ý, người ngoài bao giờ cũng sáng hơn người trong cuộc (bị rối), xin cảm ơn.
RANDOM_AVATAR
Đỗ Dũng
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 18:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Đóng góp của Vọng cổ nhịp 32 trong một số hoạt động văn

Gửi bàigửi bởi Đỗ Dũng » Thứ 6 31/03/17 16:58

BÀI TẬP THỰC HÀNH SỐ 5 (chỉnh sửa)
• Chọn một khái niệm/ sự việc/ hiện tượng trong đề tài và một đối tượng có liên quan, tiến hành so sánh, tìm các điểm tương đồng và khác biệt -> Lập bảng so sánh.
• Bài làm:
SO SÁNH TÁC PHẨM CA NHẠC TRUYỀN THỐNG NAM BỘ QUA THỂ ĐIỆU VỌNG CỔ NHỊP 32 VÀ TỨ ĐẠI OÁN
1. Các tiêu chí để so sánh:
Bản chất
Mục đích
Gía trị
Chủ thể sáng tạo
Không gian
Thời gian
Quan hệ
Chức năng
Cấu trúc
Giai điệu
Điệu thức
Nhịp thức
Khả năng liên kết
2. Cac đặc trưng tương đồng và khác biệt của cặp đối tượng theo tiêu chí đã chọn:
- Các đặc trưng tương đồng:
Động - cấu trúc mở, giải trí, văn hóa tinh thần, người Nam Bộ, họ hàng nhạc Ngũ cung Việt Nam, ca nhạc và ca kịch.
- Các đặc trưng khác biệt:
Toàn quốc/ Nam Bộ, sớm/ muộn, phức tạp/đơn giản, trữ tình – mùi – thiết tha/buồn - sầu bi – oán than, Nam – Oán/ Oán, 32/8, rộng/hẹp.
3. Bảng so sánh:

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Đỗ Dũng
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 18:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Đóng góp của Vọng cổ nhịp 32 trong một số hoạt động văn

Gửi bàigửi bởi Đỗ Dũng » Thứ 5 06/04/17 15:53

BÀI TẬP THỰC HÀNH 6: lập mô hình
• Chọn một nội dung thích hợp trong đề tài của mình để lập mô hình.
Bài làm: cấu trúc Vọng cổ nhịp 32 của 6 câu cơ bản.
• Mô hình bản nhạc Vọng cổ nhịp 32 cơ bản:
(Mỗi chữ nhạc là một khuông = 4nhịp, mỗi câu có 2 Song lang: giữa và cuối câu được kí hiệu bằng chữ in đậm trong ngoặc đơn; mỗi câu được thể hiện từ 1-5, từ 5-8 là láy đờn không có lời ca)
- Câu 1: Hò, (xê), xang, (cống). (4 khuông = 16 nhịp, bỏ hò đầu 4 nhịp)
- Láy câu 1 qua câu 2: Xề, xang, xang. (3 khuông = 12 nhịp)
- Câu 2: Hò, hò, (xê), xang, (xang). (5 khuông = 20 nhịp)
- Láy câu 2 qua câu 3: Xề, xang, xang. (3 khuông = 12 nhịp)
- Câu 3: Xê, xang, (xê), xang, (hò). (5 khuông = 20 nhịp)
- Láy câu 3 qua câu 4: Hò, xề, xề. (3 khuông = 12 nhịp)
- Câu 4: Xê, xang, (xê), xang, (hò). (5 khuông = 20 nhịp)
- Láy câu 4 quan câu 5: Xề, hò, hò. (3 khuông = 12 nhịp)
- Câu 5: Hò, hò, (xê), xang, (xề). (5 khuông = 20 nhịp)
- Láy câu 5 qua câu 6: Xề, xê, xang (3 khuông = 12 nhịp)
- Câu 6: Xê, xang, (xề), xê, (hò). (5 khuông = 20 nhịp)
• Bảng mô hình Vọng cổ nhịp 32 của 6 câu cơ bản


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Đỗ Dũng
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 18:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến221 khách