Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: Đặc điểm và nguồn gốc chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Thanh Bình » Thứ 4 07/06/17 19:29

Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.VS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: Huỳnh Thanh Bình
Lớp: Cao học văn hóa học K17B
MSHV: 166031064014

Sửa chữa và bổ sung Bài tập thực hành 4: Xây dựng định nghĩa
Xây dựng định nghĩa Chằn
- Chằn tinh: Yêu quái trong truyện cổ tích thần thoại [Hoàng Phê (chủ biên): Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Khoa học Xã hội, 1988] -> chung chung, dễ lẫn lộn, không khu biệt đối tượng.
- Thông tục có câu “bà Chằn lửa”, “bà Chằn”, chỉ những người (nhất là phụ nữ) có tính khí dữ dằn, không được dịu dàng. -> Khu biệt đối tượng là giống cái
- Ở Nam bộ, các đợt nắng hạn rất gay gắt gọi là “hạn bà Chằn” -> Chằn được gắn cho những tính chất gây hại, phá phách, đi ngược lại lợi ít của con người.
- “Bấy giờ trong vùng có một con Chằn tinh, có nhiều phép biến hóa lạ kỳ, thường bắt người ăn thịt… (tr.514). Nửa đêm hôm ấy Thạch Sanh đang lim dim đôi mắt thì Chằn tinh sau miếu hiện ra, nhe nanh, giơ vuốt định vồ lấy chàng” (tr.515) [Nguyễn Đổng Chi: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, truyện Thạch Sanh, Nxb Giáo Dục, 2000]
- Chằn tiếng Khmer gọi là Yeak. Chằn hay Chằng “là tiếng Cao Miên, chỉ những loại hung dữ, độc ác, có hại (kể cả người lẫn vật, yêu tinh, yêu quái)”. [Hoa Bằng: Khảo luận về truyện Thạch Sanh, Nxb Văn-Sử-Địa, 1957, tr.6]
- Người Khmer Nam bộ hình dung chằn là một con yêu quái hình người nhưng mặt mũi tay chân dị hợm, tính khí dữ dằn, có nhiều phép biến hóa, hay ăn thịt người, là đối tượng gây hại, đối thủ mà con người cần diệt trừ. [Trần Minh Hường: Các biến thể của hình tượng rắn trong truyện cổ dân gian nhìn từ góc độ danh xưng trong sách Gieo hạt đất lành, Nxb Đồng Nai, 2017, tr. 132-149]
-> Biến hóa, hung dữ, ác độc, ăn thịt người
- Theo: + John Dowson, Classical dictionary of Hindu mythology and religion, geography, history, and literature; M.R.A.S; Rupa.Co, 2004. + Franklin Edgerton: Buddhist hybrid Sanskrit grammar and dictionary, tập 2, Motilal Banarsidass, 1953.
“Chằn”/Yak trong tín niệm của người Khmer Nam bộ bao gồm cả ba loại Asura (A Tu La), Rakshasa/Raksha (La Sát) và Yaksha/Yakshi (Dạ Xoa) của tín niệm Ấn giáo và Phật giáo Nam Tông. Nên để có thể định nghĩa về “Chằn” cần rút ra đặc tính chung nhất của cả ba loại này:
Trong tín niệm Hindu
+Asura: “thần thánh, siêu phàm”. Trong những phần cổ xưa nhất của Rig-veda, Asura là thuật ngữ để chỉ cho linh hồn/thần linh tối cao. Về sau này, Asura mang ý nghĩa hoàn toàn trái ngược và trở nên có nghĩa như ngày nay: một thứ quỷ quái hay kẻ thù địch của các chư thiên (Deva).
+Rakshasa/Raksha là một sinh vật thần thoại có hình dáng, tính cách của loài người hoặc quỷ thần bất thiện trong Hindu giáo và Phật giáo. Những Rakshasa là yêu tinh hay quỷ, gọi thường là chằn. Chúng cũng được coi là kẻ ăn thịt người (Nri-chaksha, Kravyad). Rakshasa nữ được gọi là Rakshasi, tục gọi bà chằn/bà chằn cái.
Nguồn dữ liệu khác lại cho rằng những Rakshasa, không hoàn toàn xấu/ác như nhau, nên có thể phân chia chúng thành ba loại – 1/Những sinh vật có hình dáng, kiểu cách giống như Yaksha (Dạ Xoa); 2/Kẻ khổng lồ luôn thù địch với các vị thần; 3/Trong cách hiểu thông thường, Rakshasa là loài ma quỷ yêu tinh thường lui tới các nghĩa địa, phá phách các cuộc tế lễ, quấy nhiễu những người mộ đạo, nhập vào các xác chết, nuốt sống con người và hãm hại nhân loại bằng đủ mọi cách.
+Trong thần thoại Hindu và Phật giáo, yaksha/yakshini có tính cách hai mặt. Một mặt, yaksha là vị tiên xinh đẹp vô thưởng vô phạt, được nối kết với rừng, núi. Nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại một kiểu yaksha nham hiểm, cay độc, đôi khi giống ma quỷ (bhuta) ở những nơi hoang vu, vắng vẻ thường rình rập để ăn tươi nuốt sống những lữ khách tương tự như La Sát (rakshasa).
=> Đặc trưng giống: sinh vật không có thật/tưởng tượng
=> Đặc trưng loài:
- Có sức mạnh
- Biến hóa
- Diện mạo dữ dằn
- Thiện/Ác

=> Kết luận: Một cách tổng quát, khái niệm về chằn được hiểu là linh vật tưởng tượng có sức mạnh thể chất, hình tướng dữ dằn, sở đắc nhiều tài phép, biến hóa khôn lường và phẩm chất thiện ác thì tùy thuộc vào từng loại chằn khác nhau và cũng được biến đổi, thậm chí là hoán đổi, tùy theo ngữ cảnh lịch sử-văn hóa.
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Thanh Bình
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 4 15/02/17 19:20
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: Đặc điểm và nguồn gốc chằn trong văn hóa Khmer Nam bộ

Gửi bàigửi bởi Thanh Bình » Chủ nhật 11/06/17 21:30

Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.VS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: Huỳnh Thanh Bình
Lớp: Cao học văn hóa học K17B
MSHV: 166031064014

Bổ sung và sửa chữa Bài tập 1:
Đề tài: Đặc điểm và nguồn gốc chằn trong văn hóa Khmer Nam bộ

Lập sơ đồ
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Thanh Bình
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 4 15/02/17 19:20
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: Đặc điểm và nguồn gốc chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Thanh Bình » Thứ 4 28/06/17 20:35

Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.VS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: Huỳnh Thanh Bình
Lớp: Cao học văn hóa học K17B
MSHV: 166031064014

Sửa chữa và bổ sung Bài tập thực hành 2: Lập đề cương
Trên cơ sở phân tích đề tài, lập đề cương chi tiết cho đề tài đã chọn


Đề tài: Đặc điểm và nguồn gốc chằn trong văn hóa Khmer Nam bộ
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.3 Cơ sở lý luận
1.3.1 Khái niệm “giao lưu văn hóa”
1.3.2 Khái niệm Chằn trong dân gian Việt Nam
1.3.3 Khái niệm Chằn trong văn hóa Khmer Nam bộ
1.3.4 Khái niệm Chằn trong văn hóa Ấn Độ, dòng văn hóa đã có ảnh hưởng quan trọng đối với văn hóa Khmer
1.4 Cơ sở thực tiễn
1.4.1 Khái quát về cộng đồng người Khmer ở Nam bộ
1.4.1.1 Đặc điểm không gian
1.4.1.2 Đặc điểm chủ thể
1.4.1.3 Đặc điểm thời gian
1.4.2 Khái quát các nền văn hóa đã ảnh hưởng đến sự giao lưu tiếp biến trong lịch sử văn hóa người Khmer ở Nam bộ
1.4.2.1 Văn hóa Ấn Độ
1.4.2.2 Văn hóa các quốc gia chịu ảnh hưởng Ấn Độ
1.4.2.3 Văn hóa Việt Nam
Chương 2: Chằn trong tín niệm dân gian của người Khmer
2.1.1 Truyện cổ Khmer
2.2.2 Đời sống văn hóa-tín ngưỡng cộng đồng Khmer
Chương 3: Chằn trong tín niệm Phật giáo Nam tông
2.2.1 Giáo lý
2.2.2 Kiến trúc, mỹ thuật
Kết luận
RANDOM_AVATAR
Thanh Bình
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 4 15/02/17 19:20
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Đỗ Dũng » Thứ 4 05/07/17 4:58

Đề tài thú vị đấy, cố gắng khai thác nét độc đáo của "Chằn" trong đời sống văn hóa dân gian. Chúc bạn thành công.
RANDOM_AVATAR
Đỗ Dũng
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 4 22/02/17 18:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến160 khách