Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Thanh Bình » Thứ 4 10/05/17 22:39

phamlinh đã viết:Chị ơi, em đọc đề tài này thì em nghĩ là chị đang có có sự so sánh để làm nổi bật chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ. Em thì nghĩ nếu vậy, chị thử đặt ra các chương là sự so sánh đối lập giữa tín niệm chằn trong Hindu và trong văn hóa Khmer Nam bộ qua các thành tố: (1) từ nguyên, (2) Đặc điểm, (3) Đặc điểm hình tượng, (4) đặc điểm tính cách. Em nghĩ vậy sẽ đỡ bị lặp lại nhiều hơn và mình có thể làm bật lên được vấn đề. Đó là góp ý của em, chị xem xét coi sao nhé. Còn đề tài này lạ quá, nên em chưa tìm hiểu sâu để bàn thêm với chị được ạ.


Cảm ơn em vì đã góp ý. Nhưng chị nghĩ nếu phân theo các chương với các phần như em nói thì người đọc dễ lẫn lộn các loại chằn với nhau. Phân riêng từng loại chằn qua đó chúng ta sẽ thấy rõ hơn điểm giống và khác của từng loại này. từ đó, rút ra nhận định chằn của văn hóa Khmer bao hàm cả ba loại của văn hóa Hindu.
RANDOM_AVATAR
Thanh Bình
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 4 15/02/17 19:20
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Thanh Bình » Thứ 5 11/05/17 13:37

Cám ơn các bạn đã góp ý. Nhưng ở đây phân từng loại ra để giải quyết thì dễ hơn là gộp chung ba loại. Gộp chung ba loại để giải quyết khiến người viết và người đọc đều bị ngộp hết í.
RANDOM_AVATAR
Thanh Bình
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 4 15/02/17 19:20
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Thanh Bình » Thứ 3 16/05/17 22:10

Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.VS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: Huỳnh Thanh Bình
Lớp: Cao học văn hóa học K17B
MSHV: 166031064014

Bài tập thực hành 3: Sưu tầm tài liệu & sử dụng Document map
1. Sưu tầm tài liệu
1.1 Tài liệu trên giấy:
1.1.1 Tài liệu tiếng Anh:
1.1.1.1 Tài liệu về Hindu:
 John Dowson 2004: Classical dictionary of Hindu mythology and religion, geography, history, and literature; M.R.A.S; Rupa.Co.
 Roshen Dalal 2011: Hinduism: An Alphabetical Guide, Penguin Books Ấn Độ.
 Alain Daniélou 1991: The Myths and Gods of India: The Classic Work on Hindu Polytheism from the Princeton Bollingen Series, Inner Traditions/Bear & Co.
 J. M. Macfie 1998: Myths and legends of India. Rupa.Co.
 Franklin Edgerton 1953: Buddhist hybrid Sanskrit grammar and dictionary, Motilal Banarsidass.
 R. S. Gupte: Iconography of the Hindus, Buddhists and Jains. D. B. Taraporevala sons & Co; Bombay.
1.1.2 Tài liệu tiếng Việt
1.1.2.1 Tài liệu về Khmer Nam bộ
 Huỳnh Ngọc Trảng 1987: Truyện dân gian Khmer, Hội VHNT Cửu Long xb, tập I, tr. 33-36.
 Huỳnh Ngọc Trảng-Thạch Thai 1988: Riêmkê – Tình sử nàng Xêđa. Nxb Trẻ, TP.HCM.
 Huỳnh Ngọc Trảng 1998: Chằn trong sân khấu Khmer đồng bằng sông Cửu Long, trong kỷ yếu Về sân khấu truyền thống Khmer Nam bộ, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Sóc Trăng, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật tại TP.HCM xb., tr. 117-128.
1.1.2.2 Tài liệu về Phật giáo
 Narada 2010: Đức Phật và Phật pháp/ Phạm Kim Khánh dịch. Nxb Tôn Giáo, H.
 Thích Thanh Từ 1993: Kinh Lăng già tâm ấn , Thành hội TP.HCM xb.
 Thích Minh Cảnh chủ biên, Từ điển Phật học Huệ Quang.
1.2 Tài liệu trên mạng:
1.2.1 Tài liệu
 Hình tượng chằn (Yeak) trong văn hóa Khmer:
http://dulichsoctrang.org/bai-viet/3661 ... -khmer.kvn
 Ông Chằn, bà Chằn ở chùa Khmer Nam bộ
http://danviet.vn/que-nha/ong-chan-ba-c ... 35504.html
 Hình tượng Chằn trong trong nghệ thuật điêu khắc các ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam bộ
http://tailieu.vn/doc/hinh-tuong-chan-t ... 95705.html
 Phan Anh Tú. Hình tượng Chằn – Yasksha trong Phật giáo Nam tông
http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van- ... -tong.html
1.2.2 Hình ảnh
http://dulichsoctrang.org/images/images ... h%20dien(1).jpg
http://dulichsoctrang.org/images/images/hinh%20chan.jpg
http://streaming1.danviet.vn/upload/2-2 ... 3-anh3.jpg
1.2.3 Videos
 Múa chằn của người Khmer: https://www.youtube.com/watch?v=GwCf0vUMwDE
 Múa chằn Yeak tại chùa Cà Hom, huyện Trà Cú, Trà Vinh:
https://www.youtube.com/watch?v=8VrEQfOMJow
2. Sử dụng Document map
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Thanh Bình
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 4 15/02/17 19:20
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi ngoctuyenk17b » Thứ 3 16/05/17 22:28

em chào chị! Đề tài của chị em cảm thấy vô cùng thú vị. Em sẽ tìm hiểu và góp ý thêm sau! Phần Document map em nghĩ chị nên làm đề cương chứ không nên làm tài liệu tham khảo :D
RANDOM_AVATAR
ngoctuyenk17b
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 4 03/05/17 14:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi AnhNhưk17b » Thứ 4 17/05/17 21:34

Em có vài góp ý sau:
1 Kết cấu 5 chương quá dài, và mang tính chất mô tả.
2. Các loại Chằn em nghĩ nên dồn vào 1 chương là chương 2.
3. So sánh chằn Khmer vs chằn ở dt khác là cần thiết, vì làm nổi bật lên đt nc của mình.
4. Chằn trong đời sống văn hoá nguời Khmer đc biểu hiện như thế nào là điểm quan trọng nhất cần làm rõ.
Chị xem xét lại nhé.
RANDOM_AVATAR
AnhNhưk17b
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 4 18/01/17 15:43
Cảm ơn: 12 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi phamlinh » Thứ 3 23/05/17 8:34

Thanh Bình đã viết:
phamlinh đã viết:Chị ơi, em đọc đề tài này thì em nghĩ là chị đang có có sự so sánh để làm nổi bật chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ. Em thì nghĩ nếu vậy, chị thử đặt ra các chương là sự so sánh đối lập giữa tín niệm chằn trong Hindu và trong văn hóa Khmer Nam bộ qua các thành tố: (1) từ nguyên, (2) Đặc điểm, (3) Đặc điểm hình tượng, (4) đặc điểm tính cách. Em nghĩ vậy sẽ đỡ bị lặp lại nhiều hơn và mình có thể làm bật lên được vấn đề. Đó là góp ý của em, chị xem xét coi sao nhé. Còn đề tài này lạ quá, nên em chưa tìm hiểu sâu để bàn thêm với chị được ạ.


Cảm ơn em vì đã góp ý. Nhưng chị nghĩ nếu phân theo các chương với các phần như em nói thì người đọc dễ lẫn lộn các loại chằn với nhau. Phân riêng từng loại chằn qua đó chúng ta sẽ thấy rõ hơn điểm giống và khác của từng loại này. từ đó, rút ra nhận định chằn của văn hóa Khmer bao hàm cả ba loại của văn hóa Hindu.

Vậy chị sẽ đặt so sánh ở đâu trong bài của mình ạ. Nếu chỉ là nêu ra, thiếu so sánh thì em sợ không làm bật lên được đề tài của chị. Chằn này có gì khác biệt? tại sao lại khác biệt? yếu tố nào dẫn đến sự khác biệt. Theo em thì người đọc sẽ muốn biết về điều đó hơn là chi đơn giản nêu, miêu tả đơn thuần đó chị. Chị suy nghĩ thêm nhé. Đó là ý kiến của em thôi ạ. :) :D :lol: :)
RANDOM_AVATAR
phamlinh
 
Bài viết: 46
Ngày tham gia: Thứ 5 20/04/17 17:38
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 12 lần

Re: Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Thanh Bình » Thứ 4 24/05/17 18:35

Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.VS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: Huỳnh Thanh Bình
Lớp: Cao học văn hóa học K17B
MSHV: 166031064014

Bài tập thực hành 4: Xây dựng định nghĩa
Trong tín niệm Hindu
- Asura: “thần thánh, siêu phàm”. Trong những phần cổ xưa nhất của Rig-veda, Asura là thuật ngữ để chỉ cho linh hồn/thần linh tối cao. Về sau này, Asura mang ý nghĩa hoàn toàn trái ngược và trở nên có nghĩa như ngày nay: một thứ quỷ quái hay kẻ thù địch của các chư thiên (Deva).
- Rakshasa/Raksha (Sanskrit) là một sinh vật thần thoại có hình dáng, tính cách của loài người hoặc quỷ thần bất thiện trong Hindu giáo và Phật giáo. Những Rakshasa là yêu tinh hay quỷ, gọi thường là chằn. Chúng cũng được coi là kẻ ăn thịt người (Nri-chaksha, Kravyad). Rakshasa nữ được gọi là Rakshasi, tục gọi bà chằn/bà chằn cái.
Nguồn dữ liệu khác lại cho rằng những Rakshasa, không hoàn toàn xấu/ác như nhau, nên có thể phân chia chúng thành ba loại – 1/Những sinh vật có hình dáng, kiểu cách giống như Yaksha (Dạ Xoa); 2/Kẻ khổng lồ luôn thù địch với các vị thần; 3/Trong cách hiểu thông thường, Rakshasa là loài ma quỷ yêu tinh thường lui tới các nghĩa địa, phá phách các cuộc tế lễ, quấy nhiễu những người mộ đạo, nhập vào các xác chết, nuốt sống con người và hãm hại nhân loại bằng đủ mọi cách.
- Dạ Xoa trong các ngôn ngữ có nhiều tên gọi khác nhau: Yaksha/Phạn, Yakkha/Pali, Hoa: Yecha, Tạng: Gnod-shyin, Khmer: Yăk, Thái:Yak/Nhak. Về giới tính, bên cạnh Dạ Xoa còn có Dạ Xoa nữ (Phạn: Yaksi hoặc Yakshini; Yakshini cũng gọi là Yaksini hay Yaksi và Yakkhini trong tiếng Pali).
Yaksha vốn là tên gọi chỉ một loại nhiên thần, thường là nhân từ, là kẻ trông coi kho tàng châu báu tự nhiên ẩn giấu trong đất hay rễ cây. Chúng thường xuất hiện trong các thần thoại Hindu giáo và kinh văn Phật giáo.
Trong thần thoại Hindu và Phật giáo, yaksha/yakshini có tính cách hai mặt. Một mặt, yaksha là vị tiên xinh đẹp vô thưởng vô phạt, được nối kết với rừng, núi. Nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại một kiểu yaksha nham hiểm, cay độc, đôi khi giống ma quỷ (bhuta) ở những nơi hoang vu, vắng vẻ thường rình rập để ăn tươi nuốt sống những lữ khách tương tự như La Sát (rakshasa).
- Chằn tinh: Yêu quái trong truyện cổ tích thần thoại
=> Một cách tổng quát, khái niệm về chằn được hiểu là sinh vật có sức mạnh thể chất, hình tướng dữ dằn, sở đắc nhiều tài phép, biến hóa khôn lường và phẩm chất thiện ác thì tùy thuộc vào từng loại chằn khác nhau và cũng được biến đổi, thậm chí là hoán đổi, tùy theo ngữ cảnh lịch sử-văn hóa.
Hình ảnh
Tài liệu tham khảo:
1. John Dowson, Classical dictionary of Hindu mythology and religion, geography, history, and literature; M.R.A.S; Rupa.Co, 2004.
2. Franklin Edgerton: Buddhist hybrid Sanskrit grammar and dictionary, tập 2, Motilal Banarsidass, 1953.
3. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Khoa học Xã hội, 1988
RANDOM_AVATAR
Thanh Bình
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 4 15/02/17 19:20
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Thanh Bình » Thứ 4 24/05/17 18:43

Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.VS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: Huỳnh Thanh Bình
Lớp: Cao học văn hóa học K17B
MSHV: 166031064014

Bài tập thực hành 5: Lập bảng so sánh
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Thanh Bình
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 4 15/02/17 19:20
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: Chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Thanh Bình » Thứ 4 07/06/17 19:16

Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.VS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: Huỳnh Thanh Bình
Lớp: Cao học văn hóa học K17B
MSHV: 166031064014

Bài tập thực hành 6: Lập mô hình
Chọn một nội dung thích hợp trong đề tài của mình để lập mô hình
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Thanh Bình
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 4 15/02/17 19:20
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: Đặc điểm và nguồn gốc chằn trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Thanh Bình » Thứ 4 07/06/17 19:22

Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.VS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: Huỳnh Thanh Bình
Lớp: Cao học văn hóa học K17B
MSHV: 166031064014
Bổ sung và sửa chữa Bài tập thực hành 2: Lập đề cương
Trên cơ sở phân tích đề tài, lập đề cương chi tiết cho đề tài đã chọn

Đề tài: Đặc điểm và nguồn gốc chằn trong văn hóa Khmer Nam bộ
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái quát về cộng đồng người Khmer ở Nam bộ
1.1.1.1 Đặc điểm không gian
1.1.1.2 Đặc điểm chủ thể
1.1.1.3 Đặc điểm thời gian
1.1.2 Khái quát các nền văn hóa đã ảnh hưởng đến sự giao lưu tiếp biến trong lịch sử văn hóa người Khmer ở Nam bộ
1.1.2.1 Văn hóa Ấn Độ
1.1.2.2 Văn hóa các quốc gia chịu ảnh hưởng Ấn Độ
1.1.2.3 Văn hóa Việt Nam
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Khái niệm Chằn trong dân gian Việt Nam
1.2.2 Khái niệm Chằn trong văn hóa Khmer Nam bộ
1.2.3 Khái niệm Chằn trong văn hóa Ấn Độ, dòng văn hóa đã có ảnh hưởng quan trọng đối với văn hóa Khmer
Chương 2: Chằn trong văn hóa Khmer Nam bộ
2.1 Chằn trong tín niệm dân gian của người Khmer
2.1.1 Truyện cổ Khmer
2.2.2 Đời sống văn hóa-tín ngưỡng cộng đồng Khmer
2.2 Chằn trong tín niệm Phật giáo Nam tông
2.2.1 Giáo lý
2.2.2 Kiến trúc, mỹ thuật
Chương 3: Chằn trong văn hóa Ấn Độ
3.1 Chằn trong tín niệm dân gian Ấn Độ
3.2 Chằn trong kinh tạng Ấn Độ
Chương 4: Tương đồng về các loại chằn trong văn hóa Khmer Nam và văn hóa Ấn Độ
4.1 Từ nguyên
4.2 Đặc điểm
4.2.1 Đặc điểm hình tướng
4.2.2 Đặc điểm tính cách
Kết luận
RANDOM_AVATAR
Thanh Bình
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 4 15/02/17 19:20
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 7 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến126 khách