TẾT THANH MINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT Ở BẠC LIÊU

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: Re Tết Thanh Minh trong đời sống văn hoá người Việt ở Bạ

Gửi bàigửi bởi phamlinh » Thứ 4 17/05/17 15:48

AnhNhưk17b đã viết:Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.VS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: NGUYỄN LÊ THỊ ANH NHƯ
Lớp: Cao học văn hóa học K17B
MSHV: 166031064021
Bài tập thực hành 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT.
Đề tài:

TẾT THANH MINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT Ở BẠC LIÊU

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Các khái niệm cơ bản
- Lễ Tết
- Tết Thanh Minh
1.2 Tết Thanh minh trong tọa độ văn hóa
CHƯƠNG 2 DIỄN TRÌNH TẾT THANH MINH CỦA NGƯỜI VIỆT Ở BẠC LIÊU
2.1 Khái quát Tết Thanh minh xưa
2.2 Tết Thanh Minh hiện nay
2.2.1 Thời gian diễn ra Tết Thanh Minh
2.2.2 Không gian diễn ra Tết Thanh Minh
2.2.3 Chuẩn bị Tết Thanh minh
2.2.4 Phần Lễ
2.2.5 Phần Tết

CHƯƠNG 3 ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TẾT THANH MINH CỦA NGƯỜI VIỆT Ở BẠC LIÊU
3.1 Đặc trưng của tết thanh minh của người Việt ở Bạc Liêu
3.1.1 Phản ánh môi trường tự nhiên
3.1.2 Phản ánh sự giao lưu văn hóa giữa tộc người Việt – Hoa
3.1.3 Cố kết quan hệ dòng họ
3.2 Giá trị văn hóa của tết thanh minh của người việt ở bạc liêu
3.2.1 Giá trị cân bằng đời sống tâm linh
3.2.2 Giá trị hướng về cội nguồn
3.2.3 Giá trị giáo dục trao truyền văn hóa
3.3 Sự biến đổi của Tết Thanh minh
3.3.1 Biến đổi về mục đích tổ chức
3.3.2 Biến đổi về thời gian
3.3.3 Biến đổi về nghi thức thờ cúng
3.3.4 Biến đổi về ẩm thực
3.4 Nhận xét và kiến nghị
KẾT LUẬN

Nếu chỉ làm tết thanh minh của người Việt ở Bạc Liêu mà không có sự so sánh với các vùng khác sẽ khó làm để tài mình nổi bật và thể hiện được những giá trị riêng trong cộng đồng người Việt ở Bạc Liêu. Em suy nghĩ xem có nên đưa cái đó vào không nhé.
RANDOM_AVATAR
phamlinh
 
Bài viết: 46
Ngày tham gia: Thứ 5 20/04/17 17:38
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 12 lần

Re: Re Tết Thanh Minh trong đời sống văn hoá người Việt ở Bạ

Gửi bàigửi bởi huytrank17b » Thứ 4 17/05/17 19:41

phamlinh đã viết:
AnhNhưk17b đã viết:Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.VS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: NGUYỄN LÊ THỊ ANH NHƯ
Lớp: Cao học văn hóa học K17B
MSHV: 166031064021
Bài tập thực hành 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT.
Đề tài:

TẾT THANH MINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT Ở BẠC LIÊU

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Các khái niệm cơ bản
- Lễ Tết
- Tết Thanh Minh
1.2 Tết Thanh minh trong tọa độ văn hóa
CHƯƠNG 2 DIỄN TRÌNH TẾT THANH MINH CỦA NGƯỜI VIỆT Ở BẠC LIÊU
2.1 Khái quát Tết Thanh minh xưa
2.2 Tết Thanh Minh hiện nay
2.2.1 Thời gian diễn ra Tết Thanh Minh
2.2.2 Không gian diễn ra Tết Thanh Minh
2.2.3 Chuẩn bị Tết Thanh minh
2.2.4 Phần Lễ
2.2.5 Phần Tết

CHƯƠNG 3 ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TẾT THANH MINH CỦA NGƯỜI VIỆT Ở BẠC LIÊU
3.1 Đặc trưng của tết thanh minh của người Việt ở Bạc Liêu
3.1.1 Phản ánh môi trường tự nhiên
3.1.2 Phản ánh sự giao lưu văn hóa giữa tộc người Việt – Hoa
3.1.3 Cố kết quan hệ dòng họ
3.2 Giá trị văn hóa của tết thanh minh của người việt ở bạc liêu
3.2.1 Giá trị cân bằng đời sống tâm linh
3.2.2 Giá trị hướng về cội nguồn
3.2.3 Giá trị giáo dục trao truyền văn hóa
3.3 Sự biến đổi của Tết Thanh minh
3.3.1 Biến đổi về mục đích tổ chức
3.3.2 Biến đổi về thời gian
3.3.3 Biến đổi về nghi thức thờ cúng
3.3.4 Biến đổi về ẩm thực
3.4 Nhận xét và kiến nghị
KẾT LUẬN

Nếu chỉ làm tết thanh minh của người Việt ở Bạc Liêu mà không có sự so sánh với các vùng khác sẽ khó làm để tài mình nổi bật và thể hiện được những giá trị riêng trong cộng đồng người Việt ở Bạc Liêu. Em suy nghĩ xem có nên đưa cái đó vào không nhé.

Theo tôi nếu có làm thêm phần so sánh, nên so sánh với cộng đồng Hoa ở BL luôn, để thấy được Tết của người Việt tương đồng và khác biệt với Hoa như thế nào?
Tri chi vi chi tri, bất tri vi bất tri

- Khổng Tử -
RANDOM_AVATAR
huytrank17b
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 4 01/03/17 12:38
Cảm ơn: 19 lần
Được cám ơn: 10 lần

Re: TẾT THANH MINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT Ở BẠC L

Gửi bàigửi bởi Dzung.Nguyen » Thứ 4 17/05/17 19:49

huytrank17b đã viết:
phamlinh đã viết:
AnhNhưk17b đã viết:Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.VS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: NGUYỄN LÊ THỊ ANH NHƯ
Lớp: Cao học văn hóa học K17B
MSHV: 166031064021
Bài tập thực hành 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT.
Đề tài:

TẾT THANH MINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT Ở BẠC LIÊU

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Các khái niệm cơ bản
- Lễ Tết
- Tết Thanh Minh
1.2 Tết Thanh minh trong tọa độ văn hóa
CHƯƠNG 2 DIỄN TRÌNH TẾT THANH MINH CỦA NGƯỜI VIỆT Ở BẠC LIÊU
2.1 Khái quát Tết Thanh minh xưa
2.2 Tết Thanh Minh hiện nay
2.2.1 Thời gian diễn ra Tết Thanh Minh
2.2.2 Không gian diễn ra Tết Thanh Minh
2.2.3 Chuẩn bị Tết Thanh minh
2.2.4 Phần Lễ
2.2.5 Phần Tết

CHƯƠNG 3 ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TẾT THANH MINH CỦA NGƯỜI VIỆT Ở BẠC LIÊU
3.1 Đặc trưng của tết thanh minh của người Việt ở Bạc Liêu
3.1.1 Phản ánh môi trường tự nhiên
3.1.2 Phản ánh sự giao lưu văn hóa giữa tộc người Việt – Hoa
3.1.3 Cố kết quan hệ dòng họ
3.2 Giá trị văn hóa của tết thanh minh của người việt ở bạc liêu
3.2.1 Giá trị cân bằng đời sống tâm linh
3.2.2 Giá trị hướng về cội nguồn
3.2.3 Giá trị giáo dục trao truyền văn hóa
3.3 Sự biến đổi của Tết Thanh minh
3.3.1 Biến đổi về mục đích tổ chức
3.3.2 Biến đổi về thời gian
3.3.3 Biến đổi về nghi thức thờ cúng
3.3.4 Biến đổi về ẩm thực
3.4 Nhận xét và kiến nghị
KẾT LUẬN

Nếu chỉ làm tết thanh minh của người Việt ở Bạc Liêu mà không có sự so sánh với các vùng khác sẽ khó làm để tài mình nổi bật và thể hiện được những giá trị riêng trong cộng đồng người Việt ở Bạc Liêu. Em suy nghĩ xem có nên đưa cái đó vào không nhé.

Theo tôi nếu có làm thêm phần so sánh, nên so sánh với cộng đồng Hoa ở BL luôn, để thấy được Tết của người Việt tương đồng và khác biệt với Hoa như thế nào?

Theo chị thì mình nên so sánh đan cài trong bài luôn, không nhất thiết phải làm riêng một mục. Nhưng nhất thiết phải có để làm bật đối tượng của mình lên.
Chúc em thành công!
Chúng ta mang trong mình cái quá khứ của chúng ta, cụ thể là mang trong mình con người mông muội, thấp hèn, với những khao khát và cảm xúc của nó.
:!: C. G. Jung :!:
RANDOM_AVATAR
Dzung.Nguyen
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 7 18/02/17 12:11
Cảm ơn: 15 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: TẾT THANH MINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT Ở BẠC L

Gửi bàigửi bởi AnhNhưk17b » Thứ 4 17/05/17 19:55

Khi làm đề tài này thì việc so sánh với người Hoa tại BL là điểm em nghĩ là sẽ tất nhiên, nhưng theo đó lại đặt ra vấn đề là so sánh tạo thành tiểu mục hay so sánh đan xen. Và theo như đề cương em phác thảo thì là so sánh đan cài, theo như ý chị Dung có nhắc đến. Tuy nhiên, trong quá trình làm em sẽ xem xét như thế nào là hợp lý. Cám ơn anh Huy à Chị Dung góp ý. Mong nhận được nhiều nhận xét cuả mọi nguời.
Cám ơn rất nhiều!
RANDOM_AVATAR
AnhNhưk17b
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 4 18/01/17 15:43
Cảm ơn: 12 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: TẾT THANH MINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT Ở BẠC L

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Thị Quyền » Thứ 4 17/05/17 21:37

Chào Như, Với đề tài của em là "TẾT THANH MINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT Ở BẠC LIÊU" thì em có nêu sự biến đổi của Tết Thanh minh thì em có nêu ra nhiều mặt biến đổi, nhưng mà em chưa nêu ra những lý do của sự biến đổi. Những biến đổi này tốt hay xấu, và có nên đưa ra giải pháp gì không?
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Thị Quyền
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 3 07/03/17 20:26
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TẾT THANH MINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT Ở BẠC L

Gửi bàigửi bởi AnhNhưk17b » Thứ 5 18/05/17 4:52

Cám ơn chị đã góp ý. Về nguyên nhân biến đổi em sẽ nêu trong từng mục nhỏ trong sự biến đổi, vì chương 3 của em đang quá tải đang suy nghĩ gỡ rối cho nó, việc tạo thành tiểu mục nguyên nhân biến đổi em cấn suy nghĩ kỹ lại. Cần thêm góp ý mọi người nhé.
RANDOM_AVATAR
AnhNhưk17b
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 4 18/01/17 15:43
Cảm ơn: 12 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: TẾT THANH MINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT Ở BẠC L

Gửi bàigửi bởi Ngoc Trang » Chủ nhật 21/05/17 22:49

Dear Như,

Chị gửi em một số ý kiến cá nhân như sau:

- Về tổng thể chị thấy Chương 2 và Chương 3 chưa tương xứng với nhau
- 2.2.1 Thời gian diễn ra Tết Thanh Minh
2.2.2 Không gian diễn ra Tết Thanh Minh
Hai mục này theo chị nội dung triển khai là tương đối gọn, em có thể kết hợp trong 01 mục ???
- 3.1 Đặc trưng của tết thanh minh của người Việt ở Bạc Liêu
3.1.1 Phản ánh môi trường tự nhiên
Phần này chị thấy chưa hợp lý vì theo chị nghĩ sẽ hoàn toàn là xã hội (có thể chị chưa tiếp cận sâu ????)
- 3.3 Sự biến đổi của Tết Thanh minh --> em phân tích rất kỹ phần này nhưng chưa thể hiện được tại sao lại biến đổi (chị nghĩ giá trị nằm ở phần này), hay em lồng ghép phân tích trong sự biến đổi

Vài ý gửi em. Chúc em thành công
Hình đại diện của thành viên
Ngoc Trang
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 2 24/04/17 22:00
Cảm ơn: 5 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: TẾT THANH MINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT Ở BẠC L

Gửi bàigửi bởi phamlinh » Thứ 3 23/05/17 7:40

Chào Như, chị góp ý một vài điểm trong bài của em nhé, em có thể suy nghĩ thêm xem có phù hợp hay không nha em.
Tết thanh minh truyền thống theo chị mình đưa lên mục cơ sở thực tiễn luôn, đó là nền tảng để mình có được những phần tiếp theo.
Mục 3.3 của chương 3 chị nghĩ em đưa lên chương 2 có vẻ hợp lý hơn: sự biến đổi Tết thanh minh, dẫn đến sự thay đổi như thế nào đến tết thanh minh hiện nay (trong thời gian, không gian, phần lễ, phần tết...)
Chương 3: mình để đặc trưng, giá trị và định hướng
Như vậy chị thấy bố cục sẽ cân đối hơn.
Đó là một số ý kiến của chị, em suy nghĩ thêm nhé.
RANDOM_AVATAR
phamlinh
 
Bài viết: 46
Ngày tham gia: Thứ 5 20/04/17 17:38
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 12 lần

Re: TẾT THANH MINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT Ở BẠC L

Gửi bàigửi bởi AnhNhưk17b » Thứ 4 24/05/17 22:02

BÀI TẬP THỰC HÀNH SỐ 4

ĐỊNH NGHĨA LỄ TẾT

1. Tim tất cả các định nghĩa hiện có

- Vân Tân (chủ biên)Từ điển Tiếng Việt, Nxb KHXH, H., 1994, trang 476 và Nguyễn Lân, Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, Nxb TP. HCM, 2000, trang 1046: “Lễ tết: 1. Đến thăm hỏi trong ngày Tết Nguyên Đán: đi lễ tết. 2 Biếu vật phẩm nhân ngày tết: lễ Tết thầy Lang.”
- Đào Dục Tú, Khái niệm Tết, chữ Tết và lễ Tết ở Việt Nam, vovworld.vn: “Lễ tết là phần lễ cúng ông bà tổ tiên, sau là phần sum họp gia đình ăn uống vui vẻ với nhiều loại thực phẩm hằng ngày hiếm có.”
2. Phân tích từng định nghĩa theo yêu cầu định nghĩa

Nguồn:
Từ điển Tiếng Việt (1994)
Từ điển Từ và ngữ Việt Nam (2000)
Lễ tết: 1. Đến thăm hỏi trong ngày Tết Nguyên Đán: đi lễ tết. 2 Biếu vật phẩm nhân ngày tết: lễ Tết thầy Lang.
Nhận xét: Dùng theo nghĩa hẹp, là một hoạt động trong ngày tết.
Nguồn: Đào Dục Tú, Lễ tết là phần lễ cúng ông bà tổ tiên, sau là phần sum họp gia đình ăn uống vui vẻ với nhiều loại thực phẩm hằng ngày hiếm có
Ưu: Hiểu đúng “lễ tết” trong đối trọng với “lễ hội”
Nhược: thiếu từ liên kết logic (tết là...sau là...), dài dòng (ăn uống vui vẻ, thực phẩm hằng ngày hiếm có)
3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những đặc trưng sai/thiếu cần bổ sung, sửa chữa
- Theo đặc trưng giống, là hoạt động.
- Theo đặc trưng loài, có 2 tiêu chí: bao gồm phần lễ cúng và phần sum họp gia đình. Phần sum họp gia đình chưa khái quát, sum họp gia đình chỉ là hoạt động trong phần Tết, còn nhiều hoạt động khác. Đặc trưng loài thứ hai cần khái quát hóa.
Như vậy, có thể tiếp thu đặc trưng giống là “hoạt động” Cần chỉnh sửa lại đặc trưng trưng loài thứ 2 là “phần tết”

4. Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm hiện hành, đối chiếu với kết quả (3) để điều chỉnh, bổ sung các đặc trưng cùng nội dung cụ thể của chúng.

- Trong các sách “Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Tết – Lễ - Hội hè” của Toan Ánh và “Phong tục cổ truyền Việt Nam các nước” của Viết An có sử dụng thuật ngữ Lễ Tết trong tên đề mục đối sánh với lễ hội chứ không nêu ra định nghĩa hay giảng giải chi tiết
- Lễ Tết được đồng nhất hoặc xem là sự chuyển nghĩa từ lễ Tiết “Tìm hiểu các ngày lễ ở Việt Nam” của Khai Đăng, “Tục thờ cúng của người Việt” của Bùi Xuân Mỹ, “Tết cổ truyền người Việt” của Lê Vũ Trung.

Hoạt động bao gồm phần lễ và phần tết
5. Xác định đặc trưng loài
Là hoạt động

6. Xác định đặc trưng loài (khu biệt khái niệm được định nghĩa với những khái niệm cùng bậc)
- Cúng ông bà tổ tiên (phân biệt với cúng các thần, phật.... khác)
- Sum họp gia đình (phân biệt với tụ họp của cộng đồng)
- Ăn uống thực phẩm đặc trưng trong ngày tết (phân biệt với thực phẩm thường ngày và thực phẩm đặc trưng trong các sự kiện khác)

Sản phẩm sơ bộ: “Lễ tết là hoạt động bao gồm phần lễ là thờ cúng ông bà tổ tiên và phần tết là sum họp gia đình và ăn uống thực phẩm đặc trưng trong ngày tết.”

7. Lập sơ đồ, kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung, chỉnh sửa lại

(Hình)
Từ “là” lặp lại quá nhiều và không cần thiết. Bỏ hai từ “là” thứ 2 và thứ 3.
Từ “trong ngày tết” là không hợp lý. Đổi thành “của ngày tết”

Sản phẩm cuối cùng:
“Lễ tết là hoạt động bao gồm phần lễ thờ cúng ông bà tổ tiên và phần tết sum họp gia đình và ăn uống thực phẩm đặc trưng của ngày tết.”
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
AnhNhưk17b
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 4 18/01/17 15:43
Cảm ơn: 12 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: TẾT THANH MINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT Ở BẠC L

Gửi bàigửi bởi AnhNhưk17b » Thứ 3 30/05/17 11:09

BÀI TẬP THỰC HÀNH SỐ 4

ĐỊNH NGHĨA LỄ TẾT

1. Tim tất cả các định nghĩa hiện có
• Vân Tân (chủ biên)Từ điển Tiếng Việt, Nxb KHXH, H., 1994, trang 476 và Nguyễn Lân, Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, Nxb TP. HCM, 2000, trang 1046: “Lễ tết: 1. Đến thăm hỏi trong ngày Tết Nguyên Đán: đi lễ tết. 2 Biếu vật phẩm nhân ngày tết: lễ Tết thầy Lang.”
• Đào Dục Tú, Khái niệm Tết, chữ Tết và lễ Tết ở Việt Nam, vovworld.vn: “Lễ tết là phần lễ cúng ông bà tổ tiên, sau là phần sum họp gia đình ăn uống vui vẻ với nhiều loại thực phẩm hằng ngày hiếm có.”
• Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (tr.300) và Cơ sở văn hóa Việt Nam (tr.150): Các ngày lễ tết được phân bố đều theo thời gian trong năm, chúng đan xen vào các khoảng trống trong lịch thời vụ. Chữ “Tết” là biến âm chữ tiết mà ra. Tết gồm hai phần: cúng ông bà tổ tiên (lễ) và ăn uống bù cho những ngày làm lụng đầu tắt mặt tối (Tết).
2. Phân tích từng định nghĩa theo yêu cầu định nghĩa

- Nguồn: Từ điển Tiếng Việt (1994) và Từ điển Từ và ngữ Việt Nam (2000)
Lễ tết: 1. Đến thăm hỏi trong ngày Tết Nguyên Đán: đi lễ tết. 2 Biếu vật phẩm nhân ngày tết: lễ Tết thầy Lang.
Nhận xét: Dùng theo nghĩa hẹp, là một hoạt động trong ngày tết.
- Nguồn: Đào Dục Tú, Lễ tết là phần lễ cúng ông bà tổ tiên, sau là phần sum họp gia đình ăn uống vui vẻ với nhiều loại thực phẩm hằng ngày hiếm có
Ưu: Hiểu đúng “lễ tết” trong đối trọng với “lễ hội”
Nhược: thiếu từ liên kết logic (tết là...sau là...), dài dòng (ăn uống vui vẻ, thực phẩm hằng ngày hiếm có)
- Nguồn: Trần Ngọc Thêm, Các ngày lễ tết được phân bố đều theo thời gian trong năm, chúng đan xen vào các khoảng trống trong lịch thời vụ. Chữ “Tết” là biến âm chữ “tiết” mà ra. Tết gồm hai phần: cúng ông bà tổ tiên (lễ) và ăn uống bù cho những ngày làm lụng đầu tắt mặt tối (Tết).
Ưu: cụ thể và khái quát được các nội dung cần định nghĩa: thời gian, nội dung hoạt động
Nhược: dài dòng (3 câu)
3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những đặc trưng sai/thiếu cần bổ sung, sửa chữa
- Theo đặc trưng giống, là phong tục.
- Theo đặc trưng loài, có 3 tiêu chí: phân bố theo thời gian, duy trì quan hệ tôn ti, giới hạn trong gia đình, dòng họ (đóng).
Như vậy, cần bổ sung thêm 3 đặc trưng loài: hoạt động thiêng về vật chất (ăn), duy trì quan hệ tôn ti, giới hạn trong gia đình, dòng họ (đóng) và bổ sung đặc trưng giống là “phong tục”

4. Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm hiện hành, đối chiếu với kết quả (3) để điều chỉnh, bổ sung các đặc trưng cùng nội dung cụ thể của chúng.

- Trong các sách “Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Tết – Lễ - Hội hè” của Toan Ánh và “Phong tục cổ truyền Việt Nam các nước” của Viết An có sử dụng thuật ngữ Lễ Tết trong tên đề mục đối sánh với lễ hội chứ không nêu ra định nghĩa hay giảng giải chi tiết
- Lễ Tết được đồng nhất hoặc xem là sự chuyển nghĩa từ lễ Tiết “Tìm hiểu các ngày lễ ở Việt Nam” của Khai Đăng, “Tục thờ cúng của người Việt” của Bùi Xuân Mỹ, “Tết cổ truyền người Việt” của Lê Vũ Trung.

5. Xác định đặc trưng giống
Là phong tục

6. Xác định đặc trưng loài (khu biệt khái niệm được định nghĩa với những khái niệm cùng bậc)
-Phân bố theo thời gian
-Duy trì quan hệ tôn ti
-Giới hạn trong gia đình, dòng họ (đóng).

Sản phẩm sơ bộ: “Lễ tết là phong tục truyền thống phân bố theo thời gian trong năm nhằm duy trì quan hệ tôn ti và có giới hạn trong gia đình, dòng họ mang tính chất đóng.”

7. Lập sơ đồ, kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung, chỉnh sửa lại
- Phong tục đã bao gồm truyền thống → “bỏ truyền thống”
- Thời gian trong năm: thời gian được hiểu ngầm chu kỳ lặp lại trong năm → “trong năm”

(Hình)
Sản phẩm cuối cùng:
“Lễ tết là phong tục phân bố theo thời gian nhằm duy trì quan hệ tôn ti và có giới hạn trong gia đình, dòng họ mang tính chất đóng.”
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
AnhNhưk17b
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 4 18/01/17 15:43
Cảm ơn: 12 lần
Được cám ơn: 11 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến169 khách