TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI MNÔNG

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI M

Gửi bàigửi bởi Cẩm Vân Ban Mê » Thứ 2 19/03/18 20:33

Môn: Phương pháp nghiên cứu văn hóa học
GVHD: GS.VS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: Trần Thị Cẩm Vân
Lớp: Cao học Văn hóa học K18A
MSHV: 176031064011

BÀI TẬP THỰC HÀNH 4
1. Tìm định nghĩa
Theo Ngân hàng thế giới (World Bank, 1998) “Tri thức bản địa là tri thức địa phương, là nền tảng cơ bản cho việc thiết lập các quyết định liên quan đến địa phương trên mọi lĩnh vực của cuộc sống đương đại bao gồm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dinh dưỡng, thức ăn, y tế, giáo dục và trong các hoạt động xã hội và cộng đồng. Tri thức bản địa còn có cung cấp các chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra cho cộng đồng dân cư địa phương”.
Ngô Đức Thịnh, 2004 Thế giới quan bản địa: “Tri thức bản địa là toàn bộ những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân, hình thành và tích lũy trong quá trình lịch sử lâu dài của cộng đồng, thông qua trải nghiệm trong quá trình sản xuất, quan hệ xã hội và thích ứng môi trường. Nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này sang đời khác bằng trí nhớ và thực hành xã hội” (dài dòng, vừa thừa, vừa thiếu)
Theo UNESCO “Tri thức bản địa (indigenous knowledge) hay tri thức địa phương (local knowledge) dùng để chỉ những thành phần tri thức hoàn thiện được duy trì, phát triển trong một thời gian dài với sự tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên. Đó là một phần của tổng hòa văn hóa, tập hợp những hiểu biết tri thức bao gồm hệ thống ngôn ngữ, cách định danh và phân loại, phương thức sử dụng tài nguyên, các hoạt động sản xuất, các nghi lễ, giá trị tinh thần và thế giới quan… Những tri thức này là cơ sở để đưa ra những quyết định về nhiều phương diện cơ bản của cuộc sống hàng ngày tại địa phương như săn bắn, hái lượm, đánh cá, canh tác và chăn nuôi, sản xuất lương thực, nước, sức khỏe và sự thích nghi với những thay đổi của môi trường và xã hội. Hơn nữa, trái với kiến thức chính thống, những kiến thức không chính thống được truyền miệng từ đời này sang đời khác và hiếm khi được ghi chép lại”
2. Nhận xét định nghĩa
Định nghĩa 1: chưa khu biệt được đối tượng, nói đến vai trò của đối tượng, dài dòng, chỗ thừa, chỗ thiếu chưa nói tới yếu tố thời gian.
Định nghĩa 2: đã khu biệt đối tượng
Dài dòng
Định nghĩa 3: Dài dòng, thiếu chính xác.
RANDOM_AVATAR
Cẩm Vân Ban Mê
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 4 24/01/18 12:56
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI M

Gửi bàigửi bởi Cẩm Vân Ban Mê » Thứ 2 19/03/18 20:37

Môn: Phương pháp nghiên cứu văn hóa học
GVHD: GS.VS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: Trần Thị Cẩm Vân
Lớp: Cao học Văn hóa học K18A
MSHV: 176031064011


BÀI TẬP THỰC HÀNH SỐ 5
LẬP BẢNG SO SÁNH


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Cẩm Vân Ban Mê
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 4 24/01/18 12:56
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI M

Gửi bàigửi bởi Cẩm Vân Ban Mê » Thứ 2 02/04/18 19:45

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG (CHỈNH SỬA)

Tên đề tài: TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI MNÔNG Ở HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. 1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Văn hóa nhận thức
1.1.1.2. Tri thức bản địa
1.1.1.3. Tộc người và văn hóa tộc người
1.1.2. Các lý thuyết nghiên cứu
1.1.2.1. Sinh thái học văn hóa
1.1.2.2. Giao lưu và tiếp biến văn hóa
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Không gian văn hóa
(Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên huyện Lắk)
1.2.2. Chủ thể văn hóa
(Một số đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội của tộc người Mnông ở huyện Lắk)
1.1.3. Thời gian văn hóa
(Nguồn gốc hình thành và quá trình định cư của tộc người Mnông ở huyện Lắk)
Tiểu kết chương 1

CHƯƠNG 2. TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI MNÔNG TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT
2.1. Sở hữu đất canh tác
2.2. Phân loại đất canh tác
2.3. Cách thức canh tác
2.4. Những biến đổi tri thức bản địa của người Mnông trong trồng trọt
Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3. TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI MNÔNG TRONG LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
3.1.1. Chọn giống vật nuôi
3.1.2. Chăm sóc vật nuôi
3.1.3. Sử dụng sản phẩm chăn nuôi
3.1.4. Những biến đổi tri thức bản địa của người Mnông trong chăn nuôi
Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN
RANDOM_AVATAR
Cẩm Vân Ban Mê
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 4 24/01/18 12:56
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI M

Gửi bàigửi bởi Cẩm Vân Ban Mê » Thứ 2 02/04/18 19:54

BÀI TẬP THỰC HÀNH 3 (CHỈNH SỬA)
Tên đề tài: TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI MNÔNG Ở HUYỆN LẮK TỈNH ĐẮK LẮK
SƯU TẦM TÀI LIỆU
I. SÁCH
1. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam văn hóa sử cương" , Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
2. Trần Văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Georges Codominas (2003), (Trần Thị Lan Anh, Phan Ngọc Hà, Trịnh Hồng Thu...dịch, Nguyên Ngọc hiệu đính), Chúng tôi ăn rừng Đá Thần Goô, Nxb. Thế giới – Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Hà Nội.
4. Lê Trọng Cúc (2002), Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, Nxb. ĐH Quốc gia Hà Nội.
5. Phan Hữu Dật (1998), Một số vấn đề về Dân tộc học Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Khổng Diễn (2002), Một số vấn đề phát triển kinh tế - xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Bùi Minh Đạo (1999), Trồng trọt truyền thống của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Cửu Long Giang, Toan Ánh (1969), Cao nguyên miền thượng, Nxb. Sài Gòn.
9. Lưu Hùng (1996), Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Lưu Hùng (1994), Buôn làng cổ truyền xứ thượng, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
11. Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng (2000), Sở hữu và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
12. Đỗ Hồng Kỳ (2012), Văn hóa cổ truyền Tây nguyên trong phát triển bền vững, Nxb. Từ điển Bách khoa Hà Nội.
13. Đỗ Hồng Kỳ (2012), Văn học dân gian Ê Đê, Mơ Nông, Nxb. Lao động, Hà Nội.
14. Ngô Văn Lệ, Huỳnh Thị Ngọc Thu, Ngô Thị Phương Lan (2006), Tri thức bản địa của các tộc người thiểu số ở Đông Nam Bộ trong tiến trình phát triển xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật.
15. Heri Maitre (Lưu Đình Tuân dịch, Nguyên Ngọc hiệu đính) (2008), Rừng người thượng, Nxb. Trí thức, Hà Nội.
16. Ngô Đức Thịnh (2003), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb. Trẻ
17. Ngô Đức Thịnh (2007), Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
18. Ngô Đức Thịnh (1998), Luật tục Mnông (Tập quán pháp), Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội.
19. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Tổng hợp Tp.HCM.
20. Trần Ngọc Thêm (2014), Những vấn đề văn hóa học lí luận và ứng dụng, Nxb. Văn hóa – Văn nghệ Tp. HCM.
20. Trần Ngọc Thêm (2016), Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường hướng tới tương lai, Nxb. Văn hóa – Văn nghệ.
II. BÀI TẠP CHÍ
1. Tạ Đức - Nguyễn Nam (1984), Tính hệ thống, tổng thể của văn hóa tộc người và việc nghiên cứu nó, Tạp chí Dân tộc học.
2. Nguyễn Trường Giang (2007), Tri thức bản địa trong canh tác ruộng bậc thang của người H’mông ở huyện Sa pa, tỉnh Lào Cai - Nhìn từ góc độ nông lịch, Tạp chí Dân tộc học, số 4.
3. Vũ Trường Giang (2007), Về tri thức bản địa và phát triển, Tạp chí Đông Nam Á, số 10.
4. Trần Hồng Hạnh (2005), Tri thức địa phương - sự tiếp cận lý thuyết, Tạp chí Dân tộc học, số 1.
5. Nguyễn Xuân Hồng (2003), Kiến thức bản địa trong canh tác nương rẫy của các dân tộc thiểu số ở xã Hồng Hạ: huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tạp chí Dân tộc học, số 3.
6. John Briggs – Joanne Sharp (2006), Tri thức bản địa và phát triển - Sự cẩn trọng hậu thuộc địa, (Người dịch: Phạm Quỳnh Phương), Tạp chí Văn hóa dân gian, số 6.
7. Ngô Văn Lệ - Võ Tấn Tú (2015), Bảo tồn và phát huy các giá trị của tri thức địa phương ở các tộc người thiểu số trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 4(23).
8. Lâm Nhân (2011), Tri thức bản địa người Xtiêng tỉnh Bình Phước, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 321.
9. Ngô Đức Thịnh (2004), Thế giới quan bản điạ T/c Văn hóa dân gian, số 94/2004.
III. BÀI IN TRONG KỶ YẾU HỘI THẢO
1. John Ambler (1996), Kinh nghiệm nghiên cứu phát triển miền núi – Một số nét khái quát từ châu Á, In trong kỷ yếu hội thảo Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường vùng Bình - Trị - Thiên, Nxb. Nông nghiệp.
2. Lê Trọng Cúc (1996), Nghiên cứu sinh thái nhân văn và quản lý bền vững các hệ sinh thái miền núi Việt Nam, In trong Kỷ yếu Hội thảo “Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường vùng Bình - Trị - Thiên”, Nxb. Nông nghiệp.
3. Pam McElwee (2010), Việt Nam có tri thức bản địa không? (người dịch Vũ Thị Diệu Hương), In trong Kỷ yếu Hội thảo “Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học”, Quyển 1, NXB. ĐHQG, HCM.
4. Lâm Bá Nam (2010), Khai thác tri thức địa phương các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển bền vững - tiếp cận nhân học, In trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá phục vụ phát triển bền vững địa phương, Nxb. Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội.
IV. LUẬN VĂN – LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), Tri thức bản địa qua chu kỳ đời người của người Êđê tại Đắk Lắk , Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Ngô Thanh Lâm (2017), Tri thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của tộc người Mạ tại xã Quảng Khê, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông, Luận văn Thạc sĩ , Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Công Trường (2016), Tri thức địa phương của người Cơ Tu trong ứng xử với rừng, Luận văn Thạc sĩ , Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Vũ Trường (2009), Tri thức bản địa của người Thái ở miền núi Thanh Hóa, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , Đại học Quốc gia Hà Nội.
V. TÀI LIỆU TỪ INTERNET
1. Phan Quốc Anh (2012) : Vai trò tri thức bản của người Chăm Ninh Thuận trong ứng xử với môi trường nước. website Gilaipraung.com
2. Nguyễn Văn Hiệu (2009) : Steward, Julian Haynes (1902-1972). – http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/cac- ... 76-julian- haynes-steward.html
3. Nguyễn Đình Hòe (2014): Tri thức bản địa và sinh kế cộng đồng ở Nam Trung Bộ. - http://vacne.org.vn/tri-thuc-ban-dia-va ... -tri-thuc- ban-dia-hay-kien-thuc-ban-dia/212320.html
4. Hà Hữu Nga (2014): Tri thức bản địa và phát triển. – http://kattigara- echo.blogspot.com/2012/10/tri-thuc-ban-ia-va-phat-trien-i_5374.html
5. Lâm Nhân - Nguyễn Đức Tự (2014): Văn hóa ứng xử của người Cơ-tu với tài nguyên thiên nhiên (Qua khảo sát tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam). – http://www.hcmuc.edu.vn/van-hoa-ung-xu- ... yen-thien- nhien-qua-khao-sat-tai-huyen-tay-giang-tinh-quang-nam-341.html
6. Trần Hữu Sơn (2009): Tri thức bản địa của người Hà Nhì ở Việt Nam với vấn đề bảo vệ rừng. – http://www.vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/ ... m/van-hoa- cac-dan-toc-thieu-so/2431-tran-huu-son-tri-thuc-ban-dia-cua-nguoi-ha-nhi-o-viet- nam-voi-van-de-bao-ve-rung.htm
7. Nguyễn Văn Sơn (2010): Nghề săn bắt truyền thống của người Cơ Tu. – http://www.baoquangnam.com.vn/van-hoa-v ... at-truyen- thong-cua-nguoi-co-tu-63520
8. Mai Văn Tùng (2008): Tri thức quản lý nguồn tài nguyên rừng của người Mường. – http://www.vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/ ... cua-nguoi- muong.html

LÀM DOCUMENT MAP

Hình ảnh


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Cẩm Vân Ban Mê
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 4 24/01/18 12:56
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI M

Gửi bàigửi bởi Cẩm Vân Ban Mê » Thứ 2 02/04/18 20:34

BÀI TẬP THỰC HÀNH 4 (CHỈNH SỬA)
Tên đề tài: TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI MNÔNG Ở HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK
1. Tìm định nghĩa
Định nghĩa 1:
Theo Ngân hàng thế giới (World Bank, 1998): “Tri thức bản địa là tri thức địa phương, là nền tảng cơ bản cho việc thiết lập các quyết định liên quan đến địa phương trên mọi lĩnh vực của cuộc sống đương đại bao gồm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dinh dưỡng, thức ăn, y tế, giáo dục và trong các hoạt động xã hội và cộng đồng. Tri thức bản địa còn có cung cấp các chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra cho cộng đồng dân cư địa phương”.

Định nghĩa 2:
Ngô Đức Thịnh, 2004 Thế giới quan bản địa: “Tri thức bản địa là toàn bộ những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân, hình thành và tích lũy trong quá trình lịch sử lâu dài của cộng đồng, thông qua trải nghiệm trong quá trình sản xuất, quan hệ xã hội và thích ứng môi trường. Nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này sang đời khác bằng trí nhớ và thực hành xã hội”.
Định nghĩa 3:
Theo UNESCO “Tri thức bản địa (indigenous knowledge) hay tri thức địa phương (local knowledge) dùng để chỉ những thành phần tri thức hoàn thiện được duy trì, phát triển trong một thời gian dài với sự tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên. Đó là một phần của tổng hòa văn hóa, tập hợp những hiểu biết tri thức bao gồm hệ thống ngôn ngữ, cách định danh và phân loại, phương thức sử dụng tài nguyên, các hoạt động sản xuất, các nghi lễ, giá trị tinh thần và thế giới quan… Những tri thức này là cơ sở để đưa ra những quyết định về nhiều phương diện cơ bản của cuộc sống hàng ngày tại địa phương như săn bắn, hái lượm, đánh cá, canh tác và chăn nuôi, sản xuất lương thực, nước, sức khỏe và sự thích nghi với những thay đổi của môi trường và xã hội. Hơn nữa, trái với kiến thức chính thống, những kiến thức không chính thống được truyền miệng từ đời này sang đời khác và hiếm khi được ghi chép lại”

2. Phân tích định nghĩa
Định nghĩa 1:
Ưu điểm: cung cấp 1 quan niệm về tri thức bản địa.
Nhược điểm:
- Đồng nhất tri thức bản địa và tri thức địa phương (không chính xác: tri thức bản địa là tri thức gốc của một cộng đồng cư dân còn tri thức địa phương bao gồm cả những tri thức được tiếp nhận do quá trình giao lưu, tiếp xúc.
- “Tri thức bản địa…dân cư địa phương” không chính xác bởi tri thức bản địa không thể cung cấp chiến lược mà chỉ là cơ sở cho việc thiết lập các chiến lược (nội dung này đã được nhắc đến ở phần đầu của định nghĩa).
- Không khu biệt được với khái niệm liên qua (tri thức địa phương).
- Dài dòng.

Định nghĩa 2:
Ưu điểm: Có tính khái quát, cho phép nhận diện và khu biệt được đối tượng định nghĩa với đối tượng liên quan.
Nhược điểm:
- Dài dòng (2 câu) trong đó nội dung câu 2 chứa những thông tin phụ và lặp ý (“truyền từ đời này sang đời khác” đã được diễn đạt ở câu 1: “hình thành và tích lũy trong quá trình lịch sử lâu dài”.

Định nghĩa 3:
Ưu điểm: cung cấp 1 cách hiểu về tri thức bản địa.
Nhược điểm:
- Đồng nhất tri thức bản địa và tri thức địa phương không chính xác: tri thức bản địa là tri thức gốc của một cộng đồng cư dân còn tri thức địa phương bao gồm cả tri thức mới mà người dân sử dụng trong quá trình thích nghi với môi trường sống, tiếp nhận từ quá trình giao lưu tiếp biến.
- Nói “tri thức bản địa …dùng để chỉ những thành phần tri thức hoàn thiện” là không hợp lý vì tri thức bản địa thiên về kinh nghiệm, cảm tính lưu giữ chủ yếu bằng hình thức truyền miệng.
- Dài dòng, lan man: liệt kê những thành tố thuộc tri thức bản địa một cách không có hệ thống “tập hợp những hiểu biết tri thức bao gồm hệ thống ngôn ngữ, cách định danh và phân loại, phương thức sử dụng tài nguyên, các hoạt động sản xuất, các nghi lễ, giá trị tinh thần và thế giới quan…”.

3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét chung có thể tiếp thu, những đặc điểm sai, thiếu cần bổ sung, sửa chữa
Định nghĩa nêu đặc trưng:
- Định nghĩa 1: “Tri thức bản địa là tri thức địa phương, là nền tảng cơ bản cho việc thiết lập các quyết định liên quan đến địa phương trên mọi lĩnh vực của cuộc sống đương đại”.
- Định nghĩa 2:
+ Đặc trưng giống: “Tri thức bản địa là toàn bộ những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân”.
+ Đặc trưng loài: “hình thành và tích lũy trong quá trình lịch sử lâu dài”; “của cộng đồng”; “thông qua trải nghiệm trong quá trình sản xuất, quan hệ xã hội và thích ứng môi trường”.
- Định nghĩa 3:
+ Đặc trưng giống: “Tri thức bản địa (indigenous knowledge) hay tri thức địa phương (local knowledge) dùng để chỉ những thành phần tri thức hoàn thiện. Đó là một phần của tổng hòa văn hóa, tập hợp những hiểu biết tri thức”
+ Đặc trưng loài: “Những tri thức này là cơ sở để đưa ra những quyết định về nhiều phương diện cơ bản của cuộc sống hàng ngày tại địa phương”
“Hơn nữa, trái với kiến thức chính thống, những kiến thức không chính thống được truyền miệng từ đời này sang đời khác và hiếm khi được ghi chép lại”

Định nghĩa miêu tả
- Định nghĩa 1: “Bao gồm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dinh dưỡng, thức ăn, y tế, giáo dục và trong các hoạt động xã hội và cộng đồng”.
- Định nghĩa 3:
+ “Bao gồm hệ thống ngôn ngữ, cách định danh và phân loại, phương thức sử dụng tài nguyên, các hoạt động sản xuất, các nghi lễ, giá trị tinh thần và thế giới quan… “
+ “Như săn bắn, hái lượm, đánh cá, canh tác và chăn nuôi, sản xuất lương thực, nước, sức khỏe và sự thích nghi với những thay đổi của môi trường và xã hội..
=> Theo phân tích trên, có thể tiếp thu đặc trưng giống: “toàn bộ những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân”.
Đặc trưng loài: “hình thành và tích lũy trong quá trình lịch sử lâu dài”; “của cộng đồng”; “thông qua trải nghiệm trong quá trình sản xuất, quan hệ xã hội và thích ứng môi trường”.
Cần khái quát đặc trưng giống và chính xác hóa đặc trưng loài.
Nét nghĩa chung: là tổng hợp tri thức của cộng đồng.
Đặc trưng thiếu: của một cộng người nhất định

4. Xác định đặc trưng giống: “hệ thống những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và bản thân”

5. Xác định ngoại diện
- Toàn bộ những hiểu biết
- Tập hợp những hiểu biết, tri thức
- Của cộng đồng người bản địa
- Đúc kết từ trải nghiệm
- Qua quá trình lịch sử
- Tồn tại trong không gian nhất định
- Lưu giữ chủ yếu bằng truyền miệng

6. Đặc trưng loài: “của một cộng đồng người nhất định ” “được hình thành và tích lũy thông qua trải nghiệm trong quá trình sản xuất, quan hệ xã hội và thích ứng môi trường”.
Sản phẩm sơ bộ: “Tri thức bản địa là hệ thống những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và bản thân của một cộng đồng người nhất định, được hình thành và tích lũy qua quá trình trải nghiệm trong sản xuất, quan hệ xã hội và thích ứng môi trường”.

7. Lập sơ đồ, kiểm tra lại

Hình ảnh

Sản phẩm cuối cùng:
“Tri thức bản địa là hệ thống những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và bản thân của một cộng đồng cư dân bản địa, được hình thành và tích lũy qua quá trình trải nghiệm trong sản xuất, quan hệ xã hội và thích ứng môi trường trong không gian cụ thể, được lưu giữ chủ yếu bằng hình thức truyền miệng”.
RANDOM_AVATAR
Cẩm Vân Ban Mê
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 4 24/01/18 12:56
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI M

Gửi bàigửi bởi Cẩm Vân Ban Mê » Thứ 2 02/04/18 20:35

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Cẩm Vân Ban Mê
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 4 24/01/18 12:56
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI M

Gửi bàigửi bởi Cẩm Vân Ban Mê » Thứ 2 02/04/18 20:38

BÀI THỰC HÀNH 6: LẬP MÔ HÌNH


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Cẩm Vân Ban Mê
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 4 24/01/18 12:56
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI M

Gửi bàigửi bởi Ngoc Trang » Thứ 6 06/04/18 4:20

Dear Vân,

Phần định nghĩa chị thấy em làm rất tốt, tuân thủ quy trình và thu thập nhiều thông tin có giá trị cho việc xác lập định nghĩa.

Chúc em thành công.
Hình đại diện của thành viên
Ngoc Trang
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 2 24/04/17 22:00
Cảm ơn: 5 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI M

Gửi bàigửi bởi Cẩm Vân Ban Mê » Thứ 7 07/04/18 8:09

Ngoc Trang đã viết:Dear Vân,

Phần định nghĩa chị thấy em làm rất tốt, tuân thủ quy trình và thu thập nhiều thông tin có giá trị cho việc xác lập định nghĩa.

Chúc em thành công.


Em cảm ơn chị nhiều.
RANDOM_AVATAR
Cẩm Vân Ban Mê
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 4 24/01/18 12:56
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI M

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Nguyệt Ánh » Thứ 5 24/05/18 2:33

Chị ơi em có ý kiến sau:
- Phần xác định ngoại diên: chưa rõ, do chỉ mới liệt kê các ngoại diên, rút ra từ các định nghĩa có trước đã trình bày. Mà chưa xác định ngoại diên cho mình. Bằng chứng là ở định nghĩa chị đưa ra không có hết các ngoại diên đã xác định.
Ngoại diên có cụm từ cần định nghĩa "Tri thức". Toàn bộ, tập hợp hay hệ thống?
- Các cụm từ "trong sản xuất, quan hệ xã hội và thích ứng với môi trường" không đồng đẳng và bao quát được quá trình trải nghiệm (thật ra em thấy cũng thừa).
- Ở trên đã nói đến sự "hình thành và tích lũy" rồi nên bên dưới "lưu giữ" bị thừa.
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Nguyệt Ánh
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 2 15/01/18 4:42
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến88 khách

cron