NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi VU TIEN DUC » Thứ 2 12/02/18 2:08

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH Trần Ngọc Thêm
Nghiên cứu sinh: Vũ Tiến Đức
MSHV: 176231064004
Lớp: NCS Khóa 11


Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài


Tên đề tài: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài:
- Cụm từ trung tâm: Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH)
- Cụm từ định tố: Chính sách xã hội của Nhà nước Việt Nam

2. Xác định đối tượng phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng : Người thụ hưởng chính sách
- Chủ thể : Ngân hàng chính sách xã hội
- Không gian : Nước Việt Nam
- Thời gian : Từ sau năm 1975 đến nay.

3. Lập sơ đồ:

https://postimg.org/image/ij3t4h0c9/

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Xác định cặp đối lập:
Chính sách của Nhà nước >< Người thụ hưởng chính sách
- Xác định nội dung cần đi sâu nghiên cứu:
+ Làm rõ sự hoạt động của NHCSXH so với các Ngân hàng thương mại (NHTM) đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam mang bản chất gì, có liên quan đến phát triển văn hóa hay không.
+ Chỉ ra những giá trị đích thực được tích tụ thành giá trị văn hóa qua nhiều năm trong quá trình hình thành và đi vào hoạt động của NHCSXHVN.
RANDOM_AVATAR
VU TIEN DUC
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 3 30/01/18 0:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi KIMPHUNGSNN » Thứ 2 12/02/18 3:43

Chào anh Đức!

Chính sách của NHXHVN là một chính sách mang nhiều ý nghĩa của nhà nước dành cho dân, anh chọn nghiên cứu chính sách này từ góc nhìn văn hóa có lẽ do anh đã tâm đắc về vấn đề này lâu rồi. Chúc anh hoàn thành tốt đề tài này!
Em có thắc mắc nhỏ về:
Mục 3: sơ đồ có 2 ô về người thụ hưởng, nếu là khác nhau thì phải có thêm A và B, còn ở đây anh để cả hai cột đều giống nhau là có mục đích gì ?
Hình đại diện của thành viên
KIMPHUNGSNN
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Chủ nhật 14/01/18 15:46
Cảm ơn: 10 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Đặng Văn Amel » Thứ 6 23/02/18 10:17

Chào Anh Đức!
Đề tài khá hay và đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay.
Tuy nhiên, em có một số vấn đề chia sẽ với anh như sau:
- Trong phần sơ đồ có nhiều nội dung trùng nhau và không biết chủ ý của anh như thế nào.
- Về "Thời gian" anh xác định từ sau 1975 đến nay, theo em là quá rộng. Bởi lẽ theo em được biết NHCS chỉ bắt đầu manh nha hoạt động từ 1995 dưới nhiều hình thức khác nhau.
Em chỉ có vài ý nhỏ, chúc anh thành công với đề tài này!
RANDOM_AVATAR
Đặng Văn Amel
 
Bài viết: 23
Ngày tham gia: Thứ 3 23/01/18 14:56
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Cẩm Vân Ban Mê » Thứ 6 02/03/18 17:52

Chào anh Đức!
Em có vài góp ý như sau:
1. Cụm từ định tố theo em là: Việt Nam từ góc nhìn văn hóa.
2. Có sự nhầm lẫn giữa đối tượng và chủ thể.
3. Chủ thể: "người thụ hưởng chính sách" chưa bao quát được chủ thể theo tên đề tài.
Chúc anh thành công :)
RANDOM_AVATAR
Cẩm Vân Ban Mê
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 4 24/01/18 12:56
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi VU TIEN DUC » Thứ 5 08/03/18 7:53


BÀI THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG


Tên đề tài: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA


A) DẪN NHẬP
1. Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
6. Phương pháp nghiên cứu.

B) NỘI DUNG
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
1.1. Quá trình hình thành Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
Tiểu kết chương 1

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI SÁNH VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Đặc điểm và văn hóa tổ chức hoạt động của NHCSXH.
2.2. Đặc điểm và văn hóa tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương mại.
2.3. Vai trò của NHCSXH từ góc nhìn văn hóa.
Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3: NGƯỜI THỤ HƯỞNG TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ VĂN HÓA
3.1. Xây dựng và đầu tư phát triển văn hóa con người từ hoạt động của NHCSXH.
3.2. Xây dựng và phát triển văn hóa con người từ hoạt động của NHCSXH.
3.3. Giải pháp thực hiện việc xây dựng và đầu tư phát triển văn hóa con người từ hoạt động của NHCSXH.
Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
RANDOM_AVATAR
VU TIEN DUC
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 3 30/01/18 0:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi VU TIEN DUC » Thứ 2 19/03/18 8:19

BÀI THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG (SỬA LẠI)

Tên đề tài: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA


A) DẪN NHẬP
1. Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
6. Phương pháp nghiên cứu


B) NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (NHCSXH) TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA.
[/b]

1.1. Tổng quan về Ngân hàng Chính sách xã hội.
1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động của NHCSXH so với Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
1.4. Kinh nghiệm của nước ngoài và những vấn đề có thể rút ra đối với hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

[b]Tiểu kết chương 1.

[b]CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.


2.1. Khái quát tình hình hoạt động của NHCSXH.
2.2. Đánh giá hoạt động của NHCSXH và những giá trị đem lại.
2.3. Vai trò hoạt động của NHCSXH từ góc nhìn văn hóa.

Tiểu kết chương 2.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN, BỔ SUNG CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.

3.1. Phương hướng về hoạt động của NHCSXH.

3.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện các chính sách xã hội từ góc nhìn văn hóa.
3.1.2. Định hướng hoạt động của NHCSXH trong thời gian tới.
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện các hoạt động của NHCSXH.

3.2. Một số giải pháp bổ sung, hoàn thiện nhằm phát triển các giá trị văn hóa trong hoạt động của NHCSXH.
3.2.1. Đổi mới nhận thức về vai trò của NHCSXH gắn với giá trị văn hóa.
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật đối với hoạt động của NHCSXH.
3.2.3. Hoàn thiện các công cụ điều tiết vĩ mô đối với hoạt động của NHCSXH.
3.2.4. Đổi mới thủ tục hành chính đối với hoạt động của NHCSXH theo hướng phát triển văn hóa.
3.2.5. Hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ.

Tiểu kết chương 3.

KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
RANDOM_AVATAR
VU TIEN DUC
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 3 30/01/18 0:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi VU TIEN DUC » Thứ 2 19/03/18 9:24

[b]BÀI THỰC HÀNH 3:

LẬP DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO




TÀI LIỆU THAM KHẢO:

a) Các loại Văn bản:


1. Quốc Hội (2010), số 47/2010/QH12. Luật các tổ chức tín dụng, ngày 16 tháng 6 năm 2010.
2. Quốc Hội (2017), số 17/2017/QH14. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, ngày 16 tháng 6 năm 2010.
3. Chính Phủ (2002), Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
4. Chính Phủ (2002), Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập NHCSXH Việt Nam.
5. Chính Phủ (2002), Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với NHCSXH.
6. Chính Phủ (2003), Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH.
7. Hỏi và đáp về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội.
8. Báo cáo Tổng kết hoạt động của NHCSXH từ năm 2010 đến 2016.

b) Sách:

9. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb. TP.HCM.
10. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. TP.HCM.
11. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin, HN.
12. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, HN.
13. Nguyễn Khắc Thuần (2000), Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục.
14. Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia TP.HCM.
15. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb. Văn hóa.
16. Nguyễn Xuân Kính (2003), Con người, môi trường và văn hóa, Nxb. KHXH.
17. Hà Văn Tấn (2005), Đến với lịch sử Văn hóa Việt, Nxb. Hội Nhà văn.
18. Nguyễn Khắc Thuần (2012), Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb. Thời Đại.
19. Trần Ngọc Thêm (2014), Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ.
20. Trần Ngọc Thêm (2015), Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, Nxb. Đại học Quốc gia.

c) Website:

21. Trang Web: http://quochoi.vn/
22. Trang Web: http://www.chinhphu.vn/
23. Trang Web://www.sbv.gov.vn/
24. Trang Web: http://thuvienphapluat.vn/
25. Trang Web: http://vanhoahoc.hcmussh.edu.vn
26. Trang Web: http://hanoi.vietnamplus.vn/
27. Trang Web: http://vbsp.org.vn/
RANDOM_AVATAR
VU TIEN DUC
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 3 30/01/18 0:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi VU TIEN DUC » Thứ 5 12/07/18 15:46

[b]Môn học: Phương pháp Dịch lý – Hệ thống – Loại hình trong nghiên cứu văn hóa học[/b]
Giảng viên: GS.TSKH Trần Ngọc Thêm
Nghiên cứu sinh: Vũ Tiến Đức
MSHV: 176231064004
Lớp: NCS Khóa 11

Bài tập 1: Áp dụng phương pháp dịch lý vào đề tài nghiên cứu

Tên đề tài: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA – TRƯỜNG HỢP TP.HỒ CHÍ MINH

Bước 1: Kiểm tra tính tương hiện

- Xác định cặp đôi: Mặt giá trị của chính sách >< Mặt phi giá trị của chính sách
Trong quá trình quản lý và điều hành xã hội, Nhà nước đưa ra rất nhiều chính sách để quản lý và điều hành đất nước nhằm đạt mục tiêu làm cho đất nước ổn định, phát triển, chủ quyền an ninh tổ quốc được giữ vững, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và thăng tiến ...v.v.
Chính sách tín dụng ưu đãi là một trong những chính sách của Nhà nước dành cho các đối tượng chính sách mà Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam với vai trò là công cụ của Nhà nước đang thực thi chính sách.
Bên cạnh các mặt giá trị tích cực từ chính sách mang lại cho các đối tượng chính sách (người thụ hưởng), thì mặt đối lập của nó là những mặt phi giá trị.
*Một số mặt phi giá trị của chính sách
- Việc triển khai chính sách không kịp thời, làm mất đi cơ hội đến với người thụ hưởng chính sách.
- Người được giao thực thi chính sách không làm tròn bổn phận hoặc có hành vi tư lợi cá nhân, dẫn đến chính sách áp dụng không đúng với đối tượng được thụ hưởng.
- Việc triển khai chính sách ưu đãi thiếu sự công khai, minh bạch hoặc không đầy đủ dẫn đến việc làm cho chính sách bị bóp méo.

Bước 2: Kiểm tra tính tương hiện

Trong dương có âm và ngược lại trong âm có dương.
Các đối tượng chính sách được hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi của Nhà nước, cụ thể là chính sách tín dụng ưu đãi với mức lãi suất rất thấp so với lãi suất vay vốn tại các Ngân hàng Thương mại.
Tính tương hiện ở đây thể hiện tình trạng có các đối tượng chính sách thật sự đúng với các quy định của Nhà nước và ở từng địa phương.
Tuy nhiên, cũng trong các đối tượng chính sách này, có những đối tượng không thật sự là đối tượng chính sách, họ lợi dụng các khe hở của chính sách hoặc cấu kết với những người thực thi chính sách để được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước mà lẽ ra họ không được hưởng.
Ví dụ:
- Làm giả chế độ thương binh (trong khi họ chưa từng đi chiến đấu);
- Làm giả nạn nhân chất độc da cam.
- Làm giả hồ sơ là hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Bước 3: Kiểm tra tính hướng hòa

Một khi người thực thi chính sách không làm tròn bổn phận và thiếu trách nhiệm, lập tức chính sách sẽ không phát huy tác dụng, lúc này các đối tượng được thụ hưởng chính sách sẽ lên tiếng, phản ảnh đến những cơ quan có thẩm quyền để đòi lại sự công bằng mà lẽ ra họ được hưởng lợi từ chính sách.
Ngược lại, một khi chính sách được triển khai gây bất lợi cho Nhà nước hoặc đối tượng thụ hưởng chính sách không sử dụng nguồn vốn ưu đãi đúng mục đích đề ra, lúc này Nhà nước sẽ bằng nhiều phương thức điều chỉnh lại chính sách hướng tới sự cân bằng, hài hòa nhằm đạt được hiệu quả quản lý, cũng như làm cho chính sách được công khai, minh bạch trong quá trình triển khai thực hiện./.
RANDOM_AVATAR
VU TIEN DUC
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 3 30/01/18 0:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến89 khách

cron