HIỆN TƯỢNG SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

HIỆN TƯỢNG SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Phạm Chí Hiếu » Thứ 4 25/04/18 16:18

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH Trần Ngọc Thêm
Học viên: Phạm Chí Hiếu
MSHV: 176031064015
Lớp: Cao học Văn hóa học K18B

Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài
Tên đề tài: HIỆN TƯỢNG SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY


1. Phân tích cấu trúc (NP) của đề tài
[Hiện tượng sống ảo] [<trên mạng xã hội > của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay]
- Cụm từ trung tâm: Hiện tượng sống ảo
- Cụm từ định tố: trên mạng xã hội của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện tượng sống ảo
- Chủ thể: thế hệ trẻ Việt Nam
- Không gian: Mạng xã hội (giới hạn ở MXH Việt Nam)
- Thời gian: hiện nay (xác định giai đoạn từ 2017 đến nay)
3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm:
Hình ảnh
4. Xác định các cặp đối lập:
- Sống ảo hay sống thực? – Rõ ràng, ít mâu thuẫn
- Người trẻ hay người già? – Rõ ràng, ít mâu thuẫn
- Người Việt Nam hay người nước ngoài? – Rõ ràng, ít mâu thuẫn
- Phi giá trị hay giá trị? – Không rõ ràng -> Mâu thuẫn = Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
RANDOM_AVATAR
Phạm Chí Hiếu
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 5 19/04/18 9:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HIỆN TƯỢNG SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT

Gửi bàigửi bởi Phạm Chí Hiếu » Thứ 2 07/05/18 9:02

Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài
Tên đề tài: HIỆN TƯỢNG SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY


1. Phân tích cấu trúc (NP) của đề tài
[Hiện tượng sống ảo] [<trên mạng xã hội > của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay]
- Cụm từ trung tâm: Hiện tượng sống ảo
- Cụm từ định tố: trên mạng xã hội của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện tượng sống ảo
- Chủ thể: thế hệ trẻ Việt Nam
- Không gian: Mạng xã hội (giới hạn ở MXH Việt Nam)
- Thời gian: hiện nay (xác định giai đoạn từ 1997 đến nay)
3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm:
Hình ảnh
4. Xác định các cặp đối lập:
- Sống ảo hay sống thực? – Rõ ràng, ít mâu thuẫn
- Người trẻ hay người già? – Rõ ràng, ít mâu thuẫn
- Người Việt Nam hay người nước ngoài? – Rõ ràng, ít mâu thuẫn
- Phi giá trị hay giá trị? – Không rõ ràng -> Mâu thuẫn = Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu


Bài tập thực hành 2: Lập đề cương chi tiết
Tên đề tài: HIỆN TƯỢNG SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

MỤC LỤC
DẪN NHẬP

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Văn hóa tổ chức lối sống
1.2. Định nghĩa khái niệm sống ảo, mạng xã hội
1.3. Nhận diện hiện tượng sống ảo
1.4. Các bình diện của sống ảo
1.5. Nguồn gốc của hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội tại Việt Nam
1.6. Định vị hiện tượng sống ảo ở giới trẻ Việt Nam


CHƯƠNG 2: SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA GIỚI TRẺ NHÌN TỪ VĂN HÓA NHẬN THỨC, TỔ CHỨC
2.1. Nhìn từ văn hóa nhận thức
2.1.1. Nhận thức về hiện tượng sống ảo trong truyền thống
2.1.2. Nhận thức về hiện tượng sống ảo qua mạng xã hội (thời hiện đại)
2.2. Nhìn từ văn hóa tổ chức
2.2.1. Các hình thức sống ảo qua mạng xã hội và đặc điểm
2.2.2. Mối quan hệ giữa đời sống cá nhân (đời sống thực) và mạng xã hội (sống ảo)

CHƯƠNG 3: SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA GIỚI TRẺ NHÌN TỪ VĂN HÓA ỨNG XỬ
3.1. Ứng xử của những người sống ảo trên mạng với nhau
3.2. Ứng xử của người sống ảo trên mạng với cộng đồng bên ngoài
3.3. Ứng xử của cộng đồng bên ngoài với người sống ảo trên mạng


KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
Phạm Chí Hiếu
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 5 19/04/18 9:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HIỆN TƯỢNG SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Minh Trí » Thứ 2 07/05/18 15:57

Đề cương của anh ở chương 1 anh chỉ cần 2 tiêu mục. Cơ sở lý luận và thực trạng hiện tượng sống ảo.
- Phần cơ sở lý luận bao gốm tất cả các khái niệm và lý thuyết anh cần để làm nền tảng cho đề tài.
- Phần thực trạng nó sẽ là nội dung của mục 1.2-1.6 của anh á.
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Minh Trí
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 5 19/04/18 2:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: HIỆN TƯỢNG SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT

Gửi bàigửi bởi Phạm Chí Hiếu » Thứ 4 09/05/18 8:41

Cám ơn Trí đã góp ý
RANDOM_AVATAR
Phạm Chí Hiếu
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 5 19/04/18 9:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HIỆN TƯỢNG SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT

Gửi bàigửi bởi Phạm Chí Hiếu » Thứ 4 16/05/18 8:04

Bài tập thực hành 3: Sưu tầm tài liệu và Sử dụng Document map
Tên đề tài: HIỆN TƯỢNG SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

A. Sưu tầm tài liệu
I. Sách
1. Adams G. 2013: The Facebook Diet: 50 Funny Signs of Facebook Addiction and Ways to Unplug with a Digital Detox. – by Live Consciously Publishing, 146 p.
2. Barry W. và các cộng sự 1996: Computer Networks As Social Networks: Collaborative work, Telework and Virtual community. – Annual Reviews of Sociology, Vol 22, 213 p.
3. Bùi Hoài Sơn 2006: Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa – xã hội ở Việt Nam. – H.: Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 329 tr.
4. Christakis N.A., Fowler J.H. 2009: Connected: The Surprising Power of Our Social Networks and How They Shape Our Lives. – by Little, Brown and Company, 336 p.
5. Đỗ Đình Tấn 2017: Báo chí và mạng xã hội. – H.: Nxb Trẻ.
6. Kerpen D. 2011/2018: Likeable Social Media - Bí Quyết Làm Hài Lòng Khách Hàng, Tạo Dựng Thương Hiệu Thông Qua Facebook Và Các Mạng Xã Hội Khác. – H.: Nxb Lao Động Xã Hội, 384 tr.
7. Kirkpatrick D. 2010: Hiệu ứng Facebook và Cuộc cách mạng toàn cầu của mạng xã hội (người dịch: Tùng Linh, Nguyễn Linh Giang, Hoàng Ngọc Bích). – H.: Nxb Thế giới, Hà Nội, 518 tr.
8. Lieberman M.D. 2013: Social: Why Our Brains Are Wired to Connect. – by Crown, 384 p.
9. Mai Thị Kim Thanh 2009: Lối sống các nhóm dân cư. – H.: Nxb Giáo dục, Hà Nội, 191 tr.
10. Minh Hương 2013: Nhấn Like cuộc sống ảo. – H.: Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 116 tr.
11. Nguyễn Tất Thịnh 2006: Bàn Về Văn Hóa Ứng Xử Của Người Việt Nam. – H.: Nxb Phụ nữ, 324 tr.
12. Nguyễn Thị Hậu (cb) 2013: Mạng xã hội với giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh. – H.: Nxb Văn Hóa – Văn Nghệ TP.HCM, 112 tr.
13. Phạm Hải Chung và Bùi Thu Hương (cb) 2016: Truyền thông xã hội. – H.: NXB Thế giới.
14. Postman N., Postman A. 2005: Amusing Ourselves to Death: Public Discourse in the Age of Show Business. – by Penguin Books, 184 p.
15. Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái 2015: Mạng xã hội với sinh viên. – H.: Nxb Tri thức, 386 tr.
16. Vaynerchuk G. 2010: Đam mê khám phá: Kiến tạo thành công từ sức mạnh của truyền thông mạng xã hội (người dịch: Trần Thị Thanh Bình) – H.: Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội, 196 tr.
17. Xuân Nguyễn (tuyển chọn) 2014: Người Chơi Facebook Khôn Ngoan Biết Rằng. – H.: Nxb Trẻ, 276 tr.
II. Bài đăng tạp chí
1. Đào Lê Hòa An 2013: Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người – một thách thức mới cho tâm lý học. – In trong: Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 49.
2. Nguyễn Quang Vinh 2014: Khái niệm “Văn hóa tổ chức”. – In trong: Tạp chí khoa học trường Đại học Mở TP.HCM, số 3 (36) 2014.
3. Phạm Hồng Tung 2008: Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế: một số vấn đề về khái niệm và cách tiếp cận. – In trong: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24 (2008) 148-156.
4. Phạm Thị Thùy Linh 2017: Ảnh hưởng của mạng Internet với giới trẻ: Cái nhìn từ phía khoa học thần kinh – In trong: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 3 (2017), 1-8.
5. Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái 2014: Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam. – In trong: Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81) – 2014.
6. Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái 2015: Các loại hình hoạt động trên mạng xã hội của sinh viên và những yếu tố ảnh hưởng. – In trong: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 31, Số 2 (2015) 1-10.
III. Luận văn – Luận án
1. Bùi Thu Hoài 2014: Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ. – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học KHXH&NV.
2. Ngụy Thị Ngọc Thúy 2014: Hành động nhấn nút “like” trên mạng xã hội facebook của sinh viên trường Đại học Khoa Học, Đại học Huế hiện nay. – Luận văn thạc sĩ xã hội học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học KHXH&NV.
3. Nguyễn Thị Bích Hằng 2015: Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính của học thuyết hành vi con người của Freud. – Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Thị Huyền Chinh 2016: Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học KHXH và NV.
IV. Tài liệu từ Internet
1. Christakis N. 2010: The hidden influence of social networkshttps://www.english-video.net/v/vi/852.
2. H.T 2018: Xem, nghe, đọc trên mạng xã hội. – http://khoahocphattrien.vn/cong-nghe/xe ... p1c859.htm.
3. Lê Trần Bảo Phương 2016: Cội nguồn sâu xa của trào lưu trên mạng xã hội.http://www.brandsvietnam.com/congdong/t ... ang-xa-hoi.
4. Thu Hằng/VOV 2017: Sống ảo và giới trẻ - https://news.zing.vn/nghi-van-co-giao-m ... 42411.html
5. Thu Thảo 2016: Người Việt trẻ quẳng facebook, cầm sách đọc: Tranh cãi sống ảo?. – http://baodatviet.vn/doi-song/nhip-song ... o-3321916/.
6. Trang Anh 2018: Mạng xã hội và hội chứng "ném đá hội đồng".http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/dien-d ... -dong.html.
B. Sử dụng Document map

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Phạm Chí Hiếu
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 5 19/04/18 9:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HIỆN TƯỢNG SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Nguyệt Ánh » Thứ 5 24/05/18 3:17

Chào anh!
Em góp ý xíu về đề cương.
Chương 1:
Bởi vì chương 1 đã đặt tên chương là Cơ sở lý luận và thực tiễn thì nên chia thành 02 mục là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho dễ theo dõi.
- Cơ sở lý luận cần bổ sung thêm các quan điểm, lý luận làm cơ sở cho đề tài. Đọc phần dưới thì nên bổ sung thêm định nghĩa "người sống ảo"
- Cơ sở thực tiễn: Tạm hiểu mục 1.3, 1.4, 1.5, 1.6 là cơ sở thực tiễn: them tên đề mục, em thấy nội dung 1.3, 1.4, 1.5 là để định vị rồi, nên không cần có 1.6 nữa. Mà nếu định vị thì nên áp dụng vào hệ tọa độ C-K-T để rõ hơn.
Chương 2 và 3
Có nhiều thuật ngữ như văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử. Em nghĩ nên xác định rõ là sống ảo thuộc về thành tố nào, để mình tập trung phân tích hiện tượng này theo mục đích của đề tài đã được đề cập luôn.
Em có một số ý kiến như vậy, vẫn còn đang nghĩ thêm nên anh có thể trao đổi thêm.
Thân.
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Nguyệt Ánh
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 2 15/01/18 4:42
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HIỆN TƯỢNG SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT

Gửi bàigửi bởi Phạm Chí Hiếu » Thứ 3 05/06/18 13:07

Chào em!
Cám ơn em đã góp ý. Chương 1 anh nhận thấy cũng cần thay đổi để được rõ ràng và cụ thể hơn
Còn về hiện tượng sống ảo từ đầu anh đã xác định nó là Văn hóa tổ chức lối sống. Nhưng có vẻ phần chương 2 và 3 có phần nội dung chưa đối xứng lắm, anh cũng đang tìm cách thay đổi để hoàn thiện 2 phần này sao cho hợp lý và rõ ràng hơn. Nếu em có góp ý gì thì mong nhận được ý kiến đóng góp của em.
Trân trọng!
RANDOM_AVATAR
Phạm Chí Hiếu
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 5 19/04/18 9:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HIỆN TƯỢNG SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT

Gửi bàigửi bởi Phạm Chí Hiếu » Thứ 3 05/06/18 13:29

Bài tập thực hành 4: Xây dựng định nghĩa
Tên đề tài: HIỆN TƯỢNG SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Tìm định nghĩa
- Định nghĩa 1:
Theo Thuatngu.org: “Sống ảo là tính từ dùng để chỉ tính chất, phong cách sống của một ai đó không đúng với hoàn cảnh ngoài đời của họ thậm chí có phần thể hiện quá đà, thái quá, lố bịch…trên mạng xã hội, internet. Đôi khi sống ảo dùng để chỉ những người mơ màng về cuộc sống thực tại.”
- Định nghĩa 2:
Theo Nghị luận xã hội về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay: “Sống ảo là khái niệm chỉ cách sống trong hoang tưởng, không đúng với thực tại bản thân hay cố ý tự tô vẽ cho mình một cuộc sống tốt đẹp, hoàn hảo trong mắt người khác mà cuộc sống đó khác với thực tại. Sống ảo thường thể hiện rõ nhất qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,…”
- Định nghĩa 3:
Theo Thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An, Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Hội Tâm lý học VN: “Sống ảo nghĩa là phô bày những gì không thuộc về mình, không sống thật với bản thân mình, đăng tải những gì mình không có hay những hình ảnh không còn là chính mình”
2. Phân tích định nghĩa
- Định nghĩa 1:
+ Ưu điểm: Nhận diện cụ thể được sống ảo
+ Nhược điểm:
 Sống ảo không phải là một “tính từ” chỉ tính chất
 Lặp ý: phần thể hiện quá đà, thái quá, lố bịch đều có ý nghĩa là không đúng với hoàn cảnh ngoài đời
 Thiếu tính khái quát (một ai đó, của họ), sống ảo không phải chỉ thể hiện trên mạng xã hội theo dạng phổ quát ưu tiên.
 Dài dòng
- Định nghĩa 2:
+ Ưu điểm: Nhận diện cụ thể được sống ảo
+ Nhược điểm:
 Lặp ý: hoang tưởng, tự tô vẽ, khác với thực tại đều có ý nghĩa là không đúng với thực tại.
 Thiếu tính khái quát, sống ảo không những được thể hiện trên mạng xã hội mà còn ở ngoài đời thực.
 Dài dòng
- Định nghĩa 3:
+ Ưu điểm: ngắn gọn
+ Nhược điểm:
 Lặp ý: những gì không thuộc về mình, không có hay những hình ảnh không còn là chính mình đều có ý nghĩa là không sống thật với bản thân
 Sống ảo không những được thể hiện trên mạng xã hội mà còn ở ngoài đời thực
3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những đặc trưng sai/thiếu cần bổ sung, sửa chữa
* Định nghĩa nêu đặc trưng:
- Định nghĩa 1:
+ Đặc trưng giống: “Sống ảo là tính từ để chỉ”
+ Đặc trưng loài:
 Tính chất, phong cách sống;
 Của con người;
 Không đúng với hoàn cảnh ngoài đời;
 Trên mạng xã hội, internet;
 Mơ màng về cuộc sống thực tại;
- Định nghĩa 2:
+ Đặc trưng giống: “Sống ảo là khái niệm chỉ cách sống”
+ Đặc trưng loài:
 Không đúng với thực tại bản thân;
 Thể hiện một cuộc sống tốt đẹp, hoàn hảo;
 Trong mắt người khác;
 Thể hiện rõ nhất qua các trang mạng xã hội.
- Định nghĩa 3:
+ Đặc trưng giống: “Sống ảo nghĩa là phô bày bản thân”
+ Đặc trưng loài:
 Những gì không thuộc về mình;
 Không sống thật với bản thân;
 Đăng tải trên mạng xã hội;
 Những gì…hay những hình ảnh.
* Định nghĩa miêu tả:
- Định nghĩa 1: “phần thể hiện quá đà, thái quá, lố bịch; mạng xã hội, internet”
- Định nghĩa 2: “cuộc sống tốt đẹp, hoàn hảo; hoang tưởng, không đúng với thực tại; Facebook, Instagram,…”
* Theo phân tích trên, có thể tiếp thu:
- Đặc trưng giống: “sống ảo là lối sống”
- Đặc trưng loài:
+ Của con người;
+ Thể hiện những điều tốt đẹp, hoàn hảo;
+ Trong mắt người khác;
+ Không đúng với thực tại bản thân;
+ Được thể hiện trong đời sống thực và trên mạng xã hội
-> Cần khái quát đặc trưng giống và chính xác hóa đặc trưng loài.
- Nét nghĩa chung: là lối sống của con người
- Đặc trưng thiếu: mục đích của sống ảo để làm gì?
4. Xác định đặc trưng giống: “Sống ảo là lối sống”
5. Xác định ngoại diên:
- Sống giả tạo
- Sống mơ mộng
- Sống che đậy
- Sống hai mặt
- Sống lạc quan
- Sống mơ hồ
6. Xác định các tiêu chí (bằng các đặc trưng loài) cho phép khu biệt khái niệm được định nghĩa với các khái niệm có liên quan. Lập bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của khái niệm:
Hình ảnh
7. Định nghĩa (bằng sản phẩm sơ bộ). Lập sơ đồ cấu trúc và rút ra định nghĩa cuối cùng (sản phẩm hoàn chỉnh):
* Định nghĩa sơ bộ: “Sống ảo là lối sống của con người thể hiện những điều không đúng với thực tại của bản thân được biểu hiện trên phương diện đời sống thực lẫn mạng xã hội nhằm tạo ra niềm vui cho chính mình”
* Lập sơ đồ cấu trúc:
Hình ảnh
* Định nghĩa cuối cùng: “Sống ảo là lối sống của con người thể hiện những điều không đúng với thực tại của bản thân được biểu hiện trên phương diện đời sống thực lẫn mạng xã hội nhằm tạo ra niềm vui cho chính mình”
RANDOM_AVATAR
Phạm Chí Hiếu
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 5 19/04/18 9:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HIỆN TƯỢNG SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT

Gửi bàigửi bởi Cẩm Vân Ban Mê » Thứ 6 15/06/18 9:59

Phạm Chí Hiếu đã viết:
Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài
Tên đề tài: HIỆN TƯỢNG SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY


1. Phân tích cấu trúc (NP) của đề tài
[Hiện tượng sống ảo] [<trên mạng xã hội > của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay]
- Cụm từ trung tâm: Hiện tượng sống ảo
- Cụm từ định tố: trên mạng xã hội của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện tượng sống ảo
- Chủ thể: thế hệ trẻ Việt Nam
- Không gian: Mạng xã hội (giới hạn ở MXH Việt Nam)
- Thời gian: hiện nay (xác định giai đoạn từ 1997 đến nay)
3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm:
Hình ảnh
4. Xác định các cặp đối lập:
- Sống ảo hay sống thực? – Rõ ràng, ít mâu thuẫn
- Người trẻ hay người già? – Rõ ràng, ít mâu thuẫn
- Người Việt Nam hay người nước ngoài? – Rõ ràng, ít mâu thuẫn
- Phi giá trị hay giá trị? – Không rõ ràng -> Mâu thuẫn = Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu


Bài tập thực hành 2: Lập đề cương chi tiết
Tên đề tài: HIỆN TƯỢNG SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

MỤC LỤC
DẪN NHẬP

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Văn hóa tổ chức lối sống
1.2. Định nghĩa khái niệm sống ảo, mạng xã hội
1.3. Nhận diện hiện tượng sống ảo
1.4. Các bình diện của sống ảo
1.5. Nguồn gốc của hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội tại Việt Nam
1.6. Định vị hiện tượng sống ảo ở giới trẻ Việt Nam


CHƯƠNG 2: SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA GIỚI TRẺ NHÌN TỪ VĂN HÓA NHẬN THỨC, TỔ CHỨC
2.1. Nhìn từ văn hóa nhận thức
2.1.1. Nhận thức về hiện tượng sống ảo trong truyền thống
2.1.2. Nhận thức về hiện tượng sống ảo qua mạng xã hội (thời hiện đại)
2.2. Nhìn từ văn hóa tổ chức
2.2.1. Các hình thức sống ảo qua mạng xã hội và đặc điểm
2.2.2. Mối quan hệ giữa đời sống cá nhân (đời sống thực) và mạng xã hội (sống ảo)

CHƯƠNG 3: SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA GIỚI TRẺ NHÌN TỪ VĂN HÓA ỨNG XỬ
3.1. Ứng xử của những người sống ảo trên mạng với nhau
3.2. Ứng xử của người sống ảo trên mạng với cộng đồng bên ngoài
3.3. Ứng xử của cộng đồng bên ngoài với người sống ảo trên mạng


KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
PHỤ LỤC

Chào Trí! Đề tài hay và thiết thực nè.
Chị nghĩ em nên có mục để thấy được mối quan hệ giữa văn hoá và truyền thông.
Trong cách em triển khai chị mong muốn thấy rõ chỗ "giá trị", "phi giá trị" của vấn đề.
Chúc em thành công nhé!
RANDOM_AVATAR
Cẩm Vân Ban Mê
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 4 24/01/18 12:56
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: HIỆN TƯỢNG SỐNG ẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT

Gửi bàigửi bởi Phạm Chí Hiếu » Thứ 2 18/06/18 9:52

Cám ơn chị Vân,
Mà chị lại nhầm tên em rồi, em là Hiếu cơ.
Em cũng đang tìm cách làm rõ tính giá trị và phi giá trị của nó. Cám ơn chị đã quan tâm góp ý.
Xin chào và quyết thắng
RANDOM_AVATAR
Phạm Chí Hiếu
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 5 19/04/18 9:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến101 khách

cron