BIỂU TƯỢNG BẦU VÚ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

BIỂU TƯỢNG BẦU VÚ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Minh Trí » Thứ 4 02/05/18 18:47

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH Trần Ngọc Thêm
Học viên: Nguyễn Minh Trí
MSHV: 176031064034
Lớp: Cao học Văn hóa học K18B


Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài
Tên đề tài: BIỂU TƯỢNG BẦU VÚ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN KÝ HIỆU HỌC VĂN HÓA

1. Phân tích cấu trúc (NP) của đề tài
[Biểu tượng bầu vú ] [<của người phụ nữ> <Việt Nam> dưới góc nhìn Ký hiệu học văn hóa]
- Cụm từ trung tâm: Biểu tượng bầu vú
- Cụm từ định tố: của người phụ nữ Việt Nam

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Biểu tượng bầu vú
- Chủ thể: Người phụ nữ Việt Nam
- Không gian: Việt Nam
- Thời gian: từ xưa đến nay

3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm:
Hình ảnh

Chủ thể: Toàn thể
Thời gian: Toàn thời

4. Xác định các cặp đối lập:
- Bầu vú đàn bà hay đàn ông? – Rõ ràng, ít mâu thuẫn
- Người Việt Nam hay người nước ngoài? – Rõ ràng, ít mâu thuẫn
- Biểu tượng hay phi biểu tượng? – Không rõ ràng -> Mâu thuẫn = Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Minh Trí
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 5 19/04/18 2:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: BIỂU TƯỢNG BẦU VÚ QUA VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Minh Trí » Thứ 4 09/05/18 17:59

[CHỈNH SỬA] Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài
Tên đề tài: BIỂU TƯỢNG BẦU VÚ QUA VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

1. Phân tích cấu trúc (NP) của đề tài
[Biểu tượng bầu vú ] [<qua văn chương nghệ thuật> <Việt Nam>]
- Cụm từ trung tâm: Biểu tượng bầu vú
- Cụm từ định tố: qua văn chương nghệ thuật Việt Nam

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Biểu tượng bầu vú
- Chủ thể: Người phụ nữ Việt Nam
- Không gian: Việt Nam
- Thời gian: từ xưa đến nay

3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm:
Hình ảnh

Chủ thể: Toàn thể
Thời gian: Toàn thời

4. Xác định các cặp đối lập:
- Bầu vú hay dương vật (sinh thực khí nam)? – Rõ ràng, ít mâu thuẫn
- Người Việt Nam hay người nước ngoài? – Rõ ràng, ít mâu thuẫn
- Giữ nguyên hệ giá trị hay thay đổi hệ giá trị? – Không rõ ràng -> Mâu thuẫn = Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Minh Trí
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 5 19/04/18 2:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: BIỂU TƯỢNG BẦU VÚ QUA VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Minh Trí » Thứ 4 09/05/18 19:07

Bài tập 2: Lập đề cương chi tiết
Dề tài: BIỂU TƯỢNG BẦU VÚ QUA VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

DẪN NHẬP
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Các khái niệm liên quan:
1.1.1. Khái niệm biểu tượng
1.1.2. Khái niệm biểu tượng văn hóa
1.2. Lý thuyết vận dụng: (Vận dụng lý thuyết chức năng)
1.3.Tổng quan về văn chương nghệ thuật Việt Nam
Chương 2: Biểu tượng bầu vú qua văn chương
2.1. Văn học dân gian
2.2. Văn học bác học
Chương 3: Biểu tượng bầu vú qua nghệ thuật
3.1. Hội họa
3.2. Điều khắc
Chương 4. Biểu tượng bầu vú trong các nền văn khác
4.1. Văn hóa Đông Bắc Á
4.2. Văn hóa Châu Phi
4.3. Văn hóa Châu Âu, Mỹ
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Minh Trí
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 5 19/04/18 2:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: BIỂU TƯỢNG BẦU VÚ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Le Quang Duc » Thứ 4 16/05/18 3:00

Chào bạn Nguyễn Minh Trí,
Qua sự trình bày về đề tài và đề cương của bạn, tôi xin có mấy băn khoăn cần trao đổi như sau:
1) Trong sơ đồ cấu trúc cấp hệ của bạn, dù biết rằng tìm một đối tượng so sánh thích hợp hơn cho biểu tượng "bầu vú" so với sinh thực khí nam là rất khó, song việc đặt sự so sánh hai đối tượng "bầu vú" và "dương vật" (sinh thực khí nam) có vẻ bất cập. Rất tiếc là tôi chưa nghe được cách diễn giải chi tiết hơn từ bạn nên chỉ biết nêu suy nghĩ này với bạn ?!
2) Nội dung "Biểu tượng bầu vú trong các nền văn hóa" được đặt tách riêng thành một Chương 4 có vẻ mang tính cơ học và gắn kết yếu ớt hơn trong tổng thể các nội dung của đề tài. Theo tôi, bạn có thể chuyển tải các nội dung chi tiết, cụ thể liên quan đến nội dung này vào các Chương 2 và 3 để so sánh thì sẽ hợp lý và thuyết phục hơn...
3) Ngoài ra, trong tên đề tài, khái niệm "văn chương nghệ thuật" được bao gộp nhau trong thói quen giao tiếp thông thường có vẻ không thích hợp trong diễn đạt khoa học, bởi vì, "văn chương" nói cho cùng chính là loại hình "nghệ thuật bằng ngôn từ", là một loại hình thuộc "nghệ thuật" nói chung. Tôi cũng không biết cách xử lý vấn đề này thế nào, nhưng quả thực thấy có những lợn cợn trong suy nghĩ như vậy, xin được chia sẻ với bạn.
Chúc bạn thành công trong việc nghiên cứu của mình !
RANDOM_AVATAR
Le Quang Duc
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 2 30/05/16 10:05
Đến từ: TP.HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BIỂU TƯỢNG BẦU VÚ QUA VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Minh Trí » Thứ 4 16/05/18 22:38

Bài tập 3: Sưu tầm tài liệu tham khảo và sử dụng Document Map.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. SÁCH
1. Trương Quốc Bình (2015), Các tác phẩm hội họa Việt Nam: lưu giữ và bảo tồn, NXB Văn hóa dân tộc.
2. Lý Khắc Cung (2010), Văn hóa phồn thực Việt Nam, NXB Dân Trí.
3. Việt Chương (biên soạn) (2004), Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam – Quyển Thượng, NXB Tổng hợp Đồng Nai.
4. Ngô Văn Doanh (2004), Điêu khắc Chămpa - Champa Sculpture, NXB Thông tấn.
5. Ngọc Hà (sưu tầm, tuyển chọn) (2015), Tục ngữ, ca dao Việt Nam, NXB Văn học.
6. Đinh Hồng Hải (2014), Nghiên cứu biểu tượng: một số hướng tiếp cận lý thuyết, NXB Thế giới.
7. Phạm Thúy Hợp (2003), Sưu tập điêu khắc Chămpa tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (The Collection of Champa Sculpture in the National Museum of Vietnamese History), NXB Bảo tàng lịch sử Việt Nam.
8. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Trần Gia Linh (2013), Huyền thoại mẹ và tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa dân gian Việt Nam, NXB Thời Đại.
10. Phong Lê (2013), Phác thảo văn học Việt Nam hiện đại (thế kỷ XX), NXB Tri thức.
11. Trần Ngọc Thêm (2013), Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM.
B. INTERNET
1. N.T.Dũng (2009), Bí ẩn cầu thang vú, đường dẫn: http://cand.com.vn/van-hoa/Bi-an-cau-thang-vu-144684/, ngày đăng: 15/06/2009, ngày truy cập: 16/05/2018.
2. Gia đình đại ngàn (2018), Ngực trần Sơn Nữ : Nét văn hóa cổ xưa của cộng đồng các dân tộc Đại Ngàn Tây Nguyên, đường dẫn: http://daingan.com.vn/blog/van-hoa-dan- ... -ma-thuot/, ngày đăng: 10/01/2018, ngày truy cập: 16/05/2018.
3. Lê Đình Khẩn (2013), Bầu vú với văn hóa nhân loại, đường dẫn: http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-g ... -nhan-loai, ngày đăng: 24/06/2013, ngày truy cập: 16/05/2018.
4. Quốc Lê (2015), Ngắm vẻ đẹp của hàng trăm bầu ngực cổ xưa ở Đà Nẵng, đường dẫn: http://kienthuc.net.vn/di-san/ngam-ve-d ... 42459.html, ngày đăng: 13/01/2015, ngày truy cập: 16/05/2018.
5. Võ Văn Thắng (2011), Một sáng tạo văn hóa Chămpa, http://www.baodanang.vn/channel/5433/20 ... a-2132745/, ngày đăng 23/10/2011, ngày truy cập: 16/05/2018.
6. Trần Ngọc Thêm (2006), Bàlamôn giáo và văn hóa Việt Nam, đường dẫn: http://www.nhipcaugiaoly.com/post?id=499, ngày đăng: 04/05/2006, ngày truy cập: 16/05/2018.
7. Quang Viên (2018), Kỳ bí bầu vú, cầu thang và các báu vật của nhà dài, ngày đăng: 31/03/2018, ngày truy cập: 16/05/2018.
8. Tấn Vịnh (2010), Bầu vú mẹ, đường dẫn: http://baoquangnam.vn/van-hoa-van-nghe/ ... -me-66440/, ngày đăng: 17/04/2010, ngày truy cập: 16/05/2010.


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Minh Trí
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 5 19/04/18 2:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: BIỂU TƯỢNG BẦU VÚ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Nguyệt Ánh » Thứ 5 24/05/18 2:42

Chào Trí.
Mình có vài ý kiến cá nhân.
1. Nếu xét cả văn chương và nghệ thuật thì có rộng quá không?
2. Phần Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Cơ sở lý luận: Phần lý thuyết chức năng thì quan điểm mình vận dụng là gì của ai. Nên chọn và trình bày rõ. Ngoài lý thyết này cũng cần có những quan điểm lý luận liên quan đến biểu tượng trong nghệ thuật văn chương,...
- Cơ sở thực tiễn: hiểu phần 1.2 là cơ sở thực tiễn thì chưa đủ và chưa chính xác vì cơ sở thực tiễn là định vị đối tượng nghiên cứu của đề tài. Có thể áp dụng hệ tọa độ C-K-T để định vị tốt hơn.
3. Thật sự thì đề tài rộng. Và đề cương thì chưa thể hiện được vấn đề cần giải quyết (được đề cập ở phần xác lập các cặp đối lập).
Mình có một số ý kiến như thế.
Thân.
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Nguyệt Ánh
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 2 15/01/18 4:42
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BIỂU TƯỢNG BẦU VÚ CỦA NGƯỜI VIỆT QUA VĂN CHƯƠNG...

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Minh Trí » Thứ 5 14/06/18 1:53

[CHỈNH SỬA] Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài
Tên đề tài: BIỂU TƯỢNG BẦU VÚ QUA VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

1. Phân tích cấu trúc (NP) của đề tài
[Biểu tượng bầu vú ] [<qua văn chương nghệ thuật> <Việt Nam>]
- Cụm từ trung tâm: Biểu tượng bầu vú
- Cụm từ định tố: qua văn chương nghệ thuật Việt Nam

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Biểu tượng bầu vú
- Chủ thể: Người phụ nữ Việt
- Không gian: Việt Nam
- Thời gian: từ xưa đến nay

3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm:
Hình ảnh

Chủ thể: Toàn thể
Thời gian: Toàn thời

4. Xác định các cặp đối lập:
- Biểu tượng bầu vú hay biểu tượng dương vật? – Rõ ràng, ít mâu thuẫn
- Người Việt hay người dân tộc khác hay người nước ngoài? – Rõ ràng, ít mâu thuẫn
- Giữ nguyên hệ giá trị hay thay đổi hệ giá trị? – Không rõ ràng -> Mâu thuẫn = Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Minh Trí
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 5 19/04/18 2:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: BIỂU TƯỢNG BẦU VÚ CỦA NGƯỜI VIỆT QUA VĂN CHƯƠNG...

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Minh Trí » Thứ 5 14/06/18 2:01

[CHỈNH SỬA] Bài tập 2: Lập đề cương chi tiết
Dề tài: BIỂU TƯỢNG BẦU VÚ QUA VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

DẪN NHẬP
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận:
1.1.1. Khái niệm biểu tượng
1.1.2. Khái niệm biểu tượng trong tin ngưỡng phồn thực
1.2. Thực tiễn
1.2.1. Quan điểm của người Việt về biểu tượng bầu vú
1.2.2. Tổng quan về Việt Nam
Chương 2: Biểu tượng bầu vú qua văn chương
2.1. Văn học dân gian
2.2. Văn học bác học
Chương 3: Biểu tượng bầu vú qua nghệ thuật
3.1. Hội họa - điêu khắc
3.2. Điện ảnh
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Minh Trí
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 5 19/04/18 2:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: BIỂU TƯỢNG BẦU VÚ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Minh Trí » Thứ 5 14/06/18 6:47

BÀI TẬP THỰC HÀNH 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA

ĐỊNH NGHĨA: BIỂU TƯỢNG

1. Tìm tất cả các định nghĩa hiện có:
- Định nghĩa 1: Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học: Biểu tượng là hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt".
- Định nghĩa 2: Theo Trần Xuân Toàn: "Biểu tượng là những hình ảnh sự vật cụ thể cảm tính bao hàm trong nó nhiều ý nghĩa gây được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc."
- Định nghĩa 3: Theo C. G. Jung: "Biểu tượng không phải là một phúng dụ, cũng chẳng phải một dấu hiệu đơn giản, mà đúng hơn là một hình ảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất, ta mơ hồ nghi hoặc của tâm linh"
- Định nghĩa 4: Theo Trần Ngọc Thêm: "Biểu tượng là tổng thể của hình ảnh được trưng ra (cái biểu hiện) cùng mối quan hệ của nó với sự vật, khái niệm, tư tưởng mà nó thay thế (cái được biểu hiện, ý nghĩa)".

2. Phân tích từng định nghĩa:
- ĐN1: Nhấn mạnh, biểu tượng là quá trình nhận thức con người về hình ảnh.
- ĐN2: "Biểu tượng là những hình ảnh sự vật cụ thể" vẫn chưa đầy đủ ý. Vì biểu tượng đôi khi không nhất thiết phải là một hình ảnh sự vật cụ thể. Có khi chỉ là một hình ảnh - ký hiệu cũng trở thành một biểu tượng.
- ĐN3: Định nghĩa có tính khái quát nhưng khó hiểu.
- ĐN4: Ngắn gọn, dễ hiểu. Thể hiện được mối quan hệ giữa các thành tố tạo nên biểu tượng. Có tính khái quát cao.

3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những đặc trưng cần bổ sung, sửa chữa:
- Cả bốn định nghĩa trên đều là định nghĩa đặc trưng.
- Cả bốn định nghĩa trên đều cho rằng: Biểu tượng chính là một hình ảnh – Nghĩa này có thể sử dụng.
- Các định nghĩa trên về cơ bản đều giải thích đúng bản chất của biểu tượng. Trong đó định nghĩa của Trần Ngọc Thêm đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính khái quát cao đáp ứng được nhu cầu của định nghĩa.

4. Xác định đặc trưng giống (khái niệm rộng hơn cùng loài):
Tổng thể

5. Xác định đặc trưng loài (khu biệt khái niệm được định nghĩa với những khái niệm khác cùng bậc ):
- Là hình ảnh
- Phải có cái trưng ra (cái biểu hiện)
- Phải có cái thay thế (cái được biểu hiện, ý nghĩa)
- Xuất hiện mối quan hệ với sự vật, khải niệm, tư tưởng giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện.

6. Kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung, chỉnh sửa lại:
Hình ảnh

Định nghĩa đảm bảo được yêu cầu nội dung và hình thức. Do vậy, kế thừa định nghĩa Biểu tượng của Trần Ngọc Thêm: "Biểu tượng là tổng thể của hình ảnh được trưng ra (cái biểu hiện) cùng mối quan hệ của nó với sự vật, khái niệm, tư tưởng mà nó thay thế (cái được biểu hiện, ý nghĩa)"
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Minh Trí
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 5 19/04/18 2:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: BIỂU TƯỢNG BẦU VÚ QUA VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Cẩm Vân Ban Mê » Thứ 6 15/06/18 9:47

Nguyễn Minh Trí đã viết:Bài tập 2: Lập đề cương chi tiết
Dề tài: BIỂU TƯỢNG BẦU VÚ QUA VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

DẪN NHẬP
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Các khái niệm liên quan:
1.1.1. Khái niệm biểu tượng
1.1.2. Khái niệm biểu tượng văn hóa
1.2. Lý thuyết vận dụng: (Vận dụng lý thuyết chức năng)
1.3.Tổng quan về văn chương nghệ thuật Việt Nam
Chương 2: Biểu tượng bầu vú qua văn chương
2.1. Văn học dân gian
2.2. Văn học bác học
Chương 3: Biểu tượng bầu vú qua nghệ thuật
3.1. Hội họa
3.2. Điều khắc
Chương 4. Biểu tượng bầu vú trong các nền văn khác
4.1. Văn hóa Đông Bắc Á
4.2. Văn hóa Châu Phi
4.3. Văn hóa Châu Âu, Mỹ
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Chào Trí! chị rất thích đề tài này. Hấp dẫn quá!
Chị có chút trao đổi với em
Cụm từ "văn chương nghệ thuật" em nên suy nghĩ thêm.
Cách đặt tên chương của em chưa có tính hệ thống.
Nếu chương 3 em xác định 2 khảo sát qua 2 loại hình nghệ thuật hội hoạ và điêu khắc thì dùng để đặt tên chương luôn.
Chương 4 quá rộng so với 2 chương còn lại. Ta nên so sánh trong quá trình thực hiện các chương ở trên. Ví dụ: So sánh bầu vú trong văn chương Việt Nam với văn chương vài nước, hội hoạ hay điêu khắc cũng vậy.
Chị gợi ý như vầy em xem sao nhé.
Chúc em thành công.
RANDOM_AVATAR
Cẩm Vân Ban Mê
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 4 24/01/18 12:56
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 6 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến74 khách

cron