TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN-BÌNH THUẬN

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN-BÌNH THUẬN

Gửi bàigửi bởi Mỹ Trinh » Thứ 4 02/05/18 18:56

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong Văn hóa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học Viên: Phạm Thị Mỹ Trinh
MSHV: 176031064032
Lớp: Cao học Văn hóa học K18B


Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài
Tên đề tài: TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN VÀ BÌNH THUẬN


1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài
[Tín ngưỡng phồn thực] [< của người Chăm> ở Ninh Thuận và Bình Thuận]
- Cụm từ trung tâm (Đối tượng của đề tài): Tín ngưỡng phồn thực
- Cụm từ định tố: của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tín ngưỡng phồn thực
- Chủ thể: người Chăm
- Không gian: tại Ninh Thuận và Bình Thuận
- Thời gian: toàn thời
3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm:

Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Xác định cặp đối lập:
Tín ngưỡng phồn thực >< Tín ngưỡng dân gian khác
- Xác định nội dung cần đi sâu nghiên cứu:
Phân tích đặc trưng cơ bản về tín ngưỡng phồn thực của người Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, nhận diện những nét tương đồng và khác biệt với người Chăm ở Nam Bộ.
RANDOM_AVATAR
Mỹ Trinh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 21/04/18 10:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN-BÌNH T

Gửi bàigửi bởi Mỹ Trinh » Thứ 4 09/05/18 9:40

Chỉnh sửa Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Mỹ Trinh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 21/04/18 10:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN-BÌNH T

Gửi bàigửi bởi Mỹ Trinh » Thứ 4 09/05/18 10:01

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG
TÊN ĐỀ TÀI: TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN VÀ BÌNH THUẬN


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
- Người Chăm là một trong 54 thành phần dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một trong 5 tộc người thuộc ngữ hệ Mã Lai – Đa Đảo ở Việt Nam.
- Người Chăm cư trú tại nhiều tỉnh thuộc Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và có thể chia làm 3 khu vực chính: 1) các huyện miền núi của tỉnh Bình Định và Phú yên, 2) hai tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ - Ninh Thuận và Bình Thuận, 3) một số tỉnh ở Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ở người Chăm, cũng như nhiều cư dân nông nghiệp khác, tín ngưỡng phồn thực rất phát triển. Tín ngưỡng phồn thực đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Chăm, đặc biệt là một xã hội chuyên làm nông nghiệp lúa nước.
- Nghiên cứu tín ngưỡng phồn thực Chăm dưới góc nhìn văn hóa, sẽ góp thêm vào ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích của đề tài là tìm hiểu nền tảng cơ sở hình thành nên tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, từ đó hệ thống hóa, phân tích đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng phồn thực.
3. Lịch sử vấn đề
- Từ lâu có có nhiều công trình nghiên cứu về Người Chăm được công bố dưới nhiều dạng như sách, bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành, bài đăng các kỷ yếu hội thảo, hội nghị, đề tài đại học và trên đại học… phản ánh nhiều mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của tộc người Chăm. Việc nghiên cứu về người Chăm rất đa dạng và để lại một khối lượng tư liệu rất đồ sộ, nhưng do đề tài nghiên cứu về tín ngưỡng phồn thực của người Chăm nên chủ yếu chỉ đề cập đến những công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan mật thiết đến đề tài.
- Hầu như các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng của người Chăm đều ít nhiều có nhắc đến tín ngưỡng phồn thực một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp có nghĩa là nhắc đến nghiên cứu tín ngưỡng phồn thực của người Chăm là một trong số hệ thống tín ngưỡng của người Chăm. Gián tiếp có nghĩa là nghiên cứu tín ngưỡng phồn thực của người Chăm chỉ được nhắc đến như là những biểu hiện trong các tín ngưỡng dân gian khác của người Chăm.
- Điểm lại tất cả những công trình có nghiên cứu về tín ngưỡng phồn thực của người Chăm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là tín ngưỡng phồn thực của người Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Người Chăm ở Việt Nam chia làm 3 bộ phận theo ba tôn giáo khác nhau. Đó là nhóm người Chăm theo đạo Hinđu, người Chăm theo đạo Bàni (một biến thái địa phương của Hồi giáo – là một cộng đồng tín đồ Hồi giáo chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố “phi Hồi giáo” như trong phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian... của người Chăm), và người Chăm Hồi giáo hay Islam. Người Chăm theo đạo Hinđu và đạo Bàni cư trú tập trung tại các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, người Chăm theo đạo Islam cư trú tập trung ở các tỉnh Nam Bộ và Tp.Hồ Chí Minh.
- Người ta còn biết đến một nhóm địa phương của người người Chăm là nhóm “Chăm Hroi”, cư trú tại các tỉnh Phú Yên và Bình Định, ít chịu ảnh hưởng của đạo Hinđu và Hồi giáo.
- Như vậy, đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là cộng đồng người Chăm theo đạo Hinđu và đạo Bàni ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Còn người Chăm theo đạo Islam sống ở Nam Bộ và Tp.Hồ Chí Minh không phải là đối tượng nghiên cứu của đề tài này, vì đại đa số họ đã cải đạo và theo đạo, không còn giữ lại những tín ngưỡng cổ xưa của người Chăm, trong đó có tín ngưỡng phồn thực.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đề tài muốn góp thêm những thông tin về tín ngưỡng phồn thực của người Chăm trong mối quan hệ với đời sống tinh thần và sinh hoạt xã hội.
- Nghiên cứu tín ngưỡng phồn thực người Chăm ở Việt Nam nhìn từ gốc độ văn hóa là đối tượng, nhiệm vụ của ngành văn hóa học. Những đặc điểm rút ra được trên cơ sở hệ thống hóa các biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực của người Chăm góp phần vào việc nghiên cứu đặc trưng văn hóa tộc người Chăm, góp phần nghiên cứu sự đa dạng và thống nhất của nền văn hóa Việt Nam trong sự phát triển của xã hội. Đây là ý nghĩa thực tiễn khoa học và thực tiễn của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
- Phương pháp phân tích hệ thống
- Phương pháp liên ngành
- Các nguồn tài liệu thư tịch và tư liệu điền dã .
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Tài liệu tham khảo; đề tài gồm có 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn; chương này có ý nghĩa làm tiền đề cho việc nghiên cứu và xác định các chương sau (qua biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực). 2 chương còn lại được phân chia theo 4 nhóm biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực.

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái niệm tín ngưỡng phồn thực
1.2. Nguồn gốc của tín ngưỡng phồn thực
1.3. Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực


Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN DƯỚI HÌNH THỨC THỜ PHỒN THỰC VÀ TRONG LỄ HỘI CỦA NGƯỜI CHĂM
2.1. Hai biểu hiện dưới hình thức thờ phồn thực
2.1.1. Thờ linga và yoni (thờ sinh thực khí)
2.1.2. Thờ nữ thần phồn thực
2.2. Biểu hiện trong các lễ hội
2.2.1. Lễ Pơh Băng Yang (lễ khai mương đắp đập)
2.2.2. Rija Nưgar
2.2.3. Lễ Palao Pasah hay Plao Sah (lễ cầu đảo thần sóng biển):
2.2.4. Yôr Yang (lễ cầu mưa)
2.2.5. Lễ chém trâu cúng chằn
Chương 3: TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
3.1. Tín ngưỡng phồn thực liên quan đến sản xuất nông nghiệp
3.1.1. Tín ngưỡng về hồn lúa
3.1.2. Lễ mời chúa Xứ (lễ cúng lúa đang đẻ nhánh)
3.1.3. Lễ cúng lúa chửa
3.2. Tín ngưỡng phồn thực thể hiện trong đời sống gia đình của người Chăm
3.2.1. Nghi lễ thờ cúng của các dòng họ ở người Chăm.
3.2.2. Nghi lễ đám cưới
3.2.3. Trong các lĩnh vực đời sống khác

KẾT LUẬN
RANDOM_AVATAR
Mỹ Trinh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 21/04/18 10:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN-BÌNH T

Gửi bàigửi bởi Le Quang Duc » Thứ 4 16/05/18 3:30

Chào bạn Mỹ Trinh,
Đề tài của bạn rất lý thú và có nhiều ý nghĩa trong việc tìm hiểu văn hóa tộc người và văn hóa vùng. Sau khi đọc kỹ Đề cương của bạn xin có mấy ý kiến cùng chia sẻ để thảo luận cùng bạn như sau:
1) Đề tài đã xác định rất rõ đối tượng nghiên cứu, và theo đó, có thể thấy ngoài việc khảo tả chi tiết tín ngưỡng phồn thực của người Chăm trên hai bình diện đồng đại và lịch đại. đề tài cần so sánh để làm rõ những điểm tương đồng và dị biệt của tín ngường phồn thực giữa tộc người Chăm và các tộc người khác (trong đó là người Kinh), giữa cộng đồng Chăm đang sinh sống ở 2 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và các cộng đồng Chăm ở các địa phương khác. Nếu nghiên cứu làm được điều này, đề tài sẽ có những đóng góp nhất định về mặt khoa học.
2) Việc đặt tên cho Chương 2 có vẻ chưa logic và rõ ràng lắm. Theo tôi, để thống nhất về khảo tả đối tượng nghiên cứu này, Chương 2 có thể đặt tên là "Tín ngường phồn thực của người cộng đồng Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận trong lễ hội". Như vậy đề tài tập trung khảo tả tín ngưỡng này ở 3 khu vực: Lễ hội, Nông nghiệp và Gia đình. Tuy nhiên việc sắp xếp, triển khai các nội dung trên theo một cấu trúc khoa học hơn cũng cần tính lại một cách hợp lý hơn, có thể Lao động sản xuất/nông nghiệp (như phương diện vật chất) - tổ chức đời sống cộng đồng (gia đình) - lễ hội (văn hóa tinh thần).
3) Lễ Pơh Băng Yang (lễ khai mương đắp đập) chắc có liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nên đặt ở Chương 2 (Lễ hội) hay đưa về Chương 3 (... nông nghiêp) ?
Đề tài, với tôi, là rất hấp dẫn, nên rất mong bạn nghiên cứu thành công và có kết quả khả quan để anh em được đọc vào một ngày sớm nhất !
RANDOM_AVATAR
Le Quang Duc
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 2 30/05/16 10:05
Đến từ: TP.HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN-BÌNH T

Gửi bàigửi bởi Mỹ Trinh » Thứ 4 16/05/18 14:12

Chào anh Le Quang Duc,
Rất cảm ơn những chia sẻ và góp ý cặn kẽ của anh cho đề cương này. Trong quá trình thực hiện đề tài em sẽ có bổ sung và chỉnh sửa cho hợp lý hơn.
1) Hướng so sánh này em cũng đã nghĩ đến khi mới bắt đầu, nhưng còn phân vân liệu như vậy có rộng quá chăng. Nếu có đưa vào thì em chỉ giới hạn so sánh tín ngưỡng phồn thực của người Chăm ở Ninh Thuận-Bình Thuận với một tộc người khác trong cùng nhóm Malayo-Polynesia, đó là tộc người Gia-rai ở Tây Nguyên.
2) và 3) Em sẽ cân nhắc và sắp xếp cho phù hợp.
Mong tiếp tục nhận được những ý kiến của anh!
RANDOM_AVATAR
Mỹ Trinh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 21/04/18 10:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN-BÌNH T

Gửi bàigửi bởi Mỹ Trinh » Thứ 4 16/05/18 16:14

Bài tập thực hành 3: Sưu tầm tài liệu và sử dụng document map
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Sách
1. Bùi Việt Bắc 2009: Tản mạn về tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Việt Nam. - H.: Nxb Văn hóa – Thông tin.
2. Đặng Nghiêm Vạn 1996: Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay. – H.: Nxb Khoa học xã hội.
3. Lê Văn Kỳ 2002: Lễ hội nông nghiệp Việt Nam. – H.: Nxb Văn hóa dân tộc Việt Nam.
4. Ngô Đức Thịnh 2001: Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam. – H.: Nxb Khoa học xã hội.
5. Ngô Đức Thịnh 2006: Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam. – H.: Nxb Khoa học xã hội, 860tr.
6. Ngô Văn Doanh 1998: Lễ hội Rija Nưgar của người Chăm. - H.: Nxb Văn hóa Dân tộc.
7. Ngô Văn Doanh 2001: Những hình nhân thế mạng trong lễ hội Rica Nưgar đầu năm của người Chăm. - Trong Tín ngưỡng dân gian ở Việt nam (Lê Như Hoa cb). - H.: Nxb Văn hóa Thông Tin, tr.170-384.
8. Ngô Văn Lệ 1997: Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. – H.: Nxb Giáo dục.
9. Phan Ngọc Chiến 1989: Một số vấn đề kinh tế nông nghiệp ở vùng Chăm tỉnh Thuận Hải. – In trong Người Chăm ở Thuận Hải. Sở Văn hóa Thông tin Thuận Hải, tr.13-38.
10. Phan Quốc Anh 2006: Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Bình Thuận. – H.: Nxb Văn hóa dân tộc.
11. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp 1991: Văn hóa Chăm. - H.: Nxb Khoa học xã hội, 392tr.
12. Trần Bình Minh 2001: Tín ngưỡng dân gian của người Việt. - Trong Tín ngưỡng dân gian ở Việt nam (Lê Như Hoa cb). - H.: Nxb Văn hóa Thông Tin, tr.6-181.
13. Trần Ngọc Thêm 1996/2004: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. – Tp.HCM.: Nxb Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, 690tr.
14. Văn Đình Hy 1978: “Từ thần thoại Pô Inư - Nưgar đến Thiên - Y - A - Na”, Những vấn đề Dân tộc học ở miền Nam Việt Nam, Tập II, Quyển 2, Viện Khoa học xã hội tại TP.Hồ Chí Minh, tr.143-172.
15. Văn Món-Sakaya 2003: Lễ hội người Chăm. – H.: Nxb Văn hóa dân tộc.
II. Bài tạp chí
1. Mah Moh 1975: Bước đầu tìm hiểu về tôn giáo tín ngưỡng của người Chăm. – Tạp chí Dân tộc học, số 4.
2. Phan Lạc Tuyên 1990: Nông nghiệp cổ truyền của người Chăm ở Thuận Hải. – Tạp chí Dân tộc học, số 1.
3. Phan Quốc Anh 2001: Đôi nét ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ đối với văn hóa Chăm Balamon Ninh Thuận. – Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 9 (207).
4. Trần Quốc Vượng 1995: Miền Trung Việt Nam và văn hóa Chămpa (một cái nhìn địa văn hóa). – Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4.
5. Văn Món 1996: Lễ Rija Nưgar: Một loại hình tìn ngưỡng dân gian Chàm độc đáo. – Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr.71-80.
III. Luận văn – Luận án
1. Nguyễn Đức Toàn 2002: Ảnh hưởng của tôn giáo đối với tín ngưỡng của người Chăm ở Việt Nam. – Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội tại Tp.Hồ Chí Minh.
2. Vương Hoàng Trù 2003: Tín ngưỡng dân gian của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận. - Luận án tiến sĩ Lịch sử, Viện Khoa học xã hội tại Tp.Hồ Chí Minh, 246tr.
IV. Tài liệu Internet
1. Tưng bừng lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh Thuận. - https://www.youtube.com/watch?v=5lK6YGcDfSk
2. Lễ hội Ramuwan của người Chăm Ninh-Bình Thuận. - https://www.youtube.com/watch?v=22to6lDLkFQ
3. Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận. - http://thegioidisan.vn/vi/le-hoi-dan-gi ... thuan.html
4. Lễ hội đầu năm của người Chăm ở Ninh Thuận. - https://www.vhttdlkv3.gov.vn/Le-hoi/Le- ... etail.aspx
5. Lễ hội Katê của đồng bào Chăm Balamon và Hồi giáo (Bàni). - http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/3 ... giao_Bani_
6. Sự khác biệt về tín ngưỡng phồn thực của người Việt và người Chăm. - https://dulichhuongdanvien.wordpress.co ... guoi-cham/

DOCUMENT MAP
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Mỹ Trinh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 21/04/18 10:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN-BÌNH T

Gửi bàigửi bởi Le Quang Duc » Thứ 6 18/05/18 2:42

Mỹ Trinh đã viết:Chào anh Le Quang Duc,
Rất cảm ơn những chia sẻ và góp ý cặn kẽ của anh cho đề cương này. Trong quá trình thực hiện đề tài em sẽ có bổ sung và chỉnh sửa cho hợp lý hơn.
1) Hướng so sánh này em cũng đã nghĩ đến khi mới bắt đầu, nhưng còn phân vân liệu như vậy có rộng quá chăng. Nếu có đưa vào thì em chỉ giới hạn so sánh tín ngưỡng phồn thực của người Chăm ở Ninh Thuận-Bình Thuận với một tộc người khác trong cùng nhóm Malayo-Polynesia, đó là tộc người Gia-rai ở Tây Nguyên.
2) và 3) Em sẽ cân nhắc và sắp xếp cho phù hợp.
Mong tiếp tục nhận được những ý kiến của anh!


Chào Mỹ Trinh,
Rất vui là được học chung với Lớp em. Những chia sẻ và trao đổi trí thức trong quá trình nghiên cứu là rất OK. Sau khi anh post bài tập lên mạng, anh cũng rất mong nhận được nhiều ý khiến phản biện của em và anh chị em trong lớp để những suy nghĩ và nghiên cứu của mình trở nên chín chắn hơn.
Cảm ơn em đã reply.
RANDOM_AVATAR
Le Quang Duc
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 2 30/05/16 10:05
Đến từ: TP.HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN-BÌNH T

Gửi bàigửi bởi Mỹ Trinh » Thứ 7 26/05/18 0:53

Dạ, anh!
RANDOM_AVATAR
Mỹ Trinh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 21/04/18 10:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN-BÌNH T

Gửi bàigửi bởi Mỹ Trinh » Thứ 4 13/06/18 23:57

BÀI TẬP THỰC HÀNH 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA
1. Tìm tất cả các định nghĩa hiện có:
- Định nghĩa 1: Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia: “Thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt và con người được sinh sôi nảy nở. Để làm được hai điều trên, những trí tuệ sắc sảo sẽ tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ đã xây dựng được triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì xây dựng tín ngưỡng phồn thực (phồn = nhiều, thực = nảy nở).”
- Định nghĩa 2: Theo Hồ Thị Hồng Lĩnh: “Người ta cần mùa màng tươi tốt để duy trì cuộc sống và con người phải sinh sôi nảy nở để tồn tại phát triển, từ đó phát sinh cái gọi là tín ngưỡng phồn thực: Tín ngưỡng = niềm tin; phồn = nhiều; thực = nảy nở. Có nghĩa là niềm tin vào sự nảy nở ra nhiều của vạn vật.”
- Định nghĩa 3: Theo Lê Văn Chưởng: “Tín ngưỡng phồn thực là sự tôn sùng và tin tưởng về sự sinh sôi nảy nở nhiều. tín ngưỡng phồn thực là biểu hiện của triết lý truyền sinh, nó ở trong quỹ đạo tư duy lưỡng hợp.”
- Định nghĩa 4: Theo Trần Ngọc Thêm: “Tín ngưỡng phồn thực - tín ngưỡng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người (phồn = nhiều, thực = nảy nở)”
2. Phân tích từng định nghĩa:
Hình ảnh

3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những đặc trưng cần bổ sung, sửa chữa:
- Cả bốn định nghĩa trên đều cho rằng Tín ngưỡng phồn thực là niềm tin sự sinh sôi nảy nở của cả tự nhiên và con người – Nghĩa này có thể sử dụng.
- Các định nghĩa trên về cơ bản đều giải thích đúng bản chất của tín ngưỡng phồn thực. Ba định nghĩa đầu, còn dài dòng, có định nghĩa thiếu ý, có định nghĩa thừa ý. Riêng định nghĩa của Trần Ngọc Thêm đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu.
4. Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm hiện hành, đối chiếu với kết quả ở bước 3 để điều chỉnh, bổ sung các đặc trưng cùng nội dung cụ thể của chúng:
Các khái niệm trên mỗi khái niệm có cách diễn giải khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là đề cập về sự sinh sôi nảy nở. Dựa trên cơ sở kế thừa và tiếp thu kết quả của các tác giả trên, học viên đưa ra khái niệm: “Tín ngưỡng phồn thực là một hình thức tín ngưỡng dân gian thể hiện sự cầu mong về sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người, được diễn đạt dưới các hình thức biểu hiện mang tính âm dương, đực cái”.
5. Xác định đặc trưng giống (khái niệm rộng hơn cùng loài):
Tín ngưỡng dân gian
6. Xác định đặc trưng loài (khu biệt khái niệm được định nghĩa với những khái niệm khác cùng bậc ):
1) Tín ngưỡng (phân biệt với tôn giáo)
2) Sự sinh sôi nảy nở (phân biệt với sự chết, sự đứng im)
3) Tự nhiên và con người (phân biệt với nhân tạo và con vật)
7. Kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung, chỉnh sửa lại:
Có thể thay: sự cầu mong = niềm ước vọng (không thay đổi nghĩa)
Xây dựng định nghĩa: “Tín ngưỡng phồn thực là một hình thức tín ngưỡng dân gian thể hiện niềm ước vọng về sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người, được diễn đạt dưới các hình thức biểu hiện mang tính âm dương, đực cái”.
RANDOM_AVATAR
Mỹ Trinh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 21/04/18 10:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN-BÌNH T

Gửi bàigửi bởi Cẩm Vân Ban Mê » Thứ 6 15/06/18 9:27

Mỹ Trinh đã viết:
BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG
TÊN ĐỀ TÀI: TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN VÀ BÌNH THUẬN


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
- Người Chăm là một trong 54 thành phần dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một trong 5 tộc người thuộc ngữ hệ Mã Lai – Đa Đảo ở Việt Nam.
- Người Chăm cư trú tại nhiều tỉnh thuộc Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và có thể chia làm 3 khu vực chính: 1) các huyện miền núi của tỉnh Bình Định và Phú yên, 2) hai tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ - Ninh Thuận và Bình Thuận, 3) một số tỉnh ở Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ở người Chăm, cũng như nhiều cư dân nông nghiệp khác, tín ngưỡng phồn thực rất phát triển. Tín ngưỡng phồn thực đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Chăm, đặc biệt là một xã hội chuyên làm nông nghiệp lúa nước.
- Nghiên cứu tín ngưỡng phồn thực Chăm dưới góc nhìn văn hóa, sẽ góp thêm vào ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích của đề tài là tìm hiểu nền tảng cơ sở hình thành nên tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, từ đó hệ thống hóa, phân tích đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng phồn thực.
3. Lịch sử vấn đề
- Từ lâu có có nhiều công trình nghiên cứu về Người Chăm được công bố dưới nhiều dạng như sách, bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành, bài đăng các kỷ yếu hội thảo, hội nghị, đề tài đại học và trên đại học… phản ánh nhiều mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của tộc người Chăm. Việc nghiên cứu về người Chăm rất đa dạng và để lại một khối lượng tư liệu rất đồ sộ, nhưng do đề tài nghiên cứu về tín ngưỡng phồn thực của người Chăm nên chủ yếu chỉ đề cập đến những công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan mật thiết đến đề tài.
- Hầu như các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng của người Chăm đều ít nhiều có nhắc đến tín ngưỡng phồn thực một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp có nghĩa là nhắc đến nghiên cứu tín ngưỡng phồn thực của người Chăm là một trong số hệ thống tín ngưỡng của người Chăm. Gián tiếp có nghĩa là nghiên cứu tín ngưỡng phồn thực của người Chăm chỉ được nhắc đến như là những biểu hiện trong các tín ngưỡng dân gian khác của người Chăm.
- Điểm lại tất cả những công trình có nghiên cứu về tín ngưỡng phồn thực của người Chăm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là tín ngưỡng phồn thực của người Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Người Chăm ở Việt Nam chia làm 3 bộ phận theo ba tôn giáo khác nhau. Đó là nhóm người Chăm theo đạo Hinđu, người Chăm theo đạo Bàni (một biến thái địa phương của Hồi giáo – là một cộng đồng tín đồ Hồi giáo chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố “phi Hồi giáo” như trong phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian... của người Chăm), và người Chăm Hồi giáo hay Islam. Người Chăm theo đạo Hinđu và đạo Bàni cư trú tập trung tại các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, người Chăm theo đạo Islam cư trú tập trung ở các tỉnh Nam Bộ và Tp.Hồ Chí Minh.
- Người ta còn biết đến một nhóm địa phương của người người Chăm là nhóm “Chăm Hroi”, cư trú tại các tỉnh Phú Yên và Bình Định, ít chịu ảnh hưởng của đạo Hinđu và Hồi giáo.
- Như vậy, đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là cộng đồng người Chăm theo đạo Hinđu và đạo Bàni ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Còn người Chăm theo đạo Islam sống ở Nam Bộ và Tp.Hồ Chí Minh không phải là đối tượng nghiên cứu của đề tài này, vì đại đa số họ đã cải đạo và theo đạo, không còn giữ lại những tín ngưỡng cổ xưa của người Chăm, trong đó có tín ngưỡng phồn thực.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đề tài muốn góp thêm những thông tin về tín ngưỡng phồn thực của người Chăm trong mối quan hệ với đời sống tinh thần và sinh hoạt xã hội.
- Nghiên cứu tín ngưỡng phồn thực người Chăm ở Việt Nam nhìn từ gốc độ văn hóa là đối tượng, nhiệm vụ của ngành văn hóa học. Những đặc điểm rút ra được trên cơ sở hệ thống hóa các biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực của người Chăm góp phần vào việc nghiên cứu đặc trưng văn hóa tộc người Chăm, góp phần nghiên cứu sự đa dạng và thống nhất của nền văn hóa Việt Nam trong sự phát triển của xã hội. Đây là ý nghĩa thực tiễn khoa học và thực tiễn của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
- Phương pháp phân tích hệ thống
- Phương pháp liên ngành
- Các nguồn tài liệu thư tịch và tư liệu điền dã .
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Tài liệu tham khảo; đề tài gồm có 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn; chương này có ý nghĩa làm tiền đề cho việc nghiên cứu và xác định các chương sau (qua biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực). 2 chương còn lại được phân chia theo 4 nhóm biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực.

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái niệm tín ngưỡng phồn thực
1.2. Nguồn gốc của tín ngưỡng phồn thực
1.3. Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực


Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN DƯỚI HÌNH THỨC THỜ PHỒN THỰC VÀ TRONG LỄ HỘI CỦA NGƯỜI CHĂM
2.1. Hai biểu hiện dưới hình thức thờ phồn thực
2.1.1. Thờ linga và yoni (thờ sinh thực khí)
2.1.2. Thờ nữ thần phồn thực
2.2. Biểu hiện trong các lễ hội
2.2.1. Lễ Pơh Băng Yang (lễ khai mương đắp đập)
2.2.2. Rija Nưgar
2.2.3. Lễ Palao Pasah hay Plao Sah (lễ cầu đảo thần sóng biển):
2.2.4. Yôr Yang (lễ cầu mưa)
2.2.5. Lễ chém trâu cúng chằn
Chương 3: TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
3.1. Tín ngưỡng phồn thực liên quan đến sản xuất nông nghiệp
3.1.1. Tín ngưỡng về hồn lúa
3.1.2. Lễ mời chúa Xứ (lễ cúng lúa đang đẻ nhánh)
3.1.3. Lễ cúng lúa chửa
3.2. Tín ngưỡng phồn thực thể hiện trong đời sống gia đình của người Chăm
3.2.1. Nghi lễ thờ cúng của các dòng họ ở người Chăm.
3.2.2. Nghi lễ đám cưới
3.2.3. Trong các lĩnh vực đời sống khác

KẾT LUẬN

Chào Trinh!
Đề tài hấp dẫn quá.
Chị góp ý chỗ chương 1:
chị thấy vừa thừa vừa thiếu: Cơ sở lý luận thì mình trình bày các khái niệm liên quan và các từ khoá ở tên đề tài.
Còn cơ sở thực tiễn thì em chưa đưa 1 yếu tố nào vào.
Chúc em thành công nhé!
RANDOM_AVATAR
Cẩm Vân Ban Mê
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 4 24/01/18 12:56
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 6 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến73 khách