VĂN HÓA CÔNG GIÁO QUA ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI GIA-RAI TẠI GIA LAI

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

VĂN HÓA CÔNG GIÁO QUA ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI GIA-RAI TẠI GIA LAI

Gửi bàigửi bởi Trần Ngọc Hướng » Thứ 7 05/05/18 9:35

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong Văn hóa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm

Học viên: Trần Ngọc Hướng
MSHV: 176031064018
Lớp: Cao học Văn hóa học K18B

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Tên đề tài: VĂN HÓA CÔNG GIÁO QUA ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI GIA-RAI TẠI GIA LAI

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài

[Văn hóa Công Giáo] [<qua đời sống của người Gia-rai> tại Gia Lai]
- Cụm từ trung tâm: Văn hóa Công Giáo.
- Cụm từ định tố: qua đời sống của người Gia-rai tại Gia Lai.

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa Công giáo
- Chủ thể: người Gia-rai.
- Không gian: Tỉnh Gia Lai.
- Thời gian: từ khi hình thành cộng đồng Công Giáo đầu tiên ở đây cho tới nay.

3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm:

Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu – Các cặp đối lập cơ bản

- Văn hóa Công giáo khác với văn hóa các tôn giáo khác? Rõ ràng, ít mâu thuẫn.
- Tộc người Gia Rai hay các tộc người khác? – Rõ ràng, ít mâu thuẫn.
- Văn hóa Gia-rai có hội nhập vào văn hóa Công Giáo hay ngược lại? Không rõ ràng là vấn đề cần đi sâu nghiên cứu.
RANDOM_AVATAR
Trần Ngọc Hướng
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/04/18 2:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA CÔNG GIÁO QUA ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI GIA-RAI TẠI GIA

Gửi bàigửi bởi Trần Ngọc Hướng » Thứ 4 09/05/18 7:37

BÀI TẬP 2: XÂY DỰN ĐỀ CƯƠNG

Tên đề tài: VĂN HÓA CÔNG GIÁO QUA ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI GIA-RAI TẠI GIA LAI


MỤC LỤC

DẪN NHẬP


1. Lý do chọn đề tài
- Đứng trước làn sóng di dân mạnh mẽ trên vùng đất Tây Nguyên, nguy cơ văn hóa của các tộc người bị sói mòn và biến mất.
- Đạo Công giáo cần những nghiên cứu nghiêm túc về văn hóa các tộc người để củng cố việc truyền giáo, đồng thời bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa tinh thần và vật chất của tộc người Gia-rai.

2. Mục đích nghiên cứu
- Để hiểu rõ hơn về văn hóa tộc người Gia-rai, văn hóa Công giáo của người Gia-rai.
- Nhắm tới việc phát triển văn hóa tộc người Gia-rai.

3. Lịch sử vấn đề
- Nhà dân tộc học Jacques Dournes có ba công trình nghiên cứu về nhân học, văn hóa về tộc người Gia-rai và một số tộc người khác vùng Tây Nguyên như: Rừng, đàn bà, điên loạn; Potao – một lý thuyết về quyền lực ở người Jorai Đông Dương; Miền đất huyền ảo – Dambo. Henri Maitre với cuốn Rừng người Thượng. Những cuốn sách trên đây rất có giá trị để nhiên cứu nhân học, văn hóa nói chung nhưng chưa nghiên cứu ở khía cạnh văn hóa tôn giáo, sự giao lưu và hội nhập các giá trị văn hóa của các tộc người.
- Trần Sĩ Tín với cuốn sách Hạt giống Kitô trên đất Jrai (NXB Tôn giáo 2009) là tổng kết những kinh nghiệm trong vài chục năm truyền giáo tại vùng đất này, đó là những hạt nhân hội nhập văn hóa trong thực hành được tổng kết thành.
- Nguyễn Hồng Dương chủ biên, cuốn “Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam” trong cuốn này có nhiều bài nói về nếp sống chứ chưa bàn đến văn hóa, đồng thời cũng chưa nói đến nếp sống đạo của những tộc người theo Công giáo.
- Những bài viết khác về việc ảnh hưởng của Công giáo đối với văn hóa Việt Nam (btgcp.gov.vn), hoặc những chủ đề đã được bàn luận nhiều như Thờ cúng tổ tiên, văn hóa lễ hội Công giáo, văn hóa cưới hỏi… đa phần vẫn chưa trực tiếp bàn về vấn đề các tộc người một cách đầy đủ, mà cụ thể ở đây là tộc người Gia-rai.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tộc người Gia-rai ở vùng Gia-lai (tập trung vào tộc người Gia-rai ở các giáo xứ được truyền giáo đầu tiên, kèm với số lượng đông ở một số huyện, ví dụ như huyện Phú Thiện…).
- Thời gian, bắt đầu từ lúc có người theo Công giáo đầu tiên cho đến nay.

5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn
- Đóng góp một cái nhìn khoa học, hệ thống về công trình nghiên cứu.
- Đóng góp thực tiễn cho việc hiểu biết, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Gia-rai nói chung, và văn hóa Công Giáo Gia-rai.

6. Phương pháp nghiên cứu & nguồn tư liệu
- Tổng hợp, phân tích các nguồn tư liệu.
- Cách tiếp cận giao lưu và tiếp biến văn hóa.
- Nguồn tư liệu:
+ Thư viện truyền giáo của Giáo phận Kontum, các số liệu thống kê, niên giám của Giáo phận
+ Các tư liệu nghiên cứu văn hóa, nhân học, xã hội học về các tộc người, đặc biệt là tộc người Gia-rai.
+ Tư liệu điền dã về người Gia-rai theo Công giáo tại vùng nghiên cứu, những người quan tâm nghiên cứu văn hóa là linh mục, người dân nay còn sống và đang làm việc tại vùng đất này.

7. Bố cục của luận văn
- Bố cục luận văn gồm Dẫn nhập, có ba chương và phần Kết luận
+ Chương I để nói về cơ sở thực tiễn.
+ Chương II nói về quá trình giao lưu, hội nhập, những biến đổi của văn hóa Công giáo khi tiếp xúc, truyền giáo cho người Gia-rai.
+ Chương III nói về vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa Gia-rai, văn hóa Công giáo Gia-rai.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận (văn hóa Công giáo và lý thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hóa)
1.1.1 Văn hóa tôn giáo là gì?
1.1.2 Lý thuyết về giao lưu và tiếp biến văn hóa
1.2 Cơ sở thực tiễn (quá trình Công giáo du nhập vào vùng đất Tây Nguyên, tộc người Gia-rai)
1.2.1 Lịch sử tộc người Gia-rai
1.2.2 Quá trình truyền giáo của Công giáo cho tộc người Gia-rai
Tiểu kết chương 1

CHƯƠNG II: NỀN TẢNG VĂN HÓA GIA-RAI TRONG VIỆC TIẾP NHẬN VĂN HÓA CÔNG GIÁO

2.1 “Ơi Adai” trong quan niệm của người Gia-rai
2.2 Pơtao cấu trúc gia đình của người Gia-rai
2.3 Nghi lễ kết nghĩa của người Gia-rai
2.4 Văn hóa lễ hội của người Gia-rai
2.3.1 Lễ hội bỏ mả (Pơthi)
2.3.2 Lễ hội cồng chiêng
2.3.3 Lễ hội đâm trâu
2.5 Văn hóa trang phục của người Gia-rai
2.6 Dân ca, sử thi Gia-rai
Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG III: HỘI NHẬP ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA GIA-RAI

3.1 Giáo dục văn hóa Gia-rai
3.2 Phục hồi, các giá trị văn hóa trong sự hội nhập với văn hóa Công giáo
3.2.1 Văn hóa tinh thần
3.2.2 Văn hóa vật chất
3.3 Phổ biến các giá trị văn hóa Gia-rai
Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN
PHỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
RANDOM_AVATAR
Trần Ngọc Hướng
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/04/18 2:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA CÔNG GIÁO QUA ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI GIA-RAI TẠI GIA

Gửi bàigửi bởi Trần Ngọc Hướng » Thứ 4 16/05/18 10:20

Bài tập thực hành 3: Sưu tầm tài liệu và sử dụng document map

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. SÁCH
1. Công đồng Vatican II, bản dịch Giáo hoàng học viện Piô X, lưu hành nội bộ
2. Henri Maitre, Rừng người Thượng, Lưu Đình Tuân dịch, NXB Tri Thức, 2008
3. Jacques Dournes, Rừng, đàn bà, điên loạn, Nguyên Ngọc dịch, NXB HNV, 2002
4. Jacques Dournes, Miền đất huyền ảo – Dambo, Nguyên Ngọc dịch, NXB Hội Nhà Văn, 2002
5. Jacques Dournes, Potao – một lý thuyết về quyền lực ở người Jorai Đông Dương, Nguyên Ngọc dịch, NXB Tri Thức, 2013
6. Kinh Thánh cho mọi người, Bản dịch Các giờ kinh phụng vụ, NXB Tôn giáo, 2018
7. Lê Quang Lâm, Akhan Jrai – Truyện dân gian Jrai, NXB VHDT, 2005
8. Linh Nga Niê Kdam, Nghề thủ công truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên, NXB Văn Học, 2010
9. Ngô Văn Doanh, Bơthi – cái chết được hồi sinh, NXB Thế giới, 2007
10. Nguyễn Hồng, Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, tập 1+2, Phước Sơn Ấn Quán, 1959
11. Tông huấn giáo hội tại Á Châu, tài liệu nội bộ
12. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục, 2000
13. Trần Ngọc Thêm, Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng, NXB Văn hóa Văn nghệ Tp. HCM, 2014
14. Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy gẫm, NXB Văn hóa Dân tộc, 2000
15. Trần Quốc Vượng, Việt Nam, cái nhìn Địa – Văn hóa, NXB Văn hóa Dân tộc, 1998

B. LUẬN VĂN VÀ LUẬN ÁN
1. Na Kỳ Hiệp, Lễ bỏ mả của người Gia-rai M’thur một giá trị văn hóa, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học, ĐH Văn Hóa Hà Nội, 1997
2. Nguyễn Thị Diễm Ly, Văn hóa và công tác phát triển của cộng đồng Jrai ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, (Luận văn tốt nghiệp), 1995-1999
3. Trương Thị Ánh Phước, Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong cộng đồng người Jrai ở tỉnh Gia Lai hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, ĐHKHXH&NV, 2015

C. TẠP CHÍ
1. Tạp chí Phát triển Kinh tế & Xã hội Đà Nẵng, (bản pdf)
2. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, các số 01, 06/2013 ; 4-5/2015, (bản pdf)

D. INTERNET
1. Công giáo và văn hóa Việt Nam, http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/tai- ... -2010.html
2. Dân làng Hồ, http://giaophankontum.com/Tin-Tuc-Bai-V ... ng-4.shtml
3. Đạo Công giáo tiến trình hội nhập văn hóa dân tộc ở Việt Nam trước và sau Công đồng chung Vatianô 2, http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/3 ... _Vatiano_2
4. Hội nhập văn hóa Công giáo, http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Gia ... hapVH.html
5. Hội nhập văn hóa trong Tông huấn Giáo hội tại Á Châu, https://www.tonggiaophanhanoi.org/tu-li ... -chau.html
6. Hướng Truyền Giáo Của Thánh Giám Mục Stêphanô Cuênot Thể, http://giaophankontum.com/Tin-Tuc-Bai-V ... -The.shtml
7. Không gian tôn giáo và không gian văn hóa cồng chiêng tây nguyên, http://www.vanchuongviet.org/index.php? ... l&id=14609
8. Kinh Nguyện Và Phụng Vụ Kitô Giáo Hòa Hợp Trong Bối Cảnh Văn Hóa Tây Nguyên, http://giaophankontum.com/Tin-Tuc-Bai-V ... uyen.shtml
9. Lược sử giáo phận Kontum, http://giaophankontum.com/Tin-Tuc-Bai-V ... ntum.shtml
10. Tìm hiểu mối tương quan giữa tôn giáo và văn hóa Đông Nam Á, http://catechesis.net/index.php/muc-vu/ ... dong-nam-a


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Trần Ngọc Hướng
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/04/18 2:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA CÔNG GIÁO QUA ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI GIA-RAI TẠI GIA

Gửi bàigửi bởi Cẩm Vân Ban Mê » Thứ 3 12/06/18 20:25

Trần Ngọc Hướng đã viết:BÀI TẬP 2: XÂY DỰN ĐỀ CƯƠNG

Tên đề tài: VĂN HÓA CÔNG GIÁO QUA ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI GIA-RAI TẠI GIA LAI


MỤC LỤC

DẪN NHẬP


1. Lý do chọn đề tài
- Đứng trước làn sóng di dân mạnh mẽ trên vùng đất Tây Nguyên, nguy cơ văn hóa của các tộc người bị sói mòn và biến mất.
- Đạo Công giáo cần những nghiên cứu nghiêm túc về văn hóa các tộc người để củng cố việc truyền giáo, đồng thời bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa tinh thần và vật chất của tộc người Gia-rai.

2. Mục đích nghiên cứu
- Để hiểu rõ hơn về văn hóa tộc người Gia-rai, văn hóa Công giáo của người Gia-rai.
- Nhắm tới việc phát triển văn hóa tộc người Gia-rai.

3. Lịch sử vấn đề
- Nhà dân tộc học Jacques Dournes có ba công trình nghiên cứu về nhân học, văn hóa về tộc người Gia-rai và một số tộc người khác vùng Tây Nguyên như: Rừng, đàn bà, điên loạn; Potao – một lý thuyết về quyền lực ở người Jorai Đông Dương; Miền đất huyền ảo – Dambo. Henri Maitre với cuốn Rừng người Thượng. Những cuốn sách trên đây rất có giá trị để nhiên cứu nhân học, văn hóa nói chung nhưng chưa nghiên cứu ở khía cạnh văn hóa tôn giáo, sự giao lưu và hội nhập các giá trị văn hóa của các tộc người.
- Trần Sĩ Tín với cuốn sách Hạt giống Kitô trên đất Jrai (NXB Tôn giáo 2009) là tổng kết những kinh nghiệm trong vài chục năm truyền giáo tại vùng đất này, đó là những hạt nhân hội nhập văn hóa trong thực hành được tổng kết thành.
- Nguyễn Hồng Dương chủ biên, cuốn “Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam” trong cuốn này có nhiều bài nói về nếp sống chứ chưa bàn đến văn hóa, đồng thời cũng chưa nói đến nếp sống đạo của những tộc người theo Công giáo.
- Những bài viết khác về việc ảnh hưởng của Công giáo đối với văn hóa Việt Nam (btgcp.gov.vn), hoặc những chủ đề đã được bàn luận nhiều như Thờ cúng tổ tiên, văn hóa lễ hội Công giáo, văn hóa cưới hỏi… đa phần vẫn chưa trực tiếp bàn về vấn đề các tộc người một cách đầy đủ, mà cụ thể ở đây là tộc người Gia-rai.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tộc người Gia-rai ở vùng Gia-lai (tập trung vào tộc người Gia-rai ở các giáo xứ được truyền giáo đầu tiên, kèm với số lượng đông ở một số huyện, ví dụ như huyện Phú Thiện…).
- Thời gian, bắt đầu từ lúc có người theo Công giáo đầu tiên cho đến nay.

5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn
- Đóng góp một cái nhìn khoa học, hệ thống về công trình nghiên cứu.
- Đóng góp thực tiễn cho việc hiểu biết, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Gia-rai nói chung, và văn hóa Công Giáo Gia-rai.

6. Phương pháp nghiên cứu & nguồn tư liệu
- Tổng hợp, phân tích các nguồn tư liệu.
- Cách tiếp cận giao lưu và tiếp biến văn hóa.
- Nguồn tư liệu:
+ Thư viện truyền giáo của Giáo phận Kontum, các số liệu thống kê, niên giám của Giáo phận
+ Các tư liệu nghiên cứu văn hóa, nhân học, xã hội học về các tộc người, đặc biệt là tộc người Gia-rai.
+ Tư liệu điền dã về người Gia-rai theo Công giáo tại vùng nghiên cứu, những người quan tâm nghiên cứu văn hóa là linh mục, người dân nay còn sống và đang làm việc tại vùng đất này.

7. Bố cục của luận văn
- Bố cục luận văn gồm Dẫn nhập, có ba chương và phần Kết luận
+ Chương I để nói về cơ sở thực tiễn.
+ Chương II nói về quá trình giao lưu, hội nhập, những biến đổi của văn hóa Công giáo khi tiếp xúc, truyền giáo cho người Gia-rai.
+ Chương III nói về vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa Gia-rai, văn hóa Công giáo Gia-rai.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận (văn hóa Công giáo và lý thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hóa)
1.1.1 Văn hóa tôn giáo là gì?
1.1.2 Lý thuyết về giao lưu và tiếp biến văn hóa
1.2 Cơ sở thực tiễn (quá trình Công giáo du nhập vào vùng đất Tây Nguyên, tộc người Gia-rai)
1.2.1 Lịch sử tộc người Gia-rai
1.2.2 Quá trình truyền giáo của Công giáo cho tộc người Gia-rai
Tiểu kết chương 1

CHƯƠNG II: NỀN TẢNG VĂN HÓA GIA-RAI TRONG VIỆC TIẾP NHẬN VĂN HÓA CÔNG GIÁO

2.1 “Ơi Adai” trong quan niệm của người Gia-rai
2.2 Pơtao cấu trúc gia đình của người Gia-rai
2.3 Nghi lễ kết nghĩa của người Gia-rai
2.4 Văn hóa lễ hội của người Gia-rai
2.3.1 Lễ hội bỏ mả (Pơthi)
2.3.2 Lễ hội cồng chiêng
2.3.3 Lễ hội đâm trâu
2.5 Văn hóa trang phục của người Gia-rai
2.6 Dân ca, sử thi Gia-rai
Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG III: HỘI NHẬP ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA GIA-RAI

3.1 Giáo dục văn hóa Gia-rai
3.2 Phục hồi, các giá trị văn hóa trong sự hội nhập với văn hóa Công giáo
3.2.1 Văn hóa tinh thần
3.2.2 Văn hóa vật chất
3.3 Phổ biến các giá trị văn hóa Gia-rai
Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN
PHỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chào Hướng!
Đề tài hay quá, rất có ý nghĩa thực tiễn.
Mình có chút góp ý là chỗ tên chương, tên các tiểu mục chương tương thích với tên đề tài.
Chúc Hướng thành công nhé!
RANDOM_AVATAR
Cẩm Vân Ban Mê
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 4 24/01/18 12:56
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: VĂN HÓA CÔNG GIÁO QUA ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI GIA-RAI TẠI GIA

Gửi bàigửi bởi Trần Ngọc Hướng » Thứ 2 18/06/18 10:41

BÀI TẬP SỐ 5: SO SÁNH
SO SÁNH HAI NGHI LỄ: NGHI THỨC THANH TẨY CỦA CÔNG GIÁO – NGHI THỨC TẨY UẾ CỦA NGƯỜI JRAI
1. PƠNHU – DÌM, NGỤP LẶN TRONG CÁC NGHI THỨC TẨY UẾ
1.1 Tên gọi: PƠNHU BUAH CƠLOM – Dìm Tẩy Uế
- Trường hợp: loạn luân
- Đối tượng, lý do: nam, nữ cùng dòng họ có quan hệ giao phối với nhau Ví dụ: họ Siu với Siu, Rmah với Rmah, Ksor với Ksor…)
- Tác động: làm rối loạn trời đất, gây tai ương, dịch bệnh cho cộng đồng
- Của lễ: Trâu, máu heo và dê, gạo
- Nghi thức: đôi trai gái loạn luân xuống suối dìm mình dưới nước, cởi bỏ y phục cho trôi theo dòng nước. Lên bờ thay y phục khác. Sau đó hai người gục đầu ăm cơm đổ trong máng heo – tượng trưng như chó heo giao phối với nhau mới không cần tính đến họ hàng ruột thịt.
+ Máu heo, máu dê rảy tẩy uế trời đất
+ Tung gạo lên trời để tẩy uế trời đất
- Kết quả: Có thể sống với nhau như vợ chồng hợp pháp – không phải chịu trách nhiệm về tai ương, dịch bệnh cho cộng đồng
1.2 Tên gọi: PƠNHU BUAH DRIANG – Dìm Tẩy Gở
- Trường hợp: chết ngoài làng, ngoài nhà của mình
- Đối tượng, lý do:
+ Người thuộc tộc người Jrai, chết vì thú dữ, tai nạn, hòn đạn, mũi tên.
+ Phụ nữ: Chết vì sinh đẻ, sẩy thai nhiều lần
- Tác động: mang cái gở, dữ cho cộng đồng
- Của lễ: gà, heo
Nghi thức:
+ Người chết gở: Thầy cúng, cúng gà heo để phòng ngừa cái gở, cái dữ
+ Phụ nữ mang thai: Thầy cúng, vừa cúng vừa dìm mình trong suối, cởi bỏ váy áo, cho trôi theo dòng nước để xả xui.
Hoặc lấy chân gà, cào xuôi theo bụng sản phụ, để sinh để xuôi chảy
- Kết quả: ngăn ngừa cái gở, dữ; xả gở, xả dữ; sinh đẻ xuôi chảy

2. NGHI THỨC THANH TẨY CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO
- Trường hợp: mắc tội nguyên tổ
- Đối tượng: Mọi người chưa lãnh nghi thức thanh tẩy Công giáo
- Tác động: hết tội nguyên tổ
- Của lễ: không có
- Người thực hiện: người Công giáo
- Nghi thức:
+ Truyền thống: Dìm ba lần trong giếng rửa tội, sau đó mặc áo mới, cầm nến sáng
+ Ngày nay: đổ nước lên trán và đọc “ta rửa con nhân danh Cha, Con và Thánh Thần”, mặc áo mới, cầm nến sáng
- Kết quả: sạch tội nguyên tổ, trở thành con người mới
3. BẢNG SO SÁNH

4. KẾT QUẢ SO SÁNH
Những điểm chung:
- Ngôn ngữ / ý nghĩa: PƠNHU – BAPTISM = DÌM
- Chất liệu / biểu tượng: Nước
- Tính chất / tác động: Làm sạch / tẩy rửa, tẩy trừ, ngăn ngừa
- Hiệu quả: Làm mới con người trong ý nghĩa tinh thần, tâm linh / giải gỡ cho con người khỏi tội

Tài liệu tham khảo:
- Trần Sĩ Tín, Hạt giống Kitô trên đất Jrai, NXB Tôn giáo, 2009
- Hội đồng Giám Mục Việt Nam, Từ điển Công giáo, NXB Tôn Giáo, 2016
- https://sites.google.com/site/vanhoajraitaynguyen/ (Lê Quang Lâm – Biên khảo)
- http://tudienjrai.gialai.gov.vn/
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Trần Ngọc Hướng
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/04/18 2:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA CÔNG GIÁO QUA ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI GIA-RAI TẠI GIA

Gửi bàigửi bởi Trần Ngọc Hướng » Thứ 4 20/06/18 20:28

CHỈNH SỬA ĐỀ CƯƠNG
Tên đề tài: VĂN HÓA CÔNG GIÁO QUA ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI GIA-RAI TẠI GIA LAI
MỤC LỤC
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
- Đứng trước làn sóng di dân mạnh mẽ trên vùng đất Tây Nguyên, nguy cơ văn hóa của các tộc người bị sói mòn và biến mất.
- Đạo Công giáo cần những nghiên cứu nghiêm túc về văn hóa các tộc người để củng cố việc truyền giáo, đồng thời bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa tinh thần và vật chất của tộc người Gia-rai.
2. Mục đích nghiên cứu
- Để hiểu rõ hơn về văn hóa tộc người Gia-rai, văn hóa Công giáo của người Gia-rai.
- Nhắm tới việc phát triển văn hóa tộc người Gia-rai.
3. Lịch sử vấn đề
- Nhà dân tộc học Jacques Dournes có ba công trình nghiên cứu về nhân học, văn hóa về tộc người Gia-rai và một số tộc người khác vùng Tây Nguyên như: Rừng, đàn bà, điên loạn; Potao – một lý thuyết về quyền lực ở người Jorai Đông Dương; Miền đất huyền ảo – Dambo. Henri Maitre với cuốn Rừng người Thượng. Những cuốn sách trên đây rất có giá trị để nhiên cứu nhân học, văn hóa nói chung nhưng chưa nghiên cứu ở khía cạnh văn hóa tôn giáo, sự giao lưu và hội nhập các giá trị văn hóa của các tộc người.
- Trần Sĩ Tín với cuốn sách Hạt giống Kitô trên đất Jrai (NXB Tôn giáo 2009) là tổng kết những kinh nghiệm trong vài chục năm truyền giáo tại vùng đất này, đó là những hạt nhân hội nhập văn hóa trong thực hành được tổng kết thành.
- Nguyễn Hồng Dương chủ biên, cuốn “Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam” trong cuốn này có nhiều bài nói về nếp sống chứ chưa bàn đến văn hóa, đồng thời cũng chưa nói đến nếp sống đạo của những tộc người theo Công giáo.
- Những bài viết khác về việc ảnh hưởng của Công giáo đối với văn hóa Việt Nam (btgcp.gov.vn), hoặc những chủ đề đã được bàn luận nhiều như Thờ cúng tổ tiên, văn hóa lễ hội Công giáo, văn hóa cưới hỏi… đa phần vẫn chưa trực tiếp bàn về vấn đề các tộc người một cách đầy đủ, mà cụ thể ở đây là tộc người Gia-rai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tộc người Gia-rai ở vùng Gia-lai (tập trung vào tộc người Gia-rai ở các giáo xứ được truyền giáo đầu tiên, kèm với số lượng đông ở một số huyện, ví dụ như huyện Phú Thiện…).
- Thời gian, bắt đầu từ lúc có người theo Công giáo đầu tiên cho đến nay.
5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn
- Đóng góp một cái nhìn khoa học, hệ thống về công trình nghiên cứu.
- Đóng góp thực tiễn cho việc hiểu biết, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Gia-rai nói chung, và văn hóa Công Giáo Gia-rai.
6. Phương pháp nghiên cứu & nguồn tư liệu
- Tổng hợp, phân tích các nguồn tư liệu.
- Cách tiếp cận giao lưu và tiếp biến văn hóa.
- Nguồn tư liệu:
+ Thư viện truyền giáo của Giáo phận Kontum, các số liệu thống kê, niên giám của Giáo phận
+ Các tư liệu nghiên cứu văn hóa, nhân học, xã hội học về các tộc người, đặc biệt là tộc người Gia-rai.
+ Tư liệu điền dã về người Gia-rai theo Công giáo tại vùng nghiên cứu, những người quan tâm nghiên cứu văn hóa là linh mục, người dân nay còn sống và đang làm việc tại vùng đất này.
7. Bố cục của luận văn
- Bố cục luận văn gồm Dẫn nhập, có ba chương và phần Kết luận
+ Chương I để nói về cơ sở thực tiễn.
+ Chương II nói về quá trình giao lưu, hội nhập, những biến đổi của văn hóa Công giáo khi tiếp xúc, truyền giáo cho người Gia-rai.
+ Chương III nói về vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa Gia-rai, văn hóa Công giáo Gia-rai.
VĂN HÓA CÔNG GIÁO QUA ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI GIA-RAI TẠI GIA LAI
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Công giáo và văn hóa Công giáo?
1.1.2 Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng?
1.1.3 Lý thuyết về giao lưu và tiếp biến văn hóa?
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Không gian cư trú và đặc điểm khí hậu
1.2.2 Tộc người Gia-rai
1.2.3 Lịch sử tộc người Gia-rai
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG II: VĂN HÓA CÔNG GIÁO TRONG TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI GIA-RAI
2.1 Tôn giáo độc thần và tín ngưỡng đa thần
2.1.1 “Ơi Adai” trong quan niệm của người Gia-rai
2.1.2 Vũ trụ quan và nhân sinh quan Gia-rai
2.1.3 Pơtao cấu trúc gia đình của người Gia-rai
2.2 Nghi lễ vòng đời trong việc hội nhập văn hóa Công giáo
2.2.1 Nghi lễ kết nghĩa và Bí tích Thánh Thể
2.2.2 Nghi lễ cầu hồn và lễ hội bỏ mả (Pơthi)
2.2.3 Lễ hội đâm trâu và việc thờ Trời
2.3 Nghi thức phụng vụ trong âm nhạc và dân ca Gia-rai
2.3.1 Cồng chiêng trong phụng vụ Công giáo
2.3.2 Thánh ca và dân ca Gia-rai
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG III: VĂN HÓA CÔNG GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI GIA-RAI
3.1 Kiến trúc Công giáo và việc hội nhập văn hóa
3.1.1 Văn hóa cư trú của người Gia-rai và thánh đường Công giáo
3.1.2 Mỹ thuật Gia-rai và các tượng thờ
3.2 Trang phục và việc hội nhập văn hóa
3.2.1 Văn hóa trang phục của người Gia-rai
3.2.2 Văn hóa trang phục Gia-rai trong phụng vụ Công giáo
3.3 Văn hóa ẩm thực của người Gia-rai
3.3.1 Bữa ăn hiệp thông và bữa ăn cộng đồng Gia-rai
3.3.2 Ăn uống và việc kiêng kỵ của người Gia-rai
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
RANDOM_AVATAR
Trần Ngọc Hướng
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/04/18 2:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA CÔNG GIÁO QUA ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI GIA-RAI TẠI GIA

Gửi bàigửi bởi Trần Ngọc Hướng » Thứ 4 20/06/18 20:56

BÀI TẬP SỐ 6: LẬP MÔ HÌNH
ĐỀ TÀI: VĂN HÓA CÔNG GIÁO QUA ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI GIA-RAI TẠI GIA LAI
MÔ HÌNH: VĂN HÓA CÔNG GIÁO
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Trần Ngọc Hướng
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/04/18 2:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA CÔNG GIÁO QUA ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI GIA-RAI TẠI GIA

Gửi bàigửi bởi Mỹ Trinh » Thứ 6 24/08/18 1:24

Khi nghiên cứu về văn hóa của một tộc người trong quá trình giao lưu tiếp biến, anh nên đặt trọng tâm là văn hóa truyền thống của tộc người đó. Còn ở đây khi nhìn vào đề cương sẽ thấy rõ anh lấy Văn hóa Công giáo làm trọng tâm để nhìn vào văn hóa tộc người Giarai và những ảnh hưởng, tác động ra sao.
RANDOM_AVATAR
Mỹ Trinh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 21/04/18 10:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến115 khách