Vai trò của Thoại Ngọc Hầu trong văn hóa Tây Nam Bộ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Vai trò của Thoại Ngọc Hầu trong văn hóa Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Le Quang Duc » Thứ 2 21/05/18 2:16

Đề tài nghiên cứu: Vai trò của Thoại Ngọc Hầu trong văn hóa Tây Nam Bộ
Chuyên đề: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
Học viên: LÊ QUANG ĐỨC
Lớp: NCS KHÓA 9 (2015-2018)
---------------------------------

BÀI TẬP 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Tên đề tài: "Vai trò của Thoại Ngọc Hầu trong văn hóa Tây Nam Bộ"

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài:

[Vai trò của Thoại Ngọc Hầu] trong [văn hóa Tây Nam Bộ]
- Đối tượng là cụm từ trung tâm [Vai trò của Thoại Ngọc Hầu].
- Định tố [trong văn hóa Tây Nam Bộ].

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: chúng tôi nghiên cứu những đóng góp về văn hóa của nhân vật lịch sử Thoại Ngọc Hầu.
- Phạm vi nghiên cứu:
Xác định CKT:
C = Nhân vật lịch sử Thoại Ngọc Hầu (1761 – 1829)
K = Tây Nam Bộ, Việt Nam
T = Từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX

3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm:

Hình ảnh

Hình ảnh

4. Các nội dung nghiên cứu cần xác định:
- Cấp zero: Văn hóa phát triển
- Đối tượng: Những biến đổi giá trị văn hóa (trong Văn hóa tổ chức cộng đồng, trong Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, trong Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội) từ vai trò của Thoại Ngọc Hầu
- Chủ thể: Nhân vật lịch sử Thoại Ngọc Hầu
- Không gian: Miền Tây Việt Nam
- Thời gian: từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX
- Các nội dung đối lập cần nghiên cứu và so sánh:
+ Văn hóa tổ chức cộng đồng của Nam Bộ trước 1802 (thế kỷ XVII) và sau 1802 (thế kỷ XIX)
+ Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của Nam Bộ trước 1802 (thế kỷ XVII) và sau 1802 (thế kỷ XIX)
+ Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của Nam Bộ trước 1802 (thế kỷ XVII) và sau 1802 (thế kỷ XIX)
+ Nhân vật lịch sử Thoại Ngọc Hầu và các nhân vật lịch sử Nguyễn Hữu Cảnh, Lê Văn Duyệt…
RANDOM_AVATAR
Le Quang Duc
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 2 30/05/16 10:05
Đến từ: TP.HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vai trò của Thoại Ngọc Hầu trong văn hóa Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Le Quang Duc » Thứ 3 22/05/18 1:04

Bài tập 2: XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG

Tên đề tài: VAI TRÒ CỦA THOẠI NGỌC HẦU TRONG VĂN HÓA TÂY NAM BỘ

1. Định vị đối tượng

- Đối tượng: Vai trò của Thoại Ngọc Hầu
- Chủ thể: Người Việt
- Không gian: Tây Nam Bộ, Việt Nam
- Thời gian: Từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX

2. Lập đề cương chi tiết cho đề tài đã chọn

Đề tài: VAI TRÒ CỦA THOẠI NGỌC HẦU TRONG VĂN HÓA TÂY NAM BỘ

DẪN NHẬP

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm văn hóa, đặc trưng, chức năng và cấu trúc văn hóa
1.1.2. Các khái niệm giá trị, hệ giá trị, phi giá trị
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tây Nam Bộ và văn hóa vùng Tây Nam Bộ
1.2.2. Hoàn cảnh lịch sử Tây Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến hết thế kỷ XIX
1.2.3. Nhân vật lịch sử Thoại Ngọc Hầu
1.3. Tiểu kết

Chương 2: VAI TRÒ CỦA THOẠI NGỌC HẦU TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA NHẬN THỨC VÀ VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

2.1. Đóng góp của Thoại Ngọc Hầu trong lĩnh vực văn hóa nhận thức
2.1.1. Về sự phát triển xã hội
2.1.2. Về quan hệ xã hội
2.1.3. Về vai trò văn hóa
2.2. Đóng góp của Thoại Ngọc Hầu trong lĩnh vực văn hóa tổ chức cộng đồng
2.2.1. Về tổ chức cộng đồng làng xã
2.2.2. Về tổ chức các thiết chế xã hội
2.2.3. Về tổ chức đời sống cá nhân
2.3. Tiểu kết

Chương 3: VAI TRÒ CỦA THOẠI NGỌC HẦU TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA ỨNG XỬ

3.1. Đóng góp của Thoại Ngọc Hầu trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
3.1.1. Về văn hóa sản xuất
3.1.2. Về văn hóa đảm bảo đời sống
3.2. Đóng góp của Thoại Ngọc Hầu trong văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
3.2.1. Về xây dựng quan hệ các cộng đồng dân tộc
3.2.2. Về xây dựng quan hệ quốc gia giữa Việt Nam với các nước trong khu vực (văn hóa đối ngoại)
3.3. Tiểu kết

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
Le Quang Duc
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 2 30/05/16 10:05
Đến từ: TP.HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vai trò của Thoại Ngọc Hầu trong văn hóa Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Le Quang Duc » Thứ 3 22/05/18 4:14

Bài tập thực hành 3: Sưu tầm tài liệu và sử dụng document map

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Sách
1. Bùi Đức Tịnh 1999: Lược khảo vùng đất địa danh Nam Bộ. – Tp.HCM.: NXB Văn nghệ Tp.HCM, trang.
2. Châu Đạt Quan 1973: Chân Lạp phong thổ ký (người dịch của Lê Hương). – S.: NXB Kỷ nguyên mới, trang.
Hồ Bá Thâm 2003: Văn hóa Nam Bộ: vấn đề và phát triển. – H.: NXB Văn hóa-Thông tin, trang.
3. Huỳnh Lứa 1987: Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ. – Tp.HCM.: NXB Tp. Hồ Chí Minh, trang.
Huỳnh Lứa 2000: Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX. – H.: NXB Khoa học xã hội, trang.
4. Lê Anh Trà (cb) 1984: Mấy đặc điểm văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long. - Viện văn hóa, trang.
5. Lê Minh 1994: Đồng bằng sông Cửu Long. – Tp.HCM.: NXB Tp. Hồ Chí Minh, trang.
6. Lương Ninh 2009: Vương quốc Phù Nam. – H.: NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, trang.
7. Ngô Văn Lệ 2003: Một số vấn đề về văn hóa tộc người ở Nam Bộ và Đông Nam Á. – Tp.HCM.: NXB. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, trang.
8. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường 1990: Văn hóa cư dân Đồng bằng sông Cửu Long. – H.: NXB Khoa học xã hội, trang.
9. Nguyễn Hữu Hiệp 2007: An Giang đôi nét văn hóa đặc trưng vùng đất bán sơn địa. – AG.: NXB Phương Đông, 395 trang.
10. Nguyễn Hữu Hiệp 2003: An Giang văn hóa một vùng đất. - NXB VHTT, trang.
11. Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc 2005: Tôn giáo - tín ngưỡng các cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. - NXB Phương Đông, trang.
12. Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế 1992: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. – H.: NXB Khoa học xã hội, trang.
13. Nguyễn Văn Hầu 1972: Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang. – S.: NXB Hương Sen, trang.
14. Nguyễn Văn Hầu 1999: Thoại Ngọc hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang. – Tp.HCM.: NXB Trẻ, 446 trang.
15. Phan An 1985: Nghiên cứu về người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long. – In trong: Tạp chí Dân tộc học, số 3, trang.
16. Phan Quang 1985: Đồng bằng sông Cửu Long. – Cà Mau: NXB Mũi Cà Mau, trang.
17. Phạm Thị Yến Tuyết 1993: Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc Đồng bằng sông Cửu Long. – H.: NXB Khoa học xã hội, trang.
18. Sơn Nam 2009: Lịch sử khẩn hoang miền Nam. – Tp.HCM.: NXB Trẻ, trang.
19. Sơn Nam 1994: Thuần phong mỹ tục của Việt Nam (quan, hôn, tang, lễ). – Đồng Tháp: NXB Đồng Tháp, trang.
20. Sơn Nam 1997: Cá tính miền Nam (in lần thứ 2). – Tp.HCM.: Nxb Trẻ, trang.
21. Sơn Nam 1988: Lịch sử An Giang. – AG.: NXB Tổng hợp An Giang, trang.
22. Trần Bạch Đằng 1986: Đồng bằng sông Cửu Long 40 năm. – Tp.HCM.: NXB Tp Hồ Chí Minh, trang.
23. Trần Thanh Phương 1986: Địa chí Cửu Long. - NXB Cửu Long, trang.
24. Trần Ngọc Thêm (cb) 2014: Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ (tái bản). – Tp.HCM.: NXB Văn hóa - Văn nghệ, 887 trang.
25. Trịnh Hoài Đức 2005: Gia Định thành thông chí (Lý Việt Dũng dịch). – ĐN.: NXB Tổng hợp Đồng Nai, 1026 trang.
26. Võ Sĩ Khải 2002: Văn hóa đồng bằng Nam Bộ (Di tích kiến trúc cổ). – H.: NXB Khoa học xã hội, trang.

II. Tạp chí
1. Phan An 1980: Vài khía cạnh dân tộc về người Khmer ở Việt Nam và Campuchia. - In trong: Hội thảo khoa học về quan hệ Việt Nam - Campuchia trong lịch sử. – Tp.HCM.: NXB Tp. Hồ Chí Minh, trang.
2. Phan An, Nguyễn Xuân Nghĩa 1984: Dân tộc Khmer. – In trong: Các dân tộc ít người ở Việt Nam. – H.: NXB Khoa học xã hội, trang.
3. Trịnh Bửu Hoài 2008: Lịch sử xây dựng và phát triển Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam. – AG.: Hội Văn học nghệ thuật Châu Đốc, trang.
RANDOM_AVATAR
Le Quang Duc
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 2 30/05/16 10:05
Đến từ: TP.HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vai trò của Thoại Ngọc Hầu trong văn hóa Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Le Quang Duc » Thứ 3 22/05/18 8:54

Bài tập thực hành 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA

Bước 1: Tìm tất cả các định nghĩa hiện có
- Hoàng Phê (cb) 1995:Từ điển tiếng Việt (in lần thứ 4).- H.ĐN.: NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, trang 371: Giá trị là cái làm cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về một mặt nào đó.
- Wiktionary (tiếng Việt): Giá trị: (1) Cái mà người ta dùng làm cơ sở để xét xem một vật có lợi ích tới mức nào đối với con người. (2) Cái mà người ta dựa vào để xét xem một người đáng quí đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng. (3) Những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều thiện của một xã hội. (4) Tính chất qui ra được thành tiền của một vật trong quan hệ mua bán, đổi chác. (5) Độ lớn của một đại lượng, một lượng biến thiên.
- Wikipedia (tiếng Việt): Giá trị là một khái niệm trừu tượng, là ý nghĩa của sự vật trên phương diện phù hợp với nhu cầu của con người.
- Trần Ngọc Thêm 2016: Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai. - Tp.HCM.: NXB Văn hóa-Văn nghệ, trang 39: Giá trị là tính chất của khách thể, được chủ thể đánh giá là tích cực xét trong so sánh với các khách thể khác cùng loại trong một bối cảnh không gian - thời gian cụ thể.
- Ngô Đức Thịnh (cb) 2014: Giá trị văn hóa Việt Nam - truyền thống và biến đổi. - H.: NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, trang 22: Giá trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về bất cứ một hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái đó là cần, là tốt, là hay, là đẹp, nói theo cách khác của các nhà triết học phương Tây một thời, đó chính là những cái được con người cho là chân, thiện, mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất người. Một khi những nhận thức giá trị ấy đã hình thành và định hình thì nó chi phối cách suy nghĩ, niềm tin, hành vi, tình cảm của con người.

Bước 2: Phân tích từng định nghĩa theo yêu cầu định nghĩa

Hình ảnh

Bước 3: Phân loại các dịnh nghĩa, xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những đặc trưng sai/thiếu cần bổ sung, sửa chữa

Hình ảnh

Bước 4: Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm hiện hành, đối chiếu với kết quả (3)

- Giá trị lao động là giá trị kết tinh trong hàng hoá, là quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá.
- Giá trị hàng hoá là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Giá trị sử dụng của một vật phẩm là bao gồm các tính chất có ích, công dụng của vật thể đó có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó cho việc sản xuất hoặc cho sự tiêu dùng cá nhân.
- Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại hàng hoá này được trao đổi với một giá trị sử dụng khác.
- Giá trị toán học là đại lượng có thể thay đổi được trong toán học
- Giá trị của một phát minh khoa học là thúc đẩy kỹ thuật tiến lên.
- Giá trị nhân cách và văn hoá là những nguyên tắc, chuẩn mức, tiêu chuẩn chỉ dẫn cho hành động của con người.

Bước 5: Xác định đặc trưng GIỐNG

Là thuộc tính kết tinh có ý nghĩa

Bước 6: Xác định các đặc trưng LOÀI

+ do con người tạo ra và đánh giá (nảy sinh trong quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá, do lao động,…)
+ có ý nghĩa tích cực với con người (thỏa mãn nhu cầu, có giá trị sử dụng, chỉ dẫn cho hành động con người…)
+ có ý nghĩa về mặt thời gian (thúc đẩy tiến lên,…)

Bước 7: Lập sơ đồ, kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung, chỉnh sửa lại

Giá trị là một thuộc tính có ý nghĩa do cộng đồng xã hội xác định, có tác động thúc đẩy cộng đồng ấy tồn tại và phát triển.
RANDOM_AVATAR
Le Quang Duc
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 2 30/05/16 10:05
Đến từ: TP.HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vai trò của Thoại Ngọc Hầu trong văn hóa Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Mỹ Trinh » Thứ 7 26/05/18 1:18

Em chào anh Đức!
Đề tài của anh, em nhận thấy ý nghĩa cả về góc độ văn hóa và lịch sử. Từ những đóng góp của Thoại Ngọc Hầu có thể thấy một giai đoạn lịch sử của vùng đất Tây Nam Bộ. Anh đã xác định rất rõ về C-K-T, đề cương rất rõ ràng và liên kết chặt chẽ. Trước tiên, em muốn trao đổi 2 điều sau để học hỏi thêm:
1. Trong sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm, ở cấp độ đầu tiên anh xác định là VĂN HÓA PHÁT TRIỂN, anh có thể lý giải giúp em vì sao?
2. Khi nghiên cứu đề tài này anh sẽ sử dụng những phương pháp nào ạ?
RANDOM_AVATAR
Mỹ Trinh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 21/04/18 10:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Vai trò của Thoại Ngọc Hầu trong văn hóa Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Le Quang Duc » Thứ 4 30/05/18 16:09

Mỹ Trinh đã viết:Em chào anh Đức!
Đề tài của anh, em nhận thấy ý nghĩa cả về góc độ văn hóa và lịch sử. Từ những đóng góp của Thoại Ngọc Hầu có thể thấy một giai đoạn lịch sử của vùng đất Tây Nam Bộ. Anh đã xác định rất rõ về C-K-T, đề cương rất rõ ràng và liên kết chặt chẽ. Trước tiên, em muốn trao đổi 2 điều sau để học hỏi thêm:
1. Trong sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm, ở cấp độ đầu tiên anh xác định là VĂN HÓA PHÁT TRIỂN, anh có thể lý giải giúp em vì sao?
2. Khi nghiên cứu đề tài này anh sẽ sử dụng những phương pháp nào ạ?


Chào bạn Mỹ Trinh,
Trước hết cảm ơn bạn đã bỏ thời gian để quan tâm, đọc và trao đổi với đề tài đang nghiên cứu. Xin được trao đổi những suy nghĩ chung nhất của người thực hiện đề tài này như sau:
+ Văn hoá không chỉ là nền tảng của xã hội mà còn giữ vai trò điều tiết sự vận động của xã hội và như là một động lực trực tiếp cho sự phát triển xã hội. Văn hóa phát triển nhìn văn hóa trong chiều lịch đại, trong sự vận động phát triển của nó;
+ Bởi vậy khi tiếp cận văn hóa phát triển, tôi hướng đến việc phân tích và đánh giá sự biến đổi giá trị, hệ giá trị văn hóa liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Cụ thể trong trường hợp Thoại Ngọc Hầu, tôi đặt nhân vật này các thế kỷ XVII, XVIII và XIX (và có thể sau hơn nữa) để thấy những đóng góp của ông đã tác động đến việc thay đổi hệ giá trị cho văn hóa Tây Nam Bộ, làm cho vùng đất Tây Nam bộ biến đổi về "chất" so với trước và cũng đặt nền móng cho những biến đổi về sau nưa...
Đây chỉ là bước đầu trong việc thu thập cứ liệu và cố gắng làm sáng tỏ giả thuyết ấy thôi, nên chắc còn rất nhiều điều phải phân tích, đánh giá trở đi trở lại. Vì vậy rất mong được bạn và anh em đọc và trao đổi thẳng thắn nhiều hơn để kết quả trở nên khả quan hơn !
Một lần nữa xin cảm ơn bạn Mỹ Trinh rất nhiều !
RANDOM_AVATAR
Le Quang Duc
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 2 30/05/16 10:05
Đến từ: TP.HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VAI TRÒ CỦA THOẠI NGỌC HẦU TRONG VĂN HÓA TÂY NAM BỘ

Gửi bàigửi bởi Le Quang Duc » Thứ 2 02/07/18 15:32

BÀI TẬP THỰC HÀNH 5: LẬP BẢNG SO SÁNH
RANDOM_AVATAR
Le Quang Duc
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 2 30/05/16 10:05
Đến từ: TP.HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VAI TRÒ CỦA THOẠI NGỌC HẦU TRONG VĂN HÓA TÂY NAM BỘ

Gửi bàigửi bởi Le Quang Duc » Thứ 2 02/07/18 15:32

BÀI TẬP THỰC HÀNH 6: LẬP MÔ HÌNH
RANDOM_AVATAR
Le Quang Duc
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 2 30/05/16 10:05
Đến từ: TP.HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vai trò của Thoại Ngọc Hầu trong văn hóa Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Le Quang Duc » Thứ 5 05/07/18 7:46

BÀI TẬP THỰC HÀNH 5: LẬP BẢNG SO SÁNH


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Le Quang Duc
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 2 30/05/16 10:05
Đến từ: TP.HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vai trò của Thoại Ngọc Hầu trong văn hóa Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Thị Thu Vân » Thứ 5 12/07/18 10:33

Le Quang Duc đã viết:Bài tập 2: XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG

Tên đề tài: VAI TRÒ CỦA THOẠI NGỌC HẦU TRONG VĂN HÓA TÂY NAM BỘ

1. Định vị đối tượng

- Đối tượng: Vai trò của Thoại Ngọc Hầu
- Chủ thể: Người Việt
- Không gian: Tây Nam Bộ, Việt Nam
- Thời gian: Từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX

2. Lập đề cương chi tiết cho đề tài đã chọn

Đề tài: VAI TRÒ CỦA THOẠI NGỌC HẦU TRONG VĂN HÓA TÂY NAM BỘ

DẪN NHẬP

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm văn hóa, đặc trưng, chức năng và cấu trúc văn hóa
1.1.2. Các khái niệm giá trị, hệ giá trị, phi giá trị
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tây Nam Bộ và văn hóa vùng Tây Nam Bộ
1.2.2. Hoàn cảnh lịch sử Tây Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến hết thế kỷ XIX
1.2.3. Nhân vật lịch sử Thoại Ngọc Hầu
1.3. Tiểu kết

Chương 2: VAI TRÒ CỦA THOẠI NGỌC HẦU TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA NHẬN THỨC VÀ VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

2.1. Đóng góp của Thoại Ngọc Hầu trong lĩnh vực văn hóa nhận thức
2.1.1. Về sự phát triển xã hội
2.1.2. Về quan hệ xã hội
2.1.3. Về vai trò văn hóa
2.2. Đóng góp của Thoại Ngọc Hầu trong lĩnh vực văn hóa tổ chức cộng đồng
2.2.1. Về tổ chức cộng đồng làng xã
2.2.2. Về tổ chức các thiết chế xã hội
2.2.3. Về tổ chức đời sống cá nhân
2.3. Tiểu kết

Chương 3: VAI TRÒ CỦA THOẠI NGỌC HẦU TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA ỨNG XỬ

3.1. Đóng góp của Thoại Ngọc Hầu trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
3.1.1. Về văn hóa sản xuất
3.1.2. Về văn hóa đảm bảo đời sống
3.2. Đóng góp của Thoại Ngọc Hầu trong văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
3.2.1. Về xây dựng quan hệ các cộng đồng dân tộc
3.2.2. Về xây dựng quan hệ quốc gia giữa Việt Nam với các nước trong khu vực (văn hóa đối ngoại)
3.3. Tiểu kết

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Chào anh Lê Quang Đức, tôi xin có một số ý kiến đóng góp cho đề tài.
Thứ nhất, về phần định vị đối tượng:
- Về đối tượng nghiên cứu: Như tên đề tài anh đã nêu thì theo tôi đối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ là Vai trò của Thoại Ngọc Hầu và văn hóa Tây Nam Bộ.
- Chủ thể: Theo tôi không chỉ riêng người việt mà đối với các tộc người sống tại vùng đất Tây Nam bộ này.
Thứ hai, các đề mục ở các chương:
- Theo tôi nên theo hướng nghiên cứu những giá trị lịch sử - văn hóa của Thoại ngọc Hầu đối với đời sống của chủ thể. Sau đó, chương cuối sẽ là phần ảnh hưởng của những giá trị đó trong đời sống văn hóa – xã hội hiện nay, trong phần có thể chia ra các đề mục theo văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử và văn hóa tổ chức. Nếu không làm rõ được những vấn đề này, đề tài của anh sẽ đi theo hướng nghiên cứu sử học hơn là văn hóa học.

Đây là một đề tài rất hay nhằm nghiên cứu về danh nhân Thoại Ngọc Hầu theo hướng văn hóa học. Tôi có một vài góp ý nhỏ. Rất cảm ơn anh.
Hình đại diện của thành viên
Nguyễn Thị Thu Vân
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 2 15/01/18 8:30
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 4 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến71 khách

cron