VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi kimchidangthi » Thứ 4 20/06/18 23:14

BÀI TẬP 1: TRÌNH BÀY ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU BẰNG PP DỊCH LÝ

Đề tài luận án: VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Từ Đổi mới đến nay)

0 – Xác định đối tượng nghiên cứu:
Khái niệm: văn hóa truyền thông
Định nghĩa: Văn hóa truyền thông là hàm lượng giá trị thông tin mà người đọc thu nhận trong quá trình tiếp nhận truyền thông đại chúng.

1 – Xác định cặp đối lập:
Văn hóa truyền thông (Media Culture) >< truyền thông bẩn (Negative Communications)
2 – Kiểm tra tính tương hiện: Trong văn hóa truyền thông có truyền thông bẩn không?

Có: để văn hóa truyền thông góp phần thay đổi hành vi của con người nhanh hơn, người làm truyền thông dùng truyền thông bẩn: đánh vào sự sợ hãi của con người, nói xấu đối thủ để thúc đẩy quá trình đó nhanh hơn.

3. Kiểm tra tính tương hóa: văn hóa truyền thông dẫn đến Truyền thông bẩn, đúng hay sai?

Đúng, trong giới truyền thông, khi văn hóa truyền thông thống lĩnh, chỉ đưa ra thông tin giá trị, đúng, thì truyền thông bẩn ra đời để xóa các thông tin xấu và đúng về tổ chức.

4. Kiểm tra tính hướng hòa: Tốt nhất thì Văn hóa truyền thông và Truyền thông bẩn ở vị trí cân bằng: Doanh nghiệp sử dụng đồng thời văn hóa truyền thông và truyền thông bẩn để thúc đẩy quá trình thay đổi nhận thức của người tiêu dùng diễn ra nhanh hơn => ảnh hưởng tới quyết định mua hàng.
RANDOM_AVATAR
kimchidangthi
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 2 01/10/12 16:02
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 6 lần

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến6 khách

cron