VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi huynhthiminhtu » Thứ 6 19/10/18 9:15

Chị Trang ơi~ Em đang chờ đề tài được chỉnh sửa sau buổi học có góp ý của Thầy đây ^^
RANDOM_AVATAR
huynhthiminhtu
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 04/10/18 15:22
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi Van Tuong Vi » Chủ nhật 21/10/18 17:44

Chị Trang ơi, theo cấu trúc các bước của Thầy thì bước 7 là bước "tổng hợp kết quả của 4 và 6 để làm thành một định nghĩa (= sản phẩm sơ bộ)" ấy chị. Sau khi có sản phẩm sơ bộ thì kèm thêm sơ đồ như trên là chuẩn! (^^)
RANDOM_AVATAR
Van Tuong Vi
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 04/10/18 21:00
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi Trần Thị Kiều Oanh » Thứ 2 22/10/18 9:43

chào chị Trang,
trong bảng so sánh của chị em thấy chị có so sánh giữa địa hình có yếu tố :thấp và cao; chỗ ở: chống nóng và chống rét; trong trường hợp này có thể làm cho người đọc hiểu lầm là Văn hóa nông nghiệp chỉ có ở nơi thấp và nóng, ngược lại văn hóa du mục sẽ ở xứ lạnh và cao. Điều này em thấy chưa chính xac
RANDOM_AVATAR
Trần Thị Kiều Oanh
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 04/10/18 15:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi TrangTranCAH » Chủ nhật 28/10/18 13:00

SỬA BÀI TẬP THỰC HÀNH 3: TÌM ĐỊNH NGHĨA MỘT KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA MÌNH

1. Định nghĩa: Văn hóa Nông nghiệp
Định nghĩa do người viết tự đặt:
Văn hoá nông nghiệp là nền văn hoá có nông nghiệp là phương thức sản xuất chính, thể hiện qua các mặt nhận thức, tổ chức và ứng xử với môi trường và xã hội của một cộng đồng dân cư.

2. Đặc trưng giống của định nghĩa "văn hóa nông nghiệp" nằm trong lớp định nghĩa về "văn hóa mưu sinh".

3. Xác định những ngoại diên
- Văn hoá nông nghiệp
- Văn hoá kinh doanh
- Văn hoá du mục
- Văn hoá công nghiệp

4. Đặc trưng loài:
- nông nghiệp là phương thức sản xuất chính

5. Lập sơ đồ

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
TrangTranCAH
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 18:58
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi TrangTranCAH » Chủ nhật 28/10/18 13:02

TrangTranCAH đã viết:BÀI TẬP 4: LẬP BẢNG SO SÁNH

So sánh "Văn hóa Nông nghiệp" và "Văn hóa Du mục"

Hình ảnh


SỬA BÀI TẬP 4: LẬP BẢNG SO SÁNH


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
TrangTranCAH
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 18:58
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 1 lần

TÍNH CÁCH ĐỌC VỊ KHÔNG GIAN CỦA NGƯỜI NHẬT

Gửi bàigửi bởi TrangTranCAH » Thứ 2 05/11/18 20:27

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong Văn hóa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Trần Thị Thùy Trang
MSHV: 176031060110
Lớp: Cao học Châu Á học K17 (đợt 2)

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Tên đề tài: TÍNH CÁCH ĐỌC VỊ KHÔNG GIAN CỦA NGƯỜI NHẬT

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài

[Tinh cách đọc vị không gian] [< của người Nhật Bản>]
- Cụm từ trung tâm: Tính cách đọc vị không gian
- Cụm từ định tố: của người Nhật

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: người Nhật Bản
- Chủ thể: Tính cách đọc vị không gian
- Không gian: Nhật Bản
- Thời gian: không giới hạn

3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm
Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu- Các cặp phạm trù đối lập
Trọng tâm nghiên cứu:
- Chứng minh giả thiết: Tính đọc vị của người Nhật bắt nguồn do ảnh hưởng của xã hội nông thôn khép kín, tác động của yếu tố văn hoá nông nghiệp, vị trí địa lý, cộng thêm ảnh hưởng của ý thức trách nhiệm liên đới do các chính sách xã hội từ thời Edo như “tổ chức 5 người”, thời Minh Trị như “Phú quốc cường binh”, “Tổng động viên quốc gia”, “Tuyển dụng suốt đời”.
- Tại sao tính cách đọc vị không gian của người Nhật lại vượt trội hơn các dân tộc khác (điển hình như người Trung Quốc, Việt Nam)?
- Tính cách đọc vị không gian của người Nhật đóng vai trò lớn trong sự phát triển vượt bậc của Nhật Bản?

Cặp phạm trù đối lập:
- Văn hoá nông nghiệp - Văn hoá du mục
- Văn hoá ý tại ngôn ngoại - Văn hoá ý tại ngôn nội
- Chủ nghĩa toàn thể - Chủ nghĩa cá nhân
RANDOM_AVATAR
TrangTranCAH
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 18:58
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 1 lần

TÍNH CÁCH ĐỌC VỊ KHÔNG GIAN CỦA NGƯỜI NHẬT

Gửi bàigửi bởi TrangTranCAH » Thứ 2 05/11/18 20:30

TÍNH CÁCH ĐỌC VỊ KHÔNG GIAN CỦA NGƯỜI NHẬT

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình nghiên cứu về Xã hội, Văn hoá, Lịch sử Nhật Bản, tác giả đã được tiếp xúc với nhiều nguồn nghiên cứu về Nhật Bản, về tính cách đặc trưng của người Nhật-giúp cho dân tộc Nhật Bản trở nên đặc biệt, là hình mẫu để các nước trên thế giới nghiên cứu để tìm ra mẫu số chung, giải thích cho sự độc tôn về văn hoá, cũng như sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản chỉ trong khoảng 4 thập kỷ sau thất bại trong chiến tranh thế giới thứ 2. Ngoài ra, khi bàn đến tính cách đặc trưng của người Nhật, đã có nhiều công trình nghiên cứu, tham luận.v.v..chỉ ra một số đặc điểm điển hình như “kỷ luật”, “cộng đồng”, “tôn trọng trật tự xã hội”, từ các phân tích, dữ liệu trong quá khứ, tác giả nhận định rằng, tính cách “đọc vị không gian” của người Nhật cũng là một trong những đặc điểm cốt lõi -giúp cho dân tộc Nhật Bản trở nên đặc biệt, khác biệt hoàn toàn so với các dân tộc có xuất phát từ Văn hoá nông nghiệp nói riêng và phương Tây nói chung.
Việc hiểu được tính cách người Nhật có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao khả năng giao tiếp, lý giải cách thức ứng xử của người Nhật, nhất là tìm ra được chìa khoá để xây dựng giá trị văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập, phát triển của đất nước hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu:
Lý giải các việc sau:
- Tính cách đọc vị không gian của người Nhật đã được hình thành như thế nào? Các yếu tố nào đã thúc đẩy việc định hình được tính cách này trong dân tộc Nhật Bản, giúp tính cách này trở thành tính cách đặc trưng của dân tộc Nhật Bản?
- Tại sao tính cách đọc vị không gian của người Nhật lại vượt trội hơn các dân tộc khác (điển hình như người Trung Quốc, Việt Nam)?
- Tính cách đọc vị không gian của người Nhật đóng vai trò lớn trong sự phát triển vượt bậc của Nhật Bản?

3. Lịch sử vấn đề:
“The Chrysanthemum and the sword” (Ruth Benedict, 1946)—>”“Kuki” trong quan hệ - “kuki” trong không gian” (Reizei Akihiko, 2012) —> “Nghiên cứu về “Kuki”(không gian)”(Yamamoto Shichihei, 2013) —> “Những vấn đề văn hoá học lý luận và ứng dụng”(Trần Ngọc Thêm, 2013)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Tính cách đọc vị không gian của người Nhật
- Phạm vi: tại Nhật Bản, không giới hạn thời gian

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: cơ sở khoa học để nghiên cứu về văn hoá, con người, xã hội Nhật Bản.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ nguồn kiến thức để lý giải, nâng cao hiệu quả giao tiếp với người Nhật.
+ nguồn kiến thức tham khảo khi xây dựng các giá trị văn hoá mới trong ứng xử của dân tộc Việt Nam.

6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp lịch sử
-Cách tiếp cận liên ngành

7. Kết cấu đề tài

CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1 Cơ sở lý luận
- Khái niệm về “Đọc vị không gian”
- Khái niệm “chủ nghĩa toàn thể”
- Lý luận về văn hoá ứng xử
- Lý thuyết nghiên cứu về lịch sử
- Lý thuyết nghiên cứu về xã hội
- Lý thuyết tâm lý học

1.2 Cơ sở thực tiễn
- Cơ sở hình thành tính cách đọc vị không gian của Nhật Bản
- Điều kiện tự nhiên
- Đặc điểm dân tộc
- Đặc điểm kinh tế-xã hội Nhật Bản thời cổ đại, Edo, Minh Trị

CHƯƠNG 2. Tính cách đọc vị không gian của người Nhật thời cổ đại và thời Edo
2.1. Thời cổ đại
- Đặc điểm
+ Văn hoá nông nghiệp
+ Cấu trúc làng xã, nông thôn khép kín
- So sánh với Trung Quốc, Việt Nam và phương Tây
- Tiểu kết

2.2. Thời Edo
- Đặc điểm
+ Chính sách “Tổ chức 5 người”
+ Chính sách “khai trừ”.
- So sánh với Trung Quốc, Việt Nam và phương Tây
- Tiểu kết

CHƯƠNG 3. Tính cách đọc vị không gian của người Nhật thời Minh Trị
- Đặc diểm
+ Chính sách “Phú quốc cường binh”
+ Chính sách “Tổng động viên quốc gia”
+ Chính sách “Tuyển dụng suốt đời”.
- So sánh với Trung Quốc, Việt Nam và phương Tây
- Tiểu kết

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
TrangTranCAH
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 18:58
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến94 khách