VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi TrangTranCAH » Thứ 4 03/10/18 18:55

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong Văn hóa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Trần Thị Thùy Trang
MSHV: 176031060110
Lớp: Cao học Châu Á học K17 (đợt 2)

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Tên đề tài: BIỂU HIỆN VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN KHỞI THỦY

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài

[Biểu hiện Văn hóa Nông nghiệp] [<trong Cổ Sự Ký của Nhật Bản> giai đoạn khởi thủy]
- Cụm từ trung tâm:Biểu hiện Văn hóa Nông nghiệp
- Cụm từ định tố: trong Cổ Sự Ký của Nhật Bản giai đoạn khởi thủy

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa Nông nghiệp
- Chủ thể: Nhật Bản
- Không gian: Cổ Sự Ký
- Thời gian: giai đoạn khởi thủy

3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm:

Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu – Các cặp đối lập cơ bản
- Giai đoạn hiện đại và giai đoạn khởi thủy? – Rõ ràng, ít mâu thuẫn.
- Người Nhật sơ khai mưu sinh bằng hình thức nông nghiệp hay du mục? Không rõ ràng là vấn đề cần đi sâu nghiên cứu.
RANDOM_AVATAR
TrangTranCAH
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 18:58
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi Thy Trang » Thứ 7 06/10/18 9:16

Cho em góp ý nho nhỏ nhé!
Trong sơ đồ, đề tài là về Nhật bản nên em theo em cột bên trái (phần của Nhật Bản), chị đưa vào giữa (thay cho cột của Việt Nam) thì sẽ được nổi bật hơn ạ.
RANDOM_AVATAR
Thy Trang
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 05/10/18 14:36
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi TrangTranCAH » Thứ 7 06/10/18 12:44

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG

BIỂU HIỆN VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN KHỞI THỦY

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình nghiên cứu về Văn hóa lúa nước trong truyện truyền thuyết, thần thoại Việt Nam, tác giả nhận thấy nhiều điểm tương đồng về nội dung các yếu tố, tình tiết trong truyện truyền thuyết, thần thoại Nhật Bản. Mặc khác, liên quan đến nguồn gốc dân tộc Nhật Bản, có rất nhiều giả thuyết dựa trên các kết quả khảo cổ học, kiểm tra DNA, thư tịch cổ…dần dần được công bố. Tác giả cho rằng việc nghiên cứu tác phẩm Cổ sự ký ở phương diện Văn hóa Nông nghiệp cũng sẽ đóng góp thêm một mảnh ghép trong toàn cục bức tranh về sự ảnh hưởng, giao thoa, tiếp biến giữa các nước trong nền Văn hóa phương Đông.

2. Mục đích nghiên cứu:
- Cung cấp thêm nguồn tư liệu tiếng Việt về Cổ sự ký.
- Tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của nông nghiệp trong đời sống văn hóa của người Nhật thời xưa.

3. Lịch sử vấn đề:
- Tiếng Việt:
- Tiếng Anh:
- Tiếng Nhật:

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Văn hóa Nông nghiệp
- Phạm vi: truyện Cổ sự ký giai đoạn khởi thủy

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: hệ thống và chi tiết hóa các biểu hiện văn hóa nông nghiệp trong truyện Cổ sự ký. Đóng góp thêm minh chứng cho giả thuyết nguồn gốc người Nhật hiện nay là tộc người Mã Lai-Đa Đảo.
- Ý nghĩa thực tiễn: là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Nhật Bản học, là tài liệu tham khảo để gỉang dạy các môn Văn học Nhật bản, Văn hóa Nhật Bản thời kỳ Heian và những ai có quan tâm tìm hiểu về truyền thuyết Nhật Bản, củ thể là bộ Cổ sự ký.

6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp phân tích

7. Kết cấu đề tài

CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1 Cơ sở lý luận
- Khái niệm về Văn hóa mưu sinh
- Lý luận về kinh tế
- Khái niệm về Văn hóa Nông nghiệp
- Các lý thuyết nghiên cứu về Văn hóa Nông nghiệp
- Giới thiệu về Cổ sự ký
- Các lý thuyết nghiên cứu về thần thoại

1.2 Cơ sở thực tiễn
- Cơ sở hình thành Văn hóa Nông nghiệp Nhật Bản
- Đặc điểm dân tộc, nguồn gốc di cư
- Điều kiện địa lý hải đảo, tự nhiên của Nhật Bản
- Đặc điểm kinh tế-xã hội Nhật Bản

CHƯƠNG 2. Biểu hiện Văn hóa Nông nghiệp về mặt nhận thức trong Cổ sự ký
- Biểu hiện nhận thức cảm tính (tri thức đạo học, âm dương, sinh-tử).
- Biểu hiện nhận thức lý tính (về canh tác, trồng trọt, sử dụng lửa, chế tạo dụng cụ lao động).

CHƯƠNG 3. Biểu hiện Văn hóa Nông nghiệp về mặt tổ chức trong Cổ sự ký
- Biểu hiện qua đời sống tập thể.
- Biểu hiện qua đời sống cá nhân.

CHƯƠNG 4. Biểu hiện Văn hóa Nông nghiệp về mặt ứng xử trong Cổ sự ký
- Ứng xử với môi trường xã hội: Quan hệ vợ-chồng (Izakami và Izakagi), cha-con (Izakagi-Susanowo, các vị thần), mẹ-con (Izakami-Susanowo, các vị thần), anh em ruột (Susanowo-Amaterasu).
- Ứng xử với môi trường tự nhiên: tạo dựng đất trời, xây dựng nhà cửa, lễ hội.

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
TrangTranCAH
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 18:58
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi huynhthiminhtu » Chủ nhật 07/10/18 17:54

TrangTranCAH đã viết:BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG

BIỂU HIỆN VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN KHỞI THỦY

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình nghiên cứu về Văn hóa lúa nước trong truyện truyền thuyết, thần thoại Việt Nam, tác giả nhận thấy nhiều điểm tương đồng về nội dung các yếu tố, tình tiết trong truyện truyền thuyết, thần thoại Nhật Bản. Mặc khác, liên quan đến nguồn gốc dân tộc Nhật Bản, có rất nhiều giả thuyết dựa trên các kết quả khảo cổ học, kiểm tra DNA, thư tịch cổ…dần dần được công bố. Tác giả cho rằng việc nghiên cứu tác phẩm Cổ sự ký ở phương diện Văn hóa Nông nghiệp cũng sẽ đóng góp thêm một mảnh ghép trong toàn cục bức tranh về sự ảnh hưởng, giao thoa, tiếp biến giữa các nước trong nền Văn hóa phương Đông.

2. Mục đích nghiên cứu:
- Cung cấp thêm nguồn tư liệu tiếng Việt về Cổ sự ký.
- Tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của nông nghiệp trong đời sống văn hóa của người Nhật thời xưa.

3. Lịch sử vấn đề:
- Tiếng Việt:
- Tiếng Anh:
- Tiếng Nhật:

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Văn hóa Nông nghiệp
- Phạm vi: truyện Cổ sự ký giai đoạn khởi thủy

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: hệ thống và chi tiết hóa các biểu hiện văn hóa nông nghiệp trong truyện Cổ sự ký. Đóng góp thêm minh chứng cho giả thuyết nguồn gốc người Nhật hiện nay là tộc người Mã Lai-Đa Đảo.
- Ý nghĩa thực tiễn: là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Nhật Bản học, là tài liệu tham khảo để gỉang dạy các môn Văn học Nhật bản, Văn hóa Nhật Bản thời kỳ Heian và những ai có quan tâm tìm hiểu về truyền thuyết Nhật Bản, củ thể là bộ Cổ sự ký.

6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp phân tích

7. Kết cấu đề tài

CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1 Cơ sở lý luận
- Khái niệm về Văn hóa mưu sinh
- Lý luận về kinh tế
- Khái niệm về Văn hóa Nông nghiệp
- Các lý thuyết nghiên cứu về Văn hóa Nông nghiệp
- Giới thiệu về Cổ sự ký
- Các lý thuyết nghiên cứu về thần thoại

1.2 Cơ sở thực tiễn
- Cơ sở hình thành Văn hóa Nông nghiệp Nhật Bản
- Đặc điểm dân tộc, nguồn gốc di cư
- Điều kiện địa lý hải đảo, tự nhiên của Nhật Bản
- Đặc điểm kinh tế-xã hội Nhật Bản

CHƯƠNG 2. Biểu hiện Văn hóa Nông nghiệp về mặt nhận thức trong Cổ sự ký
- Biểu hiện nhận thức cảm tính (tri thức đạo học, âm dương, sinh-tử).
- Biểu hiện nhận thức lý tính (về canh tác, trồng trọt, sử dụng lửa, chế tạo dụng cụ lao động).

CHƯƠNG 3. Biểu hiện Văn hóa Nông nghiệp về mặt tổ chức trong Cổ sự ký
- Biểu hiện qua đời sống tập thể.
- Biểu hiện qua đời sống cá nhân.

CHƯƠNG 4. Biểu hiện Văn hóa Nông nghiệp về mặt ứng xử trong Cổ sự ký
- Ứng xử với môi trường xã hội: Quan hệ vợ-chồng (Izakami và Izakagi), cha-con (Izakagi-Susanowo, các vị thần), mẹ-con (Izakami-Susanowo, các vị thần), anh em ruột (Susanowo-Amaterasu).
- Ứng xử với môi trường tự nhiên: tạo dựng đất trời, xây dựng nhà cửa, lễ hội.

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Chị nên thêm phần tiểu kết cho từng đề mục nữa ạ.
RANDOM_AVATAR
huynhthiminhtu
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 04/10/18 15:22
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi TranThiQuynhNhu » Thứ 2 08/10/18 20:08

Chào chị Trang, em góp ý một số chỗ theo ý kiến cá nhân của em
Thứ nhất, về cụm từ định tố em nghĩ chỉ cần là: Cổ Sự Ký và Giai đoạn khởi thủy là đủ. Vì nhắc đến Cổ Sự Ký là người ta biết của Nhật Bản rồi ạ.
Thứ hai, về Sơ đồ cấu trúc hệ em không rõ tại sao chị lại để phần Không gian là 3 cuốn của Nhật, Trung, Việt thôi vậy ạ? Nếu để Không gian như thế thì nó còn có thể mở rộng ra những cuốn khác của những khu vực văn hóa nông nghiệp nữa ấy ạ.
RANDOM_AVATAR
TranThiQuynhNhu
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 4 03/10/18 18:44
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi TrangTranCAH » Thứ 3 09/10/18 10:58

TranThiQuynhNhu đã viết:Chào chị Trang, em góp ý một số chỗ theo ý kiến cá nhân của em
Thứ nhất, về cụm từ định tố em nghĩ chỉ cần là: Cổ Sự Ký và Giai đoạn khởi thủy là đủ. Vì nhắc đến Cổ Sự Ký là người ta biết của Nhật Bản rồi ạ.
Thứ hai, về Sơ đồ cấu trúc hệ em không rõ tại sao chị lại để phần Không gian là 3 cuốn của Nhật, Trung, Việt thôi vậy ạ? Nếu để Không gian như thế thì nó còn có thể mở rộng ra những cuốn khác của những khu vực văn hóa nông nghiệp nữa ấy ạ.


Cảm ơn em đã comment.
1) Chị cũng đắn đo không biết có nên bỏ "của Nhật Bản" hay không, nhưng cuối cùng chị giữ lại vì chị nghĩ không hẵn ai cũng biết đến cuốn Cổ sự ký, và trong nghiên cứu thì nên chỉ định chính xác đối tượng, không gây thắc mắc, nhầm lẫn.
2) Chị cũng đồng ý về việc có nhiều nước theo văn hóa nông nghiệp và có sách sử riêng, tuy nhiên trong biểu đồ không nhất thiết liệt kê ra hết, chị nghĩ chỉ cần nêu điển hình các sách sử của nước theo văn hóa nông nghiệp mang tính tương đối.
RANDOM_AVATAR
TrangTranCAH
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 18:58
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi Nguyen Kim Ngan » Thứ 3 09/10/18 11:19

Trong cấu trúc đề cương của mình, mục 1.2 Cơ sở thực tiễn có mục "Điều kiện địa lý hải đảo, tự nhiên của Nhật Bản".
Em thấy trong địa lý tự nhiên đã bao gồm vị trí địa lý, khí hậu,...nên chăng mình chỉ cần đặt tên tiểu mục là "Điều kiện tự nhiên" sẽ đầy đủ và bao quát hơn ạ?
RANDOM_AVATAR
Nguyen Kim Ngan
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 7 06/10/18 14:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi TrangTranCAH » Chủ nhật 14/10/18 21:04

BÀI TẬP THỰC HÀNH 3: TÌM ĐỊNH NGHĨA MỘT KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA MÌNH

1. Định nghĩa: Văn hóa Nông nghiệp
Định nghĩa 1:
- Văn hóa nông nghiệp là văn hóa của sự khai phát đất ruộng đi cùng với sự khai phát tâm linh. Trong đó nông dân là lực lượng cốt cán và sĩ nhân là đầu não. (Tác giả Vũ Tài Lục, "Những quy luật chính trị trong lịch sử Việt".

Định nghĩa 2:
- Căn cứ vào nguồn gốc của hai khu vực văn hóa, có hai loại hình văn hóa: loại hình văn hóa gốc nông nghiệp và loại hình văn hóa gốc du mục. (Trần Ngọc Thêm, "Cơ sở Văn hóa Việt Nam").

2. Phân tích định nghĩa
Định nghĩa 1:
Ưu điểm: cung cấp 1 quan niệm về văn hóa nông nghiệp
Nhược điểm: Ý nghĩa văn hóa nông nghiệp bị khoanh vùng hẹp vì bị kết hợp với việc khai phát tâm linh. Câu 2 chứa thông tin lặp ý. Không chứa định nghĩa đặc trưng giống.

Định nghĩa 2:
Ưu điểm: cho phép khu biệt được đối tượng định nghĩa và đối tượng liên quan.
Nhược điểm: chưa bao gồm khái niệm về văn hóa.

3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét chung có thể tiếp thu, những đặc điểm sai thiếu cần bổ sung, sửa chữa.
- Định nghĩa 1 và Định nghĩa 2: định nghĩa đặc trưng

4. Đặc trưng giống của định nghĩa "văn hóa nông nghiệp" nằm trong lớp định nghĩa về "văn hóa mưu sinh".

5. Xác định những ngoại diên
- Khai phát ruộng đất
- Khai phát tâm linh
- Khai phát nông sản
- Khai phát thủy sản

6. Đặc trưng loài:
- ruộng đất
Sản phẩm sơ bộ: "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình khai phát ruộng đất để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm".

7. Lập sơ đồ

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
TrangTranCAH
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 18:58
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi TrangTranCAH » Chủ nhật 14/10/18 21:28

BÀI TẬP 4: LẬP BẢNG SO SÁNH

So sánh "Văn hóa Nông nghiệp" và "Văn hóa Du mục"

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
TrangTranCAH
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 18:58
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG CỔ SỰ KÝ CỦA NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi Thy Trang » Thứ 2 15/10/18 8:28

Chị ơi! Chị đang định nghĩa "văn hoá nông nghiệp", vậy câu này phải là:

"Văn hóa nông nghiệp là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình khai phát ruộng đất để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm".

Ý em là thêm chữ "nông nghiệp" vào ạ.
RANDOM_AVATAR
Thy Trang
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 05/10/18 14:36
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 5 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến115 khách