TƯ TƯỞNG HÒA TRONG THẦN ĐẠO NHẬT BẢN

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

TƯ TƯỞNG HÒA TRONG THẦN ĐẠO NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi Nguyen Kim Ngan » Thứ 2 08/10/18 16:25

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong Văn hóa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Nguyễn Kim Ngân
MSHV: 176031060102
Lớp: Cao học Châu Á học K17 (đợt 1)

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Tên đề tài: TƯ TƯỞNG HÒA TRONG THẦN ĐẠO NHẬT BẢN (so sánh với Đạo giáo Trung Hoa)

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài

[Tư tưởng Hòa] [<trong Thần Đạo Nhật Bản>] [<so sánh với Đạo giáo Trung Hoa>]
- Cụm từ trung tâm:Tư tưởng Hòa
- Cụm từ định tố: trong Thần đạo Nhật Bản, so sánh với Đạo giáo Trung Hoa

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng Hòa
- Chủ thể: Thần Đạo Nhật Bản
- Không gian: Nhật Bản

3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm:

Hình ảnh
Sơ đồ cấp hệ

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu – Các cặp đối lập cơ bản

- Trong Thần đạo, tư tưởng Hòa hay tư tưởng khác là chính? – rõ ràng, ít mâu thuẫn.
- Đặc trưng xã hội Nhật Bản do Thần đạo hay tôn giáo khác chi phối?- không rõ ràng, cần nghiên cứu
RANDOM_AVATAR
Nguyen Kim Ngan
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 7 06/10/18 14:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TƯ TƯỞNG HÒA TRONG THẦN ĐẠO NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi Nguyen Kim Ngan » Thứ 2 08/10/18 16:39

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG

TƯ TƯỞNG HÒA TRONG THẦN ĐẠO NHẬT BẢN (so sánh với Đạo giáo Trung Hoa)

1. Lí do chọn đề tài
Là sinh viên Nhật Bản học và có sự quan tâm đến văn hóa Nhật Bản, chúng tôi đã chọn mảng văn hóa Nhật Bản để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình với nội dung liên quan đến Thần đạo- một tôn giáo bản địa, khởi sinh, phát triển và tồn tại ngay trong lòng đất nước này. Và kết quả của khóa luận đã trở thành động lực để chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về Thần đạo, và mong muốn làm sáng tỏ giá trị cốt lõi Thần đạo- tư tưởng Hòa đã chi phối sâu sắc đến đời sống xã hội Nhật Bản, để trở thành một hình ảnh đại diện cho tôn giáo Nhật Bản, một biểu trưng văn hóa cho xứ Phù Tang.
2. Mục đích nghiên cứu
Lí giải nét đặc trưng cơ bản nhất của đời sống xã hội Nhật Bản hiện đại dưới ảnh hưởng của tư tưởng Thần đạo hàm chứa trong tư tưởng Hòa, thông qua đó cho thấy những điểm tương đồng và khác biệt so với Đạo giáo Trung Hoa.
3. Lịch sử nghiên cứu
- Tiếng Việt
- Tiếng Anh
- Tiếng Nhật
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng Hòa
- Phạm vi nghiên cứu: Thần Đạo Nhật Bản
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: đóng góp thêm một cách lí giải về đặc trưng đời sống xã hội Nhật Bản từ góc nhìn tôn giáo.
- Ý nghĩa thực tiễn: bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo cho những đối tượng quan tâm đến tôn giáo Nhật Bản nói chung và Thần đạo nói riêng.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp loại hình
7. Kết cấu đề tài
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Nguồn gốc ra đời của tín ngưỡng đa thần ở Đông Á
1.1.2 Những nét đặc trưng của tín ngưỡng đa thần ở Đông Á
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Sự ra đời Thần đạo ở Nhật Bản (so sánh với Đạo giáo Trung Hoa)
1.2.2 Nội dung giáo lí, nghi lễ của Thần đạo
1.2.3 Tính chất, đặc điểm và giá trị văn hóa của Thần đạo
Chương 2. Tư tưởng Hòa trong Thần đạo và những biểu hiện trong đời sống xã hội Nhật Bản
2.1 Khái niệm Hòa trong tư tưởng Thần đạo
2.1.1 Hòa giữa con người với tự nhiên
2.1.2 Hòa giữa con người với con người
2.2 Những biểu hiện trong đời sống xã hội Nhật Bản
2.2.1 Trong tổ chức đời sống
2.2.2 Trong tổ chức sản xuất
2.2.3 Trong văn hóa nghệ thuật
Chương 3. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa tư tưởng Hòa Thần đạo Nhật Bản và Đạo giáo Trung Hoa
3.1 Những điểm tương đồng về tư tưởng Hòa trong Thần đạo Nhật Bản và Đạo giáo Trung Hoa
3.2 Những điểm khác biệt về tư tưởng Hòa trong Thần đạo Nhật Bản và Đạo giáo Trung Hoa
KẾT LUẬN
RANDOM_AVATAR
Nguyen Kim Ngan
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 7 06/10/18 14:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TƯ TƯỞNG HÒA TRONG THẦN ĐẠO NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi TranThiQuynhNhu » Thứ 2 08/10/18 20:18

Chào bạn Ngân, Như Như góp ý một số chỗ theo ý kiến cá nhân
Thứ nhất, cụm từ định tố để giới hạn tư liệu nên là: Thần đạo Nhật Bản, Đạo giáo Trung Hoa
Thứ hai, phần xác định đối tượng, Ngân chưa ghi Thời gian
RANDOM_AVATAR
TranThiQuynhNhu
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 4 03/10/18 18:44
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: TƯ TƯỞNG HÒA TRONG THẦN ĐẠO NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi TRANHOANGGIANG1982 » Thứ 5 11/10/18 15:32

Chào bạn Kim Ngân!
Trước tiên, Giang thống nhất với những ý kiến góp ý của bạn Như. Giang có thêm góp ý nhỏ về sơ đồ.
Theo Giang, bạn nên đưa đối tượng Nhật Bản ở giữa các phần đối tượng, không gian, thời gian vì bạn nghiên cứu chính là về Nhật Bản.
Có vài ý góp ý cùng bạn, bạn nghiên cứu thêm nhé.
Chúc bạn khỏe.
Chào bạn.
RANDOM_AVATAR
TRANHOANGGIANG1982
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/10/18 19:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TƯ TƯỞNG HÒA TRONG THẦN ĐẠO NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi Nguyen Kim Ngan » Thứ 6 12/10/18 17:47

Cảm ơn anh Giang và bạn Như đã góp ý cho bài tập của em. Em sẽ bổ sung và chỉnh sửa lại.
RANDOM_AVATAR
Nguyen Kim Ngan
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 7 06/10/18 14:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TƯ TƯỞNG HÒA TRONG THẦN ĐẠO NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi Nguyen Kim Ngan » Thứ 7 10/11/18 12:05

BÀI TẬP THỰC HÀNH 3: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA
1. Định nghĩa
- Định nghĩa 1 (Edward B. Tylor - James G. Frazer. Tylor): tôn giáo là tín ngưỡng vào sự tồn tại của quỷ thần.
- Định nghĩa 2 (Frazer): tôn giáo là thủ tục hòa giải đối với quyền lực thống trị tự nhiên và đời sống con người của các đấng siêu nhiên.
- Định nghĩa 3 (C.Mác): tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần.
2. Phân tích định nghĩa
- Định nghĩa 1:
Ưu điểm: nêu lên được thái độ và đối tượng của tôn giáo.
Khuyết điểm: chưa nói đến hành vi (nghi thức) của tôn giáo.
- Định nghĩa 2:
Ưu điểm: bổ sung được cho định nghĩa 1 về phần hành vi trong tôn giáo
- Định nghĩa 3:
Ưu điểm: thể hiện bản chất của tôn giáo
Khuyết điểm: dùng nhiều hình tượng, có phần khó hiểu
3. Phân loại các định nghĩa
Định nghĩa 1,2 là định nghĩa đặc trưng.
Định nghĩa 3 là định nghĩa ẩn dụ.
4. Xác định đặc trưng giống
Văn hóa tinh thần
5. Xác định ngoại diên
Nhận thức
Hành động
Tâm lí
6. Xác định các tiêu chí (đặc trưng loài)
Hình ảnh
7. Lập sơ đồ
*Định nghĩa: tôn giáo thuộc văn hóa tinh thần do con người sáng tạo ra từ niềm tin vào thế lực siêu nhiên, xuất phát từ tâm lí lo sợ đối với các hiện tượng trong đời sống, thể hiện sự sùng bái thông qua các nghi lễ.
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Nguyen Kim Ngan
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 7 06/10/18 14:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TƯ TƯỞNG HÒA TRONG THẦN ĐẠO NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi Nguyen Kim Ngan » Thứ 7 10/11/18 12:06

BÀI TẬP THỰC HÀNH 4: LẬP BẢNG SO SÁNH

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Nguyen Kim Ngan
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 7 06/10/18 14:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến86 khách