NGHỀ HỘ LÝ CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ TẠI VIỆN DƯỠNG LÃO Ở NHẬT

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

NGHỀ HỘ LÝ CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ TẠI VIỆN DƯỠNG LÃO Ở NHẬT

Gửi bàigửi bởi hiendothithu » Thứ 3 09/10/18 0:36

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong văn hóa học
Giảng viên: GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viện: Đỗ Thị Thu Hiền
MSHV: 186031060102
Lớp: Cao học Châu Á học K2018 ( đợt 1)
Bài tập thực hành1: Phân tích đề tài
Tên đề tài: Nghề hộ lý chăm sóc người già, người cao tuổi tại Viện dưỡng lão ở Nhật
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài
[ Nghề hộ lý chăm sóc người già, người cao tuổi][ <tại Viện dưỡng lão ở Nhật>]
- Cụm từ trung tâm: Nghề hộ lý chăm sóc người già, người cao tuổi
- Cụm từ định tố: tại Viện dưỡng lão ở Nhật
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghề hộ lý chăm sóc người già người cao tuổi
- Chủ thể: Nghề hộ lý chăm sóc người già, người cao tuổi
- Không gian: Viện dưỡng lão ở Nhật
- Thời gian: từ khi thành lập Viện dưỡng lão đến nay
3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm
Hình ảnh
4. Xác định trọng tâm nghiên cứu – Các cặp đối lập cơ bản
- Ngành phúc lợi xã hội ở Nhật và ngành điều dưỡng ở Việt Nam: chương trình đào tạo và công việc khác nhau. Có sự hiểu lầm về công việc của hộ lý trong Viện dưỡng lão đối với điều dưỡng tốt nghiệp tại Việt Nam làm trong bệnh viện của Việt Nam khi điều dưỡng Việt Nam sang Nhật làm hộ lý trong các viện dưỡng lão
- Viện dưỡng lão của Nhật và viện dưỡng lão của Việt Nam
Bài tập thực hành 2: Lập đề cương
NGHỀ HỘ LÝ CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ, NGƯỜI CAO TUỔI TẠI VIỆN DƯỠNG LÃO Ở NHẬT
Dẫn nhập
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay các trường đại học và cao đẳng có đào tạo ngành điều dưỡng đang được các công ty của Nhật và công ty phái cử của Việt Nam đến đặt vấn đề về hợp tác đào tạo và tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp ngành điều dưỡng sang Nhật làm hộ lý trong các viện dưỡng lão. Thêm vào đó, Ngoài ra, nhiều trung tâm du học và đào tạo tiếng Nhật đang đưa ra các học bổng ngành điều dưỡng tại Nhật với cam kết làm việc ở các viện dưỡng lão trong thời gian nhận học bổng học tập tại Nhật
2. Mục đích nghiên cứu:
- Cung cấp tài liệu để những người có ý định sang Nhật bản du học và làm việc hiểu rõ hơn về công việc của hộ lý tại các viện dưỡng lão của Nhật.
- Cung cấp tài liệu chp các trường cao đẳng và đại học có đào tạo ngành điều dưỡng xem xét chương trình đào tạo ngành điều dưỡng và ngành hộ lý để đào tạo điều dưỡng, hộ lý cho phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của viện dưỡng lão ở Nhật Bản.
- Cung cấp tài liệu để viện dưỡng lão tại Việt Nam có thể tham khảo mô hình viện dưỡng lão của Nhật và nâng cao chất lượng dịch vụ chuẩn bị cho tình hình dân số Việt nam rơi vào tình trạng già hóa dân số.
3. Lịch sử vấn đề
- Tình hình già hóa dân số ở Nhật
- Người già của Nhật không muốn làm phiền đến con cái
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Nghề hộ lý chăm sóc người già, người cao tuổi
- Phạm vi: Viện dưỡng lão ở Nhật
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tư liệu về nghề hộ lý tại các viện dưỡng lão ở Nhật
- Ý nghĩa thực tiễn: Là tài liệu tham khảo cho các bạn nhận học bổng ngành điều dưỡng của Nhật, sinh viên ngành điều dưỡng và người tốt nghiệp ngành điều dưỡng tại Việt Nam. Đồng thời là tài liệu tham khảo cho các viện dưỡng lão tại Việt Nam
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp phân tích
7. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. 1 Cơ sở lý luận
- Khái niệm hộ lý : Hộ lý là người phụ trách giúp đỡ bệnh nhân tại bệnh viện trong những việc như ăn uống, đại tiểu tiện, tắm giặt, và trông nom vệ sinh phòng bệnh.
-Khái niệm hộ lý chăm sóc người già, người cao tuổi:
- Khái niệm điều dưỡng viên : Điều dưỡng viên là người phụ trách công tác điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng bệnh nhân, kê toa thuốc và các công việc khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân
- Khái niệm viện dưỡng lão : Viện dưỡng lão hay nhà dưỡng lão (hay còn gọi bằng những tên khác là nhà điều dưỡng, nhà nghỉ dưỡng) là những khu vực, tòa nhà được xây dựng nhằm phục vụ cho việc điều dưỡng, khám chữa bệnh hay chăm sóc tập trung những người cao tuổi có hoàn cảnh về tuổi tác, sức khỏe, bệnh tật đau yếu. Viện dưỡng lão do nhà nước đầu tư xây dựng hoặc do tư nhân xây dựng. Đây là một trong những công trình mang tính phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và có ý nghĩa đối với công tác chăm sóc người già yếu của xã hội. Thông thường thì viện dưỡng lão thường được bố trí xây dựng ở những nơi tương đối yên tĩnh, tránh xa sự ồn ào, sôi động của thành phố như vùng nông thôn, ngoại ô, đồng quê, hoặc những nơi thanh tĩnh khác.
- Giới thiệu hệ thống viện dưỡng lão ở Nhật
- Giới thiệu chương trình EPA: Chương trình EPA (Economic Partnership Agreement) là chương trình được ký kết giữa 2 chính phủ Việt Nam và Nhật Bản theo hiệp định kinh tế (日越経済連携協定に基づく) nhằm đưa các ứng viên điều dưỡng và hộ lý sang Nhật Bản vừa làm và vừa học tập để thi đỗ chứng chỉ quốc gia của Nhật Bản về điều dưỡng. Sau khi đã thi đỗ chứng chỉ quốc gia (thời hạn tối đa 4 năm từ sau khi sang Nhật), ứng viên có thể làm việc lâu dài, thậm chí sẽ làm việc vô thời hạn tại Nhật Bản tùy theo nguyện vọng của cá nhân.
1. 2 Cơ sở thực tiễn
- Vấn đề già hóa dân số của Nhật Bản
- Sự thiếu hụt hộ lý trong các viện dưỡng lão ở Nhật
- Chương trình EPA
CHƯƠNG 2: ĐiỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH HỘ LÝ TẠI VIỆN DƯỠNG LÃO Ở NHẬT
2.1 Điều kiện để trở thành hộ lý tại viện dưỡng lão ở Nhật đối với người Nhật học tập ngành phúc lợi xã hội tại Nhật
2.2 Điều kiện để trở thành hộ lý tại viện dưỡng lão ở Nhật đối với người tốt nghiệp ngành điều dưỡng tại Việt Nam
CHƯƠNG 3: CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA HỘ LÝ TẠI VIỆN DƯỠNG LÃO Ở NHẬT
3.1 Công việc và thời gian làm việc của hộ lý tại Viện dưỡng lão ở Nhật
3.2 Các quy định đối với hộ lý tại Viện dưỡng lão ở Nhật
CHƯƠNG 4: VIỆN DƯỠNG LÃO Ở NHẬT
4.1 Cơ sở vật chất của các viện dưỡng lão ở Nhật
4.2 Tổ chức đời sống tinh thần cho người già, người cao tuổi tại viện dưỡng lão ở Nhật
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
hiendothithu
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 22:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGHỀ HỘ LÝ CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ TẠI VIỆN DƯỠNG LÃO Ở NHẬT

Gửi bàigửi bởi Trần Thị Kiều Oanh » Thứ 3 09/10/18 3:34

Trong Bài tập 2 của Hiền theo mình ở phần Lịch sử vấn đề đó là Lịch sử nghiên cứu vấn đề, tức là trước đây có ai đã từng nghiên cứu đến chủ đề của Hiền hay không? Chứ không phải vì sao Nghề hộ lý đang phát triển.
RANDOM_AVATAR
Trần Thị Kiều Oanh
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 04/10/18 15:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: NGHỀ HỘ LÝ CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ TẠI VIỆN DƯỠNG LÃO Ở NHẬT

Gửi bàigửi bởi Thy Trang » Thứ 3 09/10/18 9:57

Theo em, tên đề tài chị nên để ngắn gọn và súc tích hơn, đừng để trùng ý (người già, người cao tuổi) thành:
Nghề hộ lý chăm sóc người cao tuổi tại Viện dưỡng lão ở Nhật
RANDOM_AVATAR
Thy Trang
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 05/10/18 14:36
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 5 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến79 khách