BÀI 1: TÌM HIỂU TÍN NGƯỠNG PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN THỜI KỲ HÌN

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: BÀI 1: TÌM HIỂU TÍN NGƯỠNG PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN THỜI KỲ

Gửi bàigửi bởi Trần Thị Kiều Oanh » Thứ 3 30/10/18 9:49

Chào Trang,
Em có một số thắc mắc sau nhờ chị Trang giải thích giúp nhé:
1. Về sơ đồ tôn giáo chị cho em hỏi Thờ tổ tiên là thuộc Phật giáo phải không chị? Hay đây là nét riêng của Phật giáo Nhật Bản?
2. Chị so sánh ẩm thực thực vật và động vật. Em được biết có một số hệ phái thuộc Phật giáo các tín đồ được phép ăn mặn (có thực vật), vậy ở Nhật Bản có như vậy không?
RANDOM_AVATAR
Trần Thị Kiều Oanh
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 04/10/18 15:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: BÀI 1: TÌM HIỂU TÍN NGƯỠNG PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN THỜI KỲ

Gửi bàigửi bởi VÕ THỊ THUỲ TRANG » Thứ 5 01/11/18 7:23

TRẢ LỜI BÀI
1. Thờ cúng tổ tiên không thuộc Phật giáo mà đó chỉ là tập tục - tưởng nhớ- mong được phù hộ chỉ bảo của người quá cố. Chính vì vậy mà tục thờ cúng tổ tiên ở Nhật hay Viêt Nam đều có tục này.
2. Ở Việt Nam, theo Trang các nhà sư ăn uống theo hệ phái. Ngược lại, Nhật Bản, tuy từ xưa ẩm thực Nhật vẫn dùng nhưng chất liệu thanh khiết nhưng các nhà sư vẫn ăn mặn bình thường. Bởi có quan niệm cho rằng: "Những người xuất gia có ăn mặn cũng không hại gì", bởi vì theo sự ghi chép của kinh điển, Đức Thích Tôn và các đệ tử đều không cấm ăn thịt. Cho nên hiện tại, các vị tăng Nhật bản, cũng đều là ăn mặn. Ngoài ra, Phật giáo Nhật Bản truyền trực tiếp ở Trung Quốc. Điều này có thể chứng minh rằng không ăn thịt là một tập quán đặc thù của Phật giáo đồ ở Trung Hoa, chứ không phải là một điều lệ mà tất cả mọi tín đồ Phật giáo phải tuân theo.
RANDOM_AVATAR
VÕ THỊ THUỲ TRANG
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 16:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re[SỬA ĐỀ TÀI BÀI ]: PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN THỜI KỲ HÌNH THÀN

Gửi bàigửi bởi VÕ THỊ THUỲ TRANG » Thứ 5 01/11/18 7:50

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Tên đề tài: PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN THỜI KỲ HÌNH THÀNH ĐẾN NAY
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài
[PhậtT giáo] [<Nhật Bản>]
- Cụm từ trung tâm: Phật giáo
- Cụm từ định tố: Nhật Bản thời kỳ hình thành đến thời kỳ đến nay
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phật Giáo Thời Kỳ Hình Thành đến nay
- Chủ thể: Nhật Bản
- Không gian: Ở Nhật Bản

3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm:
Sơ đồ cấp hệ
Hình ảnh
4. Xác định trọng tâm nghiên cứu – Các cặp đối lập cơ bản

- Trong Phật giáo hay thần đạo là chính? – Phật giáo chi phối trong xã Nhật như thế nào?
- Phật giáo Nhật được truyền thừa từ Ấn Độ hay Trung Hoa?- vấn đề cần nghiên cứu
RANDOM_AVATAR
VÕ THỊ THUỲ TRANG
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 16:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: SỬA BÀI THỰC HÀNH 2: CẤU TRÚC ĐỀ CƯƠNG

Gửi bàigửi bởi VÕ THỊ THUỲ TRANG » Thứ 5 01/11/18 7:58

SỬA ĐỀ TÀI BÀI 2: PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN THỜI KỲ HÌNH THÀNH ĐẾN NAY
BÀI THỰC HÀNH 2: CẤU TRÚC ĐỀ CƯƠNG
CẤU TRÚC ĐỀ CƯƠNG
MỤC LỤC
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Nhật bản là nước với sự tồn tại của đa thần giáo cũng được tôn sùng như khi Phật giáo xuất hiện ở Nhật Bản và được tồn tại cho đến ngày nay. Mặt khác, Phật giáo du nhập vào Nhật Bản như một món quà từ Trung Hoa và Triều Tiên như một món quà.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Với lý do trên nên đề tài này được chọn để làm rõ vấn đề đi sâu về giai đoạn nguồn gốc du nhập Phật giáo đến xứ sở này.
3. Lịch sử vấn đề
Vấn đề mà đề tài muốn làm rõ cũng đã được đề cập qua tư liệu sách sử về tư liệu Phật giáo. Nhưng vấn đề vẫn chưa được đi vào sâu qua công trình nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Phật giáo ở Nhật
- Thời gian: từ khi hình thành đến nay
- Không gian: Nhật Bản và Trung Hoa
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: làm rõ tại sao Nhật Bản không phải được bắt nguồn từ Ấn Độ. Và lý do nào mà Phật được truyền vào từ đất nước Trung Hoa.
- Ý nghĩa thực tiễn: cung cấp tài liệu rõ ràng cho lần nghiên cứu sau
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đối chiếu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp lập luận
- Phương pháp logic
7. Kết cấu đề tài: Đề tài được chia làm 3 chương
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm về tôn giáo
1.2 Khái niệm về Phật giáo
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Lược sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
2.2 Khái quát Phật giáo Nhật Bản
2.3 Đặc trưng Phật giáo Nhật Bản
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHẬT GIÁO NHẬT BẢN TỪ THỜI KỲ HÌNH THÀNH ĐẾN NAY
I. Quá trình du nhập của phật giáo vào nhật bản
II. Các thời kỳ phật giáo nhật bản
III. Tăng già nhật bản từ khi hình thành đến nay
CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG DÂN NHẬT
I. Chính trị
II. Xã hội
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
VÕ THỊ THUỲ TRANG
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 16:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến105 khách