NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI LÀO

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI LÀO

Gửi bàigửi bởi TRANHOANGGIANG1982 » Thứ 4 10/10/18 20:33

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Trần Hoàng Giang
MSHV: 166031060107
Lớp: Cao học Châu Á học, khóa (2016-2018) (đợt 2)
BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Tên đề tài: NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI LÀO

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài

- Cụm từ trung tâm: Nghi lễ vòng đời
- Cụm từ định tố: của người Lào

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nghi lễ vòng đời
- Chủ thể: người Lào
- Không gian: đất nước Lào
- Thời gian: toàn thời gian

3. Sơ đồ

4.Xác định trọng tâm nghiên cứu - Các cặp đối lập cơ bản
- Thời xưa và hiện nay? - Rõ ràng, ít mâu thuẫn.
- Người Lào hay các tộc người khác? - Rõ ràng, ít mâu thuẫn
- Các nghi lễ vòng đời có ảnh hưởng như thế nào với đời sống người Lào cần đi sâu nghiên cứu
BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6. Bố cục
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tộc người và văn hóa tộc người
1.1.2. Nghi lễ vòng đời
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nguồn gốc tộc người và quá trình hình thành tộc người Lào
1.2.2. Bức tranh các tộc người ở Lào
1.2.3. Vài nét về văn hóa Lào
Chương 2. Nghi lễ sinh nở và trưởng thành của người Lào
2.1. Quan niệm về sinh nở và trưởng thành
2.1.1. Quan niệm về sinh nở
2.1.2. Quan niệm về trưởng thành
2.2. Các nghi thức liên quan đến sinh nở của người Lào
2.3. Các nghi thức liên quan đến trưởng thành của người Lào
Chương 3. Nghi lễ trong hôn nhân của người Lào
3.1. Quan niệm về hôn nhân của người Lào
3.2. Các bước tiến hành hôn nhân của người Lào
3.2.1. Dạm hỏi
3.2.2. Lễ cưới
3.2.2.1. Haih- Khởi (Lễ rước rể)
3.2.2.2. Su- khoắn (lễ buộc chỉ cổ tay)
3.2.2.3. Hặp pathan a hản (Lễ ăn mừng đám cưới)
3.2.3. Lại nhà
Chương 4. Nghi lễ trong tang ma
4.1. Quan niệm về linh hồn và cái chết của người Lào
4.2. Các nghi lễ trong tang ma
4.2.1. Lễ trước khi chết
4.2.2. Lễ khâm liệm
4.2.3. Lễ đưa tang và hỏa táng
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
TRANHOANGGIANG1982
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/10/18 19:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI LÀO

Gửi bàigửi bởi TranThiQuynhNhu » Thứ 6 12/10/18 14:00

Anh ơi, sơ đồ của anh, cấp Zero sai rồi ý. Em nghĩ cấp Zero phải là Các nghi lễ chung luôn, chia xuống mới là nghi lễ vòng đời, nghi lễ gì đó...
RANDOM_AVATAR
TranThiQuynhNhu
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 4 03/10/18 18:44
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI LÀO

Gửi bàigửi bởi TRANHOANGGIANG1982 » Thứ 6 12/10/18 16:24

Cám ơn bạn Như đã góp ý. Để anh xem và bổ sung.
RANDOM_AVATAR
TRANHOANGGIANG1982
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/10/18 19:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI LÀO

Gửi bàigửi bởi Nguyen Kim Ngan » Thứ 6 12/10/18 17:38

Về mục thời gian của sơ đồ, em thấy "toàn thời gian" đã bao gồm cả cổ đại và hiện đại rồi ạ.
RANDOM_AVATAR
Nguyen Kim Ngan
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 7 06/10/18 14:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI LÀO

Gửi bàigửi bởi TRANHOANGGIANG1982 » Chủ nhật 14/10/18 20:35

Cám ơn Ngân đã góp ý. Anh sẽ xem lại và bổ sung
RANDOM_AVATAR
TRANHOANGGIANG1982
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/10/18 19:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI LÀO

Gửi bàigửi bởi TRANHOANGGIANG1982 » Chủ nhật 14/10/18 20:43

[quote="TRANHOANGGIANG1982"]Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Trần Hoàng Giang
MSHV: 166031060107
Lớp: Cao học Châu Á học, khóa (2016-2018) (đợt 2)
BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Tên đề tài: NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI LÀO

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài

- Cụm từ trung tâm: Nghi lễ vòng đời
- Cụm từ định tố: của người Lào

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nghi lễ vòng đời
- Chủ thể: người Lào
- Không gian: đất nước Lào
- Thời gian: toàn thời gian

3. Sơ đồ
[url][/url]
4.Xác định trọng tâm nghiên cứu - Các cặp đối lập cơ bản
- Thời xưa và hiện nay? - Rõ ràng, ít mâu thuẫn.
- Người Lào hay các tộc người khác? - Rõ ràng, ít mâu thuẫn
- Các nghi lễ vòng đời có ảnh hưởng như thế nào với đời sống người Lào cần đi sâu nghiên cứu
BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6. Bố cục
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tộc người và văn hóa tộc người
1.1.2. Nghi lễ vòng đời
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nguồn gốc tộc người và quá trình hình thành tộc người Lào
1.2.2. Bức tranh các tộc người ở Lào
1.2.3. Vài nét về văn hóa Lào
Chương 2. Nghi lễ sinh nở và trưởng thành của người Lào
2.1. Quan niệm về sinh nở và trưởng thành
2.1.1. Quan niệm về sinh nở
2.1.2. Quan niệm về trưởng thành
2.2. Các nghi thức liên quan đến sinh nở của người Lào
2.3. Các nghi thức liên quan đến trưởng thành của người Lào
Chương 3. Nghi lễ trong hôn nhân của người Lào
3.1. Quan niệm về hôn nhân của người Lào
3.2. Các bước tiến hành hôn nhân của người Lào
3.2.1. Dạm hỏi
3.2.2. Lễ cưới
3.2.2.1. Haih- Khởi (Lễ rước rể)
3.2.2.2. Su- khoắn (lễ buộc chỉ cổ tay)
3.2.2.3. Hặp pathan a hản (Lễ ăn mừng đám cưới)
3.2.3. Lại nhà
Chương 4. Nghi lễ trong tang ma
4.1. Quan niệm về linh hồn và cái chết của người Lào
4.2. Các nghi lễ trong tang ma
4.2.1. Lễ trước khi chết
4.2.2. Lễ khâm liệm
4.2.3. Lễ đưa tang và hỏa táng
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC





Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
TRANHOANGGIANG1982
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/10/18 19:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI LÀO

Gửi bàigửi bởi TRANHOANGGIANG1982 » Thứ 2 15/10/18 21:31

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước Lào, trước đây còn gọi là Vương quốc Lạn Xạng, “Lạn” tiếng Lào là triệu, “Xạng” là voi. Lạn Xạng có nghĩa là đất nước Triệu Voi. Được mệnh danh là miền đất Triệu Voi - Lào nằm ở nơi giao hội của hai nền văn minh vĩ đại và hùng mạnh nhất châu Á là Ấn Độ và Trung Hoa. Lào được biết đến như một quốc gia với nền văn hóa phong phú, đa dạng, nơi tập trung và hội tụ của những nét đẹp văn hóa nhưng ẩn chứa trong nó vẫn là những đặc trưng văn hóa rất riêng, vô cùng đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, có sự tương đồng nhưng không bị hòa lẫn với các nền văn hóa khác trong khu vực.
Chính vì những nét đặc trưng ấy, tác giả quyết định tìm hiểu về văn hóa Lào mà cụ thể hơn đó là thông qua “Nghi lễ vòng đời người Lào” để thấy được cái hay, cái đẹp và trên hết là thấy được những nét đặc trưng trong văn hóa đất nước Lào. Trong đề tài này, tác giả đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm trong nghi lễ vòng đời người Lào cụ thể là các nghi lễ trong sinh nở và trưởng thành, nghi lễ trong hôn nhân, nghi lễ trong tang ma. Qua đó có thể hiểu sâu hơn những giá trị văn hóa tiềm ẩn bên trong đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của con người nơi đây.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua những kiến thức và kĩ năng của bản thân cùng với những tài liệu khách quan, bài tiểu luận sẽ giới thiệu sơ lược về đất nước, con người cũng như những nét văn hóa đặc trưng của Lào từ đó đi sâu vào tìm hiểu các nghi lễ trong vòng đời người Lào.
3. Lịch sử nghiên cứu
Đất nước, con người, văn hóa Lào với những nét riêng biệt luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhất là các nhà nghiên cứu văn hóa với những khía cạnh khác nhau, từ phong tục tập quán, tín ngưỡng, lối sống, cách ứng xử... đến những thói quen trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên cho đến nay, các công trình nghiên cứu về nghi lễ vòng đời người Lào còn khá tổng quan chứ không đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể.
Chúng ta có thể tìm hiểu về các nghi lễ vòng đời người Lào ở nhiều bài viết trên các trang báo mạng và một số bài viết nhỏ trong:
• Tìm hiểu lịch sử - văn hóa nước Lào (1981), tập II, Nxb. Hà Nội, Khoa học xã hội.
• Phạm Nguyên Long (1983), Về lịch sử văn hóa ba nước Đông Dương, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện Đông Nam Á, Nxb. Hà Nội.
• Lương Ninh (1996), Đất nước Lào lịch sử và văn hóa, Nxb. Chính trị quốc gia.
• Hoài Nguyên (1997), Lào đất nước - con người (Laos, Land and Men), Nxb. Thuận Hóa.
• Nguyễn Văn Thoàn, Văn hóa Phật giáo trong đời sống cư dân Lào, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để bài nghiên cứu có hiệu quả thì việc xác định đối tượng và phạm vi là rất quan trọng. Điếu đó giúp chúng ta thu hẹp phạm vi và cũng tập trung nghiên cứu vào đối tượng chính của đề tài, tránh tình trạng sai lệch cũng như dông dài không đúng trọng tâm.
• Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nghi lễ vòng đời của người Lào.
• Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt nội dung: Chủ yếu nghiên cứu các nghi lễ vòng đời người Lào.
- Về mặt không gian: Đất nước Lào.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển, sắp xếp tri thức thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn.
- Phương pháp lịch sử: nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng.

6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo. Nội dung của bài tiểu luận được chia thành 4 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2. Nghi lễ sinh nở và trưởng thành của người Lào
Chương 3. Nghi lễ trong hôn nhân của người Lào
Chương 4. Nghi lễ trong tang ma của người Lào

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tộc người và văn hóa tộc người
1.1.2. Nghi lễ vòng đời
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nguồn gốc tộc người và quá trình hình thành tộc người Lào
1.2.2. Bức tranh các tộc người ở Lào
1.2.3. Vài nét về văn hóa Lào
Chương 2. Nghi lễ sinh nở và trưởng thành của người Lào
2.1. Quan niệm về sinh nở và trưởng thành
2.1.1. Quan niệm về sinh nở
2.1.2. Quan niệm về trưởng thành
2.2. Các nghi thức liên quan đến sinh nở của người Lào
2.3. Các nghi thức liên quan đến trưởng thành của người Lào
Chương 3. Nghi lễ trong hôn nhân của người Lào
3.1. Quan niệm về hôn nhân của người Lào
3.2. Các bước tiến hành hôn nhân của người Lào
3.2.1. Dạm hỏi
3.2.2. Lễ cưới
3.2.2.1. Haih- Khởi (Lễ rước rể)
3.2.2.2. Su- khoắn (lễ buộc chỉ cổ tay)
3.2.2.3. Hặp pathan a hản (Lễ ăn mừng đám cưới)
3.2.3. Lại nhà
Chương 4. Nghi lễ trong tang ma
4.1. Quan niệm về linh hồn và cái chết của người Lào
4.2. Các nghi lễ trong tang ma
4.2.1. Lễ trước khi chết
4.2.2. Lễ khâm liệm
4.2.3. Lễ đưa tang và hỏa táng
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
TRANHOANGGIANG1982
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/10/18 19:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI LÀO

Gửi bàigửi bởi Lý Ngọc Bảo Trân » Chủ nhật 21/10/18 13:51

Anh Giang ơi, theo ý kiến của em nên chia bài này làm 3 phần. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2: Các nghi lễ vòng đời của người Lào (bao gồm tất cả những nghi lễ sinh nở, trưởng thành, kết hôn, tang ma được chia ra trong các mục nhỏ). Chương 3: Ý nghĩa của các nghi lễ này trong đời sống của người Lào truyền thống và hiện đại. Chia như vậy sẽ tạo ra được trọng tâm chính của bài.
RANDOM_AVATAR
Lý Ngọc Bảo Trân
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 3 28/02/17 22:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI LÀO

Gửi bàigửi bởi TRANHOANGGIANG1982 » Chủ nhật 21/10/18 21:15

BÀI TẬP THỰC HÀNH 3: TÌM ĐỊNH NGHĨA MỘT KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA MÌNH

1. Định nghĩa: Nghi lễ vòng đời
Định nghĩa 1:
- Theo E.B. Tylor trong công trình "Văn hóa nguyên thủy": Nghi lễ là: “Phương tiện giao tiếp với những thực thể linh hồn và tốt nhất có lẽ nên đặt niềm tin vào các thực thể tinh thần (Spirituels) như một định nghĩa tối thiểu về tôn giáo”.

Định nghĩa 2:
- Còn A.A. Radugin - một nhà văn hóa học Nga đã nói về nghi lễ như sau: “Nghi lễ xuất hiện trong thần thoại học nhằm thể hiện mối quan hệ hữu hiệu giữa cuộc sống thường ngày với siêu nhiên (linh hồn tổ tiên, thần thánh, ma quỷ, số phận v.v…). Nghi lễ được truyền lại không chỉ trong tôn giáo mà đi vào cả cuộc sống thường ngày, đặc biệt là trong nền văn hóa dân gian truyền thống. Tại đây, nghi lễ là di tích còn sót lại của thần thoại”.

2. Phân tích định nghĩa
Định nghĩa 1:
Ưu điểm: cung cấp 1 quan niệm về nghi lễ, ngắn gọn, một câu, dễ hiễu.
Nhược điểm: Ý nghĩa nghi lễ bị gắn kết như một định nghĩa về "tôn giáo".

Định nghĩa 2:
Ưu điểm: cho phép khu biệt được đối tượng định nghĩa và đối tượng liên quan.
Nhược điểm: chưa bao gồm khái niệm về nghi lễ, dài dòng, lan man.

3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét chung có thể tiếp thu, những đặc điểm sai thiếu cần bổ sung, sửa chữa.
- Định nghĩa 1 và Định nghĩa 2: định nghĩa đặc trưng

4. Đặc trưng giống của định nghĩa "nghi lễ vòng đời" nằm trong lớp định nghĩa về "văn hóa tinh thần".

5. Xác định những ngoại diên
- Nghi lễ nông nghiệp
- Nghi lễ ngư nghiệp
- Nghi lễ tín ngưỡng tổ nghề
- Nghi lễ thờ tổ tiên

6. Đặc trưng loài:
Sản phẩm sơ bộ: "Nghi lễ vòng đời là những nghi lễ liên quan đến cá nhân, từ khi sinh ra đến khi chết”.

7. Lập sơ đồ
RANDOM_AVATAR
TRANHOANGGIANG1982
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/10/18 19:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI LÀO

Gửi bàigửi bởi Lý Ngọc Bảo Trân » Chủ nhật 21/10/18 21:32

Chào anh Giang, định nghĩa 1 theo em nhược điểm là hơi lan man vì chưa nếu rõ khái niệm "nghi lễ" một cách rõ ràng. Về ưu và nhược điểm của định nghĩa 2 thì em đồng ý với anh. Anh có thể đưa ra thêm một số định nghĩa có sẵn nữa để làm rõ cho định nghĩa anh rút ra cuối cùng không ạ?
RANDOM_AVATAR
Lý Ngọc Bảo Trân
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 3 28/02/17 22:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến165 khách