THÁNG RAMADAN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM ISLAM TẠI TPHCM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

THÁNG RAMADAN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM ISLAM TẠI TPHCM

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thai Quyen » Thứ 4 10/10/18 21:32

1.Môn học : Phương pháp nghiên cứu khoa học
2.Giảng viên : GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
3.Học viên : Nguyễn Thị Thái Quyên
4.MSHV : 186031060105
5.Lớp : Cao học Châu Á học K18 (đợt 1)

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Tên đề tài: THÁNG RAMADAN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM ISLAM TẠI TP HỒ CHÍ MINH

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài

[Tháng Ramadan] - [của cộng đồng người Chăm Islam] - [ tại TP Hồ Chí Minh]
- Cụm từ trung tâm: Tháng Ramadan
- Cụm từ định tố: của cộng đồng Islam, tại TP Hồ Chí Minh

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tháng Ramadan
- Chủ thể: Cộng đồng người Chăm Islam
- Không gian: TP Hồ Chí Minh
- Thời gian: không giới hạn (hằng năm - tháng 9 trong lịch Islam)

3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm:

Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu – Các cặp đối lập cơ bản
- Cộng đồng người Chăm Islam (đón Ramadan) >< Chăm Bà-ni (không có)
- Nhịn ăn ban ngày >< ăn uống linh đình vào ban đêm
- Lòng kiên nhẫn >< thiếu kiên nhẫn
- Bố thí , giúp đỡ >< ích kỷ, vô cảm
- Tìm hiểu tài liệu lí thuyết và khảo sát để hiểu rõ hơn đời sống và nét đặc trưng văn hóa Islam của cộng đồng người Chăm tại TP Hồ Chí Minh.


BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG

MỤC LỤC
DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài:
2.Mục tiêu nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề:
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Kết cấu đề tài

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.Cơ sở lý luận
- Khái niệm tôn giáo Islam
- Khái niệm phong tục tạp quán
- Giới thiệu về tháng Ramadan
2.Cơ sở thực tiễn
- Hành trình du nhập Islam và cộng đồng Islam tại TP Hồ Chí Minh
- Đặc trưng tôn giáo Islam và tháng Ramdan

CHƯƠNG II: LUẬT NHỊN CHAY
1. Bản chất của việc nhịn chay
2. Cách thức và quy luật nhịn chay
3. Giáo lý cho các tín đồ
4. Những khuyến cáo trong tháng Ramdan
5. Lễ mãn chay


CHƯƠNG III: Ý NGHĨA CỦA THÁNG RAMADAN
1. Đối với thế giới
2. Đối với các tín đồ Islam trên thế giới
3. Đối với cộng đồng người Chăm Isalam tại TP Hồ Chí Minh


KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thai Quyen
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/10/18 14:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THÁNG RAMADAN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM ISLAM TẠI TPHCM

Gửi bàigửi bởi Trần Thị Kiều Oanh » Thứ 6 12/10/18 9:56

Về sơ đồ cấu trúc hệ của bạn
Cấp zero là Văn hóa tổ chức cộng đồng
Đối tượng chia ra 3 phần là "Hành hương Mecca", "Ramadan","các lễ khác"
Mình thấy nếu cấp zero là tổ chức cộng đồng mà bên dưới chỉ bao hàm 3 nội dung như vậy nó có bị thu hẹp không? vì văn hóa tổ chức cộng đồng không chỉ bao gồm "lễ hội", nó còn có nhiều thứ khác nữa.
RANDOM_AVATAR
Trần Thị Kiều Oanh
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 04/10/18 15:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: THÁNG RAMADAN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM ISLAM TẠI TPHCM

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thai Quyen » Thứ 6 12/10/18 10:32

Chào chị Oanh, trước hết, em cảm ơn góp ý của chị cho bài viết của em ạ! Về đối tượng của cấp Zero là VH tổ chức cộng đồng (VH tổ chức đời sống tập thể + VH tổ chức đời sống cá nhân), em muốn đi theo hướng VH đời sống tập thể hơn để tiếp đến Tháng Ramadan nên em mới chọn ra đối tượng: Hành hương đến Mecca (vì nó rất đặc trưng, là một trong năm trụ cột của Islam, k phải lễ hội theo nghĩa mừng cho điều gì đó mà họ làm vì niềm tin với Allah, với tôn giáo Islam), Ramadan, và em gom các lễ, phong tục, hoạt động tôn giáo cộng đồng khác lại thành một nhóm ạ.
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thai Quyen
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/10/18 14:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THÁNG RAMADAN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM ISLAM TẠI TPHCM

Gửi bàigửi bởi Thy Trang » Thứ 7 13/10/18 9:16

chào Quyên. cho chị thắc mắc tí: trên đề tài của em thì có "người Chăm Islam" nhưng trong phần cơ sở lý luận và thực tiễn của em lại không thấy có chứ "Chăm". Liệu từ đó có quan trọng không? tại sao em lại không xuất hiện trong phần đó?
RANDOM_AVATAR
Thy Trang
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 05/10/18 14:36
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: THÁNG RAMADAN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM ISLAM TẠI TPHCM

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thai Quyen » Thứ 7 13/10/18 18:54

Chào chị Trang. Cảm ơn góp ý của chị nhé. Em sẽ bổ sung vào, em viết thiếu ấy. Shukran laki hihi
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thai Quyen
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/10/18 14:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THÁNG RAMADAN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM ISLAM TẠI TPHCM

Gửi bàigửi bởi TranThiQuynhNhu » Thứ 3 16/10/18 14:42

Hé lô Quyên, Như có góp ý chút về đề tài.
Thứ nhất, cụm từ định tố: Quyên thiếu chữ Chăm Islam
Thứ ha, thời gian đã không giới hạn lại hàng năm
Thứ ba, về đối tượng cấp zero nếu là văn hóa tổ chức đời sống tập thể thì Như nghĩ nó chia xuống phải là tổ chức gia đình, dòng tộc, làng xã... Nhìn chung Như thấy cấp zero không đúng, nếu là tháng Ramadan thì Như nghĩ theo cách chia văn hóa tinh thần thì đúng hơn
RANDOM_AVATAR
TranThiQuynhNhu
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 4 03/10/18 18:44
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: THÁNG RAMADAN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM ISLAM TẠI TPHCM

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thai Quyen » Thứ 6 19/10/18 8:55

Chào Như, cảm on Như đã góp ý. ý Quyên ghi thời gian k giới hạn do nó k nằm trong giai doan nào mà mỗi nam đều có. Quyên sẽ ghi rõ trong bai viet. :D
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thai Quyen
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/10/18 14:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THÁNG RAMADAN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM ISLAM TẠI TPHCM

Gửi bàigửi bởi huynhthiminhtu » Thứ 6 19/10/18 9:09

Quyên ơi! Chương 2 [Luật nhịn chay] là điểm chính, đặc trưng duy nhất của tháng Ramadan à?
RANDOM_AVATAR
huynhthiminhtu
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 04/10/18 15:22
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: THÁNG RAMADAN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM ISLAM TẠI TPHCM

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thai Quyen » Thứ 6 19/10/18 9:33

Em cảm on chi Tú đã gop y ạ. Luật nhin chay, các quy tac là diem chinh. Em co tim them dc tai lieu va dang chinh sua lai bai viet a. em sẽ post lên lai ạ.
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thai Quyen
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/10/18 14:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THÁNG RAMADAN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM ISLAM TẠI TPHCM

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thai Quyen » Thứ 2 22/10/18 22:03

(Sửa) BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Tên đề tài: THÁNG RAMADAN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM ISLAM TẠI TP HỒ CHÍ MINH

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài

[Tháng Ramadan] - [của cộng đồng người Chăm Islam] - [ tại TP Hồ Chí Minh]
- Cụm từ trung tâm: Tháng Ramadan
- Cụm từ định tố: của cộng đồng người Chăm Islam, tại TP Hồ Chí Minh

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tháng Ramadan
- Chủ thể: Cộng đồng người Chăm Islam
- Không gian: TP Hồ Chí Minh
- Thời gian: tháng 9 trong lịch Islam

3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm:
Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu – Các cặp đối lập cơ bản
- Cộng đồng người Chăm Islam (đón Ramadan) >< Chăm Bà-ni (không có)
- Nhịn ăn ban ngày >< ăn uống linh đình vào ban đêm
- Lòng kiên nhẫn >< thiếu kiên nhẫn
- Bố thí , giúp đỡ >< ích kỷ, vô cảm

- Tìm hiểu tài liệu lí thuyết và khảo sát để hiểu rõ hơn đời sống và nét đặc trưng văn hóa Islam của cộng đồng người Chăm Isalm tại TP Hồ Chí Minh.

(Sửa) BÀI TẬP 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG
MỤC LỤC
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
2.Mục tiêu nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.Cơ sở lý luận
- Định nghĩa khái niệm Văn hoá và Văn hoá tinh thần
- Giới thiệu tôn giáo Islam
- Tháng Ramdan (Ramadan là gì, thời gian, ý nghĩa)
2.Cơ sở thực tiễn
- Hành trình du nhập Islam và cộng đồng người Chăm Islam tại TP Hồ Chí Minh.
- Cộng đồng người Chăm Islam tại TP Hồ Chí Minh đón Ramadan hằng năm.

CHƯƠNG II: BẢN CHẤT VÀ QUY LUẬT NHỊN CHAY
1. Bản chất của việc nhịn chay
1.1 Các yếu tố về tinh thần và đức tin
1.2 Các yếu tố về tâm lý
1.3 Các yếu tố về xã hội
1.4 Các yếu tố về thể chất và y tế
2. Quy luật nhịn chay
2.1Những vấn đề cơ bản trong việc nhịn chay
2.2Những đối tượng bắt buộc nhịn chay
2.3Những điều được khuyến khích làm
2.4Những điều làm huỷ việc nhịn chay
Tiểu kết


CHƯƠNG III: GIÁO LÝ, NHỮNG KHUYẾN CÁO VÀ LỄ MÃN CHAY
1. Giáo lý cho các tín đồ Islam
1.1 Giáo lý cho tín đồ nhịn chay
1.2 Giáo lý về những điều làm huỷ nhịn chay
2. Những khuyến cáo trong tháng Ramadan
3. Lễ mãn chay
Tiểu kết


KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thai Quyen
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/10/18 14:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến78 khách