CUỘC CHIẾN TRANH MÔNG NGUYÊN - NHẬT BẢN THẾ KỈ XIII

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

CUỘC CHIẾN TRANH MÔNG NGUYÊN - NHẬT BẢN THẾ KỈ XIII

Gửi bàigửi bởi Van Tuong Vi » Thứ 5 11/10/18 14:38

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong Văn hóa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Văn Tường Vi
MSHV: 176031060113
Lớp: Cao học Châu Á học K17 (đợt 2)

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Tên đề tài: CUỘC CHIẾN TRANH MÔNG NGUYÊN - NHẬT BẢN THẾ KỈ XIII

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của đề tài:
[Cuộc chiến tranh Mông Nguyên – Nhật Bản][<thế kỉ XIII>
- Cụm từ trung tâm: Cuộc chiến tranh Mông Nguyên – Nhật Bản
- Cụm từ định tố: thế kỉ XIII

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Nguyên nhân chiến thắng và vai trò của Mạc Phủ
- Chủ thể: võ sĩ Nhật Bản
- Không gian: cuộc chiến tranh Mông Nguyên – Nhật Bản
- Thời gian: thế kỉ XIII

3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm:
Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu - các cặp đối lập cơ bản
- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên? – Yếu tố khách quan, yếu tố chính trị - quân sự, yếu tố con người, quan hệ đối ngoại.
- Vai trò của Mạc Phủ quan trọng hay không quan trọng? – Rất quan trọng. Là một trong những nguyên nhân thắng lợi chính.
RANDOM_AVATAR
Van Tuong Vi
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 04/10/18 21:00
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CUỘC CHIẾN TRANH MÔNG NGUYÊN - NHẬT BẢN THẾ KỈ XIII

Gửi bàigửi bởi Van Tuong Vi » Thứ 5 11/10/18 20:11

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG

CUỘC CHIẾN TRANH MÔNG NGUYÊN - NHẬT BẢN THẾ KỈ XIII

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài:
Chiến thắng của Nhật Bản trước Đế Quốc Mông Cổ hùng mạnh là một điểm đặc sắc trong lịch sử thế giới, được nhiều học giả đề cập tới. Tuy nhiên, do tính chất các công trình nghiên cứu nên các học giả chỉ mới đề cập đến cuộc chiến tranh Mông Nguyên dưới góc độ lịch sử (quá trình và kết quả), vẫn chưa có nhiều nghiên đi sâu vào nguyên nhân thắng lợi cũng như vai trò của Mạc Phủ đối với chiến thắng Đế quốc Mông Cổ vào thế kỉ XIII. Dựa trên những thành quả nghiên cứu của các học giả đi trước, thiết nghĩ việc nghiên cứu sâu hơn hai cuộc chiến tranh này, từ đó góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân thắng lợi và vai trò của Mạc Phủ trong cuộc chiến tranh là điều hữu ích. Mặt khác, đề tài này cũng phù hợp với phạm vi nghiên cứu của ngành Châu Á học.

2. Mục đích nghiên cứu:

- Cung cấp nguồn tư liệu tiếng Việt về cuộc chiến tranh Mông Nguyên – Nhật Bản thế kỉ XIII.
- Nghiên cứu nguyên nhân thắng lợi và vai trò của Mạc Phủ đối với chiến thắng kháng chiến chống Đế quốc Mông Cổ thế kỉ XIII.

3. Lịch sử vấn đề:
- Tiếng Việt:
- Tiếng Nhật:
- Tiếng Trung:

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Nguyên nhân thắng lợi và vai trò của Mạc Phủ.
- Phạm vi: cuộc chiến tranh Mông Nguyên – Nhật Bản

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: làm rõ nguyên nhân dẫn đến thắng lợi cuối cùng của quân Nhật Bản và vai trò của Mạc Phủ trong thắng lợi đó.
- Ý nghĩa thực tiễn: cung cấp nguồn tư liệu tiếng Việt liên quan đến cuộc chiến tranh này.

6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp logic.
- Phương pháp dịch lý.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp loại hình.

7. Kết cấu đề tài

CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1 Cơ sở lý luận
- Khái niệm về “Nguyên Khấu”, “Oa Khấu”.
- Bối cảnh lịch sử: Nhật Bản, đế quốc Mông Cổ, Đông Nam Á.

1.2 Cơ sở thực tiễn
- Đặc điểm phương thức tác chiến của đội kị binh Mông Cổ.
- Đặc điểm phương thức tác chiến của võ sĩ Nhật Bản.
- Đặc điểm chế độ phong kiến nhà Nguyên, chế độ Mạc Phủ Kamakura.
- Khái quát xuất thân và sự nghiệp của các nhân vật tiêu biểu: Hojo Tokimune, Hốt Tất Liệt.

CHƯƠNG 2. ĐỘNG CƠ, DIỄN TIẾN VÀ KẾT QUẢ HAI CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC NHẬT BẢN CỦA MÔNG
2.1 Cuộc xâm lược lần thứ nhất
- Động cơ
- Diễn tiến
- Kết quả
2.2 Cuộc xâm lược lần thứ hai
- Động cơ
- Diễn tiến
- Kết quả

CHƯƠNG 3. CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH KẾT QUẢ CUỘC CHIẾN TRANH NHẬT BẢN – MÔNG NGUYÊN
3.1 Yếu tố khách quan
- Địa hình và khoảng cách
- Thời gian trì hoãn do giông bão
- Thần phong Kamikaze
- Cái chết của Hốt Tất Liệt
3.2 Yếu tố chính trị - quân sự
- Quyền lực và lập trường của Mạc phủ Kamakura và triều đình
- Năng lực tác chiến (trên biển, trên bờ) và trình độ vũ khí, phương tiện.
- Hiệu quả của các chiến lược
3.3 Yếu tố con người (cá nhân và tập thể)
- Đặc điểm văn hóa dân tộc và tinh thần quật cường của người Nhật (bác bỏ thư quy hàng, chém đầu sứ giả,...)
- Tài năng chỉ huy quân sự của Hojo Tokimune và các tướng lĩnh (thiết lập tường lũy phòng thủ, cầu phao,...)
3.4 Mối quan hệ với Triều Tiên (Cao Ly?)
- Cung cấp tình báo kịp thời
- Tinh thần không phối hợp với quân Mông Nguyên.

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
Van Tuong Vi
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 04/10/18 21:00
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CUỘC CHIẾN TRANH MÔNG NGUYÊN - NHẬT BẢN THẾ KỈ XIII

Gửi bàigửi bởi Trần Thị Kiều Oanh » Thứ 6 12/10/18 10:33

Chào Vi, cám ơn em đã cung cấp một đề tài có tính lịch sử, giúp c có thêm kiến thức về cuộc Kháng chiến chống Nguyên Mông ở các nước.
Chị xin có một số góp ý như sau: 1. Ở phần xác định đối tượng và phạm vi, chủ thể của em chỉ bao gồm võ sĩ thôi thì có ổn không? Chỉ có võ sĩ thôi cũng làm nên chiến thắng ?. 2. Ở sơ đồ cấp hệ: Không gian em có viết: chính trị- quân sự, con người, thời tiết, đây là các yếu tố làm nên thắng lợi phải không? Nhưng chị nghĩ Không gian ở đây là chỉ Nhật Bản hay Việt Nam, hay Các nước khác chứ nhỉ?
RANDOM_AVATAR
Trần Thị Kiều Oanh
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 04/10/18 15:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: CUỘC CHIẾN TRANH MÔNG NGUYÊN - NHẬT BẢN THẾ KỈ XIII

Gửi bàigửi bởi Thy Trang » Thứ 7 13/10/18 9:11

Chị iu! theo em thì đề tài của chị là về Nhật Bản nên trên sơ đồ chị đưa Nhật Bản vào giữa thì sơ đồ hình cây tỏa ra sẽ cân đối hơn ạ.
RANDOM_AVATAR
Thy Trang
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 05/10/18 14:36
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: CUỘC CHIẾN TRANH MÔNG NGUYÊN - NHẬT BẢN THẾ KỈ XIII

Gửi bàigửi bởi TRANHOANGGIANG1982 » Thứ 7 13/10/18 10:20

Chào bạn Tường Vi!
Giang xin có góp ý về đề của bạn.
1. Về sơ đồ: Theo Giang, Vì nên đưa phần Nhật Bản ở giữa vì đó là phần nghiên cứu chính của đề tài.
2. Về thời gian: Thế kỷ XIII, bạn nên nói đến thời gian trước và sau thế kỷ XIII.
3. Về phương pháp nghiên cứu: Theo Giang, ban nên bổ sung phương pháp nghiên cứu lịch sử và so sánh.
Có vài ý góp ý cùng bạn.
Chúc bạn khỏe.
RANDOM_AVATAR
TRANHOANGGIANG1982
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/10/18 19:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: CUỘC CHIẾN TRANH MÔNG NGUYÊN - NHẬT BẢN THẾ KỈ XIII

Gửi bàigửi bởi Van Tuong Vi » Thứ 7 13/10/18 20:11

Em cảm ơn ý kiến đóng góp của các Anh/Chị. Đúng là em nên chuyển Nhật Bản vào giữa thì sơ đồ sẽ cân đối hơn ạ.
Về phần Không Gian thì em cũng đang lúng túng không biết nên để "Nhật Bản" hay "các yếu tố tạo nên chiến thắng".
Về phần Thời gian thì em đang suy xét lại có nên đề đề cập đến khoảng thời gian trước và sau thế kỉ XIII không.
RANDOM_AVATAR
Van Tuong Vi
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 04/10/18 21:00
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CUỘC CHIẾN TRANH MÔNG NGUYÊN - NHẬT BẢN THẾ KỈ XIII

Gửi bàigửi bởi hiendothithu » Chủ nhật 14/10/18 20:50

Hi c ơi,
E đang hóng bài của c.
cho e link tài liệu với c ơi
Cảm ơn c
RANDOM_AVATAR
hiendothithu
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 22:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CUỘC CHIẾN TRANH MÔNG NGUYÊN - NHẬT BẢN THẾ KỈ XIII

Gửi bàigửi bởi TranThiQuynhNhu » Thứ 3 16/10/18 14:44

Em nghĩ dàn bài của chị phần Bối cảnh lịch sử em thấy nó thuộc cơ sở thực tiễn thì đúng hơn là lý luận ạ
RANDOM_AVATAR
TranThiQuynhNhu
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 4 03/10/18 18:44
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: CUỘC CHIẾN TRANH MÔNG NGUYÊN - NHẬT BẢN THẾ KỈ XIII

Gửi bàigửi bởi Van Tuong Vi » Thứ 5 18/10/18 19:40

Sau khi được Thầy và các bạn góp ý, mình đã sửa lại bài viết của mình. Mong mọi người tiếp tục chỉ rõ những chỗ còn khiếm khuyết để bài viết hoàn thiện hơn.

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Tên đề tài: CUỘC CHIẾN TRANH MÔNG NGUYÊN - NHẬT BẢN THẾ KỈ XIII

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của đề tài:
[Cuộc chiến tranh Mông Nguyên – Nhật Bản][<thế kỉ XIII>
- Cụm từ trung tâm: Cuộc chiến tranh Mông Nguyên – Nhật Bản
- Cụm từ định tố: thế kỉ XIII

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Cuộc chiến tranh Mông Nguyên - Nhật Bản
- Chủ thể: quân dân Nhật Bản
- Không gian: vùng duyên hải Nhật Bản
- Thời gian: thế kỉ XIII

3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm:
Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu - các cặp đối lập cơ bản
- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên? – Yếu tố khách quan, yếu tố chính trị - quân sự, yếu tố con người, quan hệ đối ngoại.
- Vai trò của Mạc Phủ quan trọng hay không quan trọng? – Rất quan trọng. Là một trong những nguyên nhân thắng lợi chính.
RANDOM_AVATAR
Van Tuong Vi
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 04/10/18 21:00
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CUỘC CHIẾN TRANH MÔNG NGUYÊN - NHẬT BẢN THẾ KỈ XIII

Gửi bàigửi bởi Van Tuong Vi » Thứ 5 18/10/18 20:26

Chỉnh sửa theo góp ý của Thầy và các bạn:

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG

CUỘC CHIẾN TRANH MÔNG NGUYÊN - NHẬT BẢN THẾ KỈ XIII

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài:
Chiến thắng của Nhật Bản trước Đế Quốc Mông Cổ hùng mạnh là một điểm đặc sắc trong lịch sử thế giới, được nhiều học giả đề cập tới. Tuy nhiên, do tính chất các công trình nghiên cứu nên các học giả chỉ mới đề cập đến cuộc chiến tranh Mông Nguyên dưới góc độ lịch sử (quá trình và kết quả), vẫn chưa có nhiều nghiên đi sâu vào nguyên nhân thắng lợi cũng như vai trò của Mạc Phủ đối với chiến thắng Đế quốc Mông Cổ vào thế kỉ XIII. Dựa trên những thành quả nghiên cứu của các học giả đi trước, thiết nghĩ việc nghiên cứu sâu hơn hai cuộc chiến tranh này, từ đó góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân thắng lợi và vai trò của Mạc Phủ trong cuộc chiến tranh là điều hữu ích. Mặt khác, đề tài này cũng phù hợp với phạm vi nghiên cứu của ngành Châu Á học.

2. Mục đích nghiên cứu:

- Cung cấp nguồn tư liệu tiếng Việt về cuộc chiến tranh Mông Nguyên – Nhật Bản thế kỉ XIII.
- Nghiên cứu nguyên nhân thắng lợi và vai trò của Mạc Phủ đối với chiến thắng kháng chiến chống Đế quốc Mông Cổ thế kỉ XIII.

3. Lịch sử vấn đề:
- Trình bày sự kiện lịch sử
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng kết quả cuộc chiến.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Cuộc chiến tranh Mông Nguyên - Nhật Bản.
- Phạm vi: quân dân Nhật Bản, thế kỉ XIII, nguồn sử liệu bằng tiếng Nhật.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: làm rõ nguyên nhân dẫn đến thắng lợi cuối cùng của quân Nhật Bản và vai trò của Mạc Phủ trong thắng lợi đó.
- Ý nghĩa thực tiễn: cung cấp nguồn tư liệu tiếng Việt liên quan đến cuộc chiến tranh này.

6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp logic.
- Phương pháp tiếp cận liên ngành.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp lịch sử.

7. Kết cấu đề tài

CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1 Cơ sở lý luận
- Khái niệm về “Nguyên Khấu”, “Oa Khấu”.
- Bối cảnh lịch sử: Nhật Bản, đế quốc Mông Cổ, Đông Nam Á.

1.2 Cơ sở thực tiễn
- Đặc điểm phương thức tác chiến của đội kị binh Mông Cổ.
- Đặc điểm phương thức tác chiến của võ sĩ Nhật Bản.
- Đặc điểm chế độ phong kiến nhà Nguyên, chế độ Mạc Phủ Kamakura.
- Khái quát xuất thân và sự nghiệp của các nhân vật tiêu biểu: Hojo Tokimune, Hốt Tất Liệt.

CHƯƠNG 2. ĐỘNG CƠ, DIỄN TIẾN VÀ KẾT QUẢ HAI CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC NHẬT BẢN CỦA MÔNG
2.1 Cuộc xâm lược lần thứ nhất
- Động cơ
- Diễn tiến
- Kết quả
2.2 Cuộc xâm lược lần thứ hai
- Động cơ
- Diễn tiến
- Kết quả

CHƯƠNG 3. CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH KẾT QUẢ CUỘC CHIẾN TRANH NHẬT BẢN – MÔNG NGUYÊN
3.1 Yếu tố khách quan
- Địa hình và khoảng cách
- Thời gian trì hoãn do giông bão
- Thần phong Kamikaze
- Cái chết của Hốt Tất Liệt
3.2 Yếu tố chính trị - quân sự
- Quyền lực và lập trường của Mạc phủ Kamakura và triều đình
- Năng lực tác chiến (trên biển, trên bờ) và trình độ vũ khí, phương tiện.
- Hiệu quả của các chiến lược
3.3 Yếu tố con người (cá nhân và tập thể)
- Đặc điểm văn hóa dân tộc và tinh thần quật cường của người Nhật (bác bỏ thư quy hàng, chém đầu sứ giả,...)
- Tài năng chỉ huy quân sự của Hojo Tokimune và các tướng lĩnh (thiết lập tường lũy phòng thủ, cầu phao,...)
3.4 Mối quan hệ với Triều Tiên (Cao Ly?)
- Cung cấp tình báo kịp thời
- Tinh thần không phối hợp với quân Mông Nguyên.

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
Van Tuong Vi
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 04/10/18 21:00
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến83 khách