NHẬT BẢN THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

NHẬT BẢN THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi hiendothithu » Thứ 7 13/10/18 17:44

Bài tập thực hành1: Phân tích đề tài
Tên đề tài: NHẬT BẢN THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài
[Nhật bản thân thiên với môi trường],[<Từ góc độ văn hóa>]
- Cụm từ trung tâm: Nhật Bản than thiện với môi trường
- Cụm từ định tố: nhìn từ góc độ Văn đô
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nhật Bản thân thiện với môi trường , góc độ văn hóa
- Chủ thể: người Nhật
- Không gian: Nhật bản
- Thời gian: từ xưa đến nay
3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm
Hình ảnh
4. Xác định trọng tâm nghiên cứu – Các cặp đối lập cơ bản
- Văn hóa phương Đông – Văn hóa Phương Tây: điều kiện tự nhiên khác nhau làm cho đời sống văn hóa và tín ngưỡng khác nhau
Bài tập thực hành 2: Lập đề cương chi tiết
NHẬT BẢN THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
Dẫn nhập
1. Lý do chọn đề tài:
- Sau cuộc cách mạng công nghệ (1868 – 1912) Nhật Bản rơi vào tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Người Nhật phải sống chung với ô nhiễm, bệnh tật và chết choc. Thế nhưng gần đây khi tôi lên các trang tìm hiểu về Nhật Bản thì thấy nhiều trang viết về Nhật Bản thân thiện với môi trường. Sau đó lại thấy nhiều bài viết về công nghệ, sản phẩm…thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, tôi nghĩ môi trường không chỉ là vấn đề về kinh tế mà còn ẩn chứa cả văn hóa dân tộc. Từ đó tôi phân tích dưới góc độ văn hóa vì sao Nhật Bản thân thiện với môi trường và đã làm các nước khác ngưỡng mộ khi tạo được thành phố Kawasaki phát triển bền vững.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Môi trường sống đang bị đe dọa, mong đợi con người sống thân thiện với thiên nhiên, nếu con người không thay đổi ý thức trong việc bảo vệ môi trường mình sống như không đổ rác xuống sông, biển…..thì lúc nào đó sẽ bị thiên nhiên quay trở lại hại con người theo luật nguyên nhân kết quả hay còn gọi là luật nhân quả. Vì vậy bài viết này mong đợi sẽ thay đổi được ý thức của con người về việc bảo vệ thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường
-Môi trường không chỉ là vấn đề về kinh tế, mà còn là văn hóa dân tộc. Thông qua bài viết tìm hiểu về Nhật Bản than thiên với môi trường từ góc đô văn hóa mong đợi các doanh nghiệp đang vận hành nhà máy trên đất Viêt Nam tuân thủ đúng quy trình xử lý rác thải công nghiệp. Không vì lợi ích kinh tế mà mang lại thiệt hại về kinh tế, môi trường và làm vỡ niềm tin về tín ngưỡng của người Việt
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: nhật bản thân thiện với môi trường, góc nhìn văn hóa
- Phạm vi: từ xưa đến nay
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:
- Ý nghĩa thực tiễn:
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp phân tích
7. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. 1 Cơ sở lý luận
- Khái niệm thân thiện với môi trường
- Khái niệm văn hóa:
1. 2 Cơ sở thực tiễn
- Ô nhiễm môi trường ở Nhật và Nhật bản đã sống than thiện với môi trường
CHƯƠNG 2: THIÊN NHIÊN TRONG DẤU ẤN CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC
2.1 Vị trí địa lý
2.2 Nền văn minh nông nghiệp
2.3 Lịch sử dân tộc
CHƯƠNG 3: THIÊN NHIÊN TRONG TÍN NGƯỠNG
3.1 Thần đạo
3.2 Góc nhìn tâm linh về hiện tượng cá chết và thủy triều đỏ sau cách mạng công nghiệp (1868 – 1912)
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
hiendothithu
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 22:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHẬT BẢN THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Van Tuong Vi » Thứ 7 13/10/18 20:20

Em chỉ có chút góp ý nhỏ, chị tham khảo xem có phù hợp không nhé:
Về phần Đối tượng nghiên cứu, em nghĩ nên là "các chính sách bảo vệ môi trường của Nhật Bản" thì sẽ cụ thể hơn.
Thời gian: nếu để "từ xưa đến nay" thì em thấy khá mơ hồ, nếu được thì em nghĩ mình nên lấy một mốc thời gian cụ thể nào đó có ảnh hưởng nhiều đến đối tượng nghiên cứu đề tài. Ví dụ (tham khảo) như trước và sau cải cách Minh Trị chẳng hạn.
Về phần Trọng tâm nghiên cứu: theo em nếu đề tài của chị hướng mục tiêu về "tính thân thiện với môi trường" thì nên chăng cần thiết lập cặp đối lập "giá trị truyền thống" và "giá trị hiện đại", hay "thân thiện" và "không thân thiện", "thiên nhiên" và "nhân công".
Chút ý kiến đóng góp nhỏ, em sẽ rất vui nếu có giúp ích gì được cho bài luận văn của chị.
RANDOM_AVATAR
Van Tuong Vi
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 04/10/18 21:00
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHẬT BẢN THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi hiendothithu » Chủ nhật 14/10/18 20:08

Hi c
Cảm ơn c. H k viết về các chính sách thân thiện vì nó chỉ nêu cách nhật bản thực hiện như đưa luật chống ô nhiễm, luật bảo vệ hay xây dựn nhà máy xử lý nước,... nhiều bài viết về nó rồi. Với lại số liệu cũng rõ ràng quá. Nên h chỉ phân tích ở góc độ văn hoá đê hiểu vì sao nhật bản triệt để làm đc những chuyện như thế trong khi các nước khác chỉ mới dừng ở chuyện xanh sạch đep. Còn chuyện hợp tác với nhật để phát triển bền vững thì h chưa làm đê xuất hợp tác với nhật để phát triển bền vững thì h chưa làm đc. Hi vọng có thể làm đc
RANDOM_AVATAR
hiendothithu
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 22:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHẬT BẢN THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi VODUYPHUONG » Chủ nhật 14/10/18 20:36

Hiền
Anh có ý kiến cùng em:
Chương 2 mục 2.3: Lịch sử dân tộc
Có quá rộng không em?
Anh góp ý: Truyền thống dân tộc hoặc Định hướng giáo dục (Ngay từ khi còn trên ghế nhà trường cho các học sinh Nhật bản)
Chào em!
RANDOM_AVATAR
VODUYPHUONG
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 20/09/18 10:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHẬT BẢN THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi hiendothithu » Chủ nhật 14/10/18 20:44

hi a,
Hì e chỉ là thiên nhiên qua lịch sử dân tộc thôi. Ví dụ như trong trận đánh với quân nguyên mông, gió biển làm quân địch không đánh mà thua. Và người Nhật tin rằng có thần phong. Nên thiên nhiên trong tâm thức người Nhật thì là 1 đấng siêu nhiên cực kì vĩ đại. Vì thế mà người Nhật triệt để thân thiện với môi trường
RANDOM_AVATAR
hiendothithu
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 22:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHẬT BẢN THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Thy Trang » Thứ 2 15/10/18 11:29

Chị ơi! Cho xem bon chen tí!
Phần 3 (biểu đồ) em không thấy có gì liên liên quan tới môi trường, mặc dù đề tài của chị thì có.
Phần 4 (Xác định trọng tâm nghiên cứu – Các cặp đối lập cơ bản)
- Văn hóa phương Đông – Văn hóa Phương Tây: điều kiện tự nhiên khác nhau làm cho đời sống văn hóa và tín ngưỡng khác nhau=> chưa bám sát vào đề tài của chị là thân thiện môi trường mà đi sâu vào đời sống văn hóa và tín ngưỡng
RANDOM_AVATAR
Thy Trang
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 05/10/18 14:36
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: NHẬT BẢN THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi hiendothithu » Thứ 2 15/10/18 22:58

Hi trang,
H thấy có phần lệch lẹch chút nhưng chưa biết sửa sao. Nếu để chử phân tích hay vì sao vào tiêu đề cũng k ổn. Mà bài kiểu như phân tích vậy đó trang. Vì thiên nhiên hiện diện mọi mặt trong đời sống người nhật nên có lẽ vì lẽ đó nhật mới thân thiện đc với thiên nhiên. Cảm ơn trang
RANDOM_AVATAR
hiendothithu
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 22:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHẬT BẢN THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi TranThiQuynhNhu » Thứ 3 16/10/18 14:29

Em có góp ý về tên đề tài chút vì cảm thấy tên đề tài này khá mơ hồ lúc em mới đọc vào, chị có thể tham khảo xem là đề tài chị viết về Chính sách thân thiện với môi trường của Nhật Bản hay như thế nào ấy ạ.
RANDOM_AVATAR
TranThiQuynhNhu
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 4 03/10/18 18:44
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: NHẬT BẢN THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi hiendothithu » Thứ 7 20/10/18 22:24

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong văn hóa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Đỗ Thị Thu Hiền
MSHV: 186031060102
Lớp: Cao học Châu Á học K2018 (đợt 1)
Bài tập thực hành1: Phân tích đề tài
Tên đề tài: MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG TÂM THỨC NGƯỜI NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài
[ Môi trường tự nhiên],[ <trong tâm thức người Nhật nhìn từ góc độ văn hóa>]
- Cụm từ trung tâm: Môi trường tự nhiên
- Cụm từ định tố: trong tâm thức người Nhật nhìn từ góc độ Văn hóa
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Môi trường tự nhiên dưới góc độ văn hóa
- Chủ thể: người Nhật
- Không gian: Nhật bản
- Thời gian: từ xưa đến nay
3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm
Hình ảnh
4. Xác định trọng tâm nghiên cứu – Các cặp đối lập cơ bản
- Yếu tố thiên nhiên trong đời sống xã hội của Người Nhật: Ảnh hưởng toàn diện đến đời sống người Nhật
- Văn hóa phương Đông – Văn hóa Phương Tây: điều kiện tự nhiên khác nhau làm cho đời sống văn hóa và tín ngưỡng khác nhau
- Văn hóa tinh thần – Văn hóa vật chất: có mối liên hệ mật thiết với nhau, vì đời sống mưu sinh nên thờ thần, thờ các thế lực siêu nhiên để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu xin thắng trận trong chiến tranh
Bài tập thực hành 2: Lập đề cương chi tiết
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG TÂM THỨC NGƯỜI NHẬT NHÌN TỪ GỐC ĐỘ VĂN HÓA
Dẫn nhập
1. Lý do chọn đề tài:
- Sau cuộc cách mạng công nghệ (1868 – 1912) Nhật Bản rơi vào tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Người Nhật phải sống chung với ô nhiễm, bệnh tật và chết choc. Thế nhưng gần đây khi tôi lên các trang tìm hiểu về Nhật Bản thì thấy nhiều trang viết về Nhật Bản thân thiện với môi trường. Sau đó lại thấy nhiều bài viết về công nghệ, sản phẩm…thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, tôi nghĩ môi trường không chỉ là vấn đề về kinh tế mà còn ẩn chứa cả văn hóa dân tộc. Từ đó tôi phân tích dưới góc độ văn hóa về môi trường tự nhiên trong tâm thức người Nhật để hiểu vì sao người Nhật đã làm các nước khác ngưỡng mộ khi tạo được thành phố Kawasaki phát triển bền vững.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Môi trường sống đang bị đe dọa, mong đợi con người sống thân thiện với thiên nhiên, nếu con người không thay đổi ý thức trong việc bảo vệ môi trường mình sống như không đổ rác xuống sông, biển…..thì lúc nào đó sẽ bị thiên nhiên quay trở lại hại con người theo luật nguyên nhân kết quả hay còn gọi là luật nhân quả. Vì vậy bài viết này mong đợi sẽ thay đổi được ý thức của con người về việc bảo vệ thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường
- Môi trường không chỉ là vấn đề về kinh tế, mà còn là văn hóa dân tộc. Thông qua bài viết tìm hiểu về môi trường tự nhiên trong tâm thức người Nhật nhìn từ góc độ văn hóa tôi mong đợi các doanh nghiệp đang vận hành nhà máy trên đất Viêt Nam tuân thủ đúng quy trình xử lý rác thải công nghiệp. Không vì lợi ích kinh tế mà mang lại thiệt hại về kinh tế, môi trường và phá vỡ văn hóa của người Việt.
- Nghiên cứu để hiểu thêm về văn hóa Nhật bản và làm tài liệu để giảng dạy sinh viên
3. Lịch sử vấn đề
- Thần thoại học
- Khoa học
- Lịch sử học
- Môi trường học
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Môi trường tự nhiên trong tâm thức người Nhật
- Phạm vi: từ xưa đến nay
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: hệ thống lại yếu tố thiên nhiên trong đời sống, văn hóa, lịch sử của Nhật Bản
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Nhật Bản học, là tài liệu tham khảo để gỉang dạy môn Văn hóa Nhật bản
+ là tài liệu tham khảo để so sánh về môi trường tự nhiên của Nhật bản và Việt Nam, từ đó xây dựng ý thức bảo vệ môi trường
6. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp phân tích
- Cách tiếp cận liên ngành
7. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. 1 Cơ sở lý luận
- Khái niệm môi trường:
- Khái niệm văn hóa:
- Thần thoại học
- Khoa học
- Lịch sử học
1. 2 Cơ sở thực tiễn
- Đặc điểm địa hình tự nhiên của Nhật Bản
- Nguồn gốc dân cư, đặc điểm dân tộc
- Ô nhiễm môi trường ở Nhật
CHƯƠNG 2: THIÊN NHIÊN TRONG DẤU ẤN CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC
2.1 Vị trí địa lý
2.2 Văn hóa nông nghiệp
2.3 Yếu tố thiên nhiên trong tiến trình lịch sử dân tộc
2.3.1 Chiến tranh Mông Nguyên
2.4 Thần đạo
2.4.1 Tín ngưỡng thần đạo hiện thực của dân chúng
CHƯƠNG 3: HIỆN TƯỢNG CÁ CHẾT VÀ THỦY TRIỀU ĐỎ SAU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP (1868 – 1912)
3.1 Tục thờ thần nước – Nước đến từ đâu
3.2 Tục thờ thần đất
3.3 Vấn đề mưu sinh
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
Bài tập thực hành 3: Xây dựng định nghĩa cho khái niệm của tiêu đề bài
I. Môi trường
1. Định nghĩa và phân tích định nghĩa
- Khái niệm môi trường:
+ Định nghĩa 1 : Theo quyển"Địa lí hiện tại, tương lai. Hiểu biết về quả đất, hành tinh của chúng ta, Magnard. P, 1980", đã nêu ra khái niệm môi trường: "Môi trường là tổng hợp - ở một thời điểm nhất định - các trạng huống vật lí, hoá học, sinh học và các yếu tố xã hội có khả năng gây ra một tác động trực tiếp hay gián tiếp, tức thời hay theo kỳ hạn, đối với các sinh vật hay đối với các hoạt động của con người"
- Ưu điểm: đầy đủ
- Nhược điểm: rộng, khó hình dung, khó phân loại
+ Định nghĩa 2: Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là "Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người".
- Ưu điểm: đầy đủ
- Nhược điểm:
+ Định nghĩa 3: Theo điều 1 "Luật bảo vệ môi trường" đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kì họp thứ tư thông qua ngày 27 - 12 -1993 định nghĩa khái niệm môi trường như sau:
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên" (Điều 1. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam)
- Ưu điểm: đầy đủ, dễ hiểu
- Nhược điểm:
2. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét chung có thể tiếp thu, những đặc điểm sai thiếu cần bổ sung, sửa chữa.
- Định nghĩa 1, Định nghĩa 2 và định nghĩa 3: yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên
3. Đặc trưng giống của định nghĩa : yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên
4. Xác định những ngoại diên
+ Môi trường không khí
+ Môi trường đất
+ Môi trường nước
+ Môi trường biển
II. Văn hóa
1. Định nghĩa và phân tích định nghĩa
- Khái niệm văn hóa:
+ Định nghĩa 1: Trong từ điển học sinh do NXB Giáo dục ấn hành năm 1971 viết: “Văn hóa” là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần (như trình độ sản xuất, khoa học, văn học nghệ thuật, nếp sống, đạo đức, tập quán…) mà loài người sáng tao ra nhằm phục vụ những nhu cầu của mình trong quá trình lịch sử. Hay là: “Trình độ hiểu biết về những giá trị tinh thần thuộc về một thời kì lịch sử nhất định”.
- Ưu điểm: đầy đủ
- Nhược điểm: rộng, khó hình dung, khó phân loại
+ Định nghĩa 2: Theo GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, Từ “văn hoá” có nhiều nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau. Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái niệm “văn hoá” bao giờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…). Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn…)…
Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [Hồ Chí Minh 1995: 431].
Khi nghiên cứu về bản sắc văn hóa Việt Nam, GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
- Ưu điểm: đầy đủ, hiểu được cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp
- Nhược điểm:
+ Định nghĩa 3: Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, cho biết: “Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá họp năm 1970 tại Venise” [UNESCO 1989: 5].
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Cũng chính vì thế văn hóa biểu trưng cho sự phát triển của loài người qua các thế hệ. Một đất nước giàu truyền thống văn hóa là một đất nước giàu có về tinh thần.
- Ưu điểm: đầy đủ
- Nhược điểm: dài, không tóm lược cái chính
+ Định nghĩa 4: Theo Đại từ điển Tiếng Việt – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam. Bộ GD-ĐT, NXB Văn hóa Thông tin – 1999 [tr. 1796] thì văn hóa là (1) những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử: nền văn hóa các dân tộc; kho tàng văn hóa dân tộc. (2) Đời sống tinh thần của con người: phát triển kinh tế và văn hóa; chú ý đời sống văn hóa của nhân dân. (3) Tri thức khoa học, trình độ học vấn: trình độ văn hóa; học các môn văn hóa. (4) Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao: người có văn hóa; gia đình văn hóa mới. (5) Nền văn hóa một thời kì lịch sử cổ xưa, xác định được nhờ tổng thể các di vật tìm được có những đặc điểm chung: văn hóa Đông Sơn; văn hóa rìu hai vai.
- Ưu điểm: đầy đủ, nêu lên được đặc điểm chung: những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử
- Nhược điểm: quá dài và chi tiết
2. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét chung có thể tiếp thu, những đặc điểm sai thiếu cần bổ sung, sửa chữa.
- Định nghĩa 1, Định nghĩa 2, định nghĩa 3 và định nghĩa 4: bao gồm tất cả những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra
3. Đặc trưng giống của định nghĩa : tất cả những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra
4. Xác định những ngoại diên
- văn hóa mưu sinh
- văn hóa nông nghiệp
- tôn giáo và tín ngưỡng
RANDOM_AVATAR
hiendothithu
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 22:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re:HIỆN TƯỢNG CÁ CHẾT Ở NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi hiendothithu » Chủ nhật 28/10/18 2:40

Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Đỗ Thị Thu Hiền
MSHV: 186031060102
Lớp: Cao học Châu Á học K2018 (đợt 1)
Bài tập thực hành1: Phân tích đề tài
Tên đề tài: HIỆN TƯỢNG CÁ CHẾT Ở NHẬT
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài
[ hiện tượng cá chết],[ <Nhật Bản>]
- Cụm từ trung tâm: hiện tượng cá chết
- Cụm từ định tố: Nhật Bản
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hiện tượng cá chết
- Chủ thể: cá chết
- Không gian: Nhật bản
- Thời gian: 1932 - 1968
3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm
Hình ảnh
4. Xác định trọng tâm nghiên cứu – Các cặp đối lập cơ bản
- Môi trường tự nhiên – môi trường xã hội : Tác động của hoạt động xã hội ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiện tác động ngược lại với môi trường xã hội
- Trọng tâm: môi trường sống của cá
Bài tập thực hành 2: Lập đề cương chi tiết
HIỆN TƯỢNG CÁ CHẾT Ở NHẬT
Dẫn nhập
1. Lý do chọn đề tài:
- Năm 2016 (từ 04/6/2016) Việt Nam xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt từ vùng biển Vũng Áng sau đó lan ra các vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế . Từ hiện tượng cá chết ở Việt Nam liên hệ với Nhật Bản, Nhật cũng từng có hiện tượng cá chết sau cuộc cách mạng công nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Cho đến nay Nhật Bản vẫn đang trả giá cho việc phá hủy môi trường bằng cách sống thân thiện với môi trường. Bài viết không nhằm mục đích tìm hiểu mối liên hệ giữa hiện tượng cá chết của Nhật và của Việt Nam mà từ hiện tượng cá chết ở Nhật rút ra bài học kinh nghiệm đối với người Việt Nam về xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển. Bởi lẽ, biển và đại dương là cái nôi của sự sống, đã và đang cung cấp cho con người một khối lượng rất lớn thực phẩm, dược phẩm, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.... Vì vậy phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Căn cứ vào Điều 1, khoản 4 Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, môi trường biển được hiểu bao gồm các tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái biển và chất lượng nước biển, cảnh quan biển. Biển và đại dương đóng vai trò quan trọng với cuộc sống, phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường. Nếu không bảo vệ môi trường biển thì biển sẽ tác động lại chính con người. Bài viết phân tích các khía cạnh của hiện tượng cá chết với mong đợi người đọc được bài viết này sẽ xây dựng ý thức bảo vệ môi trường biển và tác động đến người thân của người độc ý thức bảo vệ môi trường sống bằng những việc cụ thể như không đổ rác xuống sông, biển…..
-Việt Nam hiện nay cũng có hiện tượng cá chết do nguyên nhân do chất thải của nhà máy. Chính vì vậy thông qua bài viết mong đợi các doanh nghiệp đang vận hành nhà máy trên đất Viêt Nam tuân thủ đúng quy trình xử lý rác thải công nghiệp. Không vì lợi ích kinh tế mà mang lại thiệt hại về kinh tế, môi trường và con người Việt Nam.
3. Lịch sử vấn đề
- Thần thoại học
- Lịch sử học
- Môi trường học
- Văn hóa học
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: cá chết
- Chủ thể : người Nhật
- Không gian: Nhật Bản
- Phạm vi: 1932 - 1968
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:
+ hệ thống lại môi trường biển trong đời sống, văn hóa của người Nhật
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ là tài liệu tham khảo về môi trường tự biển của Nhật bản và Việt Nam, từ đó xây dựng ý thức bảo vệ môi trường biển
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp phân tích
- Cách tiếp cận liên ngành
7. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. 1 Cơ sở lý luận
- Môi trường biển
- Thần thoại học
- Lịch sử học
- Môi trường học
1. 2 Cơ sở thực tiễn
- Môi trường biển
- Hiện tượng cá chết
CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CÁ
2.1 Môi trường biển
2.2 Không khí
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN CÁ CHẾT Ở NHẬT
3.2 Chất thải nhà máy
3.2 Sự quản lý lỏng lẻo của chính phủ Nhật
CHƯƠNG 4: CÁ CHẾT VÀ ĐỜI SỐNG SINH HOẠT CỦA NGƯỜI NHẬT
4.1 Cuộc sống ngư dân Nhật
4.2 Cá và hải sản độc
4.3 Vấn đề sức khỏe
4.4 Cá và văn hóa thờ thần đạo
4.4.1 Thần của ngư dân – Thần Ebisu
4.5 Vấn đề phục hồi môi trường sống
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/ca- ... 03324.html
- https://vtc.vn/ca-chet-hang-loat-va-can ... 54688.html
- https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/c ... 92867.html
- TS. Nguyễn Hồng Thao (2004) Bảo vệ môi trường biển – vấn đề và giải pháp (sach tham khảo) , nhà xuất bản chính trị quốc gia
PHỤ LỤC

Bài tập thực hành 3: Xây dựng định nghĩa cho khái niệm của tiêu đề bài
I. Môi trường và môi trường biển
1. Định nghĩa và phân tích định nghĩa
- Khái niệm môi trường:
+ Định nghĩa 1 : Theo quyển"Địa lí hiện tại, tương lai. Hiểu biết về quả đất, hành tinh của chúng ta, Magnard. P, 1980", đã nêu ra khái niệm môi trường: "Môi trường là tổng hợp - ở một thời điểm nhất định - các trạng huống vật lí, hoá học, sinh học và các yếu tố xã hội có khả năng gây ra một tác động trực tiếp hay gián tiếp, tức thời hay theo kỳ hạn, đối với các sinh vật hay đối với các hoạt động của con người"
Ưu điểm: đầy đủ
Nhược điểm: rộng, khó hình dung, khó phân loại
+ Định nghĩa 2: Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là "Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người".
Ưu điểm: đầy đủ
Nhược điểm:
+ Định nghĩa 3: Theo điều 1 "Luật bảo vệ môi trường" đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kì họp thứ tư thông qua ngày 27 - 12 -1993 định nghĩa khái niệm môi trường như sau:
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên" (Điều 1. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam)
Ưu điểm: đầy đủ, dễ hiểu
Nhược điểm:
- Khái niệm môi trường biển:
- Theo TS. Nguyễn Hồng Thao (2004) Bảo vệ môi trường biển – vấn đề và giải pháp (sach tham khảo) , nhà xuất bản chính trị quốc gia thì:
+ “ Về phương diện địa lý, môi trường biển là toàn bộ vùng nước biển của Trái đất với tất cả những gì có trong đó”
+ “Về phương diện phạm vi môi trường .... Căn cứ vào Điều 1, khoản 4 Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, môi trường biển được hiểu bao gồm các tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái biển và chất lượng nước biển, cảnh quan biển.”
+ “Môi trường biển là vùng tại đó con người khai thác các tài nguyên sinh vật và không sinh vật, là nơi được sử dụng để giao tiếp, nghỉ ngơi và trút bỏ chất thải và đó là nơi đóng vai trò cơ bản trong việc duy trì các điều kiện sống trên Trái Đất. Môi trường biển là hệ thống tại đó các quá trình lý, hóa sinh tương tác và hoạt động đảm bảo duy trì cân bằng hệ sinh thái động thực vật biển và đảm bảo cho các mục đích sử dụng biển khác nhau của con người.
2. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét chung có thể tiếp thu, những đặc điểm sai thiếu cần bổ sung, sửa chữa đối với khái niệm môi trường
- Định nghĩa 1, Định nghĩa 2 và định nghĩa 3: yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên
3. Đặc trưng giống của định nghĩa : yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên
4. Xác định những ngoại diên
+ Môi trường không khí
+ Môi trường đất
+ Môi trường nước
Bài tập thực hành 4: Lập bảng so sánh
Bảng những yếu tổ ảnh hưởng đến biển, cá và con người
Hình ảnh
Bảng tương quan về tác động của 3 yếu tố con người, môi trường và cá
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
hiendothithu
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/18 22:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến98 khách

cron