PHONG TRÀO METOO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI HQ HIỆN ĐẠI

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

PHONG TRÀO METOO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI HQ HIỆN ĐẠI

Gửi bàigửi bởi huynhthiminhtu » Thứ 3 16/10/18 13:18

<Sửa chữa nội dung sau khi có nhận xét của Thầy>

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Tên đề tài: Phong trào Metoo trong đời sống văn hóa xã hội Hàn Quốc

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của đề tài:
[Phong trào Metoo] [<trong đời sống văn hóa xã hội Hàn Quốc> hiện đại]
- Cụm từ trung tâm: Phong trào Metoo
- Cụm từ định tố: trong đời sống văn hóa xã hội Hàn Quốc hiện đại.

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Phong trào Metoo
- Chủ thể: phụ nữ
- Không gian: đời sống văn hóa xã hội Hàn Quốc
- Thời gian: hiện đại

3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm

Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu và các cặp đối lập cơ bản:
- Trọng tâm nghiên cứu: Ảnh hưởng của phong trào Metoo đối với đời sống văn hóa xã hội Hàn Quốc hiện đại.
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Đời sống kinh tế xã hội HQ truyền thống và hiện đại
+ Tư tưởng văn hóa xã hội HQ truyền thống và hiện đại
+ Vai trò của phụ nữ HQ truyền thống và hiện đại
------------------------------------------------------------
BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

1. Lý do chọn đề tài: Trong quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy tiếng Hàn cho sinh viên Việt Nam, tác giả thường xuyên sử dụng những yếu tố về văn hóa xã hội Hàn Quốc để làm học liệu cho việc truyền tải thông tin về Hàn Quốc cho các sinh viên dễ dàng tiếp nhận ngôn ngữ và đất nước Hàn Quốc. Phong trào Metoo là một hiện tượng văn hóa được nổi lên trong khoảng mấy năm gần đây và được Tổng thống Hàn Quốc nhìn nhận một cách nghiêm túc và tuyên bố sẽ luôn sẵn sàng ủng hộ phong trào này. Nhận thấy tính hiện thực và tầm ảnh hưởng của phong trào này không nhỏ trong đời sống văn hóa dân tộc Hàn Quốc, tác giả mong muốn việc tìm hiểu, nghiên cứu về phong trào này sẽ góp phần hữu ích cho quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Đồng thời, trên cơ sở hiểu biết đó, không riêng tác giả mà những ai quan tâm đến văn hóa và xã hội Hàn Quốc sẽ có hướng nhìn nhận đúng đắn về một hiện tượng văn hóa xã hội đương đại.

2. Mục đích nghiên cứu:
- Cung cấp thêm tư liệu về văn hóa, đất nước và con người Hàn Quốc hiện đại.
- Nâng cao hiểu biết về xã hội Hàn Quốc hiện đại.

3. Lịch sử vấn đề:
- Cơ sở hình thành và phát triển phong trào Metoo trên thế giới
- Nguồn gốc phát triển của phong trào ở Hàn Quốc.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: phong trào Metoo
- Phạm vi: Hàn Quốc hiện đại

5. ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
- Ý nghĩa khoa học: Thông qua việc tìm hiểu nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của phong trào ở Hàn Quốc, lý giải nguyên nhân tại sao phong trào lại có thể phát triển được ở Hàn Quốc - một quốc gia còn nặng về tư tưởng xã hội phong kiến cao.
- ý nghĩa thực tiễn: Góp thêm nguồn tư liệu tham khảo về đất nước và con người Hàn Quốc cho sinh viên ngành Hàn Quốc học và cho những ai có mối quan tâm về Hàn Quốc.

6. Phương pháp nghiên cứu cách tiếp cận:
- Phương pháp hệ thống (phâm tích) và cách tiếp cận liên ngành.
- Phương pháp lịch sử.

7. Kết cấu đề tài:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận:
- Khái niệm về phong trào Metoo và các vấn đề liên quan.
- Lý luận về nền tảng tư tưởng Nho giáo ở Hàn Quốc.
- Lý luận về xu hướng phát triển kinh tế của Hàn Quốc từ sau khi thành lập nước Đại Hàn Dân Quốc (năm 1948) cho đến nay.
1.2 Cơ sở thực tiễn:
- Cơ sở hình thành phòng trào Metoo trên thế giới.
- Đặc điểm và tầm ảnh hưởng của phong trào Metoo trên thế giới.
- Điều kiện và cơ sở phát triển phong trào Metoo ở Hàn Quốc.
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: PHONG TRÀO METOO
2.1 Quá trình hình thành và phát triển phong trào Metoo trên thế giới.
2.2 Phong trào Metoo ở Hàn Quốc.
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG TRÀO METOO ĐỐI VỚI HÀN QUỐC
3.1 Giới truyền thông quốc tế và Hàn Quốc
3.2 Công chúng quốc tế và Hàn Quốc
3.3 Chính quyền Hàn Quốc
Tiểu kết chương 3
CHƯƠNG 4: SO SÁNH VỚI PHONG TRÀO METOO Ở VIỆT NAM
4.1 Bối cảnh hình thành và phát triển ở Việt Nam
4.2 Tầm ảnh hưởng của phong trào
Tiểu kết chương 4

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
huynhthiminhtu
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 04/10/18 15:22
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: PHONG TRÀO METOO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI HQ HIỆN Đ

Gửi bàigửi bởi huynhthiminhtu » Thứ 3 23/10/18 13:51

BÀI TẬP THỰC HÀNH 3: TÌM ĐỊNH NGHĨA MỘT KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA MÌNH.

1. Định nghĩa:
Định nghĩa 1: Chủ nghĩa nữ quyền là một tập hợp các phong trào và ý thức hệ nhằm mục đích xác định, xây dựng và bảo vệ quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội bình đẳng cho phụ nữ.
Định nghĩa 2: Phong trào Metoo(bắt nguồn từ hashtag “#MeToo”) là một phong trào chống quấy rối và bạo hành tình dục.

2. Phân tích định nghĩa:
Định nghĩa 1: cung cấp cơ sở nền để xác định và phân tích định nghĩa 2.
Định nghĩa 2: là một nhánh nhỏ của định nghĩa 1 và cụ thể hóa được nội dung chính mà đề tài cần phân tích là các hoạt động phản đối, chống lại các hành vi quấy rối và bạo hành phụ nữ.

3. Phân loại các định nghĩa: Định nghĩa 1 và Định nghĩa 2: định nghĩa đặc trưng.

4. Đặc trưng giống của định nghĩa “phong trào Metoo” nằm trong lớp định nghĩa của Nữ giới chủ nghĩa.

5. Xác định những ngoại diên: Chủ nghĩa nữ giới, Bình đẳng giới,Quấy rối tình dục, Bạo hành tình dục.

6. Đặc trưng loài:Lập bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của khái niệm

Hình ảnh

→Phong trào Metoo là một hoạt động của nữ giới, không phân biệt dân tộc và tôn giáo, nhằm xác định, xây dựng và bảo vệ quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội bình đẳng cho phụ nữ.

7. Lập sơ đồ:


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
huynhthiminhtu
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 04/10/18 15:22
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: PHONG TRÀO METOO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI HQ HIỆN Đ

Gửi bàigửi bởi Phan Tuấn Ly » Thứ 3 23/10/18 13:57

Chào chị,

Đọc những gì chị viết em cảm thấy mình biết thêm nhiều điều mới về quấy rối tình dục trong đời sống hàng ngày. Cho phép em góp ý tí xíu về đề cương chi tiết ạ. Em nghĩ ở Việt Nam mình có thể âm ỉ đâu đó, nhưng nếu gọi là phong trào thì e nghĩ chưa hẳn là đã xuất hiện. Nên nếu chị đem so sánh với Việt Nam thì em nghĩ sẽ khó ạ.

Chúc chị làm bài tốt ạ.
RANDOM_AVATAR
Phan Tuấn Ly
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 3 18/09/18 13:50
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến95 khách