PHÁP LUẬT VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

PHÁP LUẬT VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

Gửi bàigửi bởi Phan Tuấn Ly » Thứ 3 16/10/18 14:34

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong Văn hóa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Phan Tuấn Ly
MSHV: 176031060101
Lớp: Cao học Châu Á học K17 (đợt 1)

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Tên đề tài: PHÁP LUẬT VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài

[Pháp luật vệ sinh nơi công cộng] [<trên địa bàn TP.HCM>]
- Cụm từ trung tâm: Pháp luật vệ sinh nơi công cộng
- Cụm từ định tố: trên địa bàn TP.HCM

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật vệ sinh nơi công cộng
- Chủ thể: Cư dân địa bàn TP.HCM
- Không gian: tại TP.HCM

3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm:

Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu – Các cặp đối lập cơ bản
- Vệ sinh nơi công cộng và vệ sinh ở những nơi khác được pháp luật điều tiết như thế nào?
- Pháp luật môi trường sống và pháp luật về vệ sinh nơi công cộng có gì khác biệt?
- Thực tiễn tại TPHCM và các địa bàn khác có nét đặc trưng gì?
RANDOM_AVATAR
Phan Tuấn Ly
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 3 18/09/18 13:50
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: PHÁP LUẬT VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

Gửi bàigửi bởi Phan Tuấn Ly » Thứ 3 16/10/18 14:34

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong Văn hóa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Phan Tuấn Ly
MSHV: 176031060101
Lớp: Cao học Châu Á học K17 (đợt 1)

BÀI TẬP 2
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
PHÁP LUẬT VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau công cuộc đổi mới năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa với tất cả các bạn bè quốc tế. Và việc gia nhập WTO - tổ chức thương mại quốc tế vào năm 2007 là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự hòa mình của Việt Nam vào “sân chơi chung” của thế giới. Đó là một cơ hội lớn cho Việt Nam có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” , đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với một quốc gia nhỏ bé như Việt Nam trước những sự vượt bậc của thế giới về công nghệ kỹ thuật và phát triển kinh tế.
Khi đã hòa mình vào “sân chơi chung” đó, tất yếu Việt Nam phải đặt các mục tiêu chung của toàn cầu trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của dân tộc. Một trong số đó là vấn đề về “sự ô nhiễm môi trường”. Đây là vấn đề cực kỳ khó khăn và gấp rút, nếu không nói là “nan giải”.
Hiện nay, “sự ô nhiễm môi trường” là một trong những vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều lưu tâm, trước những biến tướng vô cùng phức tạp và khó đoán. Một “cơn rung chuyển” Tokyo với hàng chục ngàn người ra đi vĩnh viễn, một trận động đất Haiti với những hậu quả nặng nề làm cả thế giới hướng đến,…và rất rất nhiều những thiên tai đầy thương tâm đã làm cho vấn đề môi trường ngày càng trở nên “nóng bỏng” và cấp thiết. Và một trong những vấn đề cấp thiết của lĩnh vực môi trường mà Chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt và giải quyết đó chính là “vấn đề vệ sinh nơi công cộng”.
“Bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu” là những mục tiêu, phương châm mà Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra. Chắc hẳn “vệ sinh nơi công cộng” là một trong những vấn đề bức thiết nhất trong tiểu mục “bảo vệ môi trường”.“Theo thông tin từ Bộ Y tế, khoảng 26 bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng nước ta hiện nay đều có liên quan đến môi trường. Bên cạnh đó, môi trường bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân khiến các bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp gia tăng nhanh chóng.” Chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống hàng ngày, cũng như những tác hại của ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính của sự ô nhiễm này là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một phần là do “vệ sinh nơi công cộng”. Không chỉ vậy, các quy định của pháp luật về “vệ sinh nơi công cộng” còn chồng chéo và manh mún, làm cho hiệu quả điều chỉnh “mọi quan hệ bằng pháp luật” trở nên không tối ưu. Tình trạng vệ sinh nơi công cộng từ đó cũng trở nên trầm trọng hơn và nan giải. Vấn đề vệ sinh nơi công cộng không giải quyết triệt để được cũng kéo theo tình trạng ô nhiểm môi trường ngày càng kéo dài, khó khắc phục.
Trải qua gần 10 năm học tập và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, nhóm tác giả đã nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, cũng như sự phức tạp và nguy hiểm của tình hình vệ sinh nơi công cộng trên địa bàn, nhằm đảm bảo “vệ sinh nơi công cộng” bằng pháp luật, cũng như nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan, đơn vị tại địa phương, tác giả quyết định chọn đề tài “Pháp luật vệ sinh nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài là một nghiên cứu khoa học của tập thể tác giả. Nó có ý nghĩa nhất định về mặt khoa học pháp lý môi trường, cụ thể là trong lĩnh vực “vệ sinh nơi công cộng”. Thêm vào đó, đây cũng là một bài nghiên cứu dựa trên nhưng kiến thức về mặt thực tiễn, do đó, bài nghiên cứu cũng có những ý nghĩa thực tiễn giúp đảm bảo “vệ sinh nơi công cộng” tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thêm phần hoàn thiện, nhằm bảo vệ sức khỏe của mọi người sinh sống, học tập và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh tránh khỏi những ảnh hưởng nghiêm trọng của sự ô nhiễm môi trường nói chung và vệ sinh nơi công cộng nói riêng. Từ những ý nghĩa khái quát đó, nhóm tác giả đã đặt ra những mục đích cụ thể sau:
Một là, cho các nhà làm luật thấy được những điểm sai lầm cũng như thiếu sót trong hệ thống pháp luật Việt Nam về lĩnh vực môi trường nói chung và “vệ sinh nơi công cộng” nói riêng.
Hai là, nâng cao trách nhiệm quản lý của các nhà chức trách trong lĩnh vực môi trường và nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nhóm tác giả đã vạch ra được một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, đi sâu vào nghiên cứu các quan hệ xã hội về vệ sinh nơi công cộng phát sinh trên địa bàn thành phố, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội đó của Nhà nước như Luật, Nghị định, Thông tư,…và các văn bản của Ủy Ban Nhân Dân, Hội Đồng Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, tham khảo các tài liệu, sách báo, các bài viết, bài nghiên cứu của các nhà khoa học môi trường, phóng sự, tin tức về môi trường hay tham gia các diễn đàn về môi trường… để từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài nghiên cứu.
Thứ ba, điều tra thực tế tại một số địa điểm thường xuyên tập trung đông người như công viên 23/10, công viên Gia Định, khu vực nhà thờ Đức Bà,…để từ đó thấy được ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, cũng như thấy được những biện pháp cụ thể mà các nhà chức trách áp dụng trên thực tế để hạn chế sự ô nhiễm vệ sinh nơi công cộng.
Và cuối cùng, nhóm tác giả cũng đưa ra những nhận định riêng của mình, đồng thời cũng có những biện pháp, phương hướng giải quyết những khó khăn, tồn tại của pháp luật và vệ sinh nơi công cộng tại địa bàn thành phố.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài các quy định của pháp luật về vệ sinh nơi công cộng và vấn đề vệ sinh nơi công cộng tại địa bàn Tp.HCM.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu và hoàn thành đề tài này, tác giả đã sử dụng hệ thống các phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin để định hướng cho quá trình nghiên cứu của mình.
Tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học, cũng như các phương pháp định tính và định lượng khác …v.v nhằm làm rõ lý luận về vấn đề vệ sinh nơi công cộng theo quy định của pháp luật và giải quyết các vấn đề vệ sinh nơi công cộng trên địa bàn Tp.HCM.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài là một nghiên cứu khoa học của nhóm tác giả. Nó có ý nghĩa nhất định về mặt khoa học pháp lý môi trường, cụ thể là trong lĩnh vực “vệ sinh nơi công cộng”. Thêm vào đó, đây cũng là một bài nghiên cứu dựa trên nhưng kiến thức về mặt thực tiễn . Do đó, bài nghiên cứu cũng có những ý nghĩa thực tiễn giúp đảm bảo “vệ sinh nơi công cộng” tại địa bàn Tp.HCM thêm phần hoàn thiện, nhằm bảo vệ sức khỏe của nhân dân Tp.HCM tránh khỏi những ảnh hưởng nghiêm trọng của sự ô nhiễm môi trường nói chung và vệ sinh nơi công cộng nói riêng.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Là một vấn đề tối quan trọng và bức thiết trong xã hội, đặc biệt đối với thành phố Hồ Chí Minh – một trong hai thành phố lớn nhất nước, vấn đề “vệ sinh nơi công cộng” cũng hết sức được quan tâm. Tuy nhiên, vệ sinh nơi công cộng lại ít được các nhà nghiên cứu chú ý quan tâm. Cụ thể, trong những năm qua, tại trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh chỉ có một tác giả nghiên cứu về vấn đề này thông qua luận văn cử nhân luật học của tác giả Nguyễn Cát Thu với đề tài “Pháp luật vệ sinh nơi công cộng. Thực trạng và hướng giải quyết”. Đây là tác phẩm khoa học nghiên cứu một cách chi tiết nhất, cũng như sâu sắc nhất. Tác phẩm này đã trình bày một cách khoa học về vấn đề vệ sinh nơi công cộng, đã đưa ra được những vấn đề mang tính chất lý luận, cũng như thực tiễn về vệ sinh nơi công cộng. Dù vậy, tác phẩm vẫn còn những điểm chưa hoàn thiện. Tác giả vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn vệ sinh nơi công cộng. Và vì vậy, tác phẩm chỉ phản ánh thực trạng vệ sinh nơi công cộng một cách chung chung, chưa có những nghiên cứu mang tính chất thực tiễn như điều tra thực trạng, làm khảo sát thực tế,….
Bên cạnh đó, một số giáo trình như giáo trình Luật môi trường của Đại học Luật Hà Nội, tập bài giảng Luật môi trường của Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh cũng có đề cập sơ bộ đến vấn đề này.
Ngoài ra, một số các tác phẩm nghiên cứu không chuyên ngành pháp lý, nhưng cũng có đề cập đến vấn đề vệ sinh nơi công cộng như tiểu luận “vệ sinh nơi công cộng tại Tp.HCM” của nhóm sinh viên trường đại học Công nghiệp Tp.HCM. Tiểu luận này chỉ nghiên cứu về thực trạng, không đi vào nghiên cứu về các vấn đề pháp lý xoay quanh “vệ sinh nơi công cộng”. Thêm vào đó trong tiểu luận còn có nhiều ý kiến mang tính chủ quan, chưa có căn cứ khoa học bằng các điều tra xã hội học cùng với các phương pháp định lượng khác.
8. Kết cấu của đề tài
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG
1. Một số vấn đề chung về vệ sinh nơi công cộng
1.1 Khái niệm
1.2 Ý nghĩa
2. Khái quát quy định của pháp luật Việt Nam về vệ sinh nơi công cộng
2.1 Lịch sử pháp luật Việt Nam về vệ sinh nơi công cộng
2.2 Các quy định pháp luật hiện hành về vệ sinh nơi công cộng
3. Ưu điểm và tồn tại của các quy định của pháp luật hiện hành về vệ sinh nơi công cộng
3.1 Ưu điểm của các quy định pháp luật hiện hành về vệ sinh nơi công cộng
3.2 Những tồn tại trong quy định của pháp luật hiện hành về vệ sinh nơi công cộng
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
1. Vài nét sơ lược về Tp.HCM
1.1 Một số vấn đề về mặt tự nhiên
1.2 Một số vấn đề về mặt xã hội
1.3 Cơ quan quản lý Tp.HCM
2. Thực trạng vệ sinh nơi công cộng tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
2.1 Vệ sinh đường phố
2.2 Vệ sinh tại khu phố, hẻm phố
2.3 Vệ sinh tại chợ
2.4 Vệ sinh tại các bệnh viện
2.5 Vệ sinh tại trường học
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vệ sinh nơi công cộng như hiện nay
3.1 Nguyên nhân khách quan
3.2 Nguyên nhân chủ quan
4. Hậu quả do thực trạng vệ sinh nơi công cộng gây ra
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG TẠI ĐỊA BÀN TP.HCM
1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vệ sinh nơi công cộng
2. Một số kiến nghị giúp đảm bảo vệ sinh nơi công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
RANDOM_AVATAR
Phan Tuấn Ly
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 3 18/09/18 13:50
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: PHÁP LUẬT VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

Gửi bàigửi bởi Phan Tuấn Ly » Thứ 3 16/10/18 14:35

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong Văn hóa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Phan Tuấn Ly
MSHV: 176031060101
Lớp: Cao học Châu Á học K17 (đợt 1)

BÀI TẬP 3: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA “VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG”

Khái niệm về “vệ sinh”
B1: Tìm các định nghĩa hiện có:
Theo từ điển tiếng Việt của nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 1990, do tác giả Hoàng Phê biên soạn thì “vệ sinh là những biện pháp phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe”. Và theo từ điển tiếng việt trực tuyến oldict.com thì “vệ sinh là những cách thức giúp giữ gìn và tăng cường sức khỏe”. Xét về mặt ngôn ngữ học, thì “vệ sinh” là một từ Hán-Việt bao gồm hai từ “vệ - 衛” và “sinh – 生” . “Vệ” có nghĩa bảo vệ, che chở, “sinh” có nghĩa là cuộc sống, sự sống. Như vậy, nếu định nghĩa từ “vệ sinh” theo ngôn ngữ học Hán-Việt thì “vệ sinh là bảo vệ sự sống, sự sinh tồn.”
B2: Phân tích định nghĩa
Như vậy, dù xét về mặt ngôn ngữ học Hán-Việt hay các từ điển tiếng việt nổi tiếng, thì “vệ sinh” có thể được hiểu một cách chung nhất đó là “các biện pháp, cách thức phòng bệnh để có thể giữ gìn và tăng cường sức khỏe”.
Khái niệm về “nơi công cộng”
B1: Tìm các định nghĩa hiện có:
Theo từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia thì “nơi công cộng là nơi phục vụ cho nhu cầu chung của nhiều người. Nơi công cộng gồm hai hình thức: nơi công cộng vật thể, và nơi công cộng phi vật thể như Internet, các cuộc tranh luận trên báo chí…”.
B2: Phân tích định nghĩa
Như vậy, theo từ điền bách khoa toàn thư Wikipedia thì “nơi công cộng” được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa lớn nhất. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ pháp luật môi trường thì “nơi công cộng nên được hiểu theo nghĩa hẹp, có nghĩa chỉ là “nơi phục vụ cho nhu cầu chung của nhiều người và dưới hình thức là nơi công cộng vật thể”.
B3: Xác định nét nghĩa chung
Bởi vấn đề vệ sinh mà chúng ta đang đề cập đến không thể xem xét trong môi trường nơi công cộng phi vật thể. Vì rõ ràng như vậy là không phù hợp, không thể có vệ sinh nơi công cộng phi vật thể như vệ sinh trên Internet, diễn đàn trực tuyến,….
B1: Tìm các định nghĩa hiện có:
Nếu xét về mặt từ vựng học thì “nơi công cộng” là một từ ghép, được ghép bởi hai từ “nơi” và “công cộng”. “Theo từ điển tiếng Việt thì “nơi” là phần không gian mà người hay vật nào đó chiếm, hoặc ở đấy sự việc gì đó xảy ra; “công cộng” có nghĩa là thuộc về mọi người hoặc phục vụ chung cho mọi người trong xã hội.
B2: Phân tích định nghĩa
Căn cứ vào ý nghĩa của hai từ nói trên, khái niệm “nơi công cộng” có thể tạm định nghĩa như sau: nơi công cộng là phần không gian thuộc về mọi người hoặc phục vụ chung cho mọi người trong xã hội.”
B3: Xác định nét nghĩa chung
Sau khi nghiên cứu hai định nghĩa trên – “vệ sinh” và “nơi công cộng”, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm cơ bản về “vệ sinh nơi công cộng”. Đó là “những biện pháp, những cách thức phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe ở những nơi có nhiều người hoặc phục vụ cho nhu cầu của nhiều người”.
B4: Xác định đặc trưng giống
Như vậy, “vệ sinh nơi công cộng” là những biện pháp, cách thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng để từ đó hạn chế được bệnh tật cho mọi người, cũng như bảo vệ môi trường nơi có nhiều người, nơi phục vụ cho nhu cầu của nhiều người.
Còn “dưới góc độ một chế định luật, vệ sinh nơi công cộng là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về việc giữ gìn và bảo vệ môi trường ở những nơi công cộng, phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của toàn dân, củng cố nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội.”
Như vậy, với một định nghĩa dưới góc độ một chế định luật, thì khái niệm trên sẽ là một nền tảng, một cơ sở vững chắc giúp chúng ta trong việc nghiên cứu các vấn đề “vệ sinh nơi công cộng” trong tiểu luận này.
B5: Các cách sử dụng khái niệm lưu hành:
Trong Điều lệ vệ sinh được ban hành kèm theo Nghị định số 23/HĐBT ngày 24 tháng 01 năm 1991 (sau đây gọi tắt là Điều lệ vệ sinh 1991), cụ thể tại điều 35 có quy định những nơi công cộng như bến xe, bến tàu, sân bay, công viên, chợ, các cửa hàng lớn, các rạp hát, rạp chiếu phim, câu lạc bộ, các cơ quan xí nghiệp, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, các khu tập thể, và những nơi công cộng khác. Ở đây, Điều lệ vệ sinh chỉ liệt kê ra một số nơi công cộng điển hình chứ chưa đưa ra được một định nghĩa chính xác “nơi công cộng”.
Và trong một văn bản gần đây, có nhắc tới “nơi công cộng”, đó là Nghị định 11/2006/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, theo đó, có một khái niệm đáng lưu ý, được quy định tại điều 2 nghị định này, “Nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định tại Quy chế này bao gồm nhà hát, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, giải khát, cửa hàng, cửa hiệu, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, quảng trường, phương tiện vận tải hành khách công cộng và các địa điểm khác có tổ chức các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng…”. Như vậy, xét về mặt câu từ thì nghị định cũng chỉ liệt kê “nơi công cộng” như Điều lệ vệ sinh, chứ cũng chưa đưa ra được một định nghĩa chính xác như thế nào là “nơi công cộng”.
B6: Xác định các tiêu chí khu biệt (lập bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên)

B7: Xây dựng khái niệm sơ bộ
“Vệ sinh nơi công cộng” là những biện pháp, cách thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng để từ đó hạn chế được bệnh tật cho mọi người, cũng như bảo vệ môi trường nơi có nhiều người, nơi phục vụ cho nhu cầu của nhiều người.
RANDOM_AVATAR
Phan Tuấn Ly
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 3 18/09/18 13:50
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: PHÁP LUẬT VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

Gửi bàigửi bởi Phan Tuấn Ly » Thứ 3 16/10/18 14:59

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong Văn hóa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Phan Tuấn Ly
MSHV: 176031060101
Lớp: Cao học Châu Á học K17 (đợt 1)

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: LẬP BẢNG SO SÁNH

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Phan Tuấn Ly
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 3 18/09/18 13:50
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: PHÁP LUẬT VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

Gửi bàigửi bởi TranThiQuynhNhu » Thứ 3 16/10/18 15:14

Hé lô anh, em có góp ý chút về đề tài của anh
Về tên đề tài em thấy nó hơi khó hiểu nếu đặt liền như vậy, có thể là "Pháp luật trong vấn đề vệ sinh nơi công cộng"
Cụm từ trung tâm em nghĩa là pháp luật thôi
Cụm từ định tố: vệ sinh nơi công cộng ở tphcm
Sơ đồ thì em thấy anh chỉa mũi tên tùm lum hết nên không rõ lắm, nhưng mà không gian thì em nghĩ chia là đô thị TPHCM, đô thị Hà Nội...
RANDOM_AVATAR
TranThiQuynhNhu
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 4 03/10/18 18:44
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: PHÁP LUẬT VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thai Quyen » Thứ 6 19/10/18 19:49

Hi anh, em cũng chưa hiểu lắm về tên đề tài ạ. Phần sơ đồ cấp hệ, không gian có thể là TP HCM, Hà Nội, các tỉnh thành khác, vì anh ghi nhiều mũi tên quá cuối cùng cũng là TP HCM nhưng tách ra 2 ô. Với đề cương, theo em, Chương I là Cơ sở lý luận và thực tiễn, Chương II, III là những kết quả nghiên cứu ạ!
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thai Quyen
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/10/18 14:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: PHÁP LUẬT VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

Gửi bàigửi bởi Thy Trang » Thứ 7 20/10/18 14:17

2.1 Vệ sinh đường phố
2.2 Vệ sinh tại khu phố, hẻm phố

Trong phần nội dung chương 2 của đề cương, mình thầy hai nội dung này có thể gộp thành 1 để câu súc tích hơn. Vì khái niệm "khu phố" đã bao gồm cả "đường phố" và "hẻm phố".
RANDOM_AVATAR
Thy Trang
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 05/10/18 14:36
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: PHÁP LUẬT VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

Gửi bàigửi bởi Lý Ngọc Bảo Trân » Chủ nhật 21/10/18 14:04

Hi Ly, trong phần lập sơ đồ (bài tập 1) thì tôi thấy bạn ghi phần thời gian là gồm 3 móc: 2006 - 2011, 2012 - 2018 và từ đầu 2018 đến nay. Nhưng không thấy bạn đề cập đến trong đề cương chi tiết (bài tập 2)? Những móc thời gian này có ý nghĩa gì trong việc nghiên cứu về pháp luật vệ sinh nơi công cộng trên địa bàn TP.HCM ạ?
RANDOM_AVATAR
Lý Ngọc Bảo Trân
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 3 28/02/17 22:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: PHÁP LUẬT VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

Gửi bàigửi bởi Lý Ngọc Bảo Trân » Thứ 2 22/10/18 18:19

À Ly ơi, tôi vừa đọc bài tập 3 của bạn (định nghĩa). Tôi có một số ý kiến như sau:
- Các bước của bạn mình vẫn chưa thấy hiểu rõ lắm.
- Nhìn chung, các bước đều chỉ nhằm vào mục đích giải nghĩa cho cụm từ "vệ sinh công cộng" thì phải.
- Bạn cũng chưa nói lên các định nghĩa có sẵn là thuộc loại định nghĩa gì
Trên đây chỉ là ý kiến đóng góp của cá nhân mình. Mong bạn giải đáp
RANDOM_AVATAR
Lý Ngọc Bảo Trân
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 3 28/02/17 22:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: PHÁP LUẬT VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

Gửi bàigửi bởi Phan Tuấn Ly » Thứ 3 30/10/18 12:54

Lập sơ đồ

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Phan Tuấn Ly
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 3 18/09/18 13:50
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến83 khách