Hoạt động tôn giáo của người Hàn theo đạo Tin Lành tại TPHCM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Hoạt động tôn giáo của người Hàn theo đạo Tin Lành tại TPHCM

Gửi bàigửi bởi Lý Ngọc Bảo Trân » Chủ nhật 21/10/18 13:40

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Lý Ngọc Bảo Trân
MSHV: 166031060105
Lớp: Cao học Châu Á học, khóa (2016-2018) (đợt 1)
BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Tên đề tài: HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HÀN QUỐC THEO ĐẠO TIN LÀNH TẠI TP.HCM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài

- Cụm từ trung tâm: Hoạt động tôn giáo
- Cụm từ định tố: của cộng đồng người Hàn Quốc theo đạo Tin Lành

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tôn giáo
- Chủ thể: Cộng đồng người Hàn Quốc theo đạo Tin Lành
- Không gian: TP.HCM
- Thời gian: từ năm 2008 đến nay

3. Sơ đồ

4.Xác định trọng tâm nghiên cứu - Các cặp đối lập cơ bản
- Đóng góp của đạo Tin Lành đối với xã hội Hàn Quốc xưa và nay
- Hoạt động tôn giáo của cộng đồng người Hàn Quốc theo đạo Tin Lành xưa và nay
- Ý nghĩa của các hoạt động tôn giáo trong đời sống tin thần của người Hàn Quốc
BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, Việt Nam và Hàn Quốc đẩy manhkj quan hệ ngoại giao tạo điều kiện cho hai nước giao lưu văn hóa. Người Hàn Quốc đến và sinh sống tại Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng ngày càng nhiều. HỌ đến mang theo những văn hóa sinh hoạt và sinh hoạt tôn giáo rất đặc trưng. Tìm hiểu về người Hàn Quốc tại TP.HCM thì không thể không tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động tôn giáo của cộng đồng người Hàn Quốc theo đạo Tin Lành.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nắm vững kiến thức về lịch sử ra đời và sự phát triển của đạo Tin Lành, sự du nhập của đạo Tin Lành đến Hàn Quốc, mức độ ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đất nước này. Từ đó tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu sâu về sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng tín đồ Tin Lành Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của đạo Tin Lành.
Nghiên cứu về sự du nhập, phát triển của đạo Tin Lành ở Hàn Quốc và sự ảnh hưởng của nó đối với chính trị, xã hội và đời sống của người Hàn Quốc.
Tìm hiểu về sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng tín đồ Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chung Sin Park, Protestantism and Politics in Korea, Univerity of Washington Press, Seatle and London, 2003.
Lý Xuân Chung, Vai trò của đạo Tin Lành ở Hàn Quốc và nguyên nhân suy giảm tốc độ phát triển những năm gần đây, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9, 2009.
Thạc sĩ Lê Văn Tuyên, luận văn thạc sĩ “Vai trò của đạo Tin Lành đối với quá trình hiện đại hóa xã hội Hàn Quốc, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài phải hướng đến nghiên cứu là những hoạt động tôn giáo của người Hàn Quốc theo đạo Tin Lành. Những hoạt động tôn giáo hay nói cách khác là cách mà họ thực hiện những nghi thức, nghi lễ tôn giáo, sống nếp sống theo những luật lệ mà tôn giáo của họ đề ra.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào lĩnh vực tôn giáo.
Không gian nghiên cứu đề tài là tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian được nghiên cứu trong đề tài là từ năm 2008 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Bố cục của luận văn
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẠO TIN LÀNH VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI NGƯỜI HÀN QUỐC
1.1. Sơ lược về lịch sử đạo Tin Lành
1.1.1. Ý nghĩa tên gọi
1.1.2. Sự ra đời của đạo Tin Lành
1.1.3. Quá trình truyền bá đạo Tin Lành
1.1.4. Những giáo lý căn bản trong Kinh Thánh
1.1.5. Những nghi lễ và giáo luật của đạo Tin Lành
1.1.6. Tổ chức của hội thánh Tin Lành
1.1.7. Các giáo phái của đạo Tin Lành
1.2. Sự ảnh hưởng của đạo Tin Lành trong đời sống người Hàn Quốc
1.2.1. Sự du nhập của đạo Tin Lành đến Hàn Quốc và tiến trình phát triển của nó
1.2.2. Đạo Tin Lành trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật
1.2.3. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành trong sự phát triển đất nước, văn hóa và đời sống người Hàn Quốc
CHƯƠNG 2: TÍN ĐỒ TIN LÀNH NGƯỜI HÀN QUỐC VÀ NẾP SỐNG SINH HOẠT TÔN GIÁO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
2.1. Những số liệu có liên quan
2.2. Thời gian, địa điểm sinh hoạt tôn giáo và tổ chức hội thánh Tin Lành Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Thời gian tiến hành sinh hoạt tôn giáo
2.2.2. Địa điểm tổ chức sinh hoạt tôn giáo
2.2.3. Tổ chức Hội thánh
2.3. Các nghi lễ thực hiện tại nhà thờ Tin Lành
2.3.1. Cầu nguyện
2.3.2. Hát thánh ca
2.3.3. Dâng hiến
2.3.4. Nghe giảng luận Kinh Thánh
2.3.5. Nghi thức Tiệc Thánh
2.3.6. Chúc phước
2.3.7. Hoạt động giao lưu thông công
2.3.8. Những ngày lễ quan trọng
2.4. Các hoạt động tôn giáo thực hiện ngoài nhà thờ Tin Lành
2.4.1. Tổ chức học Kinh Thánh và cầu nguyện theo từng nhóm người
2.4.2. Thăm viếng tín đồ
2.4.3. Tổ chức truyền bá đạo Tin Lành
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH HÀN QUỐC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG MỐI TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI VIỆT NAM
3.1. Sự tương đồng
3.2. Sự khác biệt và ý nghĩa
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Lý Ngọc Bảo Trân
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 3 28/02/17 22:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Hoạt động tôn giáo của người Hàn theo đạo Tin Lành tại T

Gửi bàigửi bởi Lý Ngọc Bảo Trân » Chủ nhật 21/10/18 16:07

BÀI TẬP THỰC HÀNH 3: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA “HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO”
Bước 1: Tìm và phân loại tất cả những định nghĩa hiện có về khái niệm:
- Khái niệm “hoạt động”:
+ Theo từ điển trực tuyến tracuu.soha.vn và oldict.com, hoạt động là những vận động, cử chỉ nhằm mục đích nào đó
+ Theo từ điển Tiếng Việt: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới nhằm tạo ra một sản phẩm tinh thần hoặc vật chất.
- Khái niệm “tôn giáo”:
+ Các nhà thần học cho rằng: Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người.
+ Có một số nhà khoa học lại cho rằng: Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên
+ Khái niệm tôn giáo của Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày …”
+ Các nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn”
Bước 2: Phân tích khái niệm
- Về khái niệm “hoạt động” thì các định nghĩa trên đều chỉ về vận động có mục đích của con người
- Về khái niệm “tôn giáo” thì các định nghĩa đều chỉ về niềm tin của con người đối với các sức mạnh siêu nhiên.
Các khái niệm trên đều khá đầy đủ và rõ ràng
Bước 3: Phân loại và bổ sung định nghĩa
Dựa vào các định nghĩa trên, có thể kết hợp các định nghĩa trên để đưa ra định nghĩa về “hoạt động tôn giáo”: là những hoạt động của con người nhằm mục đích tôn thờ lực lượng siêu nhiên.
Ngoài ra, khi nói đến “hoạt động tôn giáo” thì còn có những hoạt động quản lý cộng đồng những người có chung tôn giáo. Bên cạnh đó, hoạt động tôn giáo còn bao gồm mối liên hệ giữa những người chung một cộng đồng tôn giáo.
Định nghĩa cuối cùng: Hoạt động tôn giáo là bao gồm tất cả những hành động của con người nhằm mục đích thờ cúng đối với lực lượng siêu nhiên. Ngoài ra, hoạt động tôn giáo còn là mối liên hệ giữa người với người trong cùng một cộng đồng tôn giáo và những hoạt động quản lý cộng đồng đó.
NHỜ CÁC ANH CHỊ GÓP Ý GIÚP EM CÁC BƯỚC CÒN LẠI ĐỂ HOÀN THÀNH BÀI TẬP, EM HƠI BỐI RỐI PHẦN NÀY
RANDOM_AVATAR
Lý Ngọc Bảo Trân
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 3 28/02/17 22:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Hoạt động tôn giáo của người Hàn theo đạo Tin Lành tại T

Gửi bàigửi bởi TRANHOANGGIANG1982 » Chủ nhật 21/10/18 21:37

Chào bạn Trân!
Anh có góp ý chút đề tài của em.
1. Các tiểu mục trong các chương em nên gom lại thành một tiểu mục thôi. Vì chương 1, 2 có quá nhiều tiểu mục nhỏ nhưng chương 3 lại có 2 tiểu mục làm cho bài không cân đối.
2. Về tên đề tài: Anh thấy không ổn, "hoạt động tôn giáo" rồi "theo đạo Tin Lành" nữa, anh thấy rối sao. Có thể nghiên cứu theo hướng đổi tên đề tài là "Người Hàn theo đạo Tin Lành tại Thành phố HCM từ năm 2008 đến nay". Em nghiên cứu thêm nhé.
3. Phương pháp nghiên cứu: Em bổ sung phần này nhé.
Có vài ý kiến gửi em nghiên cứu.
Chào em.
RANDOM_AVATAR
TRANHOANGGIANG1982
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/10/18 19:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hoạt động tôn giáo của người Hàn theo đạo Tin Lành tại T

Gửi bàigửi bởi Lý Ngọc Bảo Trân » Chủ nhật 21/10/18 21:44

Em cám ơn anh Giang đã góp ý.
1. Về phần các tiểu mục em sẽ gom lại cho gọn theo ý kiến đóng góp của anh
2. Về tên đề tài, em lấy cụm từ "hoạt động tôn giáo" để chỉ trọng tâm của bài chỉ là hoạt động tôn giáo mà thôi. Nếu nói "người Hàn theo đạo Tin Lành tại TP.HCM từ năm 2008 đến nay" thì em sợ sẽ bao gồm luôn cả những lĩnh vực khác trong đời sống của họ. Như vậy thì đề tài quá rộng ạ.
3. Em sẽ bổ sung phần PPNC
Một lần nữa em chân thành cám ơn anh Giang
RANDOM_AVATAR
Lý Ngọc Bảo Trân
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 3 28/02/17 22:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Hoạt động tôn giáo của người Hàn theo đạo Tin Lành tại T

Gửi bàigửi bởi Lý Ngọc Bảo Trân » Thứ 2 22/10/18 23:15

BÀI TẬP THỰC HÀNH 3: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA “HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO”
Bước 1: Tìm và phân loại tất cả những định nghĩa hiện có về khái niệm:
- Định nghĩa“hoạt động”:
+ Theo từ điển trực tuyến (tracuu.soha.vn và oldict.com): Hoạt động là những vận động, cử chỉ nhằm mục đích nào đó
+ Theo từ điển Tiếng Việt: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới nhằm tạo ra một sản phẩm tinh thần hoặc vật chất.
+ Theo từ điển Vdict.com: Làm những việc khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã hội: hoạt động nghệ thuật hoạt động quân sự. 2. Vận động, cử chỉ, không chịu ngồi im, yên chỗ: một con người thích hoạt động. 3. Vận động, vận hành để thực hiện chức năng nào hoặc gây tác động nào đó: Máy móc hoạt động bình thường theo dõi hoạt động của cơn bão.
- Định nghĩa “tôn giáo”:
+ Các nhà thần học cho rằng: Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người.
+ Có một số nhà khoa học lại cho rằng: Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên
+ Khái niệm tôn giáo của Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày …”
+ Các nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn”
Bước 2: Phân tích khái niệm
- Về khái niệm “hoạt động”:
Theo từ điển trực tuyến (tracuu.soha.vn, oldict.com)
Ưu điểm: Ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, dễ hình dung
Nhược điểm: Còn chung chung, chưa đủ nghĩa
Theo từ điển Tiếng Việt:
Ưu điểm: Rõ ràng, dễ hiểu
Nhược điểm: Vẫn chưa đủ nghĩa, chỉ đề cập đến tác động của con người với thế giới mà chưa nói đến tác động qua lại giữa con người với nhau.
Theo từ điển Vdict.com:
Ưu điểm: Nêu được khai niệm cơ bản về hoạt động và kể ra được một số loại hoạt động,
Nhược điểm: Dài dòng, chưa rõ ràng, chưa cô đọng
- Định nghĩa “tôn giáo”:
Theo định nghĩa của các nhà thần học:
Ưu điểm: Nói lên được mối liên hệ giữa con người và lực lượng siêu nhiên
Nhược điểm: Hoàn toàn không đủ nghĩa, còn mơ hồ
Theo định nghĩa của các nhà khoa học:
Ưu điểm: Có đề cập đến khái niệm niềm tin
Nhược điểm: Cũng hoàn toàn thiếu sót, không đủ thông tin về định nghĩa, tôn giáo không chỉ có niềm tin mà còn nhiều yếu tố khác nữa.
Theo định nghĩa của Ăng-ghen:
Ưu điểm: Nói lên được sự phản ảnh diến ra trong suy nghĩ của con người, tức là nguồn gốc sinh ra tôn giáo.
Nhược điểm: Hơi cực đoan, dài dòng, chưa đủ nghĩa, chưa rõ nghĩa
Theo định nghĩa của các nhà tâm lý:
Ưu điểm: Nói đến khía cạnh tinh thần của nguồn gốc tôn giáo
Nhược điểm: Khá mơ hồ và quy chụp
Bước 3: Phân loại định nghĩa, xác định nét chung có thể tiếp thu, bổ sung và sửa chữa.
- Định nghĩa “hoạt động”:
Theo từ điển trực tuyến và từ điển tiếng Việt: Định nghĩa nêu đặc trưng: Khu biệt đối tượng bằng những dấu hiệu riêng biệt để nhận dạng:
+ Là những vận đồng có mục đích
+ Là tác động của con người vào thế giới
Theo từ điển Vdict.com: Định nghĩa miêu tả: Khu biệt đối tượng bằng cách liệt kê các thành tố bên trong nó.
- Định nghĩa “tôn giáo”:
Tất cả các định nghĩa nêu ra đều là định nghĩa nêu đặc trưng, khu biệt đối tượng bằng những dấu hiệu riêng biệt để nhận dạng:
+ Là mối liên hệ giữa thần thánh và con người
+ Là niềm tin của con người vào siêu nhiên
+ Là sự phản ánh bên trong trí óc của con người về thế lực siêu nhiên
+ Là kết quả của sự sáng tạo của con người trong nỗi cô đơn, yếu đuối, bất lực
Bước 4: Xác định đặc trưng giống: Sinh hoạt tôn giáo
Bước 5: Xác định ngoại diên:
- Hoạt động thờ cúng
- Hoạt động ca hát xướng
- Hoạt động quyên góp
- Hoạt động giáo dục tôn giáo
- Hoạt động truyền đạo
- Hoạt động tự quản lý cộng đồng tôn giáo
Bước 6: Lâp bảng tiêu chí và ngoại diên


Hình ảnh

Bước 7: Lập sơ đồ


Hình ảnh
Kết quả cuối cùng: Hoạt động tôn giáo là những hoạt động của con người nhằm mục đích phục vụ siêu nhiên, bao gồm các hoạt động diễn ra bên trong và bên ngoài cơ sở tổ chức tôn giáo. Ngoài ra, còn bao gồm các hoạt động giáo dục, xây dựng và quản lý cộng đồng tôn giáo
NHỜ CAC ANH CHỊ GÓP Ý ĐỂ EM CÓ THỂ SỬA CHỮA NHỮNG THIẾU SÓT CỦA MÌNH
RANDOM_AVATAR
Lý Ngọc Bảo Trân
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 3 28/02/17 22:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Hoạt động tôn giáo của người Hàn theo đạo Tin Lành tại T

Gửi bàigửi bởi TranThiQuynhNhu » Thứ 3 23/10/18 10:04

Chị ơi em góp ý về sơ đồ cấu trúc, cấp zero phải lớn hơn vấn đề mà chị nghiên cứu cơ, chứ không phải là hoạt động tôn giáo được
RANDOM_AVATAR
TranThiQuynhNhu
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 4 03/10/18 18:44
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: Hoạt động tôn giáo của người Hàn theo đạo Tin Lành tại T

Gửi bàigửi bởi Phan Tuấn Ly » Thứ 3 23/10/18 13:47

Chào Trân,

Anh xin góp tí xíu liên quan đến tên đề tài nhé.

HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HÀN QUỐC THEO ĐẠO TIN LÀNH TẠI TP.HCM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY

Trong tên đề tài đã có đạo tin lành thì cần gì phải có hoạt động tôn giáo nữa. Nên anh nghĩ tên đề tài hơi dài. Nếu có thể thì em nên rút ngắn lại cho gọn hơn. Chẳng hạn: "Hoạt động của Cộng đồng người Hàn Quốc trong đạo tin lành ở TPHCM từ 2008 đến này"

Thứ 2, Cộng đồng anh nghĩ phải có số đông, có nét riêng biệt, thì liệu chăng mình có nên sử dụng cụm từ "cộng đồng" không. Em thử xem lại thử nhé.

Chúc em làm bài tốt.
RANDOM_AVATAR
Phan Tuấn Ly
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 3 18/09/18 13:50
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Hoạt động tôn giáo của người Hàn theo đạo Tin Lành tại T

Gửi bàigửi bởi Lý Ngọc Bảo Trân » Chủ nhật 04/11/18 16:23

TranThiQuynhNhu đã viết:Chị ơi em góp ý về sơ đồ cấu trúc, cấp zero phải lớn hơn vấn đề mà chị nghiên cứu cơ, chứ không phải là hoạt động tôn giáo được

Cám ơn Như, chị sẽ sửa lại phần cấp zero
RANDOM_AVATAR
Lý Ngọc Bảo Trân
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 3 28/02/17 22:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Hoạt động tôn giáo của người Hàn theo đạo Tin Lành tại T

Gửi bàigửi bởi Lý Ngọc Bảo Trân » Chủ nhật 04/11/18 16:25

Phan Tuấn Ly đã viết:Chào Trân,

Anh xin góp tí xíu liên quan đến tên đề tài nhé.

HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HÀN QUỐC THEO ĐẠO TIN LÀNH TẠI TP.HCM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY

Trong tên đề tài đã có đạo tin lành thì cần gì phải có hoạt động tôn giáo nữa. Nên anh nghĩ tên đề tài hơi dài. Nếu có thể thì em nên rút ngắn lại cho gọn hơn. Chẳng hạn: "Hoạt động của Cộng đồng người Hàn Quốc trong đạo tin lành ở TPHCM từ 2008 đến này"

Thứ 2, Cộng đồng anh nghĩ phải có số đông, có nét riêng biệt, thì liệu chăng mình có nên sử dụng cụm từ "cộng đồng" không. Em thử xem lại thử nhé.

Chúc em làm bài tốt.

Cám ơn Ly, em sợ nếu chỉ ghi "hoạt động" thôi thì có chung chung quá không ạ? Em sợ sẽ không rõ nghĩa ạ
RANDOM_AVATAR
Lý Ngọc Bảo Trân
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 3 28/02/17 22:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Hoạt động tôn giáo của người Hàn theo đạo Tin Lành tại T

Gửi bàigửi bởi VODUYPHUONG » Thứ 2 05/11/18 19:18

Chào Trân,
anh thấy mục 2.1 và 2.2
Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nhiệm có trùng không em?
Võ Duy Phương
RANDOM_AVATAR
VODUYPHUONG
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 20/09/18 10:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến86 khách