TINH THẦN OMOTENASHI CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

TINH THẦN OMOTENASHI CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Trần Tuấn Kiệt » Chủ nhật 21/10/18 16:04

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Trần Tuấn Kiệt
MSHV: 186031060103
Lớp: Cao học Châu Á học Khóa 2018 (đợt 1)


BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI
Tên đề tài: TINH THẦN OMOTENASHI CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HÓA
Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[Tinh thần Omotenashi][<của người Nhật Bản>] [<dưới góc độ văn hóa>]
- Cụm từ trung tâm: Tinh thần Omotenashi
- Cụm từ định tố: Của người Nhật Bản, dưới góc độ văn hóa
1. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tinh thần Omotenashi
- Chủ thể: con người Nhật Bản
- Không gian: xã hội Nhật Bản
- Thời gian: hiện đại
2. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của khái niệm
Hình ảnh
3. Xác định trọng tâm nghiên cứu – các cặp đối lập cơ bản
Văn hóa ứng xử? – rõ ràng
Ứng xử trong ngành Dịch vụ và các ngành khác?
Văn hóa Omotenashi và văn hóa ứng xử khác? – chưa rõ ràng, cần nghiên cứu
-----------------------------------
BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG
Tên đề tài: TINH THẦN OMOTENASHI CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HÓA

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
- Nhật Bản – quốc gia được thế giới biết đến với những con người kỷ luật, đoàn kết, kiên cường vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc sống, của môi trường trong tư thế luôn ngẩng cao đầu, những con người cúi đầu nhưng không thấp hèn, những con người sáng tạo, xây dựng và gìn giữ nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.
- Nhắc đến Nhật Bản, có lẽ bất kì ai cũng đều có thể hình dung ngay những nét văn hóa đặc trưng đã tạo nên một đất nước - xứ sở hoa anh đào, đất nước của những con người kỷ luật, đất nước của những tinh hoa văn hóa truyền thống được con người nơi đây gìn giữ cẩn thận và phát triển bền vững qua nhiều thế hệ. Đó có thể là văn hóa trà đạo, văn hóa võ sĩ đạo, văn hóa cúi đầu, văn hóa kỷ luật, văn hóa đúng giờ, văn hóa thiền, nghệ thuật vườn cảnh, nghệ thuật thư pháp, sumo, ninja…
- Trong những nét đặc trưng văn hóa đó, tôi vô cùng ngưỡng mộ tinh thần hết lòng vì khách hàng trong các ngành dịch vụ hiện nay ở Nhật Bản. Một nét văn hóa mà chúng ta có thể thấy ở bất cứ nơi đâu, bất kì ai trên xứ sở hoa anh đào: như trên tàu điện, trong nhà ga, trạm chờ xe buýt, từ nhà hàng sang trọng cho đến những cửa hàng tiện lợi bình dân, hay phổ biến nhất là trong cuộc sống thường ngày của những người con xứ sở hoa anh đào...
- “Omotenashi” là một nét văn hóa đặc trưng trong ngành dịch vụ Nhật Bản, trong đó người cung cấp dịch vụ luôn luôn tâm huyết để có thể mang đến cho khách hàng sự thỏa mãn và hài lòng nhiều hơn những gì họ mong đợi.
- Tinh thần “Omotenashi” được thể hiện rõ nhất trong ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn, hàng không…
- Hiện nay, với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa thì một số nhà dịch vụ, bán lẻ của Nhật Bản đang sử dụng tinh thần Omotenashi làm lợi thế cạnh tranh so với các công ty từ châu Âu hay Bắc Mỹ trên thị trường quốc tế.
- Với những lý do đó, tôi mong muốn thông qua bài nghiên cứu này sẽ mang đến những điều mới mẽ trong nhận thức cũng như mở rộng kiến thức của bản thân. Tôi hy vọng bài nghiên cứu này cũng sẽ giúp ích cho những người có cùng đam mê nghiên cứu văn hóa Nhật Bản, cho những công ty dịch vụ ở Việt Nam vì một tương lai Việt Nam phát triển.
2. Mục đích nghiên cứu
- Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ “Omotenashi”, từ ngữ xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống của người Nhật Bản, một yếu tố giúp cho Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, bền vững và uy tín cao trên toàn cầu.
- Qua đó, có những đánh giá, bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của các ngành dịch vụ Việt Nam trong thời đại toàn cầu.
3. Lịch sử vấn đề
- Về vấn đề văn hóa ứng xử đã có …
- Về văn hóa phục vụ trong các ngành dịch vụ đã có …
- Về vấn đề Omotenashi …
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tinh thần Omotenashi
- Phạm vi: xã hội Nhật Bản
+ Không gian: Nhật Bản
+ Thời gian: hiện đại
5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn
- Đóng góp một cái nhìn khoa học, hệ thống về công trình nghiên cứu.
- Đóng góp thực tiễn cho việc hiểu biết, phát huy các giá trị “Omotenashi” trong văn hóa dịch vụ Nhật Bản và vận dụng trong các ngành dịch vụ Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu & nguồn tư liệu
- Tổng hợp, phân tích các nguồn tư liệu.
- Hệ thống, dịch lý
7. Bố cục của luận văn
- Bài luận văn ngoài phần Dẫn Nhập và phần Kết luận, gồm có bốn chương:
+ Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
+ Chương II: Tinh thần “Omotenashi” Nhật Bản từ góc độ văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
+ Chương III: Tinh thần “Omotenashi” Nhật Bản từ góc độ văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên (ăn, mặc, ở, đi lại)
+ Chương IV: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc vận dụng tinh thần “Omotenashi” vào các ngành dịch vụ.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Văn hóa ứng xử và những vấn đề liên quan
1.1.2 văn hóa trong ngành dịch vụ và những vấn đề liên quan
1.1.3 Khái niệm “Omotenashi”.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Nguồn gốc của thuật ngữ “Omotenashi”
1.2.2 Sự cần thiết của việc học hỏi, vận dụng tinh thần “Omotenashi” vào các ngành dịch vụ hiện nay của Việt Nam.
Tiểu kết chương 1

CHƯƠNG II: TINH THẦN “OMOTENASHI” NHẬT BẢN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
2.1 Cá nhân
2.2 Giữa con người với con người
2.3 Giữa con người với xã hội
Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG III: TINH THẦN “OMOTENASHI” NHẬT BẢN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
3.1 Trong ăn uống (ăn)
3.2 Trong trang phục (mặc)
3.3 Trong môi trường sống (ở)
3.4 Trong đi lại
Tiểu kết chương 3

CHƯƠNG IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC VẬN DỤNG TINH THẦN “OMOTENASHI” VÀO CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
4.1
4.2
4.3
Tiểu kết chương 4

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC

------------------------------
BÀI TẬP THỰC HÀNH 3: SỬ DỤNG DOCUMENT MAP
Hình ảnh

------------------------------
BÀI TẬP THỰC HÀNH 4: TÌM ĐỊNH NGHĨA MỘT KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA MÌNH
1. Định nghĩa: tinh thần “omotenashi”
Định nghĩa 1: tinh thần
- Theo Vietnamese dictionary (Vdict.com): “Tinh thần” là: 1. Thái độ hình thành trong ý nghĩ để định phương hướng cho hành động. 2. Thái độ hình thành trong ý nghĩ, tâm tư, về mức độ chịu đựng một nỗi khó khăn hoặc đương đầu với một nguy cơ, trong một thời gian nhất định.
- Theo từ điển online (tratu.soha.vn): “tinh thần” tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm…, những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người.
- Theo từ điển Hán Việt (hannom.huecit.vn): Tinh thần (精神) gồm Tinh 精 là cái tốt, cốt lõi bên trong (tinh túy, tinh hoa…); Thần 神 ở đây là con người được chia ra thành 2 phần: thần và xác, thần là cái thuộc về bên trong, ý thức, tâm linh.
=> Tinh thần là phần tốt đẹp, hoạt động nội tâm bên trong của con người.
- Theo từ điển bách khoa (encyclopedia.com): Morale, generally defined, is a state of mind that either encourages or impedes action […].The greatest combat commanders have always understood that morale reflects the mental, moral, and physical condition of their troops. These conditions, in turn, directly relate to the troops' courage, confidence, discipline, enthusiasm, and willingness to endure the sacrifices and hardships of military duty […].
“Tinh thần” thường được định nghĩa là trạng thái của tâm trí khuyến khích hoặc cản trở hành động […]. Những điều kiện này, liên quan trực tiếp đến sự can đảm của quân đội, sự tự tin, kỷ luật, sự nhiệt tình, và sự sẵn lòng chịu đựng sự hy sinh và gian khổ của nghĩa vụ quân sự […].
- Theo từ điển questia online (questia.com): In the field of positive psychology, which came into its own as a separate study in 1998, morale is thought to be a marker of collective or group well-being […]. The word morale was coined by the French in the mid 1770s. The original meaning of the word was good moral conduct. However, the word evolved to signify a sense of confidence and, in general, was applied to those serving in the military […].
Today, the word morale represents emotional, cognitive and motivational attitudes in relation to the tasks and goals of a particular group[…], morale is used to describe not just groups but also individuals, which creates a bit of a challenge for the social scientist dedicated to studying this topic.
In the modern world, morale as a concept has meaning beyond the military. The word morale is also used to discuss school spirit, the workplace, and sports.
Trong lĩnh vực tâm lý tích cực, được đưa vào nghiên cứu vào năm 1998, “tinh thần” được cho là một dấu hiệu của tập thể hoặc nhóm hạnh phúc [...]. Từ “tinh thần” được đặt ra bởi người Pháp vào giữa những năm 1770. Ý nghĩa ban đầu của từ này là “hành vi đạo đức tốt”. Tuy nhiên, từ này đã phát triển để biểu thị một cảm giác tự tin và thông thường được áp dụng cho những người phục vụ trong quân đội.
Ngày nay, từ “tinh thần” đại diện cho thái độ, cảm xúc, nhận thức và động lực liên quan đến các nhiệm vụ và mục tiêu của một nhóm cụ thể, […] “tinh thần” còn được sử dụng để mô tả cá nhân, tạo ra một chút thách thức cho các nhà khoa học xã hội chuyên nghiên cứu chủ đề này.
Trong thế giới hiện đại, “tinh thần” như một khái niệm có ý nghĩa vượt ra ngoài quân đội. Từ “tinh thần” được sử dụng để thảo luận về tinh thần học đường, tinh thần làm việc, tinh thần thể thao.
Định nghĩa 2: Omotenashi
- Theo Mai Lâm (Trí Thức Trẻ, 2016): “Omotenashi” được định nghĩa là một nghệ thuật hiếu khách “hết lòng, quên mình”, một nền tảng trong văn hóa Nhật Bản. Được chào đón ai đó đến nhà hay có thể đoán trước được mọi nhu cầu của họ được xem là niềm vinh hạnh với chủ nhà.
- Theo Coto Academy, 2015 (cotoacademy.com) định nghĩa: Omotenashi is all about offering the best service without expectation of a reward. Omotenashi is to enter guests wholeheartedly.
Omotenashi là cung cấp dịch vụ tốt nhất mà không cần nhận sự đáp lại dù chỉ một chút. Omotenashi là tiếp đãi khách hàng bằng cả tấm lòng.
- Cũng theo Coto Academy, 2015: One only needs to reside in Japan for a short time to realize just how much attention to detail is paid across many sectors of the service industry. The Japanese proverb 「おきゃくさまは かみさま」can be translated to “the customer is aways right” but many in Japan will prefer the literal translation of “the customer is god”.
Ai đó chỉ cần cư trú tại Nhật Bản trong một thời gian ngắn là có thể nhận ra sự chú trọng đến từng chi tiết được biểu hiện qua nhiều lĩnh vực của ngành dịch vụ. Người Nhật có câu tục ngữ rằng: 「おきゃくさまは かみさま」có thể được dịch là “khách hàng luôn luôn đúng”, nhưng nhiều người ở Nhật Bản thích cách dịch “khách hàng là thượng đế” hơn.
- Theo Báo Tin Tức (baotintuc.vn ngày 28/06/2017): “Omotenashi” là một văn hóa đặc trưng trong ngành dịch vụ Nhật Bản trong đó người cung cấp dịch vụ luôn luôn tâm huyết để có thể mang đến cho khách hàng sự thỏa mãn và hài lòng nhiều hơn những gì họ mong đợi.
- Trong tiếng Nhật, “おもてなし" - "Omotenashi" là một danh từ có nghĩa là "sự phục vụ khách hàng hết lòng" và động từ gốc của nó là "motenasu". Từ này được cấu thành bởi 2 chữ Hán: "おもて" - Omote, nghĩa là "phía trước", và "なし" - nashi, nghĩa là "không gì cả". Ghép lại, chúng có nghĩa là cách đối xử chân thành, trực diện không phân biệt.
- Theo giáo sư Isao Kumakura chia sẻ: phần lớn phép tắc của người Nhật bắt nguồn từ văn hóa trong tiệc trà và võ thuật. Trong tiệc trà, chủ tiệc cố gắng tạo không khí giúp khách thư giản, thoải mái từ việc bài trí đến hoa, bánh với mong muốn cho khách giây phút thảnh thơi nhất.
2. Phân tích định nghĩa
Định nghĩa 1: tinh thần
Định nghĩa của Vietnamese dictionary:
+ Ưu điểm: ngắn gọn, súc tích trong 1 câu, theo nhiều khía cạnh “định phương hướng”, “chịu đựng khó khăn hoặc đương đầu”.
+ Nhược điểm: còn mơ hồ, chưa làm rõ “tinh thần”, chỉ vận dụng trong trường hợp nhất định trong quân sự như: tinh thần suy sụp, tinh thần sút kém, tinh thần chịu đựng, tinh thần quyết thắng…
Định nghĩa của từ điển online:
+ Ưu điểm: ngắn gọn, súc tích trong 1 câu.
+ Nhược điểm: vẫn chưa làm rõ “tinh” là gì, “thần” là gì.
Định nghĩa của từ điển Hán Việt:
+ Ưu điểm: rõ ràng, cụ thể khi định nghĩa được “tinh” là gì, “thần” là gì.
+ Nhược điểm: dài dòng.
Định nghĩa của từ điển encyclopedia:
+ Ưu điểm: cụ thể, nêu được đặc trưng của “tinh thần”
+ Nhược điểm: dài dòng, chỉ áp dụng trong lĩnh vực quân sự.
Định nghĩa của từ điển questia:
+ Ưu điểm: nêu được nguồn gốc xuất hiện của “tinh thần”, những đặc trưng biểu hiện của “tinh thần”
+ Nhược điểm: dài dòng, mơ hồ, chỉ áp dụng trong lĩnh vực đặt trưng như quân sự, thể thao, giáo dục …
Định nghĩa 2: Omotenashi
Định nghĩa của Mai Lâm:
+ Ưu điểm: nêu được đặc trưng của “omotenashi”
+ Nhược điểm: chưa làm nổi bật trong lĩnh vực của ngành dịch vụ.
Định nghĩa của Coto Academy:
+ Ưu điểm: ngắn gọn, súc tích. Nêu được đặc trưng của Omotenashi
+ Nhược điểm:
Định nghĩa của Báo Tin Tức:
+ Ưu điểm: Rõ ràng, cụ thể khi nêu được đặc trưng omotenashi trong ngành dịch vụ.
+ Nhược điểm:
3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét chung có thể tiếp thu, những đặc điểm sai thiếu cần bổ sung, sửa chữa.
Định nghĩa 1: tinh thần
- Định nghĩa nêu đặc trưng:
+ Tinh 精 là cái tốt, cốt lõi bên trong (tinh túy, tinh hoa…);
+ Thần 神 ở đây là con người được chia ra thành 2 phần: thần và xác, thần là cái thuộc về bên trong, ý thức, tâm linh.
+ Những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người
+ Định hướng thực tiễn
- Định nghĩa miêu tả:
+ Thái độ hình thành trong ý nghĩ, tâm tư của con người
+ Tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm, thái độ,…
+ Phần tốt đẹp, hoạt động nội tâm
+ Trạng thái của tâm trí khuyến khích hoặc cản trở hành động
+ Đại diện cho thái độ, cảm xúc, nhận thức và động lực liên quan đến các nhiệm vụ và mục tiêu trong quân sự
Định nghĩa 2: Omotenashi
- Định nghĩa nêu đặc trưng:
+ Một nghệ thuật hiếu khách “hết lòng, quên mình”
+ Tiếp đãi khách hàng bằng cả tấm lòng
+ Mang đến cho khách hàng sự thỏa mãn và hài lòng nhiều hơn những gì họ mong đợi
- Định nghĩa miêu tả:
+ Một nền tảng trong văn hóa Nhật Bản
+ Cung cấp dịch vụ tốt nhất mà không cần nhận sự đáp lại
+ Khách hàng là thượng đế
+ Cố gắng tạo không khí giúp khách thư giản, thoải mái, giây phút thảnh thơi.
4. Xác định ngoại diên
 tinh thần suy sụp
 tinh thần trách nhiệm
 tinh thần chịu đựng
 tinh thần chiến đấu
 tinh thần thể thao
 tinh thần học tập
 tinh thần thép
 tâm lý
 trầm cảm
5. Xác định các tiêu chí (bằng các đặc trưng loài) cho phép khu biệt khái niệm được định nghĩa với các khái niệm có liên quan. Lập bảng đối chiếu tiêu chí với ngoại diên của khái niệm:
Hình ảnh
6. Xác định đặc trưng giống (khái niệm rộng hơn cùng loại):
Là một văn hóa ứng xử đặc trưng trong ngành dịch vụ Nhật Bản
7. Xác định đặc trưng loài:
Hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người (phân biệt với hoạt động đời sống thực tiễn)
Mang đến cho khách hàng sự thỏa mãn và hài lòng nhiều hơn những gì họ mong đợi (phân biệt với đáp ứng nhu cầu tối thiểu của khách hàng)

Sản phẩm sơ bộ: Hoạt động thuộc về đời sống nội tâm (ý nghĩ, thái độ, cảm xúc) của con người nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất, mang đến cho khách hàng sự thỏa mãn và hài lòng nhiều hơn những gì họ mong đợi.
8. Lập sơ đồ, kiểm tra lại:
Hình ảnh
Sản phẩm cuối cùng:
Tinh thần Omotenashi là hoạt động của con người thuộc về hoạt động tinh thần nội tâm (ý nghĩ, thái độ, cảm xúc) nhằm cung cấp cho khách hàng dịch vụ, sự phục vụ tốt nhất, sự thỏa mãn và hài lòng nhiều hơn những gì họ mong đợi.
--------------------------
BÀI TẬP THỰC HÀNH 5: LẬP BẢNG SO SÁNH
Hình ảnh
Tks & Best Regards,
**********************
Trần Tuấn Kiệt
HVCH Châu Á học khóa 2018 (đợt 1)
Tel: 097.5577.847
Email: trantuankiet1602@gmail.com
Hình đại diện của thành viên
Trần Tuấn Kiệt
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 4 26/09/18 17:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TINH THẦN OMOTENASHI CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN

Gửi bàigửi bởi VODUYPHUONG » Chủ nhật 21/10/18 20:22

Chào Kiệt,
Trong phần: Sản phẩm cuối cùng mình có nên nêu lại định nghĩa "Tinh thần" nữa hay không? hay là gộp lại "Tinh thần Omotenashi"? và chỉ rõ luôn mang nét đặt trưng của người Nhật, Của ngành dịch vụ? mang ý nghĩa tích cực?
Anh chỉ góp ý mang tính cá nhân và "cảm quan" em nghiên cứu thếm nhé.
Thân,
Võ Duy Phương (CAH18)
RANDOM_AVATAR
VODUYPHUONG
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 20/09/18 10:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TINH THẦN OMOTENASHI CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN

Gửi bàigửi bởi Trần Thị Kiều Oanh » Thứ 2 22/10/18 11:00

Chào Kiệt,
Cám ơn em đã cung cấp một đề tài thú vi.
RANDOM_AVATAR
Trần Thị Kiều Oanh
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 5 04/10/18 15:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: TINH THẦN OMOTENASHI CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN

Gửi bàigửi bởi Trần Tuấn Kiệt » Thứ 2 22/10/18 16:54

VODUYPHUONG đã viết:Chào Kiệt,
Trong phần: Sản phẩm cuối cùng mình có nên nêu lại định nghĩa "Tinh thần" nữa hay không? hay là gộp lại "Tinh thần Omotenashi"? và chỉ rõ luôn mang nét đặt trưng của người Nhật, Của ngành dịch vụ? mang ý nghĩa tích cực?
Anh chỉ góp ý mang tính cá nhân và "cảm quan" em nghiên cứu thếm nhé.
Thân,
Võ Duy Phương (CAH18)


Chào Anh Phương.

Phần định nghĩa "sản phẩm cuối cùng" của em đã là định nghĩa "tinh thần Omotenashi" luôn rồi đó anh.
Tks & Best Regards,
**********************
Trần Tuấn Kiệt
HVCH Châu Á học khóa 2018 (đợt 1)
Tel: 097.5577.847
Email: trantuankiet1602@gmail.com
Hình đại diện của thành viên
Trần Tuấn Kiệt
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 4 26/09/18 17:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TINH THẦN OMOTENASHI CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN

Gửi bàigửi bởi Trần Tuấn Kiệt » Thứ 2 22/10/18 16:56

Trần Thị Kiều Oanh đã viết:Chào Kiệt,
Cám ơn em đã cung cấp một đề tài thú vi.


Chào chị Oanh

Em cảm ơn chị đã dành thời gian xem qua bài viết của em.
Mong nhận được sự đóng góp. giúp đỡ từ chị trong quá trình học cũng như nghiên cứu ạ :)) hihi
Tks & Best Regards,
**********************
Trần Tuấn Kiệt
HVCH Châu Á học khóa 2018 (đợt 1)
Tel: 097.5577.847
Email: trantuankiet1602@gmail.com
Hình đại diện của thành viên
Trần Tuấn Kiệt
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 4 26/09/18 17:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TINH THẦN OMOTENASHI CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN

Gửi bàigửi bởi Lý Ngọc Bảo Trân » Thứ 2 22/10/18 18:28

Chào anh Kiệt, xem phần bài tập 3 của anh xong thì em hiểu hơn về các bước định nghĩa,anh trình bày rất rõ ràng và đầy đủ ạ. Do em cũng đang bối rối phần bài tập này nên khi đọc bài bài của anh xong em thấy rất hữu ích. Cám ơn anh rất nhiều!
RANDOM_AVATAR
Lý Ngọc Bảo Trân
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 3 28/02/17 22:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TINH THẦN OMOTENASHI CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN

Gửi bàigửi bởi Phan Tuấn Ly » Thứ 3 23/10/18 13:54

Chào Kiệt,

Đề tài của em hay quá, sẽ có nhiều nét văn hoá Nhật được thể hiện trong đề tài của em.

Liên quan đến đề cương chi tiết có 4 chương, anh nghĩ hơi nhiều so với một đề tài thạc sỹ. Nếu có thể em nên gom lại thành 2 chương hoặc 3 chương thì có thể sẽ ổn hơn không em hén.

Chúc em làm bài tốt nhé.
RANDOM_AVATAR
Phan Tuấn Ly
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 3 18/09/18 13:50
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến75 khách