VĂN HÓA KINH DOANH CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

VĂN HÓA KINH DOANH CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY

Gửi bàigửi bởi VODUYPHUONG » Thứ 5 01/11/18 14:33

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Võ Duy Phương
MSHV: 18031060104
Lớp: Cao học Châu Á học, khóa 2018

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

ĐỀ TÀI: VĂN HÓA KINH DOANH CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của đề tài:
[Văn hóa kinh doanh][<Người Việt><hiện nay>]
- Cụm từ trung tâm: Văn hóa kinh doanh
- Cụm từ định tố: Người Việt hiện nay

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm
- Chủ thể: Người Việt
- Không gian: Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc
- Thời gian: Hiện nay

3. Sơ đồ:
Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu – Các cặp đối lập:
- Khi chưa hội nhập và khi hội nhập: Rõ ràng ít mâu thuẩn
- Các nước phát triển, các nước chưa phát triển: Rõ ràng, ít mâu thuẩn
- Người Việt qua việc tiêu thụ và hoạt động sản xuất kinh doanh là yếu tố chưa rõ ràng cần nghiên cứu

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
DẪN NHẬP:
1. Lý do chọn đề tài:
Việt nam là đất nước đang phát triển, thị trường mở cửa, là cơ hội của sự giao thoa văn hóa mang tính chất đa dạng. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh vấn đề giao thoa này càng thể hiện rõ nét và thực tiễn nhất.
Vấn đề là, do điều kiện khách quan cùng chủ quan, quá trình phát triển, nhận thức và ý thức hệ dân tộc của người Việt chưa theo kịp, dẫn đến sự bất cân bằng về quá trình “cho và nhận” giữa các nền văn hóa.
Do vậy, hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm là vấn đề nóng bỏng hiện nay cần báo động, cần các biện pháp xử lý kịp thời nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không những trong phạm vi trong nước mà khu vực và thế giới.

2. Mục đích nghiên cứu:
Chỉ ra được đâu là nguyên nhân, khách quan và chủ quan? Điều chỉnh và định hướng xã hội để phát triển bền vững.

3. Lịch sử nghiên cứu:

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động sản xuất kinh doanh – Tiêu thụ sản phẩm của người Việt

5.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp dịch lý
- Phương pháp so sánh

6. Bố cục:
Luậ văn ngoài phần dẫn nhập và kết luận còn có 3 chương:
Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thái độ tiếp nhận
Chương 3: Yếu tố tác động


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
1.2. Các lý thuyết nghiên cứu và cách tiếp cận:
1.3. Cở sở thực tiễn: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ người tiêu dùng Việt Nam hiện nay.

Tiểu kết chương I


Chương II: THÁI ĐỘ TIẾP NHẬN
1.1 Tính tích cực và tiêu cực
1.2 Tính chủ quan và tính khách quan
1.3 Thái độ tiếp nhận theo giới
Tiểu kết chương II
Chương III: YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
1.1 Yếu tố hiện đại và truyền thống
1.2 Yếu tố kinh tế,văn hóa và xã hội
1.3 Thể chế chính trị và luật pháp
Tiểu kết chương III:

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

BÀI TẬP 3: ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM: VĂN HÓA KINH DOANH
1. Văn hóa:
- Khái niệm văn hóa mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
- Từ Văn hóa theo ngôn ngữ phương tây có nguồn gốc Latin: Cultus có nghĩa là chăm sóc trong trồng trọt.
- Trong tiếng Việt từ Văn hóa có nguồn gốc từ tiếng Nhật, mà trong tiếng Nhật có nguồn gốc từ phương tây.
- Theo nhà Triết học Anh Thomas Hobbes ( 1588-1679) : “ Lao động dành cho đất gọi là gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần”.

- Định nghĩa miêu tả:
Theo nhà nhân loại học người Anh Eward Burnett Tylor (1832-1917): Văn hóa, văn minh theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức tạp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo hiếu, luật pháp, phong tục và bất cứ khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội.

Định nghĩa lịch sử:
Theo Edward Sapir (1884-1939) nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ thì văn hóa chính là bản thân con người cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống.

Định nghĩa chuẩn mực:
William Isaac Thomas (1863-1947) nhà xã hội học người Mỹ gọi văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào ( các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử...).

Định nghĩa tâm lý học:
Theo William Graham Sumner (1840-1910) Viện sĩ Mỹ, Gíao sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller: Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa hay văn minh. Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa.

Định nghĩa cấu trúc:
Ralph Linton (1893-1953) nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa:
a, Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lập lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội.
b, Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa.

Định nghĩa nguồn gốc:
Pitinin Alexandrovich Sorokin (1889-1968) nhà xã hội học người Mỹ gốc Hoa, người sáng lập khoa học xã hội của Đại học Harvard: Văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau.

Định nghĩa của UNESCO (2002):
Văn hóa nên được đè cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, trí thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội mà nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.

Khái niệm về văn hóa: Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống.
+ Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt nam – Bộ giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”.
+ Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa:
- Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
- Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội.
- Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần ( nói tổng quát).
- Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học.
- Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh.
- Văn hóa còn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau. Ví dụ văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đông Sơn...
+ Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: “Văn hóa- vô sở bất tại”: Văn hóa- không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; noi nào có con người, nơi đó có văn hóa.
+ Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS:TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
+ Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia.
Như vậy, có thể thây rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của Thế giới tự nhiên.

2. Khái niệm – Định nghĩa Kinh Doanh:
- Kinh doanh (Business) là hoạt động của tổ chức, cá nhân nhằm mục đích đạt lợi nhuận qua những hoạt động như: Sản xuất, bán hàng, tiếp thị, quản trị, tài chính, kế toán...
• BusinessWikipedia
https://en.wikipedia.org/wiki/Business
- Business is the activity of making one's living or making money by producing or buying and selling products (such as goods and services). [need quotation to verify] Simply put, it is "any activity or enterprise entered into for profit. It does not mean it is a company, a corporation, partnership, or have any such formal organization.....
- Kinh doanh là hoạt động kiếm sống hoặc kiếm tiền bằng cách sản xuất hoặc mua và bán sản phẩm (như hàng hóa và dịch vụ). [cần báo giá để xác minh] Đơn giản chỉ cần đặt, đó là "bất kỳ hoạt động hoặc doanh nghiệp nào được nhập vào vì lợi nhuận. Nó không có nghĩa là nó là một công ty, một công ty, công ty hợp danh, hoặc có bất kỳ tổ chức chính thức nào như vậy
• Define Business at Dictionary.com https://www.dictionary.com/browse/business
Noun: An occupation, profession, or trade. The purchase and sale of goods in an attempt to make a profit, a person, partnership or corporation engaged in commerce, manufacturing or a service; profit-seeking enterprise or concern. Danh từ: Một nghề nghiệp, nghề nghiệp, hoặc thương mại: Việc mua bán hàng hóa trong một nỗ lực để tạo ra lợi nhuận. Một người, đối tác hoặc công ty tham gia vào thương mại, sản xuất hoặc dịch vụ; doanh nghiệp hoặc mối quan tâm tìm kiếm lợi nhuận.
3. Định Nghĩa: Văn hóa kinh doanh:
Văn hoá kinh doanh (business culture) là toàn bộ các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong sự tương
tác giữa chủ thể kinh doanh với môi trường kinh doanh.


BÀI TẬP 4: LẬP BẢNG SO SÁNH
BẢNG SO SÁNH TIÊU CHÍ VÀ NGOẠI DIÊN
Hình ảnh

BẢNG HỆ THỐNG
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
VODUYPHUONG
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 20/09/18 10:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA KINH DOANH CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY

Gửi bàigửi bởi Thy Trang » Thứ 7 03/11/18 15:29

chào anh Phương
Đọc bài của anh, em thấy có một số điểm muốn góp ý với anh như sau:
1. Sơ đồ cấp hệ: thường sẽ là sơ đồ hình cây và tỏa nhánh. Đi theo nhánh từ trên xuống chính là đề tài của mình. Còn của anh vẫn chưa rõ ràng, còn nhập nhằng vấn đề nghiên cứu (văn hóa kinh doanh bao gồm văn hóa trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm?).
2. Theo như phân tích ở trên thì đối tượng và phạm vi nghiên cứu là "Hoạt động sản xuất kinh doanh – Tiêu thụ sản phẩm của người Việt". Tuy nhiên Bố cục của chương 2 và 3 chưa thấy đi sâu vào trọng tâm vấn đề cần nghiên cứu mà lại đi theo hướng là tính tích cực, tiêu cực, tính chủ quan khách quan,.... => không thống nhất.
Em góp một vài ý kiến nho nhỏ như vậy ạ
RANDOM_AVATAR
Thy Trang
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 05/10/18 14:36
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: VĂN HÓA KINH DOANH CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY

Gửi bàigửi bởi VODUYPHUONG » Thứ 7 03/11/18 18:15

Chào em,
Đúng rồi em, lẽ ra là có thêm thư mục nhỏ hơn để rõ ràng, anh cũng đã giới thiệu ở phần dẫn nhâp.
Khi vào bài viết chi tiết thì đó là phần quan trọng nhất mà anh muốn thực hiện.
Cảm ơn em
Võ Duy Phương
RANDOM_AVATAR
VODUYPHUONG
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 20/09/18 10:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA KINH DOANH CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY

Gửi bàigửi bởi Lý Ngọc Bảo Trân » Chủ nhật 04/11/18 16:33

Chào anh Phương, em có một số góp ý như sau:
- Cấp zero của anh là "văn hóa" thì em thấy chưa đúng lắm ạ
- Trong bài tập 2 (Lập đề cương) anh chia chương III ra các phần hơi chồng chéo lên nhau ạ. Theo em, trong yếu tố hiện đại và truyền thống đã bao gồm các yếu tố chính trị, xã hội, văn hóa... Cho nên theo em, anh nên chia ra yếu tố truyện thống và yếu tố hiện đại. Trong mỗi yếu tố thì lại phân chia ra ảnh hưởng của văn hóa, chính trị, xã hội truyền thống đối với văn hóa kinh doanh. Tương tự, trong yếu tố hiện đại cũng bao gồm những hạn mục trên ạ
RANDOM_AVATAR
Lý Ngọc Bảo Trân
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 3 28/02/17 22:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA KINH DOANH CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY

Gửi bàigửi bởi VODUYPHUONG » Thứ 2 05/11/18 12:22

Chào Trân,
Cấp Zero là văn hóa thì đúng rồi chứ em?
Các thư mục nhỏ đúng như ý Trân góp ý cho anh.
Cảm ơn Ms nhiều.
Võ Duy Phuong
RANDOM_AVATAR
VODUYPHUONG
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 20/09/18 10:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA KINH DOANH CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY

Gửi bàigửi bởi TRANHOANGGIANG1982 » Chủ nhật 11/11/18 22:50

Chào anh Phương!
Em có vài ý kiến góp ý đề tài của anh.
1. Vê đối tượng nghiên cứu: Theo em, ở đây là "Văn hóa kinh doanh" chứ không phải "Hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối sản phẩm"
2. Không gian: Theo em, ở "Việt Nam", còn trong quá trình viết mình có thể so sánh với TQ, NB.
3. Về bố cục: Các chương II và III em thấy không hợp lý. Lẽ ra chương II anh nói về văn hóa nhận thức của cá nhân, tập thể trong kinh doanh của người Việt; các mối quan hệ trong kinh doanh; chữ tín trong kinh doanh; nguồn vốn kinh doanh của người Việt sẽ hợp lý hơn. Về chương III, em cơ bản thống nhất nhưng anh cần bổ sung thêm yếu tố con người của người Việt.
4. Về định nghĩa khái niệm: Đối tượng nghiên cứu ở đậy là "Văn hóa kinh doanh" thì cụm từ cần định nghĩa là "Văn hóa kinh doanh" là gì? Anh lại định nghĩa "Văn hóa" là gì?, "Kinh doanh là gì" rồi ghép lại thành định nghĩa thành "Văn hóa kinh doanh là không ổn. Anh cần định nghĩa trực tiếp "Văn hóa kinh doanh là gì" từ nhiều nguồn khác nhau.
Vài điều góp ý cùng anh.
Chào anh. Chúc anh khỏe. Anh nghiên cứu thêm nhé.
RANDOM_AVATAR
TRANHOANGGIANG1982
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/10/18 19:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến81 khách