Bài tập 1 +2 Phân tích và lập đề cương

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Bài tập 1 +2 Phân tích và lập đề cương

Gửi bàigửi bởi Hồng Ngữ » Thứ 3 13/11/18 11:22

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong Văn hóa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Tăng Hồng Ngữ
MSHV: 176031060103
Lớp: Cao học Châu Á học K17 (đợt 1)

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

Tên đề tài: Khả năng sử dụng ngôn ngữ của dân tộc Hoa trên địa bàn TPHCM
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài

[ Khả năng sử dụng ngôn ngữ của dân tộc Hoa] [trên địa bàn TP.HCM]
- Cụm từ trung tâm: Khả năng sử dụng ngôn ngữ của dân tộc Hoa
- Cụm từ định tố: trên địa bàn TP.HCM

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Khả năng sử dụng ngôn ngữ của dân tộc Hoa
- Chủ thể: dân tộc Hoa
- Không gian: tại TP.HCM

3. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của các khái niệm:

Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu – Các cặp đối lập cơ bản
- Khả năng ngôn ngữ của dân tộc Hoa như thế nào?
- Trong các trường hợp nào thì họ sử dụng ngôn ngữ toàn dân(tiếng Việt),trường hợp nào sử dụng phương ngữ ?

Bài tập thực hành 2: Lập đề cương
Khả năng sử dụng ngôn ngữ của dân tộc Hoa trên địa bàn TPHCM
Dẫn nhập
1. Lý do chọn đề tài:
Dân tộc Hoa là một trong những dân tộc thiểu số của Việt Nam,người Hoa di cư sang Việt Nam từ rất sớm ,trong quá trình cộng cư ở TPHCM,người Hoa đã tiếp thu văn hóa bản địa nhưng vẫn giữ được nét đặc sắc của văn hóa dân tộc.Tuy nhiên,xã hội ngày càng phát triển,con em người Hoa hiện nay hầu như đều được tiếp thu nền giáo dục bản địa ngay từ nhỏ .Vì vậy khả năng ngôn ngữ của họ không chỉ gói gọn trong tiếng phương ngữ của dân tộc mà còn có khả năng sử dụng lưu loát tiếng Việt và ngoại ngữ.Việc nghiên cứu khả năng ngôn ngữ của một dân tộc thiểu số sẽ góp phần làm luận cứ cho việc nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc của nhà nước.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Cung cấp tài liệu để những nghiên cứu khả năng ngôn ngữ của dân tộc Hoa
- Cung cấp tài liệu luận cứ cho việc hoạch định các chính sách dân tộc của nhà nước trên cơ sở thấu hiểu văn hóa của dân tộc thiểu số bao gồm ngôn ngữ.

3. Lịch sử vấn đề
- Tình hình dân số dân tộc Hoa ở TPHCM
- con em dân tộc Hoa ở TPHCM được tiếp thu giáo dục bản địa từ khi còn nhỏ
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng : khả năng ngôn ngữ của dân tộc Hoa
- Phạm vi: TPHCM
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: góp phần lý giải về hiện trạng sử dụng ngôn ngữ của dân tộc Hoa trước sự biến đổi của xã hội.
- Ý nghĩa thực tiễn: là tài liệu tham khảo cho các học giả nghiên cứu sâu hơn về vấn đề ngôn ngữ của dân tộc Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh và mở rộng cho dân tộc Hoa ở Việt Nam
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp tư liệu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích
7. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. 1 Cơ sở lý luận
- Khái niệm người Hoa : những người có nguồn gốc Trung Quốc sống tại Việt Nam
-Khái niệm ngôn ngữ : ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người, phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc
1. 2 Cơ sở thực tiễn
- Vấn đề về sự hòa nhập của dân tộc Hoa ở TPHCM
- Hiện trạng sử dụng ngôn ngữ của dân tộc Hoa trước sự biến đổi của xã hội.

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA DÂN TỘC HOA
2.1 Các vấn đề chung về ngôn ngữ của dân tộc Hoa
2.2 Thực trạng ngôn ngữ hiện nay của dân tộc Hoa
CHƯƠNG 3: BẢO TỒN NGÔN NGỮ ĐỊA PHƯƠNG CỦA DÂN TỘC HOA
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
Hồng Ngữ
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 7 13/10/18 14:50
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Bài tập 1 +2 Phân tích và lập đề cương

Gửi bàigửi bởi Lý Ngọc Bảo Trân » Chủ nhật 25/11/18 20:00

Chào chị Ngữ, cho em xin ý kiến. Về tên đề tài "Khả năng sử dụng ngôn ngữ của dân tộc Hoa trên địa bàn TP HCM" chưa rõ lắm phải không ạ? Nó có thể là khả năng sử dụng tiếng Việt, tiếng phổ thông, tiếng địa phương.... Nên theo em thì nên viết lại tên đề tài là "Khả năng sử dụng ngôn ngữ địa phương của dân tộc Hoa trên địa bàn TP HCM" ạ. Mong chị sớm trả lời để em hiểu rõ và biết nhận xét của mình có phù hợp hay không ạ.
RANDOM_AVATAR
Lý Ngọc Bảo Trân
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 3 28/02/17 22:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

SƠ NÉT VỀ SỰ CHUYỂN ĐỔI TRONG NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CHĂ

Gửi bàigửi bởi Hồng Ngữ » Thứ 3 19/11/19 11:56

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong Văn hóa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Tăng Hồng Ngữ
MSHV: 176031060103
Lớp: Cao học Châu Á học K17 (đợt 1) – học lần 2

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI
Tên đề tài: SƠ NÉT VỀ SỰ CHUYỂN ĐỔI TRONG NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CHĂM ISLAM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
1.Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
- Cụm từ trung tâm: Nghi lễ vòng đời
- Cụm từ định tố: của người Chăm hiện nay từ góc nhìn VHH

2 Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: sự chuyển đổi trong nghi lễ vòng đời
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Thành phố Hồ Chí Minh
+ Phạm vi thời gian: chủ yếu trong giai đoạn hiện tại
+ Giới hạn bình diện: Văn hóa học
3.Lập sơ đồ phân tích
Hình ảnh
4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Nghi lễ vòng đời (người Chăm Islam )- tục sinh con và làm lễ trưởng thành ,tang chay (Trung Quốc – Việt Nam)
+ Tác động tích cực - tiêu cực của nghi lễ vòng đời đối với đời sống văn hóa của cộng đồng cũng như đối với chính sách dân tộc của Nhà nước
+ Điểm phù hợp - không phù hợp trong bối cảnh hiện tại về việc giữ gìn phong tục của người Chăm Islam

- Giả thuyết nghiên cứu:
Dân tộc thiểu số Chăm có khoảng 100.000 dân, xếp thứ 17 trong 54 thành phần tộc người nước ta. Bên cạnh một nền văn hóa phong phú đặc sắc như chúng ta đã biết, không thể không nói đến nghi lễ vòng đời của người Chăm, nhất là Chăm Isalm, đó là sự đúc kết từ tín ngưỡng từ nhiều thế hệ được người Chăm chăm chút và giữ gìn phát huy đến ngày nay ,hơn nữa ,trong số đó còn có những tín ngưỡng mang ý nghĩa về mặt khoa học.Nghiên cứu các phong tục này có thể giúp ích trong công tác vận động và thực thi các chính sách dân tộc của chính phủ cũng như ổn định đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc Chăm Islam

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2 : LẬP ĐỀ CƯƠNG
SƠ NÉT VỀ SỰ CHUYỂN ĐỔI TRONG NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CHĂM ISLAM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
1.Lý do chọn đề tài
Người Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, văn hóa Chăm được hình thành do kết quả của quá trình hoạt động nhằm thích ứng với các điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt của cư dân vùng chân núi và đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam. Đó cũng là kết quả của sự giao lưu tiếp biến với các cư dân trong vùng Nam Đông Dương cũng như vùng Đông Nam Á, thể hiện qua sự phát triển ngôn ngữ chữ viết, sự đan xen giữa văn hóa miền núi và văn hóa biển, giữa các tín ngưỡng dân gian với các tôn giáo Bàlamôn và Hồi giáo. Chúng được thể hiện qua những nét văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Chăm, vừa mang tính cách đồng nhất cho cả cộng đồng, vừa hàm chứa vài dị biệt do các vùng cư trú và các cộng đồng tôn giáo khác nhau.
Nghi lễ vòng đời chứa đựng mọi yếu tố của bản sắc văn hóa của một dân tộc : từ không gian (chiều rộng) đến thời gian (chiều dài) của văn hóa, từ văn hóa cá nhân đến văn hóa cộng đồng. Đặc biệt, nó chứa đựng đời sống tâm linh, tâm hồn tình cảm của một tộc người. Những nghi lễ vòng đời người như là những sợi dây vô hình xâu chuỗi, vừa gắn kết, vừa trói buộc các cá nhân với cộng đồng, giữa thế giới những người đang sống với nhau và với những người đã chết. Muốn hay không muốn, cuộc đời mỗi con người đều phải gắn kết với cộng đồng nào đó và phải trải qua những nghi lễ vòng đời người. Chính vì vậy, nghi lễ vòng đời người là một môi trường tốt nhất để bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi tộc người.Tìm hiểu về nghi lễ vòng đời người sẽ giúp chúng ta có cái nhìn cũng như cảm nhận sâu sắc hơn về những nét văn hóa của một dân tộc.Tuy nhiên ,trải qua nhiều diễn biến cùng với sự mài mòn của thời gian ,nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam cũng có những biến đổi theo diễn trình của lịch sử ,làm cách nào để những giá trị văn hóa tinh thần đó được giữ gìn và lưu truyền cho thế hệ sau là nhiệm vụ không chỉ của những nhà nghiên cứu mà còn là bổn phận và trách nhiệm của mỗi dân tộc.

2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở Tp HCM và sự chuyển đổi của nó trong bối cảnh hiện tại.Đây là điểm mấu chốt của đề tài.
- Qua đó, nhận diện được các khía cạnh như văn hóa cộng đồng,sự tác động vào đời sống văn hóa trong tình hình hiện tại cũng như sự ảnh hường và chi phối trong chính sách dân tộc của Nhà nước.

3.Lịch sử nghiên cứu
- Dân tộc thiểu số Chăm có khoảng 100.000 dân, xếp thứ 17 trong 54 thành phần tộc người nước ta; sống tập trung đông nhất ở 3 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và An Giang. Ngoài ra họ còn cư trú một phần ở các tỉnh từ Nam Trung Bộ đến Ðông và Tây Nam Bộ. Hiện nay người Chăm còn sống rải rác ở nhiều nước khác như Campuchia, Thái Lan, Malaysia… Những nét đặc sắc của văn hoá Chăm thể hiện từ tiếng nói, chữ viết, từ nghệ thuật và kỹ thuật tạo dáng của các ngôi tháp bằng đất, các pho tượng bằng đá, đến các sản phẩm vải thêu, dệt hoa văn, dệt thổ cẩm hoặc đồ gốm và các vật dụng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
-Bên cạnh một nền văn hóa phong phú đặc sắc như chúng ta đã biết, không thể không nói đến nghi lễ vòng đời của người Chăm, nhất là Chăm Isalm, đó là sự đúc kết từ tín ngưỡng từ nhiều thế hệ được người Chăm chăm chút và giữ gìn phát huy đến ngày nay ,hơn nữa ,trong số đó còn có những tín ngưỡng mang ý nghĩa về mặt khoa học. Đã có những công trình nghiên cứu về nghi lễ vòng đời của người Chăm Isalm như công trình của TS Phan Quốc Anh ,TS Ngô Văn Oanh, Phan Lạc Tuyên;Vài nhận định về tín ngưỡng dân gian Chàm ở Thuận Hải của Lý Kim Hoa;Đặc điểm gia đình, thân tộc và xã hội của đồng bào Chàm của Mahmod ;Nguồn gốc Ấn Độ và sự biến dạng của tục thờ Xiva ở người Chăm của Hoàng Sĩ Quý; Đám ma người Chăm Bàlamôn ở Thuận Hải của Sử Văn Ngọc.Tất cả những công trình trên đều góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu văn hóa Chăm cũng như góp phần bảo tồn những nét đặc sắc của văn hóa Chăm, đồng thời góp phần khẳng định những giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Chăm Islam có sự khác biệt so với những đặc trưng, giá trị văn hóa của người Chăm Bà la môn, Chăm Bà ni khu vực miền Trung.

4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: nghi lễ vòng đời của dân tộc Chăm Islam , thời gian tập trung vào giai đoạn hiện tại.
- Phạm vi nghiên cứu : Thành phố Hồ Chí Minh
* Nguồn tài liệu bao gồm tài liệu tham khảo bằng các ngôn ngữ: Anh,Việt,Trung

5.Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể:
+Phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu để phân loại, chọn lọc và sử dụng nguồn thông tin, tư liệu tham khảo phù hợp cho từng nội dung và trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài.
+Phương pháp nghiên cứu so sánh được sử dụng để đối chiếu về nghi lễ vòng đời giữa dân tộc Chăm Islam và các dân tộc khác.

6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
*Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của đề tài gợi mở hướng nghiên cứu có hệ thống về nghi lễ vòng đời từ góc nhìn văn hóa.
- Cung cấp lượng thông tin cần thiết về nghiên cứu các phong tục nghi lễ vòng đời của dân tộc Chăm Islam
- Bổ sung tư liệu hữu ích cho việc nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về các phong tục này, góp phần thực thi tuyên truyền cho các chính sách dân tộc của Đảng
*Ý nghĩa thực tiễn
- Đây là hướng nghiên cứu cần thiết và có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu các phong tục của người Chăm Islam
- Kết quả của đề tài là tài liệu trong công tác nghiên cứu, giảng dạy các chuyên đề về văn hóa,phong tục cho nhiều chuyên ngành khác .

7.Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài chia làm ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Những nét chính trong nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam
Chương 3: Sự chuyển đổi của các Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam trong giai đoạn hiện nay
NỘI DUNG DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI
Hình ảnh

BÀI TẬP SỐ 3 : LÀM DOCUMENT MAP & SƯU TẦM TÀI LIỆU
--------------------------------------------------------
A. DOCUMENT MAP

Hình ảnh

B. SƯU TẦM TÀI LIỆU / TƯ LIỆU THAM KHẢO

SÁCH :
1. Bước đầu tìm hiểu về nhà cửa của đồng bào Chăm (Cam Pini) vùng Phan Rang ,Thuận Hải , luận văn tốt nghiệp Đại học Tổng hợp - Hà Nội, 1979.
2. Người Chàm Hồi giáo ở miền Tây Nam, Nguyễn Văn Luận, 1975.
3. Văn hóa Chăm, Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp,1991.
4. Lễ hội của người Chăm, Văn Món, 2003.
5. Người Chăm - những nghiên cứu bước đầu, Nguyễn Mạnh Cường - Nguyễn Minh Ngọc.
6.Nghi lễ vòng đời người, Lê Trung Vũ, Nguyễn Hồng Dương, Lê Hồng Lý, Lưu Kiếm Khanh.
7. Vương quốc Chămpa, Maspéro. G. L. Pari, bản dịch của Đào Từ Khải.
8.Tín ngưỡng dân gian của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận, Vương Hoàng Trù, 2003.
TÀI LIỆU MẠNG :
1.http://phatgiaoquangnam.com/su-can-thie ... -phat-giao 2.https://www.budsas.org/uni/u-luat-daipham/dp-02.htm
3. https://www.budsas.org/uni/u-luat-daipham/dp-02.htm
4.http://phatgiao.org.vn/thong-bao/201803 ... e-Phat-dan
5.https://giacngo.vn/vanhoa/2010/10/21/5AF653
6. http://www.daophatngaynay.com/vn/mobile ... chieu.html
7. https://quangduc.com/a26897/nghi-tien-giac-linh




BÀI TẬP THỰC HÀNH 4 : XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA
Định nghĩa Nghi lễ
Theo Wikipedia tiếng Việt : Nghi lễ là bộ quy tắc ứng xử mô tả kỳ vọng về ứng xử xã hội theo thông lệ đương thời trong một xã hội, tầng lớp hoặc nhóm xã hội hoặc nhóm.
Theo nhà nghiên cứu Phan Quốc Anh : Nghi lễ vòng đời người là một môi trường khá bền vững trong việc bảo lưu vốn văn hóa truyền thống
Theo Thích Viên Giác : Nghi lễ là sự giao tiếp giữa các tu sĩ với Thượng đế, Thần linh, điều mà mọi người bình thường không với tới được.
Nghi: là dáng, mẫu, nghi thức, nghi lễ, khuôn phép… Lễ: là lễ giáo, lễ bái, cúng tế, tôn thờ, cung kính…Nghi lễ như vậy có ý nghĩa rất rộng, bao trùm hành vi, thái độ, tín ngưỡng, văn hóa, ngôn ngữ, phong cách của con người và xã hội. Trong nghĩa hẹp thì nghi lễ là nghi thức hành lễ tụng niệm mang tính tín ngưỡng thờ phụng của một tôn giáo.
Theo Thích Hạnh Chơn : Khái niệm nghi lễ được giải thích bằng nhiều từ ngữ khác nhau tùy theo lĩnh vực đề cập1 nhưng tựu trung là nói về các quy tắc ứng xử, các nghi thức và hướng dẫn cách thực hành lễ hội trong xã hội nói chung và trong tôn giáo nói riêng.
Tổng hợp các ý trên ,kết luận như sau : Nghi lễ là những quy tắc ứng xử , bao trùm hành vi, thái độ, tín ngưỡng, văn hóa, ngôn ngữ, phong cách của con người và xã hội.

BÀI TẬP THỰC HÀNH 5 : LẬP BẢNG SO SÁNH
Hình ảnh
BÀI TẬP THỰC HÀNH 6 : LẬP MÔ HÌNH
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Hồng Ngữ
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 7 13/10/18 14:50
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Bài tập 1 +2 Phân tích và lập đề cương

Gửi bàigửi bởi Doan Thi Kieu Loan » Chủ nhật 01/12/19 22:23

Chào Ngữ!

Mình thấy tên chương 3 của bạn hình như trùng với tên đề tài.
Và mình thấy bạn chưa thống nhất ở các điểm sau:
- Trong phần phân tích đề tài, bạn ghi đối tượng nghiên cứu"sự chuyển đổi trong nghi lễ vòng đời".
- Trong sơ đồ phân tích cấu trúc, cấp độ zero của bạn là "nghi lễ vòng đời của dân tộc Chăm".
- Trong nội dung của đề cương chi tiết, bạn lại ghi đối tượng nghiên cứu"nghi lễ vòng đời của dân tộc Chăm Islam".

Chúc bạn làm bài tốt nhé!
Kiều Loan
RANDOM_AVATAR
Doan Thi Kieu Loan
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 4 25/09/19 12:25
Cảm ơn: 31 lần
Được cám ơn: 24 lần

Re: Bài tập 1 +2 Phân tích và lập đề cương

Gửi bàigửi bởi Ng.Đoàn Quang Anh » Thứ 4 04/12/19 20:04

Chào Chị Ngữ
Đây là thiển ý của em hy vọng sẽ giúp ích cho đề tài của Chị ạ.
Chương 3 của Chị trùng với tên đề tài rồi ạ.
Ở phần triển khai đề cương em thấy Chị chỉ nêu tên chương thôi chứ chưa triển khai vào nội dung từng mục của trên. Chị nên triển khai ra thành đề cương chi tiết để mọi người dễ hình dung đề tài Chị muốn làm hơn ạ.

Chúc Chị hoàn thành đề cương của mình tốt ạ.
RANDOM_AVATAR
Ng.Đoàn Quang Anh
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 2 30/09/19 22:57
Cảm ơn: 31 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: SƠ NÉT VỀ SỰ CHUYỂN ĐỔI TRONG NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI

Gửi bàigửi bởi Loan.ntbl » Thứ 4 04/12/19 20:57

Hồng Ngữ đã viết:Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong Văn hóa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Tăng Hồng Ngữ
MSHV: 176031060103
Lớp: Cao học Châu Á học K17 (đợt 1) – học lần 2

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI
Tên đề tài: SƠ NÉT VỀ SỰ CHUYỂN ĐỔI TRONG NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CHĂM ISLAM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
1.Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
- Cụm từ trung tâm: Nghi lễ vòng đời
- Cụm từ định tố: của người Chăm hiện nay từ góc nhìn VHH

2 Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: sự chuyển đổi trong nghi lễ vòng đời
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Thành phố Hồ Chí Minh
+ Phạm vi thời gian: chủ yếu trong giai đoạn hiện tại
+ Giới hạn bình diện: Văn hóa học
3.Lập sơ đồ phân tích
Hình ảnh
4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Nghi lễ vòng đời (người Chăm Islam )- tục sinh con và làm lễ trưởng thành ,tang chay (Trung Quốc – Việt Nam)
+ Tác động tích cực - tiêu cực của nghi lễ vòng đời đối với đời sống văn hóa của cộng đồng cũng như đối với chính sách dân tộc của Nhà nước
+ Điểm phù hợp - không phù hợp trong bối cảnh hiện tại về việc giữ gìn phong tục của người Chăm Islam

- Giả thuyết nghiên cứu:
Dân tộc thiểu số Chăm có khoảng 100.000 dân, xếp thứ 17 trong 54 thành phần tộc người nước ta. Bên cạnh một nền văn hóa phong phú đặc sắc như chúng ta đã biết, không thể không nói đến nghi lễ vòng đời của người Chăm, nhất là Chăm Isalm, đó là sự đúc kết từ tín ngưỡng từ nhiều thế hệ được người Chăm chăm chút và giữ gìn phát huy đến ngày nay ,hơn nữa ,trong số đó còn có những tín ngưỡng mang ý nghĩa về mặt khoa học.Nghiên cứu các phong tục này có thể giúp ích trong công tác vận động và thực thi các chính sách dân tộc của chính phủ cũng như ổn định đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc Chăm Islam

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2 : LẬP ĐỀ CƯƠNG
SƠ NÉT VỀ SỰ CHUYỂN ĐỔI TRONG NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CHĂM ISLAM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
1.Lý do chọn đề tài
Người Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, văn hóa Chăm được hình thành do kết quả của quá trình hoạt động nhằm thích ứng với các điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt của cư dân vùng chân núi và đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam. Đó cũng là kết quả của sự giao lưu tiếp biến với các cư dân trong vùng Nam Đông Dương cũng như vùng Đông Nam Á, thể hiện qua sự phát triển ngôn ngữ chữ viết, sự đan xen giữa văn hóa miền núi và văn hóa biển, giữa các tín ngưỡng dân gian với các tôn giáo Bàlamôn và Hồi giáo. Chúng được thể hiện qua những nét văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Chăm, vừa mang tính cách đồng nhất cho cả cộng đồng, vừa hàm chứa vài dị biệt do các vùng cư trú và các cộng đồng tôn giáo khác nhau.
Nghi lễ vòng đời chứa đựng mọi yếu tố của bản sắc văn hóa của một dân tộc : từ không gian (chiều rộng) đến thời gian (chiều dài) của văn hóa, từ văn hóa cá nhân đến văn hóa cộng đồng. Đặc biệt, nó chứa đựng đời sống tâm linh, tâm hồn tình cảm của một tộc người. Những nghi lễ vòng đời người như là những sợi dây vô hình xâu chuỗi, vừa gắn kết, vừa trói buộc các cá nhân với cộng đồng, giữa thế giới những người đang sống với nhau và với những người đã chết. Muốn hay không muốn, cuộc đời mỗi con người đều phải gắn kết với cộng đồng nào đó và phải trải qua những nghi lễ vòng đời người. Chính vì vậy, nghi lễ vòng đời người là một môi trường tốt nhất để bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi tộc người.Tìm hiểu về nghi lễ vòng đời người sẽ giúp chúng ta có cái nhìn cũng như cảm nhận sâu sắc hơn về những nét văn hóa của một dân tộc.Tuy nhiên ,trải qua nhiều diễn biến cùng với sự mài mòn của thời gian ,nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam cũng có những biến đổi theo diễn trình của lịch sử ,làm cách nào để những giá trị văn hóa tinh thần đó được giữ gìn và lưu truyền cho thế hệ sau là nhiệm vụ không chỉ của những nhà nghiên cứu mà còn là bổn phận và trách nhiệm của mỗi dân tộc.

2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở Tp HCM và sự chuyển đổi của nó trong bối cảnh hiện tại.Đây là điểm mấu chốt của đề tài.
- Qua đó, nhận diện được các khía cạnh như văn hóa cộng đồng,sự tác động vào đời sống văn hóa trong tình hình hiện tại cũng như sự ảnh hường và chi phối trong chính sách dân tộc của Nhà nước.

3.Lịch sử nghiên cứu
- Dân tộc thiểu số Chăm có khoảng 100.000 dân, xếp thứ 17 trong 54 thành phần tộc người nước ta; sống tập trung đông nhất ở 3 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và An Giang. Ngoài ra họ còn cư trú một phần ở các tỉnh từ Nam Trung Bộ đến Ðông và Tây Nam Bộ. Hiện nay người Chăm còn sống rải rác ở nhiều nước khác như Campuchia, Thái Lan, Malaysia… Những nét đặc sắc của văn hoá Chăm thể hiện từ tiếng nói, chữ viết, từ nghệ thuật và kỹ thuật tạo dáng của các ngôi tháp bằng đất, các pho tượng bằng đá, đến các sản phẩm vải thêu, dệt hoa văn, dệt thổ cẩm hoặc đồ gốm và các vật dụng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
-Bên cạnh một nền văn hóa phong phú đặc sắc như chúng ta đã biết, không thể không nói đến nghi lễ vòng đời của người Chăm, nhất là Chăm Isalm, đó là sự đúc kết từ tín ngưỡng từ nhiều thế hệ được người Chăm chăm chút và giữ gìn phát huy đến ngày nay ,hơn nữa ,trong số đó còn có những tín ngưỡng mang ý nghĩa về mặt khoa học. Đã có những công trình nghiên cứu về nghi lễ vòng đời của người Chăm Isalm như công trình của TS Phan Quốc Anh ,TS Ngô Văn Oanh, Phan Lạc Tuyên;Vài nhận định về tín ngưỡng dân gian Chàm ở Thuận Hải của Lý Kim Hoa;Đặc điểm gia đình, thân tộc và xã hội của đồng bào Chàm của Mahmod ;Nguồn gốc Ấn Độ và sự biến dạng của tục thờ Xiva ở người Chăm của Hoàng Sĩ Quý; Đám ma người Chăm Bàlamôn ở Thuận Hải của Sử Văn Ngọc.Tất cả những công trình trên đều góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu văn hóa Chăm cũng như góp phần bảo tồn những nét đặc sắc của văn hóa Chăm, đồng thời góp phần khẳng định những giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Chăm Islam có sự khác biệt so với những đặc trưng, giá trị văn hóa của người Chăm Bà la môn, Chăm Bà ni khu vực miền Trung.

4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: nghi lễ vòng đời của dân tộc Chăm Islam , thời gian tập trung vào giai đoạn hiện tại.
- Phạm vi nghiên cứu : Thành phố Hồ Chí Minh
* Nguồn tài liệu bao gồm tài liệu tham khảo bằng các ngôn ngữ: Anh,Việt,Trung

5.Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể:
+Phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu để phân loại, chọn lọc và sử dụng nguồn thông tin, tư liệu tham khảo phù hợp cho từng nội dung và trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài.
+Phương pháp nghiên cứu so sánh được sử dụng để đối chiếu về nghi lễ vòng đời giữa dân tộc Chăm Islam và các dân tộc khác.

6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
*Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của đề tài gợi mở hướng nghiên cứu có hệ thống về nghi lễ vòng đời từ góc nhìn văn hóa.
- Cung cấp lượng thông tin cần thiết về nghiên cứu các phong tục nghi lễ vòng đời của dân tộc Chăm Islam
- Bổ sung tư liệu hữu ích cho việc nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về các phong tục này, góp phần thực thi tuyên truyền cho các chính sách dân tộc của Đảng
*Ý nghĩa thực tiễn
- Đây là hướng nghiên cứu cần thiết và có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu các phong tục của người Chăm Islam
- Kết quả của đề tài là tài liệu trong công tác nghiên cứu, giảng dạy các chuyên đề về văn hóa,phong tục cho nhiều chuyên ngành khác .

7.Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài chia làm ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Những nét chính trong nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam
Chương 3: Sự chuyển đổi của các Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam trong giai đoạn hiện nay
NỘI DUNG DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI
Hình ảnh

BÀI TẬP SỐ 3 : LÀM DOCUMENT MAP & SƯU TẦM TÀI LIỆU
--------------------------------------------------------
A. DOCUMENT MAP

Hình ảnh

B. SƯU TẦM TÀI LIỆU / TƯ LIỆU THAM KHẢO

SÁCH :
1. Bước đầu tìm hiểu về nhà cửa của đồng bào Chăm (Cam Pini) vùng Phan Rang ,Thuận Hải , luận văn tốt nghiệp Đại học Tổng hợp - Hà Nội, 1979.
2. Người Chàm Hồi giáo ở miền Tây Nam, Nguyễn Văn Luận, 1975.
3. Văn hóa Chăm, Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp,1991.
4. Lễ hội của người Chăm, Văn Món, 2003.
5. Người Chăm - những nghiên cứu bước đầu, Nguyễn Mạnh Cường - Nguyễn Minh Ngọc.
6.Nghi lễ vòng đời người, Lê Trung Vũ, Nguyễn Hồng Dương, Lê Hồng Lý, Lưu Kiếm Khanh.
7. Vương quốc Chămpa, Maspéro. G. L. Pari, bản dịch của Đào Từ Khải.
8.Tín ngưỡng dân gian của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận, Vương Hoàng Trù, 2003.
TÀI LIỆU MẠNG :
1.http://phatgiaoquangnam.com/su-can-thie ... -phat-giao 2.https://www.budsas.org/uni/u-luat-daipham/dp-02.htm
3. https://www.budsas.org/uni/u-luat-daipham/dp-02.htm
4.http://phatgiao.org.vn/thong-bao/201803 ... e-Phat-dan
5.https://giacngo.vn/vanhoa/2010/10/21/5AF653
6. http://www.daophatngaynay.com/vn/mobile ... chieu.html
7. https://quangduc.com/a26897/nghi-tien-giac-linh




BÀI TẬP THỰC HÀNH 4 : XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA
Định nghĩa Nghi lễ
Theo Wikipedia tiếng Việt : Nghi lễ là bộ quy tắc ứng xử mô tả kỳ vọng về ứng xử xã hội theo thông lệ đương thời trong một xã hội, tầng lớp hoặc nhóm xã hội hoặc nhóm.
Theo nhà nghiên cứu Phan Quốc Anh : Nghi lễ vòng đời người là một môi trường khá bền vững trong việc bảo lưu vốn văn hóa truyền thống
Theo Thích Viên Giác : Nghi lễ là sự giao tiếp giữa các tu sĩ với Thượng đế, Thần linh, điều mà mọi người bình thường không với tới được.
Nghi: là dáng, mẫu, nghi thức, nghi lễ, khuôn phép… Lễ: là lễ giáo, lễ bái, cúng tế, tôn thờ, cung kính…Nghi lễ như vậy có ý nghĩa rất rộng, bao trùm hành vi, thái độ, tín ngưỡng, văn hóa, ngôn ngữ, phong cách của con người và xã hội. Trong nghĩa hẹp thì nghi lễ là nghi thức hành lễ tụng niệm mang tính tín ngưỡng thờ phụng của một tôn giáo.
Theo Thích Hạnh Chơn : Khái niệm nghi lễ được giải thích bằng nhiều từ ngữ khác nhau tùy theo lĩnh vực đề cập1 nhưng tựu trung là nói về các quy tắc ứng xử, các nghi thức và hướng dẫn cách thực hành lễ hội trong xã hội nói chung và trong tôn giáo nói riêng.
Tổng hợp các ý trên ,kết luận như sau : Nghi lễ là những quy tắc ứng xử , bao trùm hành vi, thái độ, tín ngưỡng, văn hóa, ngôn ngữ, phong cách của con người và xã hội.

BÀI TẬP THỰC HÀNH 5 : LẬP BẢNG SO SÁNH
Hình ảnh
BÀI TẬP THỰC HÀNH 6 : LẬP MÔ HÌNH
Hình ảnh


Chào chị,
Em xin góp ý về bài tập của Chị.
Em nghĩ đối tượng nghiên cứu ở đây là "sự chuyển đổi" thôi. Và thêm nữa là sự chuyển đổi trong nghi lễ vòng đời không phải là cấp độ Zero. Về mặt thời gian em nghĩ chị cũng nên có giới hạn rõ ràng hơn.
Về phần trích dẫn tài liệu trong bài tập 3, trình tự trích dẫn chưa đúng ạ.

Cám ơn Chị ^^
NGUYỄN THỊ BÉ LOAN
RANDOM_AVATAR
Loan.ntbl
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/19 20:04
Cảm ơn: 24 lần
Được cám ơn: 18 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến173 khách

cron