HÌNH TƯỢNG CHIM LẠC TRONG VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

HÌNH TƯỢNG CHIM LẠC TRONG VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Trường Sang » Thứ 2 25/03/19 1:19

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Nguyễn Trường Sang
MSHV: 186031064011
Lớp: Cao học Văn hóa học K19 (đợt 1)

Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài
Đề tài: HÌNH TƯỢNG CHIM LẠC TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[Hình tượng chim Lạc] [<trong văn hóa truyền thống> <ở Việt Nam>]
Cụm từ trung tâm: Hình tượng chim Lạc
Cụm từ định tố: trong văn hóa truyền thống ở Việt Nam

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hình tượng chim Lạc
Chủ thể: người Việt cổ
Không gian: Việt Nam
Thời gian: thời kỳ hình thành văn hóa truyền thống ở Việt Nam

3. Sơ đồ:
Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu:
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Hình tượng chim Lạc và hình tượng Rồng
+ Văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại
+ Tộc Lạc Việt - Bách Việt và tộc Hoa Hạ
+ Việt Nam và Trung Quốc
-> Giả thuyết nghiên cứu: mỗi nhóm tộc người Bách Việt có một hình tượng văn hóa riêng. Rắn, cá sấu, chim... đều là biểu tượng của một hay nhiều nhóm Bách Việt. Ở Lạc Việt thì ngoài hình tượng Rồng ra thì còn có hình tượng chim Lạc, chúng mang dấu ấn vùng sông nước phương Nam (đồng bằng sông Hồng) cùng tư duy nhị phân lưỡng cực.
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Trường Sang
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 6 22/02/19 11:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HÌNH TƯỢNG CHIM LẠC TRONG VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NA

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Trường Sang » Thứ 6 05/04/19 10:44

3. Sơ đồ mới sau khi chỉnh sửa:
Hình ảnh
4. Xác định trọng tâm nghiên cứu:
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Hình tượng chim Lạc (chim nước) và hình tượng chim đại bàng (chim cạn)
+ Văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại
+ Dân tộc Việt và các dân tộc phương Tây
+ Việt Nam và phương Tây
-> Giả thuyết nghiên cứu: Đối với các dân tộc khác trên thế giới, hình tượng loài chim thường được gắn với hình ảnh của Mặt trời. Hình tượng chim Lạc ở Việt Nam gắn bó mật thiết với nền văn minh nông nghiệp lúa nước và cũng liên quan đến tín ngưỡng thờ Mặt trời của dân cư Lạc Việt cổ.
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Trường Sang
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 6 22/02/19 11:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HÌNH TƯỢNG CHIM LẠC TRONG VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NA

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Trường Sang » Thứ 7 06/04/19 0:32

BT 2: XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG
Mục lục
Dẫn nhập
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: hình tượng chim Lạc
-Phạm vi:
- Chủ thể: người Việt cổ
- Không gian: Việt Nam
- Thời gian: thời kỳ hình thành văn hóa truyền thống ở Việt Nam
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu & nguồn tư liệu
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp phân tích diễn ngôn
- Phương pháp khảo cứu văn hiến
7. Bố cục của luận văn

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm Biểu tượng
1.1.1.2 Khái niệm Linh vật
1.1.1.3 Khái niệm Văn hóa truyền thống
1.1.2 Lý thuyết nghiên cứu biểu tượng
1.1.2.1 Giải cấu trúc luận - phân tích diễn ngôn
1.1.2.2 Biểu tượng dân tộc luận
1.2Cơ sở thực tiễn
1.2.1Không gian văn hóa truyền thống Việt Nam
1.2.2Thời gian văn hóa truyền thống Việt Nam
1.2.3 Chủ thể văn hóa truyền thống Việt Nam
1.2.4 Đặc điểm văn hóa truyền thống Việt Nam
Tiểu kết chương 1

Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển hình tượng chim Lạc trong văn hóa truyền thống Việt Nam
2.1 Khái quát về chim Lạc
- Nguyên mẫu là loài chim nước (cò, hạc, sếu, vạc v.v…)
- Được đặt tên lần đầu tiên bởi GS. Đào Duy Anh
- “Lạc”: lúa, nước, Lạc Việt
- Là hình tượng chim phổ biến nhất được tìm thấy trên các trống đồng
2.2 Quá trình hình thành hình tượng chim Lạc
- Thời kỳ văn hóa Đông Sơn
- Các đặc điểm của chim Lạc (khảo sát các hình tượng trên trống đồng): mỏ, bờm, cánh, thân, đuôi, chân
- Biểu tượng của thời kỳ Hùng Vương
2.3 Quá trình phát triển hình tượng chim Lạc
- Thời kỳ Bắc thuộc
- Thời kỳ hình thành văn hóa truyền thống
2.4 Chim Lạc và vấn đề totem
Tiểu kết chương 2

Chương 3: Ảnh hưởng và ý nghĩa của hình tượng chim Lạc trong văn hóa truyền thống Việt Nam
3.1 Ảnh hưởng của chim Lạc trong văn hóa truyền thống Việt Nam
3.1.1 Chim Lạc trong ngôn ngữ, văn học
- Thần thoại
- Huyền thoại lập quốc (Lạc Long Quân - Âu Cơ)
(áp dụng phân tích diễn ngôn)
3.1.2 Chim Lạc trong tôn giáo - tín ngưỡng
- Tín ngưỡng sùng bái động vật
- Tín ngưỡng vật tổ (?)
- Tín ngưỡng thờ Mặt trời (?)
3.1.3 Chim Lạc trong nghệ thuật
- Hội họa - Điêu khắc (trống đồng) - Kiến trúc
3.1.4 Chim Lạc trong văn hóa vật chất
- Trang phục
3.2 Ý nghĩa của chim Lạc trong văn hóa truyền thống Việt Nam
3.2.1 Biểu tượng của Mặt trời nữ
- Chim là vật biểu phương Nam, xứ nóng, liên quan đến lửa; cùng với chim Lạc, Mặt trời là một hình tượng phổ quát trên các trống đồng
- Âu Cơ
- Mang tính Dương so với hình tượng rồng - cá sấu - rắn (Âm)
3.2.2 Biểu tượng của bản sắc văn hóa Việt Nam
- Biểu tượng của thời kỳ Hùng Vương
- Biểu tượng của nguồn gốc dân tộc Việt
(áp dụng Biểu tượng dân tộc luận)
3.3 Hình tượng chim Lạc trong so sánh với một số linh vật chim khác
3.3.1 So sánh với chim thần Garuda (đại diện cho Đông Nam Á)
3.3.2 So sánh với chim Phượng Hoàng (đại diện cho Đông Bắc Á)
3.3.3 So sánh với chim đại bàng Aquila (đại diện cho phương Tây)
Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Trường Sang
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 6 22/02/19 11:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HÌNH TƯỢNG CHIM LẠC TRONG VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NA

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Trường Sang » Thứ 3 09/04/19 22:10

Bài tập 3: Sử dụng Document map để sắp xếp Tài liệu một cách hệ thống:
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Trường Sang
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 6 22/02/19 11:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HÌNH TƯỢNG CHIM LẠC TRONG VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NA

Gửi bàigửi bởi Dieu Dieu » Thứ 4 10/04/19 8:06

cảm ơn em. Anh đã làm thử nhưng được.
RANDOM_AVATAR
Dieu Dieu
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 6 29/03/19 0:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HÌNH TƯỢNG CHIM LẠC TRONG VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NA

Gửi bàigửi bởi Dieu Dieu » Thứ 4 10/04/19 8:07

cảm ơn em. Anh đã làm nhưng chưa được.
RANDOM_AVATAR
Dieu Dieu
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 6 29/03/19 0:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HÌNH TƯỢNG CHIM LẠC TRONG VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NA

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Trường Sang » Chủ nhật 14/04/19 1:02

BT 4: Xây đựng định nghĩa "biểu tượng"
- Tiếng Anh: symbol
+ Theo bách khoa toàn thư Britannica: Biểu tượng (symbol) là một thành tố giao tiếp nhằm đại diện cho một phức thể người, đồ vật, nhóm hay ý tưởng. 
+ Carl G. Liungman trong công trình "Dictionary of Symbol": Bất kỳ vật gì đều có thể được gọi là biểu tượng khi một nhóm người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa của chính nó.
+ Theo Từ điển Merriam - Webster:
1.một cái gì đó đại diện hoặc gợi ý đến một cái gì đó khác bằng mối quan hệ, liên kết, quy ước hoặc sự tương đồng ngẫu nhiên
2.một vật hoặc hành động đại diện cái gì đó trong vô thức đã bị kìm nén
3.một hành động, âm thanh, hoặc vật có ý nghĩa văn hoá và khả năng kích thích hoặc thể hiện khách quan một

- Tiếng Việt: biểu tượng
+ Viện Từ điển học & Bách khoa thư VN: hình ảnh của sự vật lưu lại trong óc khi sự vật không còn tác động đến các giác quan nữa; hình thức cao nhất của sự phản ánh trực quan - cảm tính xuất hiện trên cơ sở tri giác. 
+ "Từ điển tiếng Việt" do Hoàng Phê chủ biên: 1. Hình ảnh tượng trưng 2. Hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt
+ Đinh Hồng Hải trong công trình "Nghiên cứu biểu tượng, một số hướng tiếp cận lý thuyết": biểu tượng là những hình ảnh tượng trưng do con người tạo ra, tồn tại trong đời sống của con người và có tác động đến đời sống văn hoá của con người
+ Trần Ngọc Thêm trong công trình “Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng”: “phức thể của hình ảnh được trưng ra (cái biểu hiện) cùng mối quan hệ của nó với khái niệm, tư tưởng mà nó thay thế (cái được biểu hiện).”
Đa số các định nghĩa về "biểu tượng" đều thể hiện sự đa nghĩa của nó, là một cái gì đó đại diện hoặc biểu đạ cho một cái gì đó khác. Các lý thuyết nghiên cứu về ký hiệu học văn hóa và biểu tượng văn hóa bắt nguồn từ môn ngôn ngữ học cấu trúc và Ferdinand de Saussure là người đầu tiên đã đưa ra cấu trúc 2 phần của biểu tượng gồm cái biểu đạt (CBĐ) và cái được biểu đạt (CĐBĐ). Vì vậy có thể thấy, định nghĩa của tác giả Trần Ngọc Thêm là phù hợp nhất với lý thuyết này.
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Trường Sang
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 6 22/02/19 11:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HÌNH TƯỢNG CHIM LẠC TRONG VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NA

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Trường Sang » Thứ 2 15/04/19 0:18

BT 5: lập bảng so sánh
Hình ảnh
Những tương đồng cho thấy quá trình hình thành của 2 biểu tượng đại bàng Aquila ở phương Tây và chim Lạc ở Việt Nam là giống nhau: Đều bắt nguồn từ quá trình con người nhận thức về các loài chim trong tự nhiên là loài vật gắn liền với thế giới tầng trên -> biểu tượng đại diện cho các vị thần tối cao, mang tính Dương -> chủ thể văn hóa thời cổ đại phản ánh hình ảnh của chúng trên các cổ vật -> các dân tộc sau này kế thừa những cổ vật này và tự nhận thức mình là hậu duệ kế thừa một nền văn minh cổ xưa -> hình tượng chim trở thành biểu tượng đại diện cho quốc gia - dân tộc.
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Trường Sang
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 6 22/02/19 11:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HÌNH TƯỢNG CHIM LẠC TRONG VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NA

Gửi bàigửi bởi phucchau.bc » Thứ 2 15/04/19 10:20

Em nghĩ anh Sang nên tìm định nghĩa gần hơn với đối tượng mình nghiên cứu. Vd: định nghĩa chim lạc hoặc định nghiaz về linh vật chim.
Định nghĩa biểu tượng này rộng quá
RANDOM_AVATAR
phucchau.bc
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 6 01/03/19 19:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: HÌNH TƯỢNG CHIM LẠC TRONG VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NA

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Trường Sang » Thứ 3 23/04/19 15:27

BT 6: Lập mô hình phân loại
Hình tượng chim Lạc trên trống đồng Đông Sơn có mỏ dài, cổ dài, cánh duỗi thẳng, chân dài. Từ trước đến nay khi nhận định về hình tượng chim Lạc, các nhà nghiên cứu cho rằng:
- Đào Duy Anh: chim Lạc vật tổ
- Trần Ngọc Thêm: chim nước, sếu lớn
- Trần Quốc Vượng: cò, vạc, nông
- Lê Văn Lan: chim cò
- Nguyễn Xuân Đài: Con cò, chim nước
- Trần Gia Phụng: con cò
- Nguyễn Xuân Quang: con cò
- Đinh Hồng Hải: sếu
- Nguyễn Ngọc Thơ: chim Lạc vật tổ
Như vậy có thể thấy, đa số các tác giả đều đồng tình rằng hình ảnh chim Lạc là hình ảnh của một loài chim nước, gắn bó với đồng ruộng lúa nước của người Việt, trong số đó được nhiều "phiếu bầu" nhất là con chim cò, sau đó là chim sếu, chim vạc, chim bồ nông. Vậy thì những loài chim này trên thực tế được phân loại sinh học như thế nào? Có thể thấy qua mô hình sau đây:
Hình ảnh
Như vậy, nhiệm vụ cần làm của nghiên cứu này, là đi tìm hình ảnh, hình tượng của những loài chim nước như cò, sếu, vạc, diệc, bồ nông trong nền văn hóa truyền thống của Việt Nam như văn học, thơ ca, hội họa, điêu khắc v.v... mà hình tượng chim Lạc trên trống đồng Đông Sơn chỉ là một trong nhiều cách thể hiện loài chim nước, để làm bật lên vai trò và sự ảnh hưởng sâu sắc của loài vật này đối với nền văn hóa Việt. Vì vậy mà rất có thể tên đề tài này sẽ được đổi lại thành "Hình tượng chim nước trong đời sống tinh thần của người Việt".
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Trường Sang
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 6 22/02/19 11:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến102 khách

cron