VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI BIỂN CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN BÌNH ĐỊNH

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI BIỂN CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN BÌNH ĐỊNH

Gửi bàigửi bởi nguyenvanhoaihai » Thứ 4 27/03/19 9:26

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Nguyễn Thị Vân
MSHV: ĐỀ TÀI: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI BIỂN CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN BÌNH ĐỊNH
Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp
Văn hóa ứng xử với biển <của cư dân ven biển> <Bình Định>
Cụm từ trung tâm: Văn hóa ứng xử với biển
Cụm từ định tố: của cư dân ven biển Bình Định
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa ứng xử với biển
Chủ thể: Người Việt
Không gian: Bình Định
Thời gian: toàn thời gian
3. Sơ đồ

Hình ảnh
4. Xác định các cặp cặp đối lập và vấn đề trọng tâm nghiên cứu
+ truyền thống – hiện đại
+ tri thức dân gian – tri thức khoa học
+ thích ứng – không thích ứng → vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
→ Giả thuyết nghiên cứu: Sống cận biển cư dân ven biển Bình Định luôn thích ứng với biển để tồn tại.
RANDOM_AVATAR
nguyenvanhoaihai
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 6 15/03/19 13:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI BIỂN CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN BÌNH ĐỊNH

Gửi bàigửi bởi nguyenvanhoaihai » Thứ 4 03/04/19 22:49

Bài tập 2: Lập đề cương

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Bố cục luận văn
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
(Văn hóa, văn hóa ứng xử, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với biển)
1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Không gian văn hóa
1.2.2. Thời gian văn hóa
1.2.3. Chủ thể văn hóa
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG II: VĂN HÓA TẬN DỤNG VÀ ĐỐI PHÓ VỚI BIỂN CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN BÌNH ĐỊNH
2.1. Tận dụng và đối phó với biển trong đời sống
2.2. Tận dụng và đối phó với biển trong sản xuất
2.2.1. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
2.2.2. Nghề tiểu thủ công nghiệp
2.3. Tận dụng và đối phó với biển trong hoạt động du lịch
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG III: VĂN HÓA LƯU LUYẾN VÀ SÙNG BÁI BIỂN CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN BÌNH ĐỊNH
3.1. Văn hóa lưu luyến biển
3.1.1. Lưu luyến biển trong nghệ thuật diễn xướng
3.1.2. Lưu luyến biển trong nghệ thuật ngôn từ
3.1.3. Lưu luyến biển trong vui chơi – giải trí
3.2. Văn hóa sùng bái biển
3.2.1. Tín ngưỡng sùng bái nhân thần
3.2.1. Tín ngưỡng sùng bái vật linh
3.2.3. Trong phong tục
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
nguyenvanhoaihai
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 6 15/03/19 13:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI BIỂN CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN BÌNH ĐỊNH

Gửi bàigửi bởi 186031064014 » Thứ 5 04/04/19 18:32

Chào chị. Đề tài này thầy và cả lớp đã cùng góp ý trên lớp nên em không bàn gì thêm. Tuy nhiên ở đề cương, hình như mình thiếu một nội dung khá quan trọng là Văn hóa nhận thức biển của cư dân ven biển Bình Định. Đó là ý kiến riêng của em. Chị thấy sao ạ?
RANDOM_AVATAR
186031064014
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 12/03/19 11:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI BIỂN CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN BÌNH ĐỊNH

Gửi bàigửi bởi nguyenvanhoaihai » Thứ 2 08/04/19 5:01

Cảm ơn bạn vì đã góp ý cho đề tài.
Mình không đưa mục văn hóa nhận thức vào trong đề cương với lý do để ứng xử với biển thì phải nhận thức về biển.
Do vậy, ở chương hai mình không đề cập đến nhưng để có thể tận dụng và đối phó với biển thì cư dân ven biển phải nhận thức về nó
để có thể vừa tận dụng vừa đối phó.
RANDOM_AVATAR
nguyenvanhoaihai
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 6 15/03/19 13:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI BIỂN CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN BÌNH ĐỊNH

Gửi bàigửi bởi nguyenvanhoaihai » Thứ 3 09/04/19 8:07

Bài tập 3: Sưu tầm tài liệu

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
nguyenvanhoaihai
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 6 15/03/19 13:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI BIỂN CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN BÌNH ĐỊNH

Gửi bàigửi bởi nguyenvanhoaihai » Thứ 5 11/04/19 4:57

Bài tập 4: Xây dựng định nghĩa

1. Tìm và phân loại định nghĩa
Định nghĩa 1: Văn hóa biển được hiểu như là hệ thống các tri thức của con người về môi trường biển, các giá trị rút ra những hoạt động sống của con người trong môi trường ấy, cùng với nó là những cảm thụ, hành vi ứng xử, những nghi lễ, tập tập thói quen của con người tương thích với môi trường biển.
(Ngô Đức Thịnh. (2014). Văn hóa biển cận duyên (từ tiếp cận nhân học văn hóa). Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (60), trang 34-41).
Định nghĩa 2: Văn hóa biển là hệ thống các giá trị do con người sáng tạo ra và tích lũy được trong quá trình tồn tại lấy biển làm nguồn sống chính.
(Trần Ngọc Thêm. (2014). Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng. Tp. Hồ Chí Minh: Văn hóa – Văn nghệ (tr.129).

2. Phân tích từng định nghĩa
a) Định nghĩa của tác giả Ngô Đức Thịnh:
→ Định nghĩa miêu tả: văn hóa biển là hệ thống các tri thức/ các giá trị/ hành vi ứng xử, tập tục thói quen…
- Ưu điểm: nhận diện cụ thể và chính xác
- Nhược điểm: thiếu tính khái quát, dài dòng, lan man.
b) Định nghĩa của tác giả Trần Ngọc Thêm
→ Định nghĩa nêu đặc trưng
Theo tác giả, với định nghĩa này, văn hóa biển trước hết phải là văn hóa, thỏa mãn bốn đặc trưng nói chung của văn hóa là tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh, tính lịch sử. Ngoài bốn đặc trưng chung, có hai đặc trưng riêng làm nhiệm vụ khu biệt văn hóa biển với các dạng thức văn hóa khác: Thứ nhất, đặc trưng về không gian tồn tại “lấy biển làm nguồn sống”, thứ hai, định lượng về không gian tồn tại “nguồn sống chính”.
- Ưu điểm: ngắn gọn, có tính khái quát cao, chứa các dấu hiệu rõ ràng cho phép nhận diện đối tượng.
Do vậy, định nghĩa Văn hóa biển của tác giả Trần Ngọc Thêm đáp ứng các yêu cầu trong nghiên cứu đề tài.
RANDOM_AVATAR
nguyenvanhoaihai
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 6 15/03/19 13:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI BIỂN CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN BÌNH ĐỊNH

Gửi bàigửi bởi nguyenvanhoaihai » Thứ 3 07/05/19 8:23

Bài tập 1 (sửa)

Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp
Văn hóa ứng xử với biển <của cư dân ven biển> <Bình Định>
Cụm từ trung tâm: Văn hóa ứng xử với biển
Cụm từ định tố: của cư dân ven biển Bình Định
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa ứng xử với biển
Chủ thể: Người Việt
Không gian: Bình Định
Thời gian: toàn thời gian
3. Sơ đồ
Hình ảnh
4. Xác định các cặp đối lập và vấn đề trọng tâm nghiên cứu
+ Truyền thống – hiện đại
+ Tri thức dân gian – tri thức khoa học
+ Thích ứng – không thích ứng → Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
→ Giả thuyết nghiên cứu: Sống cận biển, cư dân ven biển luôn có những thích nghi, ứng phó với biển để tồn tại. Tuy nhiên, sự thích nghi, ứng phó với biển của cư dân ở đây chưa hiệu quả để khai thác những tiềm năng của biển.

Bài tập 5: Lập bảng so sánh

So sánh Văn hóa ứng xử với biển của cư dân ven biển Bình Định (Việt Nam) và phương Tây
Hình ảnh

Bài tập 6: Lập mô hình

Danh sách các thành tố văn hóa ứng xử với biển: văn hóa tận dụng biển, văn hóa đối phó với biển, văn hóa sùng bái biển và văn hóa lưu luyến biển.
Mối quan hệ giữa các thành tố: Trong tận dụng để khai thác biển thì có đối phó với biển và ngược lại. Và khi tận dụng, đối phó với biển con người thể hiện sự sùng bái và lưu luyến biển qua những hoạt động như: thờ cúng các vị thần linh, các trò chơi, giải trí… liên quan đến biển.
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
nguyenvanhoaihai
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 6 15/03/19 13:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến99 khách

cron