Bạn đang xem trang 1 / 2 trang

HÌNH TƯỢNG CHU TƯỚC TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 5 28/03/19 21:39
gửi bởi songha
Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Nguyễn Song Hà
MSHV: 186031064005
Lớp: Cao học Văn hóa học K19a (đợt 1)

Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài
Đề tài: HÌNH TƯỢNG CHU TƯỚC TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[Hình tượng chu tước] [<trong văn hóa truyền thống> <Trung Hoa>]
Cụm từ trung tâm: Hình tượng chu tước
Cụm từ định tố: trong văn hóa truyền thống Trung Hoa

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hình tượng chu tước
Chủ thể: người Trung Quốc
Không gian: Trung Quốc
Thời gian: khảo sát trong giai đoạn từ khi hình thành Nhà Hạ đến khi kết thúc nhà Thanh

3. Sơ đồ:

Hình ảnh


4. Xác định trọng tâm nghiên cứu:
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Hình tượng Chu Tước và Phượng Hoàng
+ Văn hóa Trung Hoa và văn hóa Phương Tây
+ Văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại
+ người Trung Quốc, người phương Tây
-> Giả thuyết nghiên cứu: Chu Tước là linh vật quan trọng trong đời sống tinh thần của người Trung Quốc.. Cái nhìn của họ về Chu Tước (hay các linh vật khác) hoàn toàn dựa trên triết lý âm dương ngũ hành, cho thấy quan điểm của họ về giá trị cốt lõi trong cuộc sống.

Re: HÌNH TƯỢNG CHU TƯỚC TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 5 28/03/19 23:01
gửi bởi Nguyễn Trường Sang
Về Thời gian bạn nên dựa trên một lý thuyết nào đó để xác định thời gian "văn hóa truyền thống" của Trung Quốc là khoảng thời gian nào. Còn Thời gian bạn đang xác định là thời gian tồn tại của chế độ phong kiến Trung Hoa.
Nếu bạn xác định cặp đối lập Trung Hoa và phương Tây thì nên xác định rõ là hình tượng Phượng Hoàng của phương Tây vì trong văn hóa Trung Hoa vẫn có hình tượng chim Phượng Hoàng.
Thân!

Re: HÌNH TƯỢNG CHU TƯỚC TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 6 29/03/19 8:40
gửi bởi songha
Em cảm ơn anh Sang góp ý phần thời gian đúng vào phần em đang hoang mang. Trên ý tưởng là giai đoạn đó nhưng chưa biết vận dụng lý thuyết nào cho rõ. Em sẽ tìm thêm tài liệu về phần này.

Re: HÌNH TƯỢNG CHU TƯỚC TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 6 05/04/19 1:58
gửi bởi songha
Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài (chỉnh sửa)

Đề tài: HÌNH TƯỢNG CHU TƯỚC TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[Hình tượng chu tước] [<trong văn hóa truyền thống> <Trung Hoa>]
Cụm từ trung tâm: Hình tượng Chu Tước
Cụm từ định tố: trong văn hóa truyền thống Trung Hoa

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hình tượng Chu Tước
Chủ thể: người Trung Quốc
Không gian: Trung Quốc
Thời gian: văn hóa truyền thống Trung Quốc

3. Sơ đồ:
Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu:
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Hình tượng Chu Tước và Phượng Hoàng (phương Tây)
+ Văn hóa Trung Hoa và văn hóa Phương Tây
+ Văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại

-> Giả thuyết nghiên cứu:

DẪN NHẬP
1. Lý do
2. Mục đích
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: hình tượng Chu Tước
- Phạm vi nghiên cứu:
• Chủ thể: người Trung Quốc
• Không gian:văn hóa Trung Quốc
• Giới hạn khảo sát trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, trên bình diện văn hóa học
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp
7. Bố cục và nội dung
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.2 Cơ sở thực tiễn
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: CHU TƯỚC TRONG VĂN HÓA NHẬN THỨC VÀ TỔ CHỨC CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
2.1 Chu Tước trong văn hóa nhận thức của người Trung Quốc
2.1.1 Nhận thức về Chu Tước trong quan niệm triết học phong thủy
2.1.2 Nhận thức về Chu Tước trong thiên văn, phương vị
2.2 Chu Tước trong văn hóa tổ chức của người Trung Quốc
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: CHU TƯỚC TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
3.1 Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên dựa trên hình tượng Chu Tước
3.2 Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội dựa trên hình tượng Chu Tước
Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Re: HÌNH TƯỢNG CHU TƯỚC TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 7 27/04/19 14:10
gửi bởi songha
BÀI TẬP 3+4: SẮP XẾP CHƯƠNG MỤC VÀ TÌM TÀI LIỆU


Hình ảnh




Hình ảnh

Re: HÌNH TƯỢNG CHU TƯỚC TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 6 03/05/19 22:46
gửi bởi songha
PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM
1. Các định nghĩa tiêu biểu hiện có
E.B. Tylor (Văn hóa nguyên thủy, 2001) nghiên cứu về thuyết vật linh cho rằng: “Tín điều thứ hai bao trùm những vị thần được đưa lên trình độ cao của những vị thần hùng mạnh. Người thờ vật linh thừa nhận rằng các thực thể tâm linh cai quản những hiện tượng của tôn giáo vật chất và sự sống của con người hoặc ảnh hưởng tới chúng ở đây và sau khi chết”.
La Trúc Phong (Hán ngữ đại từ điển): Linh vật gồm 4 nhóm ý nghĩa: Vật tỏ điềm lành – Các sản vật quý báu, thần kỳ - Thần linh, thần minh – Các vật của người tu tiên đắc đạo.
- Vật tỏ điềm lành: Sách Hậu Hán thư phần Quang Vũ đế kỷ ghi: “Nay thiên hạ thanh bình, linh vật giáng điềm”. Hàn Dũ đời Đường trong bài Vị Tể tướng hạ bạch quy trạng có câu: “Đó đều là do thánh đức của bệ hạ tưới tắm, mà linh vật đều đến tỏ điềm lành”.
- Các sản vật quý báu, thần kỳ: Nhà thơ Nguyên Chân đời Đường trong bài Thố ti có câu: “linh vật vốn hiếm có, chẳng phải lúc nào cũng có”. Lỗ Ứng Long đời Tống trong Nhàn song quát dị chí chép: “rùa vích ba ba, là các linh vật trong chốn thủy tộc”.
- Thần linh, thần minh: Phạm Trọng Yêm đời Tống trong Đằng Tử Kinh dĩ chân lục tương thị nhân dĩ tặng chi có câu “nếu chẳng có linh vật hộ trì, thì sách này sao có thể hoàn thành được?”.
- Các vật của người tu tiên đắc đạo: Vương Thao đời Thanh trong Tùng tân tỏa thoại có câu “theo như tôi đoán, ấy ắt là linh vật ảo hóa, nếu chẳng phải quỷ thần thì cũng là hồ li
Đào Duy Anh (Giản yếu Hán Việt từ điển, 1932): “linh vật: cái vật thiêng liêng có thể chỉ điềm tốt xấu”
Bửu Kế (Từ điển Hán Việt từ nguyên, 1999): “linh vật 靈物: linh: thiêng liêng, vật: gọi chung các đồ vật hoặc loài vật. Linh vật tức là quỷ thần.”
Wikipedia: “Linh vật hay còn gọi là vật lấy phước hay những con vật linh thiêng là một thuật ngữ dùng để chỉ cho bất cứ biểu tượng chính thức nào, cho bất kỳ cá nhân nào, động vật và các đối tượng, chủ đề nào mà mang lại sự may mắn, thông thường linh vật thường là động vật được nhân hóa với những đường nét phá cách ngộ nghĩnh, đáng yêu. Ở góc độ văn hóa thì linh vật là những con vật huyền thoại hoặc có thật được linh hóa, được con người sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng và niềm tin tâm linh, tôn giáo.”
2. Phân tích định nghĩa
Có thể nhận thấy 2 nhóm định nghĩa khi nói về vật linh. Nhóm định nghĩa cơ bản theo từ vựng và nhóm định nghĩa theo biểu hiện. “Linh vật” có thể là bất cứ cái gì mà con người cho là thiêng liêng, các định nghĩa khác quát này tập trung vào “tính thần thông”, phân loại linh vật thành 2 nhóm “động vật thiêng” hoặc “đồ vật thiêng”. Loại định nghĩa thứ 2 ngoài có yếu tố “thần thông” còn đề cập đến phạm trù “tâm linh”, mang tính biểu tượng cho những quan niệm về thế giới, linh hồn, các giá trị về mặt tư tưởng, tín ngưỡng và văn hóa của chủ thể.
Các khái niệm tương đối linh động, định nghĩa “vật linh” theo hướng khái quát, tập trung vào mặt từ nguyên. Các định nghĩa này chỉ mang lại cách hiểu cơ bản, chưa rõ ràng, cụ thể, chưa đủ đặc trưng để phân biêt hoặc nhận diện đối tượng.
3. Phân loại định nghĩa, xác định nét nghĩa chung hoặc các thiếu sót
Nghĩa chung: dùng hình ảnh đồ vật, động vật, sự vật để linh thiêng hóa. Vật linh mang sức mạnh đặc biệt, đại diện cho nhóm người, tộc người,… quan trọng trong tâm thức tín ngưỡng của cộng đồng.
Thiếu sót: gắn với truyền thuyết, sự kiện cụ thể của từng cộng đồng, dựa trên văn hóa riêng của họ. Vật linh không chỉ là vật thờ duy nhất của mỗi tộc người, các cộng đồng tùy thuộc vào đặc trưng của mình mà gán ý nghĩa linh thiêng cho nhiều con vật.
4. Các cách sử dụng hiện hành, bổ sung thêm cho định nghĩa
Vật linh hay linh vật ngày nay còn được sử dụng với ý nghĩa là các con vật được sử dụng trong tín ngưỡng thờ động vật, thể hiện sự tôn kính con vật thông qua sự kết nối của nó với một vị thần đặc biệt. Ở đây, các vị thần được biểu hiện dưới hình dạng độn vật nhưng hoàn toàn không phải sự thờ phụng con vật đó. Thay vào đó, sức mạnh thiêng liêng của vị thần được thể hiện trong mỗi con vật như là hóa thân của chính vị thần này. (các định nghĩa từ từ điển Oxford, Merriam Webster, sách Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam - Các con vât linh của tác giả Đinh Hồng Hải có đề cập)
5. Xác định đặc trưng giống
Là động vật, sự vật (không phải con người)
6. Xác định đặc trưng loài
Mang tính thiêng, quý báu hoặc hiếm lạ
Có sức mạnh, ý nghĩa đặc biệt
Gắn với tín ngưỡng, niềm tin của cộng đồng người

 Tính tâm linh của linh vật thường được thể hiện qua quan niệm của chủ thể văn hóa. Mỗi một linh vật thường được định hình bởi không gian văn hóa sản sinh ra các linh vật - biểu tượng đó. Về mặt vật chất, một linh vật có thể có nhiều hình dạng/phương thức tạo tác khác nhau, và cũng có thể nó có nhiều ý nghĩa biểu tượng khác nhau ở trong cùng một môi trường văn hóa hoặc ở những môi trường khác nhau.

Re: HÌNH TƯỢNG CHU TƯỚC TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 12/05/19 23:18
gửi bởi songha
BÀI TẬP LẬP SƠ ĐỒ


Hình ảnh

Re: HÌNH TƯỢNG CHU TƯỚC TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 4 15/05/19 17:47
gửi bởi songha
BỔ SUNG BÀI TẬP LẬP BẢNG SO SÁNH ĐỐI TƯỢNG

Hình ảnh

Re: HÌNH TƯỢNG CHU TƯỚC TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 5 16/05/19 21:39
gửi bởi Nguyễn Thị Bích Liên
Chu tước là 1 trong tứ linh Thanh Long, Chu Tước, Bạch Hổ và Huyền Vũ. Chị nghĩ em cũng nên đưa các hình tượng khác vào đôi chút
Thân ái!

Re: HÌNH TƯỢNG CHU TƯỚC TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 6 17/05/19 1:10
gửi bởi 186031064010
Hà ơi, sao Hà lại chia Chương 2 gồm văn hóa nhận thức và ứng xử, còn Chương 3 là văn hóa tổ chức? Sao Hà không chia đều ra 3 chương mỗi chương 1 phần mà gọp lại như vậy thì nó vẫn tương xứng giữa các chương chứ hay là chương 2 sẽ nặng hơn chương 3?