VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI RỪNG CỦA NGƯỜI LÀO QUA TRUYỆN CỔ DÂN GIAN

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI RỪNG CỦA NGƯỜI LÀO QUA TRUYỆN CỔ DÂN GIAN

Gửi bàigửi bởi 186031064014 » Thứ 5 28/03/19 23:47

Môn: Phương pháp nghiên cứu trong văn hóa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Huỳnh Nguyễn Phúc Thịnh
MSHV: 186031064014
Lớp: Cao học Văn hóa học K19A (Khóa 2018 đợt 1)
--------------------------
Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài

* Đề tài: Văn hóa ứng xử với rừng của người Lào qua truyện cổ dân gian
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài
[ Văn hóa ứng xử với rừng ] [ <của người Lào> qua truyện cổ dân gian ]
- Cụm từ trung tâm: Văn hóa ứng xử với rừng
- Cụm từ định tố: của người Lào; qua truyện cổ dân gian
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa ứng xử với rừng
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Chủ thể: Người Lào
+ Không gian: Nước Lào
+ Thời gian: Trước khi có dòng văn học bác học (thành văn)
+ Tư liệu khảo sát: Truyện cổ dân gian (Lào)
3. Lập sơ đồ phân tích

Hình ảnh
4. Xác định trọng tâm vấn đề cần đi sâu nghiên cứu, từ đó xây dựng giả thuyết nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Ứng xử với rừng hay với biển?
+ Người Lào hay các dân tộc khác?
+ Tôn trọng, sống hòa hợp với rừng hay coi thường, thích chinh phục rừng?
=> Giả thuyết nghiên cứu: Qua truyện cổ dân gian, có thể thấy được văn hóa ứng xử với rừng của người Lào là tôn trọng, sống hòa hợp với rừng, trên nền điều kiện tự nhiên rất đặc biệt (quốc gia không giáp biển).
RANDOM_AVATAR
186031064014
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 12/03/19 11:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI LÀO QUA TRUYỆN CỔ DÂN GIAN

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Trường Sang » Thứ 6 29/03/19 0:33

Tên đề tài của Thịnh hình như viết thiếu, là VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI RỪNG CỦA NGƯỜI LÀO QUA TRUYỆN CỔ DÂN GIAN
Về thời gian thì chưa ổn lắm vì mình nghĩ khi dòng văn học bác học ra đời rồi thì dòng văn hóa dân gian vẫn có thể tiếp tục phát triển, chứ chưa hẳn là văn học dân gian kết thúc khi văn học bác học ra đời.
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Trường Sang
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 6 22/02/19 11:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI RỪNG CỦA NGƯỜI LÀO QUA TRUYỆN CỔ DÂN

Gửi bàigửi bởi 186031064014 » Thứ 6 29/03/19 7:37

Cảm ơn anh Sang. Lúc copy paste từ file Word vào em gõ thiếu. Em đã edit rồi. Còn về giới hạn thời gian, có lẽ sửa lại Thời gian: Toàn thời sẽ hợp lý hơn chăng? Anh nghĩ sao?
RANDOM_AVATAR
186031064014
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 12/03/19 11:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI RỪNG CỦA NGƯỜI LÀO QUA TRUYỆN CỔ DÂN

Gửi bàigửi bởi 186031064014 » Thứ 5 04/04/19 23:20

Bài tập thực hành 2: Lập đề cương
-------------------
VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI RỪNG CỦA NGƯỜI LÀO QUA TRUYỆN CỔ DÂN GIAN
DẪN NHẬP
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm cơ bản
Văn hóa ứng xử. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên. Văn hóa ứng xử với rừng. Truyện cổ dân gian.
1.2. Định vị văn hóa ứng xử với rừng của người Lào
Không gian văn hóa. Thời gian văn hóa. Chủ thể văn hóa.
1.3. Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA NHẬN THỨC VÀ TẬN DỤNG RỪNG CỦA NGƯỜI LÀO QUA TRUYỆN CỔ DÂN GIAN
2.1. Văn hóa nhận thức rừng của người Lào
2.2. Văn hóa tận dụng rừng của người Lào
2.3. Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: VĂN HÓA ĐỐI PHÓ, LƯU LUYẾN VÀ SÙNG BÁI RỪNG CỦA NGƯỜI LÀO QUA TRUYỆN CỔ DÂN GIAN
3.1. Văn hóa đối phó rừng của người Lào
3.2. Văn hóa lưu luyến và sùng bái rừng của người Lào
3.3. Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
RANDOM_AVATAR
186031064014
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 12/03/19 11:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI RỪNG CỦA NGƯỜI LÀO QUA TRUYỆN CỔ DÂN

Gửi bàigửi bởi 186031064014 » Thứ 4 10/04/19 11:25

Bài tập thực hành 3: Sưu tầm tài liệu và Sử dụng Document map

VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI RỪNG CỦA NGƯỜI LÀO QUA TRUYỆN CỔ DÂN GIAN

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
186031064014
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 12/03/19 11:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Đổi đề tài: VĂN HÓA BIỂN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở BÌNH THUẬN

Gửi bàigửi bởi 186031064014 » Thứ 6 17/05/19 6:54

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG VĂN HÓA HỌC
Học viên: HUỲNH NGUYỄN PHÚC THỊNH
MSHV: 186031064014 - Cao học VHH K19A (Khóa 2018 đợt 1)
Giảng viên: GS.TSKH Trần Ngọc Thêm
========================================

Học viên thay đổi đề tài cũ thành: VĂN HÓA BIỂN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở BÌNH THUẬN
Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài
1. Phân tích cấu trúc (ngữ pháp) của tên đề tài
[Văn hóa biển] [<của người Việt> ở Bình Thuận]
- Cụm từ trung tâm: Văn hóa biển
- Cụm từ định tố: của người Việt; ở Bình Thuận
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa biển
- Phạm vi nghiên cứu:
> Chủ thể: Người Việt
> Không gian: Bình Thuận
> Thời gian: Toàn thời, từ năm 1697 - khi có địa danh Bình Thuận, cũng là giai đoạn người Việt dần tụ cư ở đây, đồng thời chính thức có sự quản lý hành chính của nhà nước - đến nay
3. Lập sơ đồ phân tích

Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm vấn đề cần đi sâu nghiên cứu, từ đó xây dựng giả thuyết nghiên cứu
- Các cặp đối lập cơ bản:
> Đậm nét hay mờ nhạt?
> Tận dụng hơn hay đối phó hơn?
> Truyền thống hay hiện đại?
=> Giả thuyết nghiên cứu: Trên "nền chung" là vùng Nam Trung Bộ trong bối cảnh Việt Nam, văn hóa biển của người Việt ở Bình Thuận đậm nét hơn những nơi khác, có sự chuyển biến theo hướng ngày càng tận dụng biển hơn là đối phó biển khi đi từ truyền thống đến hiện đại.
RANDOM_AVATAR
186031064014
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 12/03/19 11:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA BIỂN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở BÌNH THUẬN

Gửi bàigửi bởi 186031064014 » Thứ 6 17/05/19 6:58

Bài tập thực hành 2: Lập đề cương

Đề tài: VĂN HÓA BIỂN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở BÌNH THUẬN

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Bố cục luận văn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm cơ bản
Văn hóa. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên. Văn hóa biển.
1.2. Định vị văn hóa biển của người Việt ở Bình Thuận
Không gian văn hóa. Thời gian văn hóa. Chủ thể văn hóa.
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA TẬN DỤNG VÀ ĐỐI PHÓ BIỂN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở BÌNH THUẬN
2.1. Văn hóa tận dụng biển của người Việt ở Bình Thuận
2.2. Văn hóa đối phó biển của người Việt ở Bình Thuận
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: VĂN HÓA LƯU LUYẾN VÀ SÙNG BÁI BIỂN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở BÌNH THUẬN
3.1. Văn hóa lưu luyến biển của người Việt ở Bình Thuận
3.2. Văn hóa sùng bái biển của người Việt ở Bình Thuận
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
186031064014
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 12/03/19 11:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA BIỂN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở BÌNH THUẬN

Gửi bàigửi bởi 186031064014 » Thứ 6 17/05/19 7:06

Bài tập thực hành 3: Sưu tầm tài liệu & Sử dụng Document map
1. Sưu tầm tài liệu
Ngô Đức Thịnh. (2010). Truyền thống văn hóa biển cận duyên của người Việt. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 317, tháng 11-2010, 15-21.
Nguyễn Chí Bền. (2015). Văn hóa biển đảo Việt Nam, giá trị và cách tiếp cận. Tạp chí Văn hoá học, số 1(17)-2015, 11-18.
Nguyễn Thanh Lợi. (2014). Một góc nhìn về văn hóa biển. TP. Hồ Chí Minh: Tổng hợp TP.HCM.

Nhiều tác giả. (1998). Phan Thiết - Đặc san chào mừng kỷ niệm 100 năm thị xã Phan Thiết (20/10/1898-20/10/1998). Bình Thuận: Sở Văn hóa - Thông tin Bình Thuận.
Phan Chính. (2014). Đất xưa Bình Thuận. Hà Nội: Phụ nữ.

Phạm Hoàng Quân. (2011). Nước Mắm trong những mảnh sử rời. Báo điện tử Tuổi Trẻ Online, ngày 5/9/2011. Khai thác từ https://tuoitre.vn/nuoc-mam-trong-nhung ... 454318.htm, truy cập ngày 31/12/2018.
Tô Quyên, Trần Ngọc Trác & Phan Minh Đạo (chủ biên). (2006). Địa chí Bình Thuận. Bình Thuận: Sở Văn hóa - Thông tin Bình Thuận.

Trần Ngọc Thêm. (2014). Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng. TP. Hồ Chí Minh: Văn hóa - Văn nghệ.
Vũ Minh Giang. (2014). Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa biển đảo Việt Nam - Thực trạng và một số vấn đề đang đặt ra. Tạp chí Di sản văn hóa, số 4(49)-2014, 21-23.
...
2. Sử dụng Document map

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
186031064014
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 12/03/19 11:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA BIỂN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở BÌNH THUẬN

Gửi bàigửi bởi 186031064014 » Thứ 6 17/05/19 7:31

Bài tập thực hành 4: Xây dựng định nghĩa
Định nghĩa “Văn hóa biển”
1. Tìm và phân loại những định nghĩa “văn hóa biển” hiện có
Hiện có 2 nhóm khái niệm "văn hóa biển" và "văn hóa biển đảo". Tác giả đề tài tán thành ý kiến cho rằng có thể hiểu chúng là một, từ đó tìm kiếm các định nghĩa liên quan.
(i) Nguyễn Duy Thiệu. (2007). Suy ngẫm về văn hóa biển ở Việt Nam. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 10-2007, 28-30 & 43.
Theo Nguyễn Duy Thiệu (2007), tiếp cận từ nhân học văn hóa, văn hóa biển là “lối sống của cộng đồng cư dân dọc theo ven biển, khai thác (và tham gia khai thác) các nguồn lợi thuỷ sinh ở sông, biển nói chung để sinh tồn”. (tr.28)
(ii) Ngô Đức Thịnh. (2010). Truyền thống văn hóa biển cận duyên của người Việt. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 317, tháng 11-2010, 15-21.
và Ngô Đức Thịnh. (2011). Từ văn hóa biển cận duyên truyền thống đến công nghiệp hóa biển hiện nay. Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, số 22+23/2011, 56-63.
Theo Ngô Đức Thịnh (2010, 2011), văn hóa biển thuộc nhóm văn hóa sinh thái, là “hệ thống các tri thức của con người về môi trường biển, các giá trị và biểu trưng rút ra từ những hoạt động sống trong môi trường ấy, cùng với nó là những cảm thụ, hành vi ứng xử, những nghi lễ, tập tục, thói quen của con người tương thích với môi trường biển. (tr.56)
Tác giả giải thích văn hóa sinh thái là “văn hóa sản sinh ra trong quá trình con người thích ứng với môi trường sống, từ đó hình thành nên những tri thức, những hành vi ứng xử, những tập tục, nghi lễ, thói quen... tương thích với môi trường sinh thái ấy. Tất cả những cái đó nhằm đảm bảo cho sinh tồn và sự đáp trả của con người trước những thách thức của môi trường sống”. (tr.56)
Dựa trên tình hình nghiên cứu thực tế ở Việt Nam, Ngô Đức Thịnh đưa ra thêm khái niệm “biển cận duyên” và “văn hoá biển cận duyên”, trong đó biển cận duyên là “một vùng biển và đất liền chạy dọc bờ biển, mà ở đó có sự đan kết về các yếu tố địa lý môi trường và phương thức khai thác của cư dân”, nhấn mạnh tới “vùng biển chạy ven đất liền” để phân biệt với vùng duyên hải - nhấn mạnh tới “dải đất liền ven biển”. (tr.58)
(iii) Ngô Thị Thu Hương. (2014). Văn hóa biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12(85)-2014, 100-107.
Theo Ngô Thị Thu Hương (2014), văn hóa biển “là một dạng văn hóa sinh thái, bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo và tích lũy được; có liên quan đến môi trường biển trong quá trình sống, lao động của mình” (tr.100); và đặc trưng văn hóa biển “là những nét văn hóa riêng biệt, dễ nhận biết và chỉ có ở cư dân sống trong vùng ven biển và hải đảo”, “không trộn lẫn với những đặc trưng văn hóa của những cư dân ở vùng khác”, “được thể hiện trong đời sống văn hóa vật chất, tinh thần và xã hội của chính cộng đồng cư dân đó”. (tr.100-101)
(iv) Trần Ngọc Thêm. (2011). Văn hóa biển đảo và văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa (cái nhìn Nha Trang 2011). Báo cáo đề dẫn trình bày tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa” do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức tại Nha Trang ngày 15-6-2011, trong khuôn khổ Chương trình Festival Biển - 2011 “Nha Trang - Biển hẹn”, đã in trong Kỷ yếu hội thảo (2012, tr.15-46).
Chọn in lại trong Trần Ngọc Thêm. (2014). Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng. TP. Hồ Chí Minh: Văn hóa - Văn nghệ.
Theo Trần Ngọc Thêm (2011, 2014), văn hoá biển “là hệ thống các giá trị do con người sáng tạo ra và tích lũy được trong quá trình tồn tại lấy biển làm nguồn sống chính” (tr.129). Theo tác giả, với định nghĩa này, văn hoá biển trước hết phải là văn hoá, phải thỏa mãn 4 đặc trưng của văn hoá nói chung là tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử. Ngoài 4 đặc trưng chung, có 2 đặc trưng riêng làm nhiệm vụ khu biệt văn hoá biển với các dạng thức văn hoá khác: Thứ nhất là đặc trưng về không gian tồn tại: “lấy biển cả làm nguồn sống”. Thứ hai là đặc trưng định lượng về không gian tồn tại ấy: biển cả không chỉ là nguồn sống mà phải là “nguồn sống chính”.
(v) Vũ Minh Giang. (2014). Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa biển đảo Việt Nam - Thực trạng và một số vấn đề đang đặt ra. Tạp chí Di sản văn hóa, số 4(49)-2014, 21-23.
Theo Vũ Minh Giang (2014), “từ xa xưa, con người đã tiếp xúc với biển và trong quá trình tương tác với biển và đảo vì mục đích tồn tại và phát triển đã sáng tạo ra vô vàn giá trị, gọi chung là văn hóa biển đảo”, và “với ý nghĩa văn hóa là tất cả những gì do con người sáng tạo ra, văn hóa biển đảo cũng có thể phân thành hai hợp phần: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể”. Theo tác giả, về đại thể, “văn hóa vật thể là những sáng tạo hiện hình dưới dạng thức vật chất, như các loại công cụ, phương tiện đi lại phục vụ khai thác biển và các sản vật chỉ có trên hải đảo và sinh hoạt hàng ngày của cư dân ven biển, hải đảo, là những công trình kiến trúc gắn với môi trường biển đảo…” và “văn hóa phi vật thể là những sáng tạo tồn tại dưới dạng kiến thức hàng hải, kinh nghiệm luồng lạch, những hiểu biết có thể truyền lại cho các thế hệ sau về ngư trường, rạn san hô, kỹ năng bơi lặn, kỹ thuật đóng tàu thuyền và hệ thống tín ngưỡng, dân ca, truyền thuyết, thần thoại, lễ hội… gắn với cư dân ven biển và hải đảo”. (tr.21)
(vi) Nguyễn Duy Thiệu. (2015). Nhận diện văn hóa biển - đảo Việt Nam. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(96)-2015, 78-88.
Theo Nguyễn Duy Thiệu (2015), văn hóa biển - đảo là “hệ thống các thực thể vật chất và các thực thể tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thích nghi với môi trường biển - đảo để sinh tồn. (tr.80)
(vii) Nguyễn Chí Bền. (2015). Văn hóa biển đảo Việt Nam, giá trị và cách tiếp cận. Tạp chí Văn hoá học, số 1(17)-2015, 11-18.
Theo Nguyễn Chí Bền (2015), văn hóa biển đảo là kết quả của một quá trình sáng tạo của cư dân biển đảo, giải quyết các quan hệ phải ứng xử là quan hệ với môi trường tự nhiên, quan hệ với môi trường xã hội và quan hệ với chính mình.

2. Phân tích từng (nhóm) đ/n theo các yêu cầu của đ/n. Nếu có đ/n đáp ứng tất cả các yêu cầu thì chấp nhận và sử dụng.
- ĐN (i): vừa đề cập, vừa nhấn mạnh đến yếu tố "sông" khi nói về văn hóa biển => gây hiểu nhầm, sai lệch khái niệm (có thể đó là "văn hóa sông nước").
- ĐN (ii): là định nghĩa miêu tả, thiếu tính khái quát, không thể liệt kê hết, dẫn đến liệt kê sót.
- ĐN (iii): nói VHB “là một dạng văn hóa sinh thái" nhưng không giải thích thế nào là VHST, đồng thời cách diễn đạt "bao gồm tất cả những gì..." mang hàm ý chung chung, không có nhiều giá trị làm việc.
- ĐN (v): cách diễn đạt "từ xa xưa..." => không mang tính khoa học, cách diễn đạt "vô vàn..." mang hàm ý chung chung, không có nhiều giá trị làm việc.
- ĐN (vi): cách diễn đạt "thực thể tinh thần" gây hoang mang, khó hiểu khi tiếp nhận định nghĩa.
- ĐN (vii): cách diễn đạt "sáng tạo..." quá chung chung, không rõ mục đích sáng tạo để làm gì, đồng thời khi giải quyết các quan hệ phải ứng xử cũng đã đòi hỏi con người phải sáng tạo rồi.
- ĐN (iv): có ưu điểm ngắn gọn, diễn đạt tường minh, là định nghĩa nêu đặc trưng, khái niệm văn hóa biển được khu biệt bằng những dấu hiệu cơ bản để nhận diện => là định nghĩa để làm việc (working definition), có thể sử dụng được.
RANDOM_AVATAR
186031064014
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 12/03/19 11:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA BIỂN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở BÌNH THUẬN

Gửi bàigửi bởi 186031064014 » Thứ 6 17/05/19 7:34

Bài tập thực hành 5: Lập bảng so sánh
Giới thiệu vấn đề:
- Tiến hành so sánh quan điểm của một số nhà nghiên cứu về “chất” văn hóa biển của các vùng ở Việt Nam.
- Trên cơ sở chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt, kết quả so sánh này góp phần khẳng định rằng Bình Thuận nằm trong vùng/ khu vực có “chất” văn hóa biển đậm đặc, rõ nét nhất ở Việt Nam, vì thế nghiên cứu văn hóa biển của người Việt ở Bình Thuận như đề tài đã chọn là hướng đi hợp lý.
- Các nguồn tài liệu tham khảo đã sử dụng:
1. Trần Ngọc Thêm. (2011). Văn hóa biển đảo và văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa (cái nhìn Nha Trang 2011). Báo cáo đề dẫn trình bày tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa” do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức tại Nha Trang ngày 15-6-2011, trong khuôn khổ Chương trình Festival Biển - 2011 “Nha Trang - Biển hẹn”, đã in trong Kỷ yếu hội thảo (2012, tr.15-46).
Chọn in lại trong Trần Ngọc Thêm. (2014). Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng. TP. Hồ Chí Minh: Văn hóa - Văn nghệ.
2. Ngô Đức Thịnh. (2010). Truyền thống văn hóa biển cận duyên của người Việt. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 317, tháng 11-2010, 15-21.
Ngô Đức Thịnh. (2011). Từ văn hóa biển cận duyên truyền thống đến công nghiệp hóa biển hiện nay. Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, số 22+23/2011, 56-63.
3. Nguyễn Chí Bền. (2015). Văn hóa biển đảo Việt Nam, giá trị và cách tiếp cận. Tạp chí Văn hoá học, số 1(17)-2015, 11-18.

Kết quả so sánh:


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
186031064014
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 12/03/19 11:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến74 khách

cron