Lối sống Âu hóa của người Việt tại SàiGòn thời kỳ Pháp thuộc

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Lối sống Âu hóa của người Việt tại SàiGòn thời kỳ Pháp thuộc

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Huyền Chân » Thứ 6 29/03/19 4:08

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Nguyễn Huyền Chân
MSHV: 186031064001
Lớp: Cao học Văn hóa học K19 (đợt 1)

Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài
Đề tài: LỐI SỐNG ÂU HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT TẠI SÀI GÒN THỜI KỲ PHÁP THUỘC
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài:
[Lối sống Âu hóa] [<của người Việt tại Sài Gòn> <thời kỳ Pháp thuộc >]
Cụm từ trung tâm: Lối sống Âu hóa
Cụm từ định tố: của người Việt tại Sài Gòn thời kỳ Pháp thuộc

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lối sống Âu hóa
Chủ thể: người Việt sinh sống trong giai đoạn Pháp thuộc
Không gian: TP. Sài Gòn (TP.HCM ngày nay)
Thời gian: thời kỳ Pháp thuộc (1885 – 1945)

3. Lập sơ đồ phân tích:
Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu:
- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Lối sống truyền thống và lối sống Âu hóa
+ Hướng nội và hướng ngoại
+ Văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại
+ Thành thị và nông thôn
+ Tri thức và bình dân
+ Phương Đông – Phương Tây

-> Giả thuyết nghiên cứu: Lối sống Âu hóa lúc bấy giờ diễn ra ở bộ phận lớn người Việt sinh sống tại TP. Sài Gòn, góp phần vào sự thay đổi cấu trúc xã hội lúc bấy giờ. Hình thành nên sự phân tầng xã hội và tầng lớp trí thức mới theo Phương Tây.
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Huyền Chân
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Chủ nhật 03/03/19 23:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Lối sống Âu hóa của người Việt tại SàiGòn thời kỳ Pháp t

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Trường Sang » Thứ 3 02/04/19 23:31

Anh nghĩ khái niệm "lối sống"ở đây cần được xác định rõ hơn, em mới xác định được cấp Zero của nó là thuộc "văn hóa tổ chức" hay "văn hóa ứng xử", chứ cấp Zero ko thể là văn hóa được vì rộng quá.
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Trường Sang
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 6 22/02/19 11:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Lối sống Âu hóa của người Việt tại SàiGòn thời kỳ Pháp t

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Huyền Chân » Thứ 6 05/04/19 8:20

Đề cương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm “lối sống”
1.1.2 Khái niệm “Âu hóa”
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình chính trị - văn hóa Sài Gòn thời kỳ Pháp thuộc
1.2.2 Không gian văn hóa Sài Gòn thời kỳ Pháp thuộc
1.2.3 Sinh hoạt văn hóa của người Việt tại Sài Gòn thời kỳ Pháp thuộc
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH LỐI SỐNG ÂU HÓA THỜI PHÁP THUỘC
2.1. Những thay đổi trong xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc
2.1.1 Sự thay đổi cấu trúc Việt Nam thời cận đại
2.1.2 Sự hình thành tầng lớp trí thức Tây học
2.2 Những biểu hiện của lối sống Tây hóa của người Việt tại Sài Gòn thời kỳ Pháp thuộc
2.2.1 Trong văn hóa nhận thức
2.2.2 Trong văn hóa ứng xử
2.3 So sánh “Âu hóa thứ nhất” với lần “Âu hóa thứ hai”
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA LỐI SỐNG ÂU HÓA ĐẾN VIỆC PHÂN TẦNG XÃ HỘI TẠI SÀI GÒN THỜI KỲ PHÁP THUỘC
3.1 Đánh giá về lối sống Âu hóa của người Việt tại Sài Gòn giai đoạn Pháp thuộc
3.2
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Huyền Chân
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Chủ nhật 03/03/19 23:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Lối sống Âu hóa của người Việt tại SàiGòn thời kỳ Pháp t

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Huyền Chân » Thứ 6 17/05/19 5:15

SỬA ĐỀ TÀI

Đề tài: LỄ HỘI LỒNG TỒNG CỦA NGƯỜI DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN ĐỊNH HOÁ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Bài tập thực hành 1: Phân tích đề tài

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[Lễ hội Lồng Tồng] [<của người dân tộc Tày>] [ở huyện Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên>]
Cụm từ trung tâm: Lễ hội Lồng Tồng
Cụm từ định tố: của người dân tộc Tày ở vùng huyện Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lễ hội Lồng Tồng
- Chủ thể: Người dân tộc Tày
- Không gian: huyện Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên
- Thời gian: từ năm 2010 - nay (Từ giai đoạn bắt đầu thực hiện chương trình nông thôn mới đến nay)

3. Sơ đồ

Hình ảnh

4. Xác định trọng tâm nghiên cứu
Các cặp đối lặp trong nguyên cứu:
- Lễ hội Lồng Tồng trong truyền thống và hiện nay
- Biến đổi hay giữ nguyên
- Cái thiêng và cái thực
- Niềm tin vào lễ hội và thực hành lễ hội
Giả thuyết nghiên cứu: Qua thời gian, với sự tác động của các yếu tố xã hội hoá, thương mại hoá và các hiện tượng tiêu cực khác làm cho ý nghĩa thiêng liêng của lễ hội không còn giữ nguyên như trước kia.

Bài tập thực hành 2: Lập đề cương chi tiết
Đề cương:

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Bố cục và nội dung đề tài

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm “lễ hội"
1.1.2. Khái niệm “lễ hội dân gian"
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát về dân tộc Tày
1.2.1.1. Tộc danh và địa bàn phân bố của dân tộc Tày
1.2.1.2. Hoạt động kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Tày
1.2.1.3. Tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Tày
1.2.2. Khái quát về địa bàn tỉnh Thái Nguyên và người Tày ở tỉnh Thái Nguyên
1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.2.2. Điều kiện lịch sử xã hội
1.2.2.3. Người Tày tại đại bàn tỉnh Thái Nguyên
Tiểu kết chương 1

Chương 2: NÉT ĐẸP VĂN HOÁ LỄ HỘI LỒNG TỒNG TẠI HUYỆN ĐỊNH HOÁ - TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát về Lễ hội Lồng Tồng
2.2.1. Tên gọi lễ hôi: “Lồng Tồng"
2.2.2. Lịch sử hình thành lễ hội
2.2.3. Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội
2.2. Quá trình tổ chức lễ hội Lồng Tồng
2.2.1. Công tác chuẩn bị cho lễ hội
2.2.2. Phần lễ
2.2.3. Phần hội
2.3. So sánh Lễ hội Lồng Tồng của đông bào dân tộc Tày ở Thái Nguyên với lễ
hội xuống đồng của các dân tộc khác
2.3.1 Lễ hội Roóng Poọc của đồng bào dân tộc Giáy ở Tả Van (SaPa)
2.3.2. Lễ hội Mừng lúa mới của các dân tộc ở Tây Nguyên
Tiểu kết chương 2

Chương 3: GIÁ TRỊ VĂN HOÁ VÀ THỰC TRẠNG LẼ HỘI LỒNG TỒNG TẠI HUYỆN ĐỊNH HOÁ - THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
3.1. Giá trị của lễ hội Lồng Tồng
3.1.1 Giá trị văn hóa
3.1.2 Giá trị giáo dục - tổ chức xã hội
3.1.3 Giá trị kinh tế - du lịch
3.2. Nét đặc sắc của văn hoá dân gian thể hiện qua lễ hội Lồng Tồng
3.3. Thực trạng của lễ hội Lồng Tồng trong giai đoạn hiện nay
3.3.1. Những thay đổi của lễ hội Lồng Tồng tại huyện Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên hiện nay
3.3.2. Bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội Lồng Tồng
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



Bài tập thực hành 3: Sưu tầm tài liệu & Sử dụng Document Map

Hình ảnh

Tài liệu tham khảo:
1. Đất lề quê thói - Phong tục Việt Nam, Nhất Thanh, NXB Văn học, 2018
2. Lịch lễ hội Việt Nam, Đại đức: Thích Minh Nghiêm, NXB Thời Đại, 2010
3. Cẩm nang lễ hội truyền thống Việt Nam, Phạm Trình - Trần Minh, NXB Hồng Đức, 2016
4. Tín ngưỡng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Ngô Đức Thịnh, NXB Tri thức, 2019
5. Tìm hiểu văn hoá lễ hội truyền thống người Việt (Lễ hội truyền thống của vùng miền qua bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông), Nguyễn Phương, NXB Thế giới, 2018
Tài liệu Internet:
1.https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8 ... E1%BB%93ng
2.https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8 ... BB%87t_Nam
3.http://vnq.edu.vn/tap-chi/van-hoa-nghe- ... a-bac.html
4.http://chiemhoa.gov.vn/tin-tuc-su-kien/ ... -5633.html
5.http://www.tuyenquang.gov.vn/n41358_chi ... eSupport=1
6.http://nhandan.com.vn/vanhoa/item/35626 ... quang.html
7.http://dch.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=992&c=41
http://baobinhphuoc.com.vn/Content/le-m ... uyen-35139
8.https://baotainguyenmoitruong.vn/xa-hoi ... 29267.html

Bài tập thực hành 4: Xây dựng định nghĩa
Định nghĩa “Lễ hội"

1. Nêu các định nghĩa tiêu biểu hiện có:
Ở Việt Nam, khái niệm “Lễ hội” mới chỉ xuất hiện cách đây không lâu. Trong các từ điển trước 1975 không có từ ngữ “Lễ hội”. Trước kia chỉ có khái niệm “lễ” hoặc “hội”. Cả hai khái niệm này đều là từ gốc Hán được dùng để gọi một nhóm loại hình phong tục, chẳng hạn như: Lễ Thành Hoàng, lễ gia tiên.., cũng như vậy trong hội cũng có nhiều hội khác nhau như: Hội Gióng,
Hội Lim, Hội chọi trâu,....
=> Việc ghép hai chữ “ Lễ” và “hội” với nhau để chỉ hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng này có ít nhất hai yếu tố cũng là hai đặc trưng đi liền với nhau. Trước hết là lễ bái, tế lễ thần linh, cầu phúc và sau là thăm thú vui chơi ở nơi đông đúc, vui vẻ (hội).

Một số định nghĩa về “lễ hội" hiện đang được dùng:
- Theo Từ điển Hán -Việt của Đào Duy Anh:
+ Lễ là cách bày tỏ kính ý (lòng cung kính); đồ vật để bày tỏ ý kính trọng cũng gọi là lễ. Sách Trung Hoa có ba bộ Lễ Ký, Chu Lễ và Nghi lễ.(trg 497)
+ Hội là họp nhau; gặp (hội ngộ); ý tứ và sự lý hợp nhau
- Theo Hán - Việt Tự điển của Thiều Chửu:
+ “Lễ” có ba nghĩa: 1/Theo cái khuôn mẫu mà người trước đã định ra các phép tắc từ quan, hôn tang tế cho đến đi đứng nói năng đều có cái phép nhất định phải như thế gọi là lễ; 2/kính kễ; 3/ đồ lễ: nhân lúc nhà người khác có việc mà mình đưa vật gì đến tặng thì gọi là lễ.
+ “Hội” là: 1/ họp lại, như hội nghị (họp bàn); 2/ vận hội; 3/ sự hiểu ý (lãnh hội); 4/ chỉ chỗ đông đúc (Đô hội)

- Theo Bách Khoa Toàn Thư: Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng.
+ “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.
+ “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
- Trong “Từ điển tiếng Việt” lại có định nghĩa về “ Lễ hội ” như sau:
“Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ "nhân khang, vật thịnh".

- Trong cuốn “Lễ hội cổ truyền”, NXB Khoa học xã hội, 1992 – tác giả Phan Đăng Nhật cho rằng “ Lễ hội là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vố số những phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện xã hội – lịch sử quan trọng của dân tộc....Lễ hội còn là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa (theo nghĩa rộng) của nhiều thời kỳ lịch sử trong quá khứ dồn nén lại cho tương lai".

2. Phân tích định nghĩa:
Đa số các định nghĩa hiện được dùng đều xây dựng dựa trên ý nghĩa chiết tự của 2 từ gốc Hán là “lễ" và “hội" để khái quát ý nghĩa của từ “lễ hội". Các định nghĩa đã nêu được đúng đặc điểm của từng từ chiết tự, tuy nhiên khi ghép chung vào thành định nghĩa “lễ hội”, đa số các định nghĩa hiện có vẫn chưa có sự súc tích và mang tính khái quát cao nhất.

3. Xác định tính hợp lý của định nghĩa:
Các đặc trưng, đặc thù của văn hoá ẩm thực đước rút ra từ các định nghĩa trên:
- Lễ hội là một một thành tố của văn hoá
- Lễ là phần thực hiện các nghi thức trang trọng, linh thiêng nhằm các mục đích khác nhau.
- Hội là phần sinh hoạt của cộng đồng tín ngưỡng trong không gian văn hoá thiêng liêng với các hoạt động cụ thể như: múa hát, chơi các trò chơi dân gian, ăn uống….

4. Nêu các đặc trưng của đối tượng cần định nghĩa:
- Đặc trưng giống: sinh hoạt văn hoá
5. Ngoại diên của đối tượng:
- Không gian và thời gian văn hoá
- Nghi thức tín ngưỡng - tôn giáo
- Hoạt động vui chơi
6. Các tiêu chí:
- Của con người
- Tính cộng đồng
- Các nghi thức của lễ hội
- Các hoạt động vui chơi trong lễ hội
- Thiêng liêng
7. Nêu định nghĩa:
Lễ hội là những sinh hoạt văn hoá mang tính cộng đồng, được tổ chức trong một không gian và thời gian xác định, tại đó con người thực hiện các nghi thức tín ngưỡng - tôn giáo thiêng liêng đồng thời tham gia vào các hoạt động vui chơi đi kèm.



Bài tập thực hành 5: Lập bảng so sánh

Hình ảnh

Bài tập thực hành 6: Lập mô hình


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Huyền Chân
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Chủ nhật 03/03/19 23:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến102 khách

cron