ĐỀ TÀI: ĐẠO TIN LÀNH NGƯỜI STIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

ĐỀ TÀI: ĐẠO TIN LÀNH NGƯỜI STIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC

Gửi bàigửi bởi Dieu Dieu » Thứ 6 29/03/19 9:43

Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong VHH
Giảng viên: GS.TSKH Trần Ngọc Thêm
Học viên: Điểu Điều
MSHV: 186031064004
Lớp: Cao học Văn hóa học K19 (đợt 1).

1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài
[Đạo Tin lành] [người Stiêng] [ ở Bình Phước]
Cụm từ trung tâm: Đạo Tin lành
Cụm từ định tố: người Stiêng ở Bình Phước

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đạo Tin lành
Chủ thể: Người Stiêng
Không gian: Bình Phước
Thời gian: từ sau 1975 đến nay

3. Sơ đồ

Hình ảnh

4. Xác định trong tâm nghiên cứu:
-Các cặp đối lập cơ bản:
+ Đạo Tin lành người Stiêng theo nhiều hay ít?
+ Khi theo đạo Tin lành việc bảo tồn văn hóa truyền thống của họ tốt hơn hay xấu?
+Cuộc sống giữa người Stiêng theo đạo Tin lành với người Stiêng theo tôn giáo khác phát triển hơn hay kém phát triển hơn?
+ Cuộc sống giữa người Stiêng theo đạo Tin lành với người không theo phát triển hơn hay kém phát triển hơn?
+ Đạo Tin lành người Stiêng Bình Phước so vớ một số dân tộc khác ở Tây Nguyên, Tây Bắc …
->Giả thuyết nghiên cứu: Đạo Tin lành người Stiêng phát triển là do sự giao lưu và tiếp biến văn hóa thì vai trò của chính quyền địa phương như thế nào? Bản thân cộng đồng người Stiêng ở Bình Phước ý thức giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống của mình như thế nào?
RANDOM_AVATAR
Dieu Dieu
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 6 29/03/19 0:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỀ TÀI: ĐẠO TIN LÀNH NGƯỜI STIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Trường Sang » Thứ 3 02/04/19 23:37

Tên đề tài em nghĩ anh nên thêm chữ "của" thành "Đạo Tin Lành của người Stiêng ở Bình Phước".
Mốc thời gian thì em nghĩ anh chia và chọn mốc 1990 là cũng có ý đồ để nghiên cứu. Còn không gian thì anh nên chọn những khu vực, vùng văn hóa khác có người Stiêng sinh sống. Còn về Đối tượng thì anh đặt trong so sánh với Công giáo sẽ rõ hơn đó anh.
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Trường Sang
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 6 22/02/19 11:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỀ TÀI: ĐẠO TIN LÀNH NGƯỜI STIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC

Gửi bàigửi bởi 186031064014 » Thứ 5 04/04/19 18:46

- Về tên đề tài: Thêm chữ CỦA như anh Sang đã góp ý. Tuy nhiên nếu xác định phạm vi thời gian là từ năm 1975 đến nay thì nên cho ngay yếu tố này lên trên đề tài, để vào trong mình không cần phải giải thích hoặc giải thích sẽ không thuyết phục (vì sao lại chọn 1975 đến nay?)
- Đặt đối lập Phật giáo - Tin lành có hợp lý không? Em không rõ là Phật giáo có nhiều ý nghĩa trong đời sống người Stiêng Bình Phước không, tuy nhiên em thấy vấn đề đáng chú ý ở đây là sự MÂU THUẪN giữa đạo Tin lành với các tín ngưỡng dân gian bản địa của người dân tộc này. Nên chăng cần thể hiện sự mâu thuẫn, đối lập đó?
- Giả thuyết NC KHÔNG PHẢI LÀ một câu hỏi. (Câu hỏi ở đây sẽ là Câu hỏi NC). Giả thuyết là CÂU TRẢ LỜI dự kiến của người NC cho câu hỏi NC đặt ra. Vì thế anh nên chỉnh sửa lại sẽ phù hợp hơn ạ.
RANDOM_AVATAR
186031064014
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 12/03/19 11:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỀ TÀI: ĐẠO TIN LÀNH NGƯỜI STIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC

Gửi bàigửi bởi Dieu Dieu » Thứ 5 11/04/19 19:09

cảm ơn bạn. mình sẽ tiếp thu. tuy nhiên, cần trao đổi lại, nếu dùng đạo tin lành của người Stiêng ở Bình phước thì không ổn. lý do chon từ sau 1975 là vì giai đoạn này người Stiêng bắt đầu theo nhiều. người Stiêng ít theo phật giáo thậm chí là họ không muốn tiếp nhận. Tín ngưỡng dân gian là thành tố của văn hóa truyền thống người Stiêng nhưng khi tin lành du nhập, họ đã bỏ hết tín ngưỡng dân gian...
RANDOM_AVATAR
Dieu Dieu
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 6 29/03/19 0:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỀ TÀI: ĐẠO TIN LÀNH NGƯỜI STIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC

Gửi bàigửi bởi Dieu Dieu » Thứ 4 17/04/19 8:24

Bài tập thực hành 4: Xây dựng định nghĩa


1.Định nghĩa về tôn giáo
B1: Tìm và phân tích các định nghĩa;
1.Từ điển tiếng Việt năm 1995 định nghĩa: “ Tôn giáo là một hình thái thức xã hội hình thành nhờ vào lòng tin và sùng bái thượng đế, thần linh” ( Từ điển tiếng Việt, Nxb KHXH-Trung tâm Từ điển, 1995, tr 239).
=>định nghĩa theo kiểu liệt kê.

2.Từ điển tiếng Việt 2000: “ Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu nhiên quyết định số phận con người. Con người phải phục tùng, tôn thờ” ( Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Từ điển Hà Nội- Đà Nẵng, 2000, tr 1011, 1218).
=>định nghĩa này có bổ sung thêm (những quan niệm), thay thượng đế, thần linh bằng lực lượng siêu nhiên, vai trò quyết định của siêu nhiên đối với con người (quyết định số phận con người).
3.Ph.Ăngghen nêu: “ tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh, trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức lực lượng siêu trần thế” ( C. Mác –Ph. Ăngghen toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H,1994, tr 437).
=>miểu tả, phản ánh, giải thích.
4.Luật Tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội Khóa XIV, Khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”.
=>định nghĩa một cách khái quát, đặc trưng.
B2. Phân tích các định nghĩa
1.Từ điển tiếng Việt năm 1995 định nghĩa: Theo định nghĩa của Từ điển này liệt kê “ thượng đế, thần linh” được xếp ngang hàng nhau. Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm “thượng đế” và ” thần linh” là hai khái niệm nghĩa khác nhau. “Thượng đế” thường hiểu là Đấng tối cao ở trên trời, có quyền năng tối cao. Nhưng “thần linh”có thể hiểu là linh hồn của vạn vật, linh hồn con người.v.v. có thể mang yếu tố tín ngưỡng dân gian, do đó thần linh chưa chắc đó là “Thượng đế”.

2.Từ điển tiếng Việt 2000: Định nghĩa cũng gần giống định nghĩa liệt dùng khài niệm “những quan niệm”để chỉ hệ thống ý thức, quan niệm của con người. dùng khái niệm “những lực lượng siêu nhiên” để chỉ các đối tượng tôn thờ, chưa đề cập đến giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”. Trước hết, khái niệm “ những quan niệm”, cách dùng cụm từ này không ổn, tuy rằng “ những quan niệm” có thể được hiểu là số nhiều, là hệ thống. Tuy nhiên, khái niệm này dễ nhầm lẫn là chỉ vài quan niệm, đếm được, trong khi “ những niềm tin” của con người về tôn giáo là rất nhiều. Việt Nam là một nước nông nghiệp, tín ngưỡng dân gian “vạn vật hữu linh”, họ tin và sung bài nhiều vị thần nhưng đó không phải là môt tôn giáo.
3.Định nghĩa của Ph.Ăngghen: vừa miểu tả, giải thích “chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo”, không thừa nhận có thượng đế, đáng siêu nhiên. Đồng thời khái niệm của Ph.Ăngghen miêu tả con người khúc xạ “những lực lượng ở trần thế những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức lực lượng siêu trần thế”.
4. Định nghĩa Tôn giáo theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”. Cách định nghĩa này vừa ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu, xác định. Định nghĩa xác định rõ Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm; thứ hai có đối tượng tôn thờ (gồm đối tượng tôn thờ); thứ ba hệ thống công cụ để hoạt động(giáo lý, giáo luật, lễ nghi); thứ tư là có tổ chức ( hệ thống).
Điều này chúng ta dễ nhận thấy trường hợp Nho giáo ở Việt Nam. Nói về Nho giáo thì rõ ràng, nhưng nếu coi Nho giáo như một Đạo giáo thì không rõ ràng, ( mức độ tính chất không bằng một tôn giáo), mặc dù có người sáng tạo là Khổng Tử, có kinh điển, có cơ sở thờ tự ( Miếu Khổng), có tín đồ theo nhưng thiếu hệ thống tổ chức. Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.


Bài tập thực hành 5: Lập bảng so sánh

Nghi lễ của Đạo Tin lành và Phật giáo
1. Khái niệm nghi lễ tôn giáo: nghi lễ là những ứng xử, giao tiếp thông qua qua các nghi thức tôn giáo, mang đậm sắc thái văn hóa tôn giáo.
2. Nét tương đồng:
-Nghi lễ được tổ chức tại nơi sinh hoạt tôn giáo. Nghi lễ do chức sắc tôn giáo chủ trì, có sự tham gia của các chức việc, tín đồ. Nội dung có liên quan đến hoạt động tôn giáo, khởi đầu và kết thúc trong một không gian và thời gian nhất định. Nghi lễ thực hiện gồm các bài tán, tụng, xướng, bái, cúng, cầu nguyện được phụ họa bằng các khí cụ âm nhạc như chuông, trống, đàn kèn; đều có những giá trị về đạo đức và văn hóa tôn giáo.
3. Sự khác biệt:



Hình ảnh



Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Dieu Dieu
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 6 29/03/19 0:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỀ TÀI: ĐẠO TIN LÀNH NGƯỜI STIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC

Gửi bàigửi bởi nguyenvanhoaihai » Thứ 4 17/04/19 11:36

Chào anh Điều.
Ở bài tập 5, anh chưa nêu rõ điểm giống nhau giữa 2 tôn giáo Phật giáo và Tin Lành. Còn điểm khác nhau giữa hai tôn giáo, cần chia những tiêu chí cụ thể như: đối tượng thờ tự, đức tin, tín đồ, chức sắc tôn giáo... chẳng hạn. Chỉ nêu những đặc trưng chính chứ không liệt kê hết được.
RANDOM_AVATAR
nguyenvanhoaihai
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 6 15/03/19 13:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỀ TÀI: ĐẠO TIN LÀNH NGƯỜI STIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC

Gửi bàigửi bởi Dieu Dieu » Thứ 5 18/04/19 16:40

sửa lại tên đề tài: ĐẠO TIN LÀNH NGƯỜI STIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC DƯỚI NHÌN VĂN HOÁ HỌC
Bài tập thực hành 2: xây dựng đề cương

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
2. Mục đích của việc nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Bố cục và nội dung
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.2. Một số lý thuyết nghiên cứu
1. 3. Khái quát về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của Bình Phước.
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI NGƯỜI STIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC
2.1. Trong nhận thức, tư tưởng
2.2. Trong hoạt động kinh tế
2.3. Trong văn hóa, xã hội
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỐI VỚI NGƯỜI STIÊNG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
3.1. Những giá trị đối với nhận thức, tư tưởng
3.2. Những giá trị đối với trong hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội
3.3. Một số giải pháp
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài tập thực hành 3: sưu tầm tài liệu và sử dụng Document map
Sưu tầm tài liệu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. J.F. Strombeck, (1960) Ơn cứu rỗi vĩ đại, Hội thánh Tin lành Việt Nam( Miền Nam), Sài Gòn.
2. Phan An, (2007) Hệ thống xã hội tộc người của người Stiêng ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TPHCM.
3. Mai Ngọc Chừ, (1999) Văn hóa Đông Nam Á, NXB ĐHQG Hà Nội.
4. Nguyễn Đăng Duy, (2004) Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB. Văn hóa dân tộc.
5. Mạc Đường, (1985) vấn đề dân tộc ở Sông Bé, NXB tổng hợp Sông Bé.
6. Nguyễn Xuân Hùng, (2001) về nguồn gốc và tên gọi đạo Tin Lành tại việt Nam, tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 3.
7. Nguyễn Xuân Hùng, ( 2001) Tìm hiểu những hệ quả của việc truyền giáo Tin Lành đối với văn hóa truyền thống và tín ngưỡng Tôn giáo Việt Nam, tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 1.
8. Phạm Đăng Hiền, (2003) Góp một góc nhìn về vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên, Tạp chí Dân tộc học, số 5.
9. Nguyễn Đắc Lữ (2008), ( chủ biên) Lý luận về Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam.
10. Nguyễn Thanh Xuân, (2002) bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành trên thế giới và Việt Nam, Nxb, Tôn giáo, Hà Nội.
11. Nguyễn Thanh Xuân, (2013)Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb, Tôn giáo, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Trung, (1993) một số hiểu biết về tôn giáo ở Việt Nam, Nxb, quân đội nhân dân, Hà Nội.
13. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới.
14. Nghị định số 69-HĐBT ngày 21 tháng 3 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng ( Chính phủ) về hoạt động tôn giáo.
15. Chỉ thị số 37-NQ/TW ngày 02 tháng 7 năm 1998 của Bộ chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới.
16. Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 1999 về các hoạt động tôn giáo.
17. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2003, tại Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ưởng Đảng Khóa IX về công tác tôn giáo.
18. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14,

sử dụng Document



Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Dieu Dieu
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 6 29/03/19 0:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỀ TÀI: ĐẠO TIN LÀNH NGƯỜI STIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC

Gửi bàigửi bởi Dieu Dieu » Thứ 5 18/04/19 16:42

Bài tập thực hành 4: Xây dựng định nghĩa
1.Định nghĩa về tôn giáo
B1: Tìm và phân tích các định nghĩa
1.Từ điển tiếng Việt năm 1995 định nghĩa: “ Tôn giáo là một hình thái thức xã hội hình thành nhờ vào lòng tin và sùng bái thượng đế, thần linh” ( Từ điển tiếng Việt, Nxb KHXH-Trung tâm Từ điển, 1995, tr 239).
=>định nghĩa theo kiểu liệt kê.

2.Từ điển tiếng Việt 2000: “ Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu nhiên quyết định số phận con người. Con người phải phục tùng, tôn thờ” ( Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Từ điển Hà Nội- Đà Nẵng, 2000, tr 1011, 1218).
=>định nghĩa này có bổ sung thêm (những quan niệm), thay thượng đế, thần linh bằng lực lượng siêu nhiên, vai trò quyết định của siêu nhiên đối với con người (quyết định số phận con người).
3.Ph.Ăngghen nêu: “ tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh, trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức lực lượng siêu trần thế” ( C. Mác –Ph. Ăngghen toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H,1994, tr 437).
=>miểu tả, phản ánh, giải thích.
4.Luật Tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội Khóa XIV, Khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”.
=>định nghĩa một cách khái quát, đặc trưng.
B2. Phân tích các định nghĩa
1.Từ điển tiếng Việt năm 1995 định nghĩa: Theo định nghĩa của Từ điển này liệt kê “ thượng đế, thần linh” được xếp ngang hàng nhau. Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm “thượng đế” và ” thần linh” là hai khái niệm nghĩa khác nhau. “Thượng đế” thường hiểu là Đấng tối cao ở trên trời, có quyền năng tối cao. Nhưng “thần linh”có thể hiểu là linh hồn của vạn vật, linh hồn con người.v.v. có thể mang yếu tố tín ngưỡng dân gian, do đó thần linh chưa chắc đó là “Thượng đế”.

2.Từ điển tiếng Việt 2000: Định nghĩa cũng gần giống định nghĩa liệt dùng khài niệm “những quan niệm”để chỉ hệ thống ý thức, quan niệm của con người. dùng khái niệm “những lực lượng siêu nhiên” để chỉ các đối tượng tôn thờ, chưa đề cập đến giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”. Trước hết, khái niệm “ những quan niệm”, cách dùng cụm từ này không ổn, tuy rằng “ những quan niệm” có thể được hiểu là số nhiều, là hệ thống. Tuy nhiên, khái niệm này dễ nhầm lẫn là chỉ vài quan niệm, đếm được, trong khi “ những niềm tin” của con người về tôn giáo là rất nhiều. Việt Nam là một nước nông nghiệp, tín ngưỡng dân gian “vạn vật hữu linh”, họ tin và sung bài nhiều vị thần nhưng đó không phải là môt tôn giáo.
3.Định nghĩa của Ph.Ăngghen: vừa miểu tả, giải thích “chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo”, không thừa nhận có thượng đế, đáng siêu nhiên. Đồng thời khái niệm của Ph.Ăngghen miêu tả con người khúc xạ “những lực lượng ở trần thế những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức lực lượng siêu trần thế”.
4. Định nghĩa Tôn giáo theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”. Cách định nghĩa này vừa ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu, xác định. Định nghĩa xác định rõ Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm; thứ hai có đối tượng tôn thờ (gồm đối tượng tôn thờ); thứ ba hệ thống công cụ để hoạt động(giáo lý, giáo luật, lễ nghi); thứ tư là có tổ chức ( hệ thống).
Điều này chúng ta dễ nhận thấy trường hợp Nho giáo ở Việt Nam. Nói về Nho giáo thì rõ ràng, nhưng nếu coi Nho giáo như một Đạo giáo thì không rõ ràng, ( mức độ tính chất không bằng một tôn giáo), mặc dù có người sáng tạo là Khổng Tử, có kinh điển, có cơ sở thờ tự ( Miếu Khổng), có tín đồ theo nhưng thiếu hệ thống tổ chức. Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.

Bài tập thực hành 5: Lập bảng so sánh
So sánh Nghi lễ của Đạo Tin lành và Phật giáo
1. Khái niệm nghi lễ tôn giáo: nghi lễ là những ứng xử, giao tiếp thông qua qua các nghi thức tôn giáo, mang đậm sắc thái văn hóa tôn giáo.
Hình ảnh
Hình ảnh

Bài tập thực hành 6: lập mô hình

Mối quan hệ giữa văn hóa tôn giáo với Luật pháp nhà nước, đạo đức, văn hóa truyền thống Hoạt động nghi lễ tôn giáo.
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Dieu Dieu
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 6 29/03/19 0:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến90 khách

cron